Kế hoạch 377/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quyết định 23/QĐ-TTg giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Số hiệu: 377/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Đức Tuy
Ngày ban hành: 29/02/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KONTUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 377/KH-UBND

Kon Tum, ngày 29 tháng 02 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 23/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.

Thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020 và Văn bản số 12153/BCT-TTTN ngày 27/11/2015 của Bộ Công Thương về việc triển khai Quyết định số 23/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2016-2020; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, với những nội dung cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

- Đưa hoạt động thương mại nông thôn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiu số thúc đy phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh; nâng dần mức sống và sinh hoạt của nhân dân, giúp nhân dân các xã vùng sâu, vùng xa được mua hàng hóa tiêu dùng, vật tư phục vụ sản xuất và bán sản phẩm nông lâm sản với giá cả hợp lý. Đảm bảo thu nhập chính đáng cho người dân thông qua hoạt động mua, bán sản phẩm nông lâm sản.

- Triển khai có hiệu quả chương trình phát triển hạ tầng nông thôn theo Quyết định số 23/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.

- Rà soát, củng cố hoạt động thương mại nông thôn trên địa bàn tỉnh; định hướng hoạt động thương mại nông thôn theo kế hoạch đề ra;

- Phát triển thị trường thương mại nông thôn. Thông qua các kênh phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh đ đưa hàng hóa đến với người tiêu dùng vùng sâu, vùng xa.

- Xây dựng các mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp có hiệu quả để thúc đy phát triển thị trường nông thôn.

- Giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, ngành trong việc thực hiện chương trình này, đồng thời tăng cường phối hợp trong việc triển khai thực hiện của các cấp, ngành đ nâng cao hiệu quả triển khai nhiệm vụ.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

1. Rà soát, ban hành quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn.

- Rà soát việc phát triển hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn tỉnh; chú trọng việc đầu tư xây dựng phát triển chợ theo quy hoạch đã được phê duyệt tại Quyết định 1673/QĐ-UBND ngày 28/12/2009 về phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch mạng lưới bán buôn, chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020 có tính đến năm 2025.

- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành Công Thương, trong đó có rà soát lĩnh vực phát triển hạ tng thương mại nông thôn giai đoạn 2016 - 2020.

- Rà soát quy hoạch sản xuất những mặt hàng nông sản chủ yếu, nhất là quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung trên địa bàn tỉnh.

2. Nghiên cứu, xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn tỉnh.

3. Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu đến năm 2020 tối thiểu 5% chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh được cải tạo nâng cấp, 50% số xã có chợ đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới, xây dựng mới chợ đầu mối nông sản tại thành phố Kon Tum.

4. Xây dựng 02 mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

5. Phối hợp với Vụ Thị Trường - Bộ Công Thương về nâng cao nguồn nhân lực cho thương mại nông thôn.

6. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát việc lưu thông hàng hóa, vật tư nông nghiệp nhằm ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín của các doanh nghiệp khác và gây thiệt hại cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp.

III. Tổ chức thực hiện:

1. Trên cơ sở những nội dung nhiệm vụ chủ yếu trong Kế hoạch này và căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố cụ thể hóa thành nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị mình để triển khai thực hiện. Đối với những nhiệm vụ không phải triển khai theo các đề án, chương trình cần tổ chức triển khai ngay để đảm bảo thực hiện một cách kịp thời và hiệu quả những nội dung của Kế hoạch.

2. S Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này, xây dựng nội dung danh mục những công việc cần thực hiện.

- Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tăng cường công tác chống buôn lậu, đầu cơ găm hàng, vi phạm pháp luật về giá, nhất là chống sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng trên địa bàn nông thôn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Hàng năm, căn cứ chương trình, nhiệm vụ được giao và dự toán kinh phí thực hiện của sở, ngành, địa phương; tổng hợp lập dự toán gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

- Theo dõi, đôn đốc, báo cáo tình hình tổ chức triển khai, kết quả thực hiện Kế hoạch này, kiến nghị đề xuất; sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo kịp thời.

3. S Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư phát triển đthực hiện đầu tư hạ tầng thương mại nông thôn theo quy định.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện lồng ghép các nguồn vn thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, đầu tư có mục tiêu vào đầu tư phát trin hạ tầng thương mại nông thôn.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Phối hợp với Sở Công Thương nghiên cứu, xây dựng, triển khai 02 mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan: Xây dựng và hoàn chỉnh các quy hoạch sản xuất những mặt hàng nông sản chủ yếu, nhất là quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung trên địa bàn tỉnh, gắn với quy hoạch phát triển thương mại nhằm thực hiện có hiệu quả việc liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn; đồng thời làm tốt công tác dồn điền đổi thửa, tạo thành những vùng nguyên liệu lớn tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi, gieo trồng, chăm bón và thu hoạch.

- Nghiên cứu, báo cáo UBND tỉnh việc đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng.

5. STài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thành phố rà soát quy hoạch sử dụng đất, cân đối và phân bổ quỹ đất phù hợp với việc phát triển hệ thống hạ tầng thương mại nông thôn.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động thương mại nông thôn.

- Trên cơ sở cơ chế, chính sách chung của nhà nước và điều kiện cụ thể của địa phương, tham mưu UBND tỉnh cụ thể hóa các cơ chế, chính sách về đất đai để khuyến khích doanh nghiệp các thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong hoạt động tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp.

- Ưu tiên bố trí đất đai cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản (nhất là các chủ ththam gia mô hình) trong việc xây dựng các điểm giao dịch, cửa hàng kinh doanh và kho bảo quản nông sản.

6. S Tài chính:

- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh bố trí, lồng ghép kinh phí thực hiện các dự án đầu tư, các nhiệm vụ sự nghiệp theo phân cấp quy định hiện hành và phù hợp khả năng cân đối ngân sách tỉnh.

7. Liên minh Hợp tác xã:

- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các mô hình kinh tế tập thể (chủ yếu là mô hình hợp tác xã, tổ hợp tác) trong lĩnh vực thương mại dịch vụ ở địa bàn nông thôn.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và sở ngành liên quan trong việc hướng dẫn các hợp tác xã trên địa bàn nông thôn, tăng cường liên kết kinh tế với các hộ nông dân và doanh nghiệp, các thành phần kinh tế trên địa bàn nông thôn qua hợp đồng tiêu thụ nông sản, hợp đồng đại lý và các phương thức khác.

- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai các chương trình tư vấn, hỗ trợ hợp tác xã.

8. UBND huyện, thành phố:

- Hàng năm, lập kế hoạch xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp chợ trên địa bàn trình UBND tỉnh xem xét; xây dựng kế hoạch vốn đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ bằng nguồn vốn ngân sách đối với những dự án được UBND tỉnh phê duyệt. Các Kế hoạch đồng gửi Sở Công Thương để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh.

- Chủ động bố trí ngân sách địa phương kết hợp với vốn hỗ trợ của ngân sách Trung ương triển khai thực hiện các dự án thuộc Kế hoạch này, tổ chức thực hiện các chương trình được giao theo quy định.

- Rà soát, cân đối và phân bổ quỹ đất phát triển hệ thống hạ tầng thương mại nông thôn, đồng thời gửi báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường làm cơ sở quy hoạch sử dụng đất của địa phương.

- Khảo sát, lựa chọn đề xuất mỗi huyện, thành phố tối thiểu 01 mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp gửi Sở Công Thương tổng hợp để lựa chọn 02 mô hình tiêu biu đxây dựng phương án trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Phối hợp với sở, ngành trong việc thực hiện các nội dung của Kế hoạch này, đồng thời căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương đhỗ trợ trin khai thực hiện.

9. Trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch này, các cơ quan, đơn vị, địa phương xét thấy có nội dung, vấn đề cẩn sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương mình thì chủ động phối hợp Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để xem xét, quyết định. Giao Sở Công Thương căn cứ chức năng, nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện, định kỳ tổng hợp, báo cáo và đề xuất với UBND tỉnh về các biện pháp cần thiết, bảo đảm Kế hoạch được thực hiện hiệu quả và đồng bộ./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Công Thương (b/c);
- S
NN & PTNT, Sở KHĐT;
- Sở Công Thương, Sở Tài chính;
- Sở TNMT, Ban dân tộc;
- Liên minh HTX tỉnh;
- UBND các huyện, Thành phố;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Tuy

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
(kèm theo Kế hoạch số 377/CTr-UBND ngày 29 tháng 02 năm 2016 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Rà soát

Quy hoạch phát triển hạ tầng thương mi nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Sở Công Thương

Sở Kế hoạch Đầu tư; Sở NN&PTNT; UBND các huyện,

2016

2

Xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển hạ tầng thương mại nông thôn trên địa bàn tỉnh.

Sở Công Thương

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch, UBND các huyện, thành phố

2016

3

Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng thương mại nông thôn giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh.

Sở Công Thương

Sở Kế hoạch, UBND các huyện, thành phố

2016-2020

4

Tham mưu, đxuất xây dựng 02 mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Công Thương Trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Sở Công Thương

Sở NN&PTNT; UBND các huyện, thành phố; các đơn vị liên quan;

2016

5

Phối hợp Vụ Thị trường - Bộ Công Thương: mở các lớp Nâng cao nguồn nhân lực cho thương mại nông thôn.

Sở Công Thương

UBND các huyện, thành phố;

Hàng năm