Kế hoạch 33/KH-UBND về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Số hiệu: | 33/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kon Tum | Người ký: | Lại Xuân Lâm |
Ngày ban hành: | 05/01/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 05 tháng 01 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2018 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Thông qua rà soát, đánh giá thủ tục hành chính đang áp dụng, kịp thời phát hiện để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ thủ tục hành chính, quy định có liên quan không cần thiết, không phù hợp; thực hiện thủ tục hành chính nhằm cắt giảm chi phí về thời gian, tiền bạc của người dân, doanh nghiệp góp phần cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.
2. Yêu cầu
Công tác rà soát, đánh giá thủ tục hành chính phải được tiến hành đồng bộ, hiệu quả, đúng, thời gian đảm bảo phải đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa các thủ tục hành chính hiện hành, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan nhiều đến người dân và doanh nghiệp.
Kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính phải cụ thể, thiết thực, đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.
II. PHẠM VI, PHƯƠNG THỨC RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ
1. Phạm vi rà soát, đánh giá
Các thủ tục hành chính đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố, công khai đang còn hiệu lực thi hành, trọng tâm rà soát các thủ tục hành chính, nhóm thủ tục hành chính liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và các TTHC có tần suất thực hiện lớn như: cấp giấy phép xây dựng, quy hoạch; Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thành lập và hoạt động của doanh nghiệp; đầu tư; quy hoạch phát triển điện lực; thỏa thuận tuyến... Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện thủ tục hành chính, quy định hành chính có vướng mắc, bất cập, khó thực hiện thì các đơn vị chủ động bổ sung vào danh mục rà soát và tổng hợp kết quả vào báo cáo chung.
2. Phương thức rà soát, đánh giá: Phương thức rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thực hiện theo ngành, lĩnh vực. Các Sở, Ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ chịu trách nhiệm rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
- Rà soát TTHC theo các tiêu chí: Sự cần thiết, sự phù hợp, tính hợp pháp và mức độ đáp ứng các nguyên tắc nêu tại Điều 7 và Điều 12 của Nghị định 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ.
- Việc rà soát, đánh giá dựa vào các nội dung của tiêu chí về sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp và chi phí tuân thủ theo hướng dẫn tại các Điều 24, 25, 26, 27, 28 của Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và sử dụng Phụ lục VII, VIII, IX để rà soát, đánh giá tính hợp lý, tính hợp pháp, chi phí tuân thủ TTHC.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố
- Trên cơ sở kế hoạch này, xây dựng và thực hiện kế hoạch rà soát cụ thể của đơn vị; đồng thời gửi về Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp, theo dõi.
- Tổ chức, phân công, chỉ đạo các công chức thực hiện rà soát quy định, TTHC theo Kế hoạch, đảm bảo chất lượng, hoàn thành đúng tiến độ theo quy định.
- Cung cấp đầy đủ các tài liệu, biểu mẫu rà soát cho các đơn vị, phòng, ban trực thuộc để phục vụ cho công tác rà soát; chủ động phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, kịp thời báo cáo tình hình, phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
- Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính (tập trung vào các nội dung; phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính; lý do; chi phí cắt giảm khi đơn giản hóa và các kiến nghị thực thi) gửi về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 10 tháng 8 năm 2018 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
Có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện rà soát đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, tổng hợp các phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách TTHC của các Sở, Ban, ngành tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phê duyệt phương án đơn giản hóa, sáng kiến cải cách TTHC theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định, hoàn thành trước ngày 15 tháng 9 năm 2018.
Trên đây là Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng UBND tỉnh) để kịp thời chỉ đạo./.
Thông tư 02/2017/TT-VPCP hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 31/10/2017 | Cập nhật: 03/11/2017
Nghị định 92/2017/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 07/08/2017 | Cập nhật: 07/08/2017
Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 14/05/2013 | Cập nhật: 16/05/2013
Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính Ban hành: 08/06/2010 | Cập nhật: 11/06/2010