Kế hoạch 49/KH-UBND về triển khai chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2018
Số hiệu: 49/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên Người ký: Lê Văn Quý
Ngày ban hành: 08/01/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 49/KH-UBND

Điện Biên, ngày 08 tháng 01 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG NĂM 2018

Căn cứ Nghị định số 104/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ Quy định về hoạt động tiêm chủng; Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế ban hành Danh mục các bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc. Để chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, nâng cao tỷ lệ và chất lượng tiêm chủng, UBND tỉnh Điện Biên ban hành Kế hoạch triển khai chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2018 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Duy trì và nâng cao chất lượng và tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, khống chế hiệu quả các bệnh truyền nhiễm có vắc xin bảo vệ ở trẻ em; bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt, duy trì loại trừ bệnh uốn ván sơ sinh trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Chỉ tiêu tiêm chủng

- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin (lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, viêm gan B, Hib) cho trẻ < 1 tuổi trên toàn tỉnh đạt 95%.

- Tỷ lệ tiêm đủ mũi vắc xin uốn ván (ít nhất 2 mũi) cho phụ nữ có thai đạt 94,1% và phụ nữ tuổi sinh đẻ (15 tuổi) đạt 94,8%.

- Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin Sởi-Rubella và DPT mũi 4 cho trẻ 18 tháng tuổi đạt 94,1%, góp phần phấn đấu loại trừ bệnh sởi vào năm 2020.

- Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản B cho trẻ em trong thường xuyên: 2 mũi cho trẻ 1-5 tuổi và mũi 3 cho trẻ 2-5 tuổi đạt 95%.

- Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu 90% strẻ sinh tại bệnh viện và các cơ sở y tế.

- Đảm bảo an toàn tiêm chủng, chất lượng và tỷ lệ tiêm chủng. Tổ chức triển khai tiêm chủng thường xuyên tại 130/130 xã, phường, thị trấn.

(Chi tiết chỉ tiêu tiêm chủng năm 2018 theo phụ lục 01, 03 kèm theo)

2.2. Chỉ tiêu mắc bệnh và giám sát bệnh trong tiêm chủng mở rộng (TCMR):

- Chỉ tiêu mắc các bệnh trong TCMR: Không có ca mắc bại liệt hoang dại; Tỷ lệ mắc Sởi: ≤ 1/1.000.000 dân; uốn ván sơ sinh (UVSS) < 1 ca/1.000 trẻ đẻ sống; Bạch hu: ≤ 0,01/100.000 dân; Ho gà ≤ 0,1/100.000 dân.

- Chỉ tiêu giám sát bệnh trong TCMR: 100% các ca bệnh trong chương trình TCMR đặc biệt là sởi/rubella, uốn ván, Liệt mềm cấp, ho gà, bạch hu... được phát hiện và giám sát:

+ Liệt mềm cấp/bại liệt: tỷ lệ phát hiện liệt mềm cấp: >1 ca/100.000 trẻ dưới 15 tuổi/năm. Đảm bảo >80% số ca liệt mềm cấp được điều tra, lấy đủ mẫu phân, điều tra di chứng và báo cáo đầy đủ, đúng hạn.

+ Chết sơ sinh/uốn ván sơ sinh (UVSS): Giám sát phát hiện 5 ca chết sơ sinh/1.000 trẻ đẻ sng; Đảm bảo 100% ca chết sơ sinh/nghi ngờ UVSS được điều tra.

+ Sởi/Rubella: tỷ lệ phát hiện ca nghi sởi/rubella 2 ca/100.000 dân; Số ca nghi ngờ sởi/rubella được điều tra và lấy mẫu huyết thanh 90%

- 100% cán bộ phụ trách tiêm chủng, quản lý vắc xin được tập huấn về Phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia, sử dụng thành thạo và thường xuyên cập nhật số liệu tiêm chủng, vắc xin trên Hệ thống quản lý thông tin.

II. HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

1. Công tác tổ chức, chỉ đạo

- Xã hội hóa công tác tiêm chủng mở rộng, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Tăng cường trách nhiệm của UBND các cấp trong công tác tiêm chủng. Đưa các chỉ tiêu tiêm chủng mở rộng vào nghị quyết phát triển kinh tế, xã hội của HĐND, UBND các cấp...

- Đẩy mạnh sự tham gia, phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể với các hoạt động nâng cao tỷ lệ tiêm chủng, vận động người dân hưởng ứng dịch vụ tiêm chủng tại địa phương.

- Duy trì giao ban tháng, quý giữa chính quyền địa phương và Ngành Y tế; giữa Y tế tuyến tỉnh với tuyến huyện và cơ sở y tế.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đôn đốc chỉ đạo tuyến dưới.

2. Hội nghị, tập huấn

2.1. Hội nghị tổng kết công tác tiêm chủng năm 2017 và triển khai Kế hoạch hoạt động tiêm chủng 2018:

Thời gian: 01 ngày, Dự kiến tổ chức vào tháng 3/2018. Thành phần tham dự gồm các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người, Đại biểu Trung ương (Cục Y tế dự phòng; Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương; Dự án tiêm chng mở rộng quốc gia; Dự án tiêm chủng mở rộng khu vực miền Bắc); Đại diện lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các đơn vị Y tế; Cơ quan truyền thông.

2.2. Tập hun chuyên môn

2.2.1. Tập huấn sử dụng phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia

Thành phần tập huấn là cán bộ làm công tác tiêm chủng mở rộng tại các Đội Y tế dự phòng, Bệnh viện tuyến các tuyến, Phòng khám ĐKKV và Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn chưa được tập huấn hoặc sử dụng Phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia chưa thành thạo.

2.2.2. Tập huấn về an toàn tiêm chủng, cấp giấy chứng nhận tham gia các tập huấn về an toàn tiêm chủng (ATTC):

Tập huấn cho cán bộ tuyến tỉnh, huyện thực hiện công tác tiêm chủng chưa được tập hun về ATTC; chưa được tập huấn cấp Giấy chứng nhận tiêm chủng hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận trên 3 năm.

3. Triển khai các hoạt động tiêm chủng

3.1. Tổ chức tiêm chủng thường xuyên hàng tháng

a) Phạm vi thực hiện: triển khai tại 130/130 xã, phường, thị trấn.

b) Đối tượng:

- Trẻ dưới 1 tuổi:

+ Tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh tại các cơ sở y tế có sinh (bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, Phòng khám khu vực, trạm y tế).

+ Tiêm 8 loại vắc xin gây miễn dịch cơ bản;

- Trẻ 18 tháng tuổi được tiêm vắc xin Sởi/Rubella và Bạch hầu, Ho gà, uốn ván (DPT mũi 4);

- Trẻ 1-5 tuổi tiêm vắc xin VNNB mũi 1, 2 và mũi 3;

- Phụ nữ tuổi sinh đẻ (15 tuổi) và phụ nữ có thai tiêm vắc xin phòng uốn ván.

c) Thời gian tổ chức tiêm: Đảm bảo thống nhất thời gian triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, hàng tháng tổ chức tiêm chủng thường xuyên làm 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 01 đến 10 hàng tháng; Đợt 2 từ ngày 15 đến 20 hàng tháng.

d) Địa điểm tiêm chủng: Tại các cơ sở y tế cố định (Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn); các điểm tiêm chủng ngoại trạm và các Bệnh viện Đa khoa (cơ sở đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế).

3.2. Các hoạt động duy trì thành quả thanh toán bại liệt

- Duy trì tỷ lệ uống đầy đủ 3 liều vắc xin phòng bại liệt (OPV) cho trẻ dưới 1 tuổi và uống đủ 2 liều vắc xin bại liệt tại vùng nguy cơ cao trong chiến dịch uống vắc xin bại liệt bổ sung.

- Thực hiện giám sát tích cực liệt mềm cấp tại tất cả các tuyến từ tỉnh đến huyện, xã và cộng đồng. Đảm bảo 100% các ca liệt mềm cấp được điều tra, lấy mẫu bệnh phẩm theo quy định nhằm phát hiện sớm vi rút Bại liệt hoang dại.

3.3. Các hoạt động duy trì thành quả loại trừ UVSS

- Đảm bảo duy trì tỷ lệ tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ. Tăng cường truyền thông về bệnh uốn ván sơ sinh và tiêm vắc xin cho phụ nữ có thai để phòng bệnh uốn ván sơ sinh.

- Tăng cường giám sát tích cực các trường hợp chết sơ sinh, uốn ván sơ sinh (CSS/UVSS) tại tất cả các tuyến.

- Chủ động triển khai các hoạt động đáp ứng khi có trường hợp UVSS: Triển khai tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ tuổi sinh đẻ (15 - 35 tuổi) tại xã. Tăng cường công tác khám thai và quản lý thai nghén.

3.4. Các hoạt động tiến tới loại trừ bệnh Sởi

- Đẩy mạnh tiêm vắc xin sởi mũi 1 cho trẻ 9 tháng tuổi và vắc xin Sởi - Rubella cho trẻ 18 tháng đạt 94% trên địa bàn toàn tỉnh.

- Thực hiện giám sát, phát hiện các trường hợp sốt phát ban nghi Sởi, Rubella, tiến hành điều tra, lấy mẫu xét nghiệm.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng chống và loại trừ bệnh sởi.

3.5. Củng c, tăng cường các hoạt động hệ thống thống kê, báo cáo

- Củng cố, thống nhất các mẫu biểu, sổ sách số liệu báo cáo trong tiêm chủng mở rộng từ tỉnh đến huyện xã. Hướng dẫn, hỗ trợ phân tích số liệu thng kê tiêm chủng đối với tuyến dưới.

- Cập nhật số liệu tiêm chủng, vắc xin trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng Quốc gia theo đúng quy định.

4. Hoạt động kiểm tra, giám sát hỗ trợ

4.1. Giám sát công tác tiêm chủng thường xuyên tại tuyến huyện, xã

- Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện ở tt cả các tuyến: Tuyến tỉnh giám sát tuyến huyện, xã hoặc từng điểm tiêm chủng; Tuyển huyện giám sát tuyến xã và các điểm tiêm chủng.

- Kiểm tra giám sát tập trung một số nội dung: Công tác chỉ đạo điều hành, công tác xây dựng kế hoạch, công tác quản lý và bảo quản vắc xin, tỷ lệ và tiến độ tiêm chủng thường xuyên tại các tuyến; Giám sát buổi tiêm chủng, thực hành tiêm chủng, các nội dung đảm bảo an toàn tiêm chủng, hoạt động truyn thông, công tác qun lý sổ sách, thống kê, báo cáo; Giám sát, điều tra các bệnh truyền nhim thuộc TCMR: Điều tra giám sát và lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi mc bệnh TCMR. Đặc biệt là đối tượng <15 tuổi mắc các bệnh truyền nhiễm trong tiêm chủng mở rộng.

4.2. Giám sát phản ứng sau tiêm chủng

- Thực hiện nghiêm túc Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng; Quy định của Bộ Y tế về việc giám sát phản ứng sau tiêm chủng theo Quyết định số 1830/QĐ-BYT ngày 01/6/2014 của Bộ Y tế về hướng dẫn giám sát, điều tra, phân tích, đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng. Các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng được theo dõi, chăm sóc, xử trí phản ứng theo Quyết định số 2535/QĐ-BYT ngày 10/07/2014 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn theo dõi chăm sóc, xử trí phản ứng sau tiêm chủng”.

- Báo cáo phản ứng sau tiêm chủng: khi có trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng cần báo cáo ngay cho Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến sau tiêm chủng tuyến tỉnh để phối hợp giải quyết.

5. Hoạt động truyền thông, tuyên truyền

Tăng cường các hoạt động truyền thông về lợi ích của tiêm chủng bằng các hình thức phù hợp như: trực tiếp tại cộng đồng, trên loa phát thanh xã...Tập trung vào các đối tượng như: Cán bộ chính quyền địa phương, trưởng bản, trưởng đạo, dân tộc ít người vùng sâu, vùng xa...; cung cấp các tài liệu truyền thông cho Y tế thôn bản thực hiện truyền thông tại cộng đồng..

Phối hợp với các cơ quan truyền thông tỉnh xây dựng tài liệu truyền thông, nội dung truyền thông về hoạt động tiêm chủng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng, với các hoạt động trọng tâm như:

- Truyền thông trên các kênh thông tin đại chúng: Đài truyền hình địa phương, Báo Điện Biên Phủ, Thông tấn xã thường trú tại Điện Biên...

- Xây dựng thông điệp truyền thông tuyên truyền bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc Thái, Mông... phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, trên các báo của địa phương về lợi ích của tiêm chủng.

+ Hàng quý nói chuyện chuyên đề về tiêm chủng; an toàn tiêm chủng; phản ứng sau tiêm chủng, phổ biến lịch tiêm chủng cho trẻ em và phụ nữ; hướng dẫn các bà mẹ theo dõi trẻ sau tiêm chủng trên các kênh truyền hình tại địa phương.

+ Ngành Y tế phi hp với cơ quan truyền thông xây dựng một số sản phẩm truyền thông về tác hại của các bệnh truyền nhiễm trong tiêm chủng; lợi ích của tiêm chủng và an toàn khi sử dụng vắc xin để phục vụ hoạt động tuyên truyền tại cộng đồng nhằm tuyên truyền cho người dân hiểu được li ích của tiêm chủng, hưởng ứng dịch vụ tiêm chủng tại các cơ sở y tế.

- Truyền thông trực tiếp tại cộng đồng:

+ Tổ chức thường xuyên các buổi truyền thông trực tiếp, thăm hộ gia đình, tư vấn, nhắc nhở lịch tiêm chủng nhằm duy trì tỷ lệ bao phủ tiêm chủng thông qua mạng lưới y tế thôn bản và công tác viên: ít nhất 2 lần trở lên/tháng.

+ Xây dựng và phát triển mô hình truyền thông có hiệu quả tại cộng đồng phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tiễn địa phương.

Định kỳ hàng năm tổ chức giám sát, đánh giá hiệu quả việc triển khai các hoạt động truyền thông về tiêm chủng ở tất cả các tuyến.

Tổ chức mô hình truyền thông trọng điểm đối với vùng sâu, vùng xa, vùng khó tiếp cận với dịch vụ y tế, người dân chưa hiểu về lợi ích của tiêm chủng, không hưởng ứng dịch vụ tiêm chủng.

6. Hoạt động cung ứng vắc xin, vật tư

- Xây dựng kế hoạch chi tiết, dự trù vắc xin, bơm kim tiêm gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương để đảm bảo số lượng vắc xin, bơm kim tiêm cho triển khai tiêm chủng thường xuyên và chiến dịch.

- Tăng cường công tác qun lý, bảo quản vắc xin tại các tuyến đảm bảo chất lượng vắc xin và hiệu quả sử dụng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vận chuyển cung ứng vắc xin từ tỉnh xung huyện; huyện xung xã và các điểm tiêm chủng đảm bảo cung ứng kp thời, tránh hiện tượng thiếu vắc xin và vật tư.

- Cung cấp đầy đủ sổ, biểu mẫu, vật tư như bông, cồn... phục vụ tiêm chủng thường xuyên, tiêm chủng chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn tỉnh.

7. Thực hiện an toàn tiêm chủng

Đảm bảo các điều kiện an toàn tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính Phủ về quy định hoạt đng tiêm chủng; Thông tư số 12/2014/TT-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng và Quyết định số 1730/QĐ-BYT ngày 16/5/2014 của Bộ Y tế về hướng dẫn bảo quản vắc xin; Quyết định số 2301/QĐ-BYT ngày 12/6/2015 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chng đối với trẻ em.

III. KINH PHÍ

Các hoạt động của Kế hoạch được đảm bảo thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định hiện hành.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc triển khai các hoạt động tiêm chủng theo đúng những quy định và hướng dẫn chuyên môn về an toàn tiêm chủng; triển khai các hoạt động điều tra, rà soát đối tượng tiêm chủng, đảm bảo cung ứng đy đủ vc xin, vật tư, đảm bảo về nhân lực cho công tác tiêm chủng mở rộng. Chỉ đạo việc tiêm chủng đảm bảo hiệu quả, an toàn, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường truyền thông vận động đối tượng tiêm chủng, phụ nữ có thai, người dân đưa trẻ đi tiêm vắc xin phòng bệnh, đúng lịch đủ liều.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong ngành Y tế tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố phê duyệt kế hoạch chi tiết triển khai các hoạt động tiêm chủng thường xuyên năm 2018.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai thực hiện; hỗ trợ chỉ đạo giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc đặc biệt đối với các địa bàn có tỷ lệ tiêm chủng thấp, vùng nguy cơ xảy ra dịch bệnh. Tổng hợp báo cáo kết quả tiêm chủng theo đúng quy định.

- Xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ của địa phương về hoạt động tiêm chủng thường xuyên năm 2018 gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo, các cơ quan thông tin, truyền thông tăng cường truyền thông về lợi ích của việc tiêm chủng phòng bệnh đngười dân đi tiêm vắc xin phòng bệnh đúng lịch, đủ liều. Chỉ đạo đăng tải các khuyến cáo phòng chống dịch bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân chủ động cùng với ngành Y tế phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm trong TCMR.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh phối hợp với các ngành Y tế triển khai công tác tiêm chủng tại đơn vị, kiểm tra, rà soát thông tin về tình trạng tiêm chủng đối với đối tượng là học sinh mầm non, tiểu học khi nhập học, đồng thời tuyên truyền, vận động cha, mẹ, người giám hộ hợp pháp của học sinh thực hiện tiêm chủng đối với các trường hợp chưa tiêm chủng đầy đủ.

- Hỗ trợ việc điều tra, lập danh sách các đối tượng trong diện tiêm chng tại trường học, đặc biệt tại các trường mầm non, tiểu học, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; Phối hợp tổ chức triển khai các điểm tiêm chủng tại trường học. Thực hiện tt công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở giáo dục trong việc phối hợp thực hiện công tác tiêm chủng.

4. Sở tài chính

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn hp pháp khác tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch. Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, quyết toán kinh phí theo quy định.

5. Bộ Chỉ huy Bộ đi Biên phòng tỉnh

Phối hợp với ngành Y tế triển khai các hoạt động tiêm chủng, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, tuyên truyền người dân hiểu lợi ích của tiêm chủng, vận động người dân đưa con em đến các cơ sở y tế tiêm chủng tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới nơi có Đồn Biên phòng cư trú hoặc đóng quân.

6. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh

Chỉ đạo các đơn vị Hội phụ nữ các cấp phối hợp tốt với ngành Y tế tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân đưa trẻ đi tiêm chủng; chỉ đạo các thành viên tại các Chi Hội phụ nữ các cấp tham gia, hưởng ứng tiêm vc xin un ván.

7. Tỉnh đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Chỉ đạo Đoàn Thanh niên các cấp phối hợp với ngành Y tế tuyên truyền, vận động nữ đoàn viên thanh niên tham gia tiêm phòng uốn ván đạt chỉ tiêu đề ra.

8. Đài phát thanh và Truyền hình, Báo Điện Biên Phủ, Cơ quan Thường trú Thông tấn xã Việt Nam tại tỉnh Điện Biên

Phối hợp với ngành Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để cộng đồng và các bậc phụ huynh hiu rõ tm quan trọng của các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, cách theo dõi và cách xử lý các trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm chủng, đưa con em đi tiêm chủng các loại vắc xin tại cơ sở y tế.

9. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo Phòng Y tế, Trung tâm Y tế phối hợp với các phòng ban liên quan tham mưu xây dựng và phê duyệt Kế hoạch tiêm chủng mở rộng hàng năm của địa phương; tổ chức hội nghị báo cáo, tổng kết đánh giá công tác tiêm chủng mở rộng, tổng hợp những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai dự án tiêm chủng tại địa bàn. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả tiêm chủng các loại vắc xin trong chương trình TCMR tại địa phương mình quản lý.

- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế rà soát danh sách đối tượng thuộc diện tiêm chủng bắt buộc và thông báo kịp thời cho đối tượng để tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; tổ chức triển khai các hoạt động tiêm chủng trên địa bàn hiệu quả, chất lượng. Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm trước UBND huyện về kết quả tiêm chủng các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại địa phương mình quản lý.

- Chỉ đạo các ban ngành liên quan tuyên truyền để nhân dân hiểu về các bệnh truyền nhiễm trong tiêm chủng, hiệu quả của tiêm vắc xin phòng bệnh để người dân chủ động đưa trẻ đến các cơ sở y tế tiêm chủng.

- Hàng năm, cân đối nguồn ngân sách hỗ trợ kinh phí cho công tác tiêm chủng mở rộng như: Hội nghị, tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực, trang thiết bị, vật tư tiêm chủng, giám sát, truyền thông...

Trên đây là Kế hoạch tiêm chủng mở rộng năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên; các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc, tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo các nội dung, yêu cầu./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/c);
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Hội Liên hiệp Phụ nữ; Tỉnh đoàn TNCS
HCM;
- Các sở: Y tế, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo;
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tnh;
- Đài PTTH tỉnh; Báo ĐBP;
- Cơ quan TTX VN thường
trú tại ĐB;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KGVX
(NNT)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Quý

 

PHỤ LỤC 01

CHỈ TIÊU VỀ TỶ LỆ TIÊM CHỦNG NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 08/01/2018 của UBND tỉnh Điện Biên

TT

Nội dung

Chỉ tiêu

Đối tưng dkiến

Thực hin

Tỷ lệ (%)

1

Trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin (08 loại vắc xin)

14.327

13.613

95,0

2

Tiêm vắc xin phòng uốn ván UV2+ cho PNCT

14.327

13.482

94,1

3

Tiêm vắc xin phòng uốn ván UV2+ cho phụ nữ 15 - 35 tuổi

6.878

6.521

94,8

4

Tiêm nhắc Sởi/Rubella và DPT mũi 4 cho trẻ 18 tháng tuổi

14.948

14.068

94,1

5

Tiêm VNNB mũi 1+2 cho trẻ từ 2 - 5 tuổi

15.001

14.251

95,0

6

Tiêm VNNB mũi 3 cho trẻ từ 2 - 5 tuổi

16.201

15.391

95,0

7

Tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh tại các bệnh viện và cơ sở y tế

8.250

7.800

94,5%

 

PHỤ LỤC 02

DỰ KIẾN VẮC XIN VÀ VẬT TƯ PHỤC VỤ CÔNG TÁC TCMR NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 08/01/2018 của UBND tỉnh Điện Biên

TT

Loi vắc xin, vt

Đơn vị tính

Số lượng dự kiến

Ghi chú

1

BCG (Vắc xin phòng bệnh Lao)

Liều

50.150

 

2

OPV (Vắc xin phòng bại liệt)

Liều

128.960

 

3

Quinvaxem (Vắc xin phòng bệnh BH, HG, UV, VGB, Hib)

Liều

47.280

 

4

DPT (Vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván)

Liều

59.760

 

5

Sởi

Liều

45.850

 

6

Viêm gan B

Liều

9450

 

7

Viêm não Nhật Bản

Liều

161.730

 

8

Sởi - Rubella

Liều

47.840

 

9

Uốn ván

Liều

78.480

 

10

Bơm kim tiêm 0,1 ml

Chiếc

15.760

 

11

Bơm kim tiêm 0,5 ml

Chiếc

228.170

 

12

Bơm kim tiêm 5 ml

Chiếc

17.270

 

13

Bơm kim tiêm 1 ml

Chiếc

3.550

 

14

Hộp an toàn

Chiếc

3.170

 

 

PHỤ LỤC 3:

CHỈ TIÊU THỰC HIỆN TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG CỦA CÁC HUYỆN NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 08/01/2018 của UBND tỉnh Điện Biên

TT

Huyện

Trẻ dưới 1 tui

Trẻ 12-24 tháng tiêm vc xin phòng bệnh VNNB (mũi 1-2)

Trẻ 25-36 tháng tiêm vắc xin phòng bệnh VNNB (mũi 3)

Tiêm phòng vắc xin uốn ván cho PNCT (UV2+)

Tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ 15 tuổi (UV2)

Tiêm sởi/rubella; DPT mũi 4 cho trẻ 18 tháng tuổi

Tổng số đối tượng

Tỷ lệ % được tiêm

Sđược tiêm

Tổng số đối tượng

Tỷ lệ % được tiêm

Số được tiêm

Tổng số đối tượng

Tỷ lệ % được tiêm

Số được tiêm

Tổng số đối tượng

Tỷ lệ % được tiêm

Số được tiêm

Tổng số đối tượng

Tỷ lệ % được tiêm

Số được tiêm

Tổng số đối tượng

Tỷ lệ % được tiêm

Số được tiêm

1

Điện Biên

2.470

96,8

2.391

2.374

96

2.279

2.446

96,1

2.351

2.470

96

2.371

1.179

96,5

1.138

2.372

96

2.227

2

Đ. Biên Đông

1.860

95

1.767

1.884

94,5

1.884

1.940

94,5

1.833

1.860

94,5

1.758

893

94,5

844

1.876

94,5

1.773

3

Thành phố

868

99

859

921

98,5

921

1.032

98,6

1.018

868

99

859

433

99,1

429

925

99

916

4

Mường Ảng

1.093

94,5

1.033

1.118

95,5

1.118

1.214

95,5

1.159

1.093

94

1.027

526

95,1

500

1.115

94

1.048

5

Mường Chà

1.388

94,5

1.312

1.510

94,5

1.510

1.539

94,5

1.454

1.388

94

1,305

665

94,4

628

1.507

93,5

1.409

6

Mường Nhé

1.232

93

1.146

1.531

93,5

1.531

1.799

93,5

1.682

1.232

91

1.121

591

93,6

553

1.516

92

1.395

7

Mường Lay

237

99,2

235

234

98,3

234

238

98,7

235

237

98,7

234

107

99,1

106

234

99,1

232

8

Tuần Giáo

1.977

94,5

1.868

1.919

95

1.919

2.012

95

1.911

1.977

94

1.858

948

93,6

887

1.917

94

1.802

9

Tủa Chùa

1.621

94,5

1.532

1.601

95

1.601

1.751

95

1.663

1.621

93,5

1.516

779

94

732

1.597

93,5

1.493

10

Nậm Pồ

1.581

93

1.470

1.909

93,5

1.909

2.230

93,5

2.085

1.581

91

1.439

757

93

704

1.889

91,2

1.723

Cộng

14.327

95

13.613

15.001

95

15.001

16.201

95

15.391

14.327

94,1

13.488

6.878

94,8

6.521

14.948

94,1

14.068