Kế hoạch 36/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2013-2020" năm 2015
Số hiệu: 36/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Trần Đức Quý
Ngày ban hành: 13/02/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, An ninh quốc gia, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/KH-UBND

Hà Giang, ngày 13 tháng 02 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC TỈNH HÀ GIANG, GIAI ĐOẠN 2013 – 2020” NĂM 2015

Căn cứ Quyết định số 1634/QĐ-UBND , ngày 09/8/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về ban hành Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2013 - 2020”

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện Đề án năm 2015 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tiếp tục triển khai nội dung Đề án đến các cấp, các ngành, các tổ chức chính trxã hội, các xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường trên địa bàn toàn tỉnh nhằm tạo sự chuyn biến cơ bản về nhận thức, trách nhiệm, năng lực và hành động trong toàn xã hội về Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2. Huy động sức mnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, chống âm mưu “Diễn biến hòa bình ” của các thế lực thù địch, giảm dần tiến tới loại bỏ các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, tai tệ nạn xã hội. Phối hợp tuyên truyền, gắn phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với việc thực hiện các phong trào cách mạng khác, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; quốc phòng, an ninh trên địa bàn toàn tỉnh.

3. Việc thực hiện Đề án phải đáp ứng nguồn lực về con người, kinh phí, lộ trình, đảm bảo triển khai thiết thực, hiệu quả theo yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.

II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP

1. Công tác trọng tâm

1.1. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 73/KH-UBND, ngày 27/6/2012 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình hành động số 34/CTr-TU, ngày 27/3/2012 của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”; Kế hoạch số 45/KH-UBND, ngày 28/2/2013 về thực hiện Thông tư số 23/2012/TT-BCA , ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”; Chương trình phối hợp số 08/CTr-CA-MTTQ, ngày 20/11/2013 giữa Công an tỉnh, với Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên thực hiện Chương trình số 09/CTr-BCA-MTTW về “Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”.

1.2. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tổ chức phối hợp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, năng lực của cán bộ và nhân dân về công tác Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Trọng tâm là công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật. Năm 2015 xây dựng 48 chuyên mục tuyên truyền; mở 500 Hội nghị tuyên truyền tại các thôn, tổ dân phố.

1.3. Tiếp tục hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”. Trong năm 2015 triển khai xây dựng 60 mô hình “điểm” ở khu dân cư, xã, phường, thị trấn và 60 mô hình tại cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường.

1.4. Tiến hành nuôi dưỡng, duy trì hoạt động của các tổ tự quản về an ninh, trật tự trên địa bàn các xã, phường, thị trấn. Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng, hoạt động của các mô hình đã triển khai.

1.5. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, bồi dưỡng kiến thức pháp luật nhằm xây dựng, củng cố lực lượng nòng cốt ở cơ sở vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, đủ năng lực làm hạt nhân, nòng cốt tổ chức xây dựng Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở các thôn, tổ dân phố (với 100 học viên ).

1.6. Tổ chức các hoạt động chào mừng “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” 19/8 để kịp thời động viên, khích lệ, gắn trách nhim của nhân dân với lực lượng làm công tác phòng, chống tội phạm (dự kiến 300 điểm).

1.7. Chủ động chỉ đạo hướng dẫn cấp ủy, chính quyền cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ giữ vững ANTT xã hội nông thôn theo tiêu chí số 19 trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

1.8. Tiếp tục đôn đốc kiện toàn các Ban chỉ đạo “Phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ” ở cơ sở. Thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra (theo lộ trình là 32 cuộc) nhằm đánh giá toàn diện công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại cơ sở. Từ đó làm cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 23/2012/TT-BCA của Bộ Công an, phân loại và đề nghị xét khen thưởng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hàng năm.

2. Biện pháp

2.1. Công tác chỉ đạo, triển khai

a. Cấp tỉnh:

- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp với các ngành tham mưu cho Ban chỉ đạo “Phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ” tỉnh tiếp tục thực hiện nội dung của Đề án và Kế hoạch số 73/KH-UBND, ngày 27/6/2012 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 34/CTr-TU, ngày 27/3/2012 của BTV Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”; Kế hoạch số 45/KH-UBND, ngày 28/2/2013 về thực hiện Thông tư số 23/2012/TT-BCA , ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” đến các sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (gọi tắt là đơn vị, địa phương) để thực hiện. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nội dung Đề án của các đơn vị, địa phương, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện cho năm tiếp theo.

- Công an tỉnh phối hợp Sở Tài chính xây dựng dự trù kinh phí thực hiện Đề án năm 2015 theo lộ trình đề nghị UBND tỉnh cấp kinh phí phục vụ công tác triển khai xây dựng 60 mô hình “điểm ” và nuôi dưỡng 60 mô hình ở khu dân cư, xã, phường, thị trấn; tổ chức kiểm tra, đánh giá 32 cuộc; tập huấn nghiệp vụ bảo vệ cho cán bộ chủ chốt ở cơ sở ( với 100 học viên).

b. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án và các chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW, ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới”; Thông tư số 23/2012/TT-BCA , ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” đến cán bộ chủ chốt của huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn.

- Thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường, thị trấn phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Đề án; tổ chức kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện đề án tại các khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường trên địa bàn; kịp thời khắc phục những tồn tại yếu kém trong việc thực hiện xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của Đề án.

- UBND các huyện, thành phố cân đối kinh phí hỗ trợ tổ chức các hội nghị tuyên truyền và tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ ” nhằm khích lệ, động viên cán bộ, nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở cơ sở; cụ thể:

+ Mở 500 Hội nghị tuyên truyền phòng chống tội phạm, trong đó: Mèo Vạc: 50 hội nghị; Đồng Văn: 50 hội nghị; Yên Minh: 50 hội nghị; Quản Bạ: 30 hội nghị; Bắc Mê: 30 hội nghị; Vị Xuyên: 60 hội nghị; Bắc Quang: 60 hội nghị; Quang Bình: 30 hội nghị; Hoàng Su Phì: 60 hội nghị; Xín Mần: 50 hội nghị và Thành phố Hà Giang: 30 hội nghị.

+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ ”, trong đó tổ chức “Điểm” là 300 điểm, gồm: Mèo Vạc: 30 điểm; Đồng Văn: 30 điểm; Yên Minh: 30 điểm; Quản Bạ: 20 điểm; Bắc Mê: 15 điểm; Vị Xuyên: 40 điểm; Bắc Quang: 40 điểm; Quang Bình: 20 điểm; Hoàng Su Phì: 30 điểm; Xín Mần: 30 điểm và Thành phố Hà Giang: 15 điểm.

C. Các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường:

- Tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai các nhiệm vụ Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tquốc và xây dựng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” đến cán bộ, công chức, công nhân và học sinh, sinh viên nắm, thực hiện.

- Năm 2015, 100% các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường trong toàn tỉnh phải nghiêm túc triển khai, thực hiện xây dựng đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” theo quy định Thông tư số 23/2012/TT-BCA , ngày 27/4/2012 của Bộ Công an.

2.2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

- Công an tỉnh chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên và các cơ quan báo, đài trung ương, địa phương có kế hoạch tuyên truyền về công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở địa phương. Trong đó chú trọng các tin, bài, phóng sự phản bác lại các luận điệu tuyên truyền chống Đảng, chống Nhà nước của các thế lực thù địch và bọn phản động; kịp thời tuyên truyền rộng rãi những việc làm tốt, cách làm hay.... trong phòng chống tội phạm và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

- Các đơn vị, địa phương thường xuyên phối hợp tổ chức các hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật, gắn với các phong trào khác tại cộng đồng, nhất là vào những dịp mở đợt cao điểm vận động quần chúng tham gia tấn công trấn áp tội phạm, tệ nạn, xã hội; tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ”, “Ngày toàn dân phòng chống ma túy”, “Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy”...

2.3. Xây dựng, duy trì hoạt động các mô hình tự quản về ANTT

- Công an tỉnh thường xuyên phối hợp các đơn vị, địa phương hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, duy trì hoạt động của các mô hình tự quản về an ninh, trật tự hoạt động thực sự hiệu quả, góp phần giữ vững an ninh trật tự ở địa phương.

- UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tiến hành khảo sát đánh giá hiệu quả các mô hình quần chúng tự quản đã xây dựng ở địa phương, đơn vị mình như: Dòng họ tự quản, tổ liên gia tự quản, các tổ tuần tra, tổ hòa giải, tổ an ninh nhân dân, tổ an ninh cơ quan, hòm thư tố giác tội phạm, các câu lạc bộ phòng chống tội phạm, đội tình nguyện phòng chống tệ nạn xã hội, cụm an ninh giáp ranh, đội xung kích... Từ đó có kế hoạch nuôi dưỡng và nhân rộng.

- Nghiên cứu học tập các mô hình tự quản ở các đơn vị, địa phương bạn đã xây dựng, được tổng kết rút kinh nghiệm, hoạt động có hiệu quả, để xây dựng các mô hình cho phù hợp với đặc điểm đơn vị, địa bàn.

- Thông qua việc tổ chức ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ 19/8 và tổng kết phong trào cuối năm, cần đánh giá quá trình chỉ đạo hoạt động các mô hình quần chúng tự quản, rút kinh nghiệm, điều chỉnh quy mô, phạm vi và quy chế hoạt động theo hướng tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải. Lựa chọn, chuẩn hóa thành mô hình chính thức để tập trung chỉ đạo và duy trì hoạt động lâu dài.

2.4. Củng cố, xây dựng các lực lượng nòng cốt ở cơ sở

- Triển khai, thực hiện Pháp lệnh về Công an xã, trong đó tập trung kiện toàn đủ về số lượng, nâng cao chất lượng của lực lượng Công an xã, thị trấn; mở các lp huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng Công an xã, từng bước trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ hỗ trợ, trang phục theo quy định.

- Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ của thành phố Hà Giang chỉ đạo, củng cố lực lượng Bảo vệ dân phố theo quy định của Nghị định số 38/2006/NĐ-CP của Chính phủ, phân bổ kinh phí trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ để lực lượng bảo vệ dân phố thực hiện nhiệm vụ.

- Xây dựng lực lượng Bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, nhà tờng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, trang bị phương tiện, trang phục thống nhất. Xây dựng các phòng, ban, tổ Bảo vệ trong sạch vững mạnh, làm tốt nhiệm vụ bảo vệ cơ quan và phát động Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đảm bảo hiệu quả.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành viên Ban chỉ đạo tỉnh căn cứ nhiệm vụ được phân công thường xuyên phối hợp chỉ đạo thực hiện các nội dung kế hoạch.

2. Các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể trực tiếp chỉ đạo ở đơn vị, ngành mình, cấp mình thực hiện hiệu quả các nội dung, yêu cầu của Đề án.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc yêu cầu của Đề án và Kế hoạch của UBND tỉnh.

4. Định kỳ 6 tháng, 1 năm đề nghị các sở, ban, ngành; MTTQ, các tổ chức đoàn thể và UBND các huyện, thành phố báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo tỉnh (qua Phòng PV28 Công an tỉnh) để tổng hợp ./.

 

 

Nơi nhận:
- Cục V28 – Bộ Công an;
- T.Tr Tỉnh ủy;
- TTr HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Ban nội chính Tỉnh ủy
;
- Các thành viên BCĐ của tỉnh;
- Các sở, ngành, đoàn thể;

- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, NC.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Đức Quý

 





Nghị định 38/2006/NĐ-CP về việc bảo vệ dân phố Ban hành: 17/04/2006 | Cập nhật: 20/05/2006