Kế hoạch 5337/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Khuyến nghị về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ của Liên hợp quốc giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu: 5337/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Phan Văn Đa
Ngày ban hành: 16/08/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5337/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 16 tháng 08 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI KHUYẾN NGHỊ CỦA ỦY BAN VỀ XÓA BỎ MỌI HÌNH THỨC PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI PHỤ NỮ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020

Triển khai Quyết định số 668/QĐ-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ của Liên hợp quốc, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

- Xác định vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, các địa phương liên quan trong việc triển khai thực hiện các hoạt động của Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (sau đây gọi tắt là Công ước CEDAW) và triển khai Khuyến nghị của Ủy ban về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đi xử với phụ nữ của Liên hợp quốc (sau đây gọi là Ủy ban CEDAW).

- Tăng cường sự tham gia của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước nhằm bảo đảm triển khai các hoạt động trong Kế hoạch được đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả.

2. Yêu cầu: Các Sở, ban, ngành và các địa phương căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị:

- Thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban CEDAW phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công, chủ trì thực hiện từng hoạt động cụ thể.

- Trong quá trình thực hiện phải kết hợp lồng ghép với các chương trình, đề án, kế hoạch thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội khác có liên quan; nhất là các nội dung liên quan đến công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở.

- Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các khuyến nghị liên quan đến công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ; bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em gái; báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành có liên quan theo quy định.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH

1. Rà soát, nghiên cứu góp ý các văn bản luật pháp, chính sách liên quan đến công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em gái phù hợp với Công ước CEDAW.

2. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, vận động toàn xã hội nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em gái.

3. Lồng ghép công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ, bảo đảm quyền của phụ nữ và trẻ em gái trong các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án của các sở, ngành, đoàn thvà địa phương.

4. Kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ ở tỉnh và địa phương.

5. Các Sở, ngành, đoàn thể và các địa phương xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm và lộ trình thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban CEDAW theo yêu cầu của Kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Các Sở, ngành, đoàn thể và địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương triển khai các nội dung hoạt động (theo Phụ lục đính kèm).

2. Lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nội dung hoạt động trong Kế hoạch; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20 tháng 11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đôn đốc các sở, ngành và địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch nhằm bảo đảm hiệu quả và đồng bộ.

4. Đnghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên tham gia thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch.

IV. KINH PHÍ VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm của các Sở, ngành, đoàn thể và các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

2. Kế hoạch được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2017 - 2020./.

 


Nơi nhận:
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- VP và các Ban Đảng của Tỉnh ủy;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các thành viên Ban VSTBPN tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành và đoàn thể;
- UBND các huyện, TP;
- Phòng Lao động - TBXH các
huyện, TP;
- Lưu VT, VX3.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Văn Đa

 

PHỤ LỤC

CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KHUYẾN NGHỊ CỦA ỦY BAN VỀ XÓA BỎ MỌI HÌNH THỨC PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI PHỤ NỮ CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 5337/KH-UBND ngày 16/8/2017 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung hoạt động

Kết quả hoạt động

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời hạn hoàn thành

I

Rà soát, nghiên cứu và hoàn thiện luật pháp, chính sách

1

Rà soát đề xuất sửa đổi, các quy định pháp luật về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước nhằm góp phần xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.

Báo cáo rà soát các quy định pháp luật về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế các quy định không bảo đảm về bình đẳng giới nhằm xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ.

Sở Tư pháp

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

2018

2

Nghiên cứu, đề xuất, rà soát, sửa đổi quy định chính sách về cấm phân biệt đối xử trong Bộ luật Lao động nhằm phù hợp với Hiến pháp và các cam kết quốc tế về bình đẳng giới.

Báo cáo nghiên cứu, đề xuất sửa một số điều của Bộ luật Lao động.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

2019

3

Tăng cường thanh tra và kiểm tra về tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong lao động việc làm.

Báo cáo hàng năm về tình hình thực hiện pháp luật lao động việc làm đảm bảo nguyên tắc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các Sở, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố.

Hàng năm

4

Nghiên cứu, đề xuất về luật pháp, chính sách nhằm tăng cường khả năng tiếp cận hệ thống trợ giúp xã hội cho phụ nữ.

Báo cáo đánh giá tác động giới, trong đó có thực trạng tiếp cận hệ thống trợ giúp xã hội cho phụ nữ và những kiến nghị và đề xuất cho việc xây dựng pháp luật về công tác xã hội.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các Sở, ngành liên quan.

2020

5

Đánh giá, rà soát việc triển khai thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình nhằm đảm bảo quy định của Hiến pháp và phù hợp với Công ước.

Báo cáo đánh giá và đề xuất khuyến nghị.

Sở Tư pháp

Các Sở, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố.

2020

6

Tiếp tục góp ý xây dựng Dự thảo Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) và các văn bản hướng dẫn nhằm bảo đảm phụ nữ có thể tiếp cận hiệu quả tới cơ quan tòa án các cấp, bao gồm các vụ việc về phân biệt, đối xử và bạo lực đối với phụ nữ

Các văn bản pháp luật về trợ giúp pháp lý được hoàn thiện.

Sở Tư pháp

Các sở, ngành liên quan.

2018

7

Nghiên cứu, rà soát, sửa đổi và hướng dẫn sử dụng Bộ chỉ tiêu phát triển giới quốc gia; tăng cường thu thập, công bố số liệu thống kê giới.

Đề xuất sửa đổi Bộ chỉ tiêu phát triển giới quốc gia; các ấn phẩm, số liệu thống kê giới được công bố định kỳ.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Cục thống kê, các Sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

2020

II

Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội

1

Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các tổ chức và người dân về Hiến pháp, Công ước CEDAW và luật pháp, chính sách về bình đẳng giới bằng các hình thức phù hợp và đẩy mạnh hợp tác với các cơ quan truyền thông.

Số lượng các chương trình truyền thông, tài liệu tập huấn, tuyên truyền được sản xuất và phát hành; số lượng người được tuyên truyền/ tập huấn về CEDAW, luật pháp, chính sách về bình đẳng giới và nâng cao nhận thức về bình đẳng giới ở các Sở, ngành và địa phương

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các Sở, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố.

Hàng năm

2

Đẩy mạnh tập huấn và truyền thông về sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em.

Số lượng khóa tập huấn, hoạt động truyền thông và số người tham gia tập huấn /truyền thông về chăm sóc sức khỏe sinh sản; số lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em có chất lượng tốt được thực hiện.

Sở Y tế

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, ngành, đoàn thể có liên quan.

Hàng năm

3

Triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, bao gồm: sửa đổi tài liệu giáo dục, giảm tỷ lệ mù chữ và bỏ học của trẻ em gái dân tộc thiểu số thông qua cung cấp nền giáo dục song ngữ.

Báo cáo giữa kỳ và cuối kỳ về tình hình triển khai Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2016 - 2020.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Các Sở, ngành liên quan.

2018 và 2020

III

Phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới

 

1

Rà soát, đánh giá việc thực hiện các biện pháp hòa giải cơ sở trong việc xử lý các vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên phạm vi toàn tỉnh.

Báo cáo đánh giá việc thực hiện Luật Hòa giải cơ sở và đề xuất, khuyến nghị.

Sở Tư pháp

Các Sở, ngành tổ chức có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

2019

2

Rà soát, đánh giá việc đảm bảo quyền của phụ nữ khi thực hiện pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình trên phạm vi toàn tỉnh.

Báo cáo đánh giá việc thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và đề xuất, kiến nghị.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các Sở, ngành tổ chức có liên quan và UBND các huyện, thành phố.

2019

3

Công an các cấp phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan phát hiện sớm, can thiệp và xử lý các vụ bạo lực trên cơ sở giới, môi giới hôn nhân bất hợp pháp và bảo vệ nạn nhân.

Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn.

Công an tỉnh

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành và tổ chức có liên quan.

Hàng năm

IV

Các vấn đề khác

1

Tăng cường công tác định hướng nghề nghiệp nhằm bảo đảm mục tiêu bình đẳng giới trong lao động việc làm.

Báo cáo đề xuất khả năng lồng ghép mục tiêu về bình đẳng giới trong Dự thảo Đề án “Đổi mới cơ bản và toàn diện về giáo dục nghề nghiệp”.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các Sở, ngành và tổ chức có liên quan.

2019

2

Nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cả vợ và chồng nhằm bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ.

Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên cả vợ và chồng.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ngành, tổ chức có liên quan và UBND các huyện, thành phố.

2019

3

Xây dựng Báo cáo giữa kỳ vào năm 2017 và Báo cáo định kỳ lần thứ 9 về tình hình thực hiện Công ước CEDAW trước tháng 7 năm 2019.

Báo cáo về tình hình thực hiện CEDAW trên địa bàn tỉnh giữa kỳ và cuối kỳ.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

2017 và 2019

4

Hướng dẫn thực hiện tuân thủ các nguyên tắc hài hòa về báo cáo việc thực hiện các Công ước nhân quyền cho các sở, ngành liên quan.

Văn bản /Tài liệu hướng dẫn.

Sở Ngoại vụ

Các sở, ngành có liên quan.

2018