Kế hoạch 34/KH-UBND thực hiện cơ sở dữ liệu thị trường lao động năm 2016 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Số hiệu: | 34/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hòa Bình | Người ký: | Bùi Văn Cửu |
Ngày ban hành: | 28/03/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Lao động, Bưu chính, viễn thông, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 34/KH-UBND |
Hòa Bình, ngày 28 tháng 3 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.
Căn cứ Công văn số 79/CVL-TTLĐ ngày 09/3/2016 của Cục Việc làm - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện cơ sở dữ liệu thị trường lao động năm 2016.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cơ sở dữ liệu thị trường lao động năm 2016 trên địa bàn tỉnh, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
a) Đối với điều tra cung lao động
Thu thập thông tin cơ bản, chính xác sự biến động về thực trạng lao động, việc làm, thất nghiệp để làm cơ sở hoạch định chính sách việc làm và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu cung lao động (gọi tắt là thông tin cung lao động).
b) Đối với điều tra cầu lao động
- Đánh giá thực trạng tuyển dụng, sử dụng lao động, việc làm trong các doanh nghiệp phục vụ công tác quản lý, tổ chức thực hiện các chính sách lao động - việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội và chính sách phát triển thị trường lao động.
- Xây dựng và phát triển dữ liệu về thị trường lao động để đánh giá thực hiện các mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm và dạy nghề, thực hiện chính sách về bảo hiểm thất nghiệp.
- Đánh giá tình hình thực hiện một số quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách pháp luật lao động và ban hành các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động mới.
- Điều tra viên phải đến trực tiếp từng hộ gia đình, từng doanh nghiệp hợp tác xã để cập nhật, ghi chép thông tin.
- Về hình thức thu thập thông tin cung lao động: Thông tin được thu thập dưới hình thức ghi chép và cập nhật thông tin vào “Sổ ghi chép cung lao động”.
- Về hình thức thu thập thông tin cầu lao động: Thông tin về nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp được thu thập dưới hình thức ghi chép và cập nhật thông tin vào “Sổ ghi chép cầu lao động”.
- Đảm bảo tính chính xác của thông tin thu thập.
- Thông tin được ghi chép đảm bảo tính khách quan trung thực, đúng sự thật, không điền thông tin sai lệch, không chính xác.
- Chữ viết và chữ số khi ghi chép phải sạch sẽ, rõ ràng, dễ đọc.
- Thông tin phải xác định được đúng, thống kê đầy đủ, kịp thời số người bước vào - ra khỏi tuổi lao động, số người trong tuổi lao động và biến động về lao động tình trạng việc làm, thất nghiệp trong các hộ gia đình, các doanh nghiệp
3. Trách nhiệm thu thập thông tin cung, cầu lao động
- Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố có trách nhiệm thu thập thông tin biến động của từng thành viên trong hộ gia đình của tất cả các hộ đã đăng ký hộ khẩu trên địa bàn, kể cả hộ tạm trú (KT3).
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm ghi chép thông tin ban đầu, cập nhật thông tin biến động của người sử dụng lao động có trụ sở chính của doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn.
II. THỜI ĐIỂM CẬP NHẬT VÀ NỘI DUNG THU THẬP THÔNG TIN
1. Thời điểm, thời gian cập nhật thông tin
Theo quy định tại Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động, thời điểm ghi chép, thu thập thông tin biến động cung cầu lao động là ngày 01/7 hàng năm.
Các điều tra viên có thể đến hộ gia đình, các doanh nghiệp điều tra sau ngày 01/7/2015 nhưng chỉ ghi chép, cập nhật những thông tin có biến động, thay đổi từ ngày 01/4/2015 đến ngày 01/7/2016.
Thời gian thu thập thông tin tại các hộ gia đình, các doanh nghiệp trên địa bàn là 30 ngày, kể từ ngày 01/7.
2. Nội dung thu thập thông tin
a) Đối với điều tra cung lao động
- Đối với hộ gia đình, những hộ có biến động là
+ Hộ mới chuyển đi, chuyển đến.
+ Hộ mới tách, mới nhập.
- Đối với các thành viên trong hộ gia đình
- Cập nhật thành viên từ đủ 10 tuổi trở lên (sinh từ 01/7/2006 trở về trước) mới nhập khẩu vào hộ gia đình, người trong hộ mới chuyển đi hoặc chết, những người trong danh sách hộ khẩu vừa đủ 10 tuổi.
* Đối với những người từ đủ 15 tuổi trở lên (sinh từ 01/7/2001 trở về trước) cập nhật các thông tin sau:
- Thay đổi về trình độ học vấn phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật và lĩnh vực đào tạo.
- Thay đổi tình trạng việc làm; từ thất nghiệp, không tham gia hoạt động kinh tế sang có việc làm; từ có việc làm, không tham gia hoạt động kinh tế sang thất nghiệp hoặc từ có việc làm, thất nghiệp sang không tham gia hoạt động kinh tế.
- Thay đổi về công việc cụ thể đang làm, nơi làm việc, vị thế công việc, loại hình kinh tế, nguyên nhân không tham gia hoạt động kinh tế. (ốm đau, thai sản, tai nạn, nghỉ hưu...).
* Đối với những hộ không có biến động Điều tra viên gạch cuối dòng điều tra năm trước và ghi: Không có biến động
b) Đối với điều tra cầu lao động
- Thông tin định danh gồm tên, địa chỉ, loại hình và mã số của người sử dụng lao động.
- Ngành, nghề kinh doanh chính.
- Tiền lương.
- Số lượng lao động đang làm việc theo giới tính, loại lao động, hợp đồng lao động, vị trí việc làm, trình độ giáo dục phổ thông, trình độ chuyên môn kỹ thuật.
- Số lượng lao động có nhu cầu tuyển theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giai đoạn chuẩn bị: Từ 16/3/2016 đến 24/6/2016
a) Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
- Thành lập Ban chỉ đạo điều tra, tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo.
- Xây dựng kế hoạch, kinh phí thực hiện việc thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Thông báo danh sách toàn bộ các doanh nghiệp trên địa bàn của từng huyện, thành phố.
- Cử các thành viên trong Ban chỉ đạo và tổ chuyên viên đi tập huấn tại Trung ương.
- Tập huấn nghiệp vụ cho các điều tra viên của các huyện, thành phố (điều tra cầu lao động), và tổ chuyên viên giúp việc Ban chỉ đạo tỉnh.
- Phân bổ kinh phí điều tra cho các địa bàn: số kinh phí được phân bổ căn cứ vào số hộ gia đình, số doanh nghiệp, địa bàn điều tra của từng huyện, thành phố.
- Xây dựng kế hoạch đảm bảo phương tiện phục vụ việc đôn đốc, kiểm tra, phúc tra của BCĐ và tổ chuyên viên trên các địa bàn.
- Tổ chức nhập và quản lý thông tin ban đầu, thông tin biến động của người lao động (phần cung lao động) và người sử dụng lao động (phần cầu lao động) vào hệ thống Cơ sở dữ liệu thị trường lao động của tỉnh.
- Chuyển tải dữ liệu Cung - Cầu lao động của tỉnh vào hệ thống dữ liệu thị trường lao động Quốc gia theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Thành lập Ban chỉ đạo thu thập thông tin Cung, cầu lao động huyện, thành phố.
- Cử cán bộ, điều tra viên đi tập huấn nghiệp vụ điều tra do tỉnh tổ chức.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ ghi chép, cập nhật thông tin cho cán bộ điều tra trên địa bàn. Đối với những người mới tham gia cập nhật thông tin cung, cầu lao động năm 2016 nhất thiết phải được tập huấn trước khi tiến hành điều tra
- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan, các xã, phường, thị trấn tổ chức việc lập sổ và duy trì ghi chép thông tin biến động cung, cầu lao động trên địa bàn đảm bảo chính xác, đúng thời gian quy định.
- Kiểm tra, giám sát việc ghi chép xử lý thông tin, tổng hợp và báo cáo định kỳ, đột xuất lên các cơ quan cấp trên theo quy định.
- Tổ chức điều tra ghi chép thông tin của tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn, trường hợp có doanh nghiệp mới thì ghi bổ sung vào danh sách và tiến hành điều tra, trường hợp doanh nghiệp đã ngừng hoạt động thì đánh dấu vào danh sách và thông báo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
c) Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn
- Thành lập các Tổ điều tra của xã, phường, thị trấn.
- Kiện toàn lại các Tổ điều tra. Yêu cầu đối với Điều tra viên phải là những người có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình công tác và được huấn luyện về nghiệp vụ điều tra.
- Tổ trưởng điều tra phải là người nắm vững nghiệp vụ điều tra, có khả năng chỉ đạo công tác điều tra, có thể kiểm tra, giám sát công việc của các Điều tra viên và chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác điều tra trên địa bàn được phân công.
- Lập sổ và duy trì sổ ghi chép thông qua việc tổ chức ghi chép thông tin ban đầu và thông tin cập nhật sự biến động của từng thành viên trong hộ gia đình của tất cả các hộ đã đăng ký hộ khẩu trên địa bàn quản lý hàng năm.
- Tổng hợp thông tin và báo cáo định kỳ, đột xuất lên các cơ quan cấp huyện theo quy định.
2. Giai đoạn chỉ đạo điều tra ghi phiếu tại địa bàn: Từ ngày 01/7/2016 đến 30/7/2016
a) Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
- Kiểm tra tại địa bàn tình hình thực hiện quy trình điều tra, tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác điều tra của các địa bàn.
- Thực hiện kiểm tra, phúc tra nếu chất lượng điều tra không đạt yêu cầu, Ban chỉ đạo tỉnh sẽ quyết định tổ chức việc điều tra lại tại địa bàn.
- Bố trí bộ phận thường trực tại Sở Lao động - TB&XH (Phòng Việc làm - An toàn lao động) để kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình điều tra.
b) Đối với các địa bàn điều tra
- Việc điều tra ghi phiếu phải được thực hiện theo nguyên tắc Phỏng vấn trực tiếp và làm đúng những quy định về nghiệp vụ điều tra, không bỏ sót đối tượng điều tra, không ghi sai hoặc bỏ sót những nội dung đã quy định trong phiếu điều tra, điều tra viên phải chú ý về nội dung phỏng vấn.
- Tổ trưởng điều tra kiểm tra toàn bộ những thông tin mà điều tra viên đã ghi chép trong phiếu, nếu phát hiện những sai sót phải yêu cầu điều tra viên trở lại doanh nghiệp, hộ gia đình để xác minh và sửa phiếu, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin ghi trên phiếu.
- Trong quá trình điều tra, BCĐ tỉnh sẽ phối hợp kiểm tra, phúc tra một số địa bàn trong tỉnh để nắm bắt tình hình, đôn đốc thực hiện và rút kinh nghiệm chỉ đạo chung; kịp thời xử lý những phát sinh trong quá trình điều tra.
3. Giai đoạn nghiệm thu phiếu điều tra, tổng hợp kết quả điều tra nhập tin vào phần mềm và nghiệm thu về Ban chỉ đạo Trung ương
- Từ 20/7 đến 30/7/2016: Tổ trưởng điều tra của các (huyện, thành phố) kiểm tra nghiệm thu và bàn giao phiếu điều tra thuộc phạm vi quản lý về Ban chỉ đạo tỉnh ( Sở Lao động - TB&XH).
- Từ 01/8 đến 30/8/2016: Ban chỉ đạo tỉnh chỉ đạo tổ chuyên viên giúp việc tiếp tục kiểm tra các thông tin đã ghi trên phiếu và tiến hành mã hóa, tổng hợp, nhập tin vào phần mềm theo quy định của Ban chỉ đạo điều tra Trung ương.
Ban chỉ đạo tỉnh tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm điều tra, báo cáo kết quả điều tra cung, cầu lao động trên địa bàn tỉnh năm 2016 theo quy định.
IV. KINH PHÍ ĐIỀU TRA
Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các ngành liên quan lập dự toán kinh phí trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Yêu cầu các Sở, Ban, Ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chủ động triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Thông tư 27/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Ban hành: 24/07/2015 | Cập nhật: 05/08/2015