Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án nâng cao năng lực thanh tra y tế đến năm 2020
Số hiệu: 37/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: Tống Quang Thìn
Ngày ban hành: 29/04/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Khiếu nại, tố cáo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 29 tháng 04 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC THANH TRA NGÀNH Y TẾ TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 122/2014/NĐ-CP ngày 25/12/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng Thanh tra y tế; Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 quy định cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;

Căn cứ Quyết định số 2176/QĐ-TTg ngày 04/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án nâng cao năng lực thanh tra y tế đến năm 2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực thanh tra y tế đến năm 2020 cụ th như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai thực hiện kịp thời, toàn diện và có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Ninh Bình các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong Đề án nâng cao năng lực thanh tra y tế đến năm 2020 phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

Xác định rõ trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án, bảo đảm việc trin khai thực hiện Đề án được thực hiện thống nhất, đồng bộ.

2. Yêu cầu

Xác định cụ thể nội dung công việc, yêu cầu về chất lượng, thời gian tiến hành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc trin khai Kế hoạch thực hiện Đề án.

Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện để bảo đảm tiến độ của các hoạt động, trin khai thực hiện Kế hoạch đã đề ra.

II. NỘI DUNG

1. Tuyên truyền, phổ biến nội dung Đề án, Kế hoạch

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc ngành y tế về các lĩnh vực y tế liên quan đến công tác thanh tra; tuyên truyền, phbiến nội dung Đề án, Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực thanh tra y tế tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 đến các cấp chính quyền, nhân dân, người sử dụng lao động và người lao động, nhằm tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực y tế.

Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Đề án, Kế hoạch được lng ghép vào các nội dung trong các cuộc hội nghị, hội thảo, giao ban, qua phương tiện thông tin đại chúng: Truyền hình, Báo Ninh Bình, các tạp chí chuyên ngành...

2. Phối hợp xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý về tổ chức, hoạt động và chế độ chính sách đối với thanh tra ngành y tế

Nghiên cứu, rà soát, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thm quyền sửa đổi bổ sung toàn bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật vtổ chức, hoạt động và chế độ, chính sách đối với thanh tra y tế; phát hiện những văn bản quy phạm còn chồng chéo, trùng lặp, nhng văn bản quy phạm không còn phù hợp hoặc những quan hệ mới phát sinh có liên quan, đề xuất việc sửa đổi, bsung cho phù hợp với quy định của pháp luật, sát với tình hình thực tế.

3. Kiện toàn tổ chức thanh tra y tế; bồi dưỡng nâng cao năng lực cho thanh tra viên, công chức thanh tra y tế

3.1. Giai đoạn đến hết năm 2017

a) Kiện toàn tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công, tác thanh tra y tế.

b) Tăng cường số lượng, chất lượng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành về y tế bảo đảm theo vị trí việc làm đáp ng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Thanh tra Sở Y tế: đảm bảo có ít nhất 05 người trong tổng số biên chế được giao của Sở Y tế. Trong đó gồm: 01 Chánh Thanh tra, 02 Phó Chánh Thanh tra, 02 Thanh tra viên.

- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm: kiện toàn phòng công tác thanh tra; btrí công chức thanh tra tối thiểu 03 người trong tổng biên chế được giao của Chi cục.

- Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: đề xuất thành lập phòng công tác thanh tra; bố trí công chức thanh tra tối thiểu 02 người trong tng biên chế được giao của Chi cục.

- Các đơn vị, tổ chức chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Sở Y tế, Trung tâm Y tế, Phòng Y tế các huyện, thành phố cử 01 cộng tác viên thanh tra là người có đạo đức, có năng lực và trình độ đảm bảo thực hiện được chức năng phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra lĩnh vực y tế được giao.

c) Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và đạo đức công vụ cho thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành về y tế:

- Về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước và nghiệp vụ thanh tra:

+ 100% công chức thanh tra Sở Y tế được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên hoặc thanh tra viên;

+ 100% cộng tác viên thanh tra được bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra và thanh tra chuyên ngành theo nhiệm vụ được giao;

+ 40% thanh tra viên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính hoặc thanh tra viên chính.

- Về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành: 100% công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành.

- Đào tạo, tập huấn cho cộng tác viên thanh tra: 100% cộng tác viên thanh tra được tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành.

- Đào tạo, bi dưng nâng cao trình độ ngoại ngữ, đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức thanh tra y tế.

- Về cơ cấu ngạch công chức thanh tra y tế:

+ 90% công chức thanh tra được bnhiệm thanh tra viên trở lên;

+ 25% thanh tra viên có đủ điều kiện theo quy định được bổ nhiệm thanh tra viên chính;

+ Có chế độ ưu tiên bnhiệm thanh tra viên chính đặc thù đối với ngành y tế.

- Về trình độ học vấn của thanh tra viên và công chức thanh tra y tế: 100% có trình độ đại học trở lên phù hợp về chuyên môn, nghiệp vụ bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.

d) Xây dng mạng lưới thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra y tế bảo đảm hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát liên tục từ tỉnh đến huyện.

3.2. Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020

a) Sắp xếp, hoàn thiện hệ thống thanh tra y tế bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về y tế; tăng cường số lượng thanh tra viên, công chức thanh tra y tế bảo đảm theo vị trí việc làm đáp ng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Từng bước bổ sung, tăng cường biên chế công chức thanh tra, thanh tra viên trong tổng biên chế hàng năm của Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, nhằm bảo đảm đáp ứng được yêu cầu công việc được giao. Đến hết năm 2020, biên chế cụ thể như sau:

- Thanh tra Sở Y tế: tối thiểu có 06 biên chế. Bao gồm: 01 Chánh Thanh tra, 02 Phó Chánh Thanh tra, 03 thanh tra viên.

- Thanh tra chuyên ngành An toàn thực phm: tối thiu có 06 biên chế.

- Thanh tra chuyên ngành Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: tối thiểu có 04 biên chế.

b) Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, đạo đức công vụ cho thanh tra y tế.

- Về đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước và nghiệp vụ thanh tra:

+ 100% công chức thanh tra được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên và thanh tra viên;

+ 60% thanh tra viên được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước chương trình chuyên viên chính và thanh tra viên chính;

- Về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành: 100% công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được đào tạo, bi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành.

- Đào tạo, tập huấn cho cộng tác viên thanh tra: 100% cộng tác viên thanh tra được tập huấn nghiệp vụ thanh tra.

- Đào tạo, bồi dưỡng trình độ ngoại ng, đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức thanh tra y tế.

- Về cơ cấu ngạch công chức thanh tra y tế:

+ 95% công chức thanh tra được bổ nhiệm thanh tra viên trở lên;

+ Có chế độ ưu tiên bổ nhiệm thanh tra viên chính đặc thù đối với ngành y tế.

- Về trình độ học vấn của thanh tra viên và công chức thanh tra y tế: 100% có trình độ đại học trở lên phù hợp về chuyên môn, nghiệp vụ bảo đảm thực hiện nhiệm vụ thanh tra y tế.

c) Hoàn thiện mạng lưới thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra y tế bảo đảm hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát liên tục từ tỉnh đến huyện do Sở Y tế quản lý.

4. ng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý và hoạt động thanh tra y tế

- Thực hiện công khai hoạt động thanh tra y tế theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng; cơ sở dliệu, lưu trhồ sơ phục vụ công tác thanh tra y tế bảo đảm công khai, minh bạch; cập nhật kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu liên quan; trao đổi thông tin về hoạt động và kết quả hoạt động của các cơ quan thanh tra y tế.

- Quản lý việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và các hoạt động thanh tra trong ngành y tế bằng hệ thng công nghệ thông tin.

5. Bảo đảm s vật chất, trang thiết bị kỹ thuật

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật: đảm bảo có đủ phòng làm việc, có đủ trang thiết bị kỹ thuật, trang thiết bị chuyên dụng, công cụ hỗ trợ phục vụ cho công tác thanh tra như: máy tính để bàn, máy in, máy tính xách tay, máy chụp hình, máy ghi âm, máy quay phim...

- Về phương tiện đi lại: đảm bảo có đủ phương tiện đi lại phục vụ kịp thời cho công tác thanh tra y tế.

- Về kinh phí: tăng cường kinh phí cho hoạt động thanh tra y tế, hàng năm bố trí kinh phí đảm bảo cho hoạt động thanh tra, kim tra, giám sát của hệ thống thanh tra y tế kể cả chi mua tin, lấy mẫu, xét nghiệm và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

6. Báo cáo, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch

Sở Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm: theo dõi, đánh giá, tổng hp báo cáo tình hình, kết quả nhiệm vụ được giao theo nội dung đề án và được cụ thể hóa trong nội dung Kế hoạch này; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế về những vướng mắc, khó khăn trong việc tổ chức triển khai thực hiện đề án.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN K HOẠCH

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, Thủ trưởng các đơn vị trong ngành, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc ngành Y tế về các lĩnh vực liên quan đến thanh tra.

2. Tăng cường số lượng, chất lượng cán bộ thanh tra; điều động bnhiệm cán bộ đủ trình độ, kinh nghiệm chuyên môn phù hợp cho thanh tra y tế.

3. Tăng cường phối hợp với Thanh tra tỉnh, Bộ, ngành để đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra; nâng cao chất lượng thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành về y tế và cộng tác viên thanh tra y tế.

4. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Kế hoạch, kịp thời đề xuất những khó khăn, vướng mắc trình cấp có thm quyền xử lý đđảm bảo thực hiện đúng mục tiêu của Kế hoạch.

5. Xây dựng chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về kết quả triển khai, thực hiện Kế hoạch.

IV. NGUỒN KINH PHÍ THC HIỆN

Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch và hoạt động thanh tra y tế gồm:

- Ngân sách nhà nước.

- Hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài.

- Kinh phí được cấp có thẩm quyền quyết định trong hoạt động thanh tra y tế và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

V. T CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch;

- Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đthực hiện mục tiêu của Kế hoạch;

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kế hoạch;

- Định kỳ hàng năm, theo từng giai đoạn sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch, báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh việc thực hiện kế hoạch.

2. Sở Tư pháp

Phối hợp với Sở Y tế rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực y tế và chế độ chính sách trong công tác thanh tra không còn phù hợp hoặc trái với quy định để kịp thời đề nghị điều chỉnh, sửa đi, bsung, thay thế hoặc bãi bỏ cho phù hợp, đúng quy định của pháp luật.

3. Sở Ni v

Phối hợp với Sở Y tế xem xét thành lập, kiện toàn phòng công chức thanh tra chuyên ngành lĩnh vực y tế; xây dựng kế hoạch biên chế hàng năm trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch thanh tra, trình cơ quan có thẩm quyn quyết định theo quy định của pháp luật.

4. S Tài chính

Căn cứ khả năng ngân sách, hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh cân đi kinh phí để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

5. Thanh tra tỉnh

Theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Sở Y tế tổ chức tập huấn, bi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho công chức thanh tra, cộng tác viên thanh tra y tế; cử công chức thanh tra, thanh tra viên y tế đi học nghiệp vụ thanh tra viên, thanh tra viên chính; xem xét, đề xuất việc bổ nhiệm thanh tra viên, thanh tra viên chính cho Thanh tra Sở Y tế.

6. UBND các huyện, thành phố

Phối hợp với Sở Y tế cử cán bộ Phòng Y tế tham gia cộng tác viên thanh tra y tế và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao năng lực thanh tra y tế tỉnh Ninh Bình đến năm 2020trên địa bàn./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Ch
tch. các PCT UBND tnh;
- Các Sở: Y tế, Nội vụ, Tài chính, Tư pháp;
- Thanh tra tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu VT, VP5, VP7, VP6.
Tr

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Tống Quang Thìn