Kế hoạch 33/KH-UBND năm 2011 hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2015
Số hiệu: 33/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng Người ký: Quách Việt Tùng
Ngày ban hành: 15/09/2011 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Chính sách xã hội, Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 33/KH-UBND

Sóc Trăng, ngày 15 tháng 09 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Căn cứ Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg , ngày 04/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Thực hiện Công văn số 4033/LĐTBXH-BVCSTE , ngày 26/10/2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai Quyết định số 84/2009/QĐ-TTg , ngày 04/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ,

Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng xây dựng Kế hoạch hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2011 - 2015 với những nội dung sau:

Phần I

THỰC TRẠNG TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

Theo số liệu của Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Sóc Trăng, tính đến ngày 06/6/2011, số người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh là 2.752 người, trong đó số trẻ em bị nhiễm HIV được tích lũy là 142 trường hợp và hơn 1.130 trường hợp có nguy cơ cao; số trẻ em này đều không được trợ giúp từ gia đình, gần 20% mồ côi cha hoặc mẹ do AIDS, chỉ có 7 trẻ được nhận chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2010, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Sóc Trăng khảo sát, thu thập thông tin số liệu về thực trạng tình hình trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, làm cơ sở xây dựng Kế hoạch hành động vì trẻ em tỉnh Sóc Trăng bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, trình UBND phê duyệt. Bên cạnh đó, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố lồng ghép tuyên truyền tư vấn trực tiếp được 143 cuộc cho 7.910 người dân nhằm nâng cao kiến thức cho người dân về việc chống kỳ thị, phân biệt đối xử và trách nhiệm của xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Tỉnh đang thực hiện chăm sóc và điều trị ARV cho 35 trẻ em nhiễm HIV/AIDS. Hiện có 32 trẻ bị AIDS đang được chăm sóc và điều trị tại cơ sở, 27 trẻ nhiễm HIV đang được chăm sóc, theo dõi tại cộng đồng. Hàng năm, các địa phương đều tổ chức thăm và tặng quà cho trẻ em nhiễm HIV nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6; cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em nghèo bị nhiễm HIV.

Trong Chương trình Dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, đã tiến hành tư vấn, xét nghiệm HIV trước khi sinh cho 5.876 phụ nữ mang thai; phát hiện 13 phụ nữ mang thai nhiễm HIV và đưa vào điều trị dự phòng; có 14 trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm HIV và được chuyển tiếp chăm sóc, quản lý và tiếp tục điều trị.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chăm sóc và điều trị cho trẻ bị nhiễm HIV còn có nhiều hạn chế như:

Hiện nay, tỉnh chưa có Bệnh viện Nhi, chưa có các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và điều trị dành riêng cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, nên việc trực tiếp theo dõi, điều trị cho trẻ nhiễm HIV gặp không ít khó khăn, còn gần 40% trẻ em chưa được chăm sóc và hơn 1.130 trường hợp có nguy cơ chưa được can thiệp. Một số trẻ em nhiễm HIV có sức đề kháng kém nên thường hay đau ốm, nguồn thuốc đảm bảo cho các em còn hạn chế.

Vẫn còn tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS ngay trong mỗi gia đình, ở trường học và cơ sở y tế, điều này là rào cản khiến gia đình có trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS ngại hợp tác trong việc khám chữa bệnh.

Việc phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con chưa được triển khai rộng rãi; chưa có biện pháp can thiệp đối với nhóm trẻ em có nguy cơ ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Công tác giám sát bệnh nhân AIDS tại các tuyến chưa được chặt chẽ, từ đó số lượng bệnh nhân AIDS chưa được thống kê đầy đủ.

Phần II

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

I. MỤC TIÊU CHUNG

Nâng cao nhận thức và hành động của toàn xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; bảo đảm trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS được chăm sóc, tư vấn thích hợp, tiếp cận với giáo dục hoặc được hỗ trợ học nghề, hưởng các chính sách xã hội theo quy định hiện hành, được sống an toàn với người thân hoặc được sống ở những cơ sở chăm sóc thay thế; trẻ em nhiễm HIV trong diện quản lý được chẩn đoán, điều trị các bệnh có liên quan đến HIV/AIDS.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chính sách xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Ít nhất 70% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chính sách xã hội theo quy định hiện hành.

2. Hình thành các dịch vụ cần thiết có chất lượng cao và thân thiện đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

- 100% trẻ em nhiễm HIV trong diện quản lý được chăm sóc, điều trị, tư vấn thích hợp.

- 100% phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai, trẻ em dưới 06 tuổi nhiễm HIV được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV.

- 100% trẻ sơ sinh là con của bà mẹ nhiễm HIV được xét nghiệm phát hiện HIV ngay sau khi chào đời.

- 50% cơ sở chẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho người lớn nhiễm HIV có lồng ghép các dịch vụ nhi khoa trong chẩn đoán, chăm sóc, điều trị cho trẻ em nhiễm HIV.

- Ít nhất 50% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được cung cấp các dịch vụ chăm sóc tâm lý, xã hội; chăm sóc tại gia đình và cộng đồng; tư vấn và xét nghiệm HIV; hỗ trợ dinh dưỡng, phát triển thể chất; tiếp nhận, chăm sóc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập cho trẻ em lứa tuổi mầm non.

- 50% cơ sở giáo dục bố trí nhân viên y tế có khả năng tư vấn cho trẻ em nhiễm HIV.

- Ít nhất 70% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được chăm sóc thay thế dựa vào gia đình, cộng đồng.

- 50% cơ sở nuôi dưỡng trẻ em được hỗ trợ để thực hiện các dịch vụ dự phòng, lây nhiễm HIV, chăm sóc trẻ em bị nhiễm HIV.

3. Cải thiện cơ chế cung cấp thông tin giáo dục, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

- 60% cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở chăm sóc và điều trị trẻ em được cung cấp kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS cho trẻ em.

- 60% tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em được cung cấp kiến thức và hướng dẫn về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- 60% cán bộ quản lý trẻ em nhiễm HIV tại cộng đồng, nhóm tự lực, trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ đủ 13 tuổi trở lên, người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cơ sở dịch vụ và tổ chức xã hội được cung cấp thông tin về các dịch vụ chăm sóc, tư vấn về chính sách xã hội hiện hành và các quy trình cung cấp dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

4. Tạo môi trường xã hội thuận lợi cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

- Ít nhất 70% nhà quản lý làm việc với trẻ em trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, lao động - thương binh và xã hội, các nhà cung cấp dịch vụ có kiến thức cơ bản về dự phòng nhiễm HIV, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan.

- Ít nhất 70% phụ huynh học sinh, giáo viên của các cơ sở giáo dục được cung cấp thông tin về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV, kiến thức cơ bản về quyền của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

- Ít nhất 70% trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS không bị kỳ thị và phân biệt đối xử khi tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác.

5. Cải thiện hệ thống theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Hoàn thiện hệ thống theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Tổ chức tập huấn cho công chức, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của ngành y tế, giáo dục, lao động - thương binh và xã hội trong việc sử dụng các công cụ theo dõi, kiểm tra đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

1. Nghiên cứu, rà soát, tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Rà soát, xây dựng và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Phối hợp ngành Y tế xây dựng và ban hành văn bản về cơ chế chuyển tuyến giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trong chẩn đoán, điều trị trẻ em nhiễm HIV; hướng dẫn lồng ghép trong chẩn đoán, điều trị và quy trình chăm sóc liên tục đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

2. Thiết lập các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Tăng cường thực hiện các dịch vụ hiện có về phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; phát hiện sớm, chăm sóc, điều trị, tư vấn về HIV/AIDS cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Cung cấp hỗ trợ và nhân rộng các dịch vụ về chăm sóc tâm lý xã hội, về chăm sóc tại gia đình, cộng đồng cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, về tư vấn xét nghiệm HIV. Hỗ trợ, kiểm tra việc thực hiện quy trình chuyển tuyến giữa các cơ sở y tế công lập và quy trình chăm sóc liên tục đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Cung cấp và kiểm tra việc thực hiện các dịch vụ dự phòng, chẩn đoán, chăm sóc điều trị trẻ em nhiễm HIV ở các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em. Cung cấp kiến thức về chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cho gia đình, cộng đồng và cán bộ y tế ở các trường học, cơ sở bảo trợ xã hội.

3. Cung cấp thông tin, kiến thức

Người làm công tác quản lý, người làm việc trực tiếp với trẻ em nhiễm HIV và trẻ em có nguy cơ cao nhiễm HIV được cung cấp thông tin, kiến thức.

Xây dựng cơ chế tăng cường phổ biến thông tin về các dịch vụ, chính sách xã hội có liên quan đến trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

4. Xây dựng môi trường xã hội thuận lợi để trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ xã hội và được tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

Biên soạn tài liệu nâng cao kiến thức cho đối tượng có liên quan về sự lây truyền HIV có biện pháp dự phòng; chống kỳ thị và phân biệt đối xử; quyền trẻ em và trách nhiệm xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan phải lồng ghép nội dung tập huấn với các nội dung về chống kỳ thị và phân biệt đối xử, quyền trẻ em và trách nhiệm xã hội đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Tạo điều kiện cho người nhiễm HIV tham gia làm đồng đẳng viên đối với một số hoạt động về phòng chống HIV/AIDS cho trẻ em do ngành Y tế, Giáo dục - Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức.

5. Hoàn thiện hệ thống thông tin, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

Hoàn thiện các chỉ số theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Tổ chức tập huấn cho công chức, viên chức làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của ngành Y tế, Giáo dục - Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc sử dụng các công cụ theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về xã hội

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền đối với công tác dự phòng, chăm sóc, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Các ngành Y tế, Giáo dục - Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành liên quan có trách nhiệm tổ chức và phát triển các dịch vụ xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, người nhiễm HIV và gia đình của người nhiễm HIV tham gia hoạt động dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em nhiễm HIV và trẻ em có nguy cơ nhiễm HIV.

Tăng cường và hỗ trợ các hoạt động truyền thông, nâng cao kiến thức về pháp luật, chính sách chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người; thông tin về dịch vụ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2. Giải pháp về kỹ thuật

Hướng dẫn các tiêu chuẩn dịch vụ thiết yếu, bổ sung các dịch vụ chưa có và dịch vụ chất lượng cao về phòng ngừa, chăm sóc, điều trị cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Hướng dẫn và nâng cao năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ, các tổ chức xã hội về nhận biết và đánh giá nhu cầu của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Đề nghị Trung ương hỗ trợ trang thiết bị thiết yếu cho các ngành Y tế, Giáo dục - Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện những dịch vụ hỗ trợ tư vấn, truyền thông, dự phòng, chăm sóc, điều trị cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và cho người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý

Nâng cao năng lực chuyên môn của những người cung cấp dịch vụ xã hội trong việc dự phòng, chăm sóc, điều trị, cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Kiểm tra và đánh giá chất lượng các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Cải thiện hệ thống thu thập dữ liệu về dịch vụ dự phòng, chăm sóc, điều trị, tư vấn cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

4. Giải pháp về huy động nguồn lực

Kinh phí thực hiện kế hoạch được huy động từ các nguồn vốn (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn viện trợ quốc tế, vốn huy động cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác).

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện là 1.825.124.000 đồng (Một tỷ, tám trăm hai mươi lăm triệu, một trăm hai mươi bốn ngàn đồng); đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ, địa phương sẽ lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn và vận động nguồn lực từ cộng đồng để thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Y tế, các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; điều phối, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch; đảm bảo các dịch vụ về phúc lợi xã hội cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tổ chức đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lồng ghép các hoạt động của kế hoạch với các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia có liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS.

3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn và kiểm tra các sở, ngành có liên quan và các địa phương sử dụng các nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch.

4. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai các nội dung về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; lồng ghép việc thực hiện các nội dung có liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của kế hoạch với việc thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch tại địa phương; tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thủ trưởng các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch này; đồng thời, báo cáo tình hình thực hiện theo định kỳ vào ngày 20 của tháng đầu quý, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch và theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các ngành liên quan và các địa phương gửi báo cáo; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo đúng quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ LĐ-TB&XH (Cục BV, CSTE);
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- Các sở, ban ngành tỉnh;
- Cơ quan TW đóng trên địa bàn tỉnh;
- Các Ban Đảng trực thuộc Tỉnh ủy;
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Báo ST, Đài PT-TH tỉnh;
- UBND huyện, thành phố;
- Lưu: VX, TH, HC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Quách Việt Tùng

 

DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS TỈNH SÓC TRĂNG, GIAI ĐOẠN 2011-2015

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 33/KH-UBND, ngày 15/9/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

ĐVT: 1.000 đồng

TT

HOẠT ĐNG

KINH PHÍ

2011

2012

2013

2014

2015

Cộng

1

Tập huấn nâng cao năng lực

41.000

50.500

56.000

61.500

67.000

276.000

1.1

Xây dựng các tài liệu

3.000

3.500

4.000

4.500

5.000

20.000

1.2

Tập huấn nâng cao kiến thức về bảo vệ, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

38.000

47.000

52.000

57.000

62.000

256.000

2

Trợ giúp trẻ em bị nhiễm HIV

115.000

115.000

115.000

115.000

115.000

575.000

2.1

Tổ chức các hoạt động vãng gia, tư vấn, tham vấn 3 lần nhân dịp tết Nguyên đán, Trung thu, Quốc tế Thiếu nhi hàng năm

25.000

25.000

25.000

25.000

25.000

125.000

2.2

Hỗ trợ dinh dưỡng và phát triển thể chất cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS mỗi tháng

90.000

90.000

90.000

90.000

90.000

450.000

3

Hệ thống thông tin, kiểm tra, đánh giá tình hình trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

114.480

146.564

154.064

157.064

186.800

758.972

3.1

Hỗ trợ khảo sát và lập hồ sơ (thực hiện ở xã, phường)

11.000

11.000

16.500

16.500

22.000

77.000

3.2

Kiểm tra giám sát kết quả triển khai thực hiện

15.000

15.000

15.000

15.000

15.000

75.000

3.3

Tổ chức Hội nghị tổng kết

8.000

10.000

12.000

15.000

17.000

62.000

3.4

Họp định kỳ mỗi quý

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

10.000

3.5

Hỗ trợ cán bộ xã, phường lập kế hoạch, báo cáo

78.480

108.564

108.564

108.564

130.800

534.972

4

Hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng cho BCĐ kế hoạch

27.888

27.888

27.888

27.888

33.600

145.152

5

Dự Hội nghị, Hội thảo, Tập huấn do trung ương tổ chức

10.000

12.000

14.000

16.000

18.000

70.000

 

TỔNG CỘNG

308.368

351.952

366.952

377.452

420.400

1.825.124

Tổng cộng: 1.825.124.000 đồng (Một tỷ, tám trăm hai mươi lăm triệu, một trăm hai mươi bốn nghìn đồng).