Kế hoạch 32/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án “Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025”
Số hiệu: | 32/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Nam Định | Người ký: | Phạm Đình Nghị |
Ngày ban hành: | 12/03/2019 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Ngoại giao, điều ước quốc tế, Tổ chức bộ máy nhà nước, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/KH-UBND |
Nam Định, ngày 12 tháng 3 năm 2019 |
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN BỐ ASEAN VỀ VAI TRÒ CỦA NỀN CÔNG VỤ LÀM CHẤT XÚC TÁC TRONG VIỆC ĐẠT ĐƯỢC TẦM NHÌN CỘNG ĐỒNG ASEAN 2025”
Thực hiện Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025” (sau đây viết tắt là Đề án Tuyên bố ASEAN), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Đề án Tuyên bố ASEAN giai đoạn 2019-2025, như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu chung:
Thúc đẩy thực hiện hiệu quả mục tiêu của “Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025”; quán triệt, đưa các mục tiêu vào các nội dung cải cách, đổi mới trong xây dựng kế hoạch, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; nâng cao nhận thức, chất lượng và kỹ năng giao tiếp hành chính của cán bộ, công chức; thực hiện cơ chế chia sẻ thông tin, cơ chế phối hợp trong lĩnh vực hợp tác ASEAN; đa phương hóa, đa dạng các hình thức hợp tác, tranh thủ tối đa các nguồn lực để hội nhập và phát triển nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN hướng vào người dân, lấy người dân làm trung tâm và có trách nhiệm xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu đến năm 2025 đạt được các mục tiêu cụ thể:
a) 100% cán bộ, công chức được tập huấn, trang bị kiến thức đầy đủ về Cộng đồng ASEAN.
b) Ít nhất 80% cán bộ, công chức được tập huấn về kỹ năng hành chính, quản lý nhà nước đáp ứng các tiêu chuẩn và giá trị chung của nền công vụ của các nước ASEAN.
c) Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực và đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và xây dựng cộng đồng các chuyên gia trong từng lĩnh vực để thu hẹp khoảng cách và khuyến khích hợp tác giữa các nước ASEAN.
d) Thúc đẩy hợp tác trong việc phát triển và chia sẻ kinh nghiệm đối với các lĩnh vực quan trọng.
đ) Bảo đảm tiếp thu những nguyên tắc quản trị hiệu quả của nền công vụ các nước ASEAN.
3. Yêu cầu:
- Các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về mục tiêu của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
- Tiếp thu các nguyên tắc quản trị hiệu quả của ASEAN vào chương trình cải cách công vụ và xây dựng năng lực của tỉnh là hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm; xây dựng cơ quan hành chính các cấp minh bạch, trách nhiệm, hiệu quả, có khả năng giải quyết những thách thức mới.
- Tập huấn về kỹ năng hành chính, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để đáp ứng tiêu chuẩn chung của nền công vụ các nước ASEAN.
- Thúc đẩy vận động, thu hút nguồn lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội.
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU
1. Tập trung nguồn lực đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức từ tỉnh đến cấp xã về mục tiêu của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
a) Nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về các giá trị chung của Cộng đồng ASEAN và nền công vụ các nước ASEAN.
b) Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về các đổi mới, sáng tạo của nền công vụ, tạo chuyển biến trong quá trình xây dựng chính sách và cung cấp dịch vụ công tại cơ quan, đơn vị.
c) Khuyến khích việc học hỏi kinh nghiệm các nước ASEAN về cách thức quản lý nền công vụ và thu hút sự tham gia của người dân.
2. Tiếp thu các nguyên tắc quản trị hiệu quả của ASEAN vào xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách công vụ và xây dựng năng lực của từng ngành, của địa phương về hướng tới người dân và lấy người dân làm trung tâm; xây dựng cơ quan hành chính các cấp minh bạch, trách nhiệm, hiệu quả, có khả năng giải quyết những thách thức mới.
a) Rà soát, lồng ghép và triển khai các mục tiêu của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 vào chính sách, kế hoạch của ngành và của địa phương. Đẩy mạnh chương trình cải cách toàn diện của ngành, của địa phương theo hướng tập trung vào các mục tiêu của Cộng đồng ASEAN.
b) Nghiên cứu và lựa chọn các biện pháp, giải pháp hữu hiệu để tham mưu UBND tỉnh và tổ chức thực hiện, bảo đảm tính phù hợp, tính hiệu quả và tính khả thi cao theo lĩnh vực và chuyên ngành phụ trách.
c) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách nói chung, cơ chế chính sách về công vụ, công chức của tỉnh nói riêng để thực hiện các mục tiêu của Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.
d) Bảo đảm tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan hành chính các cấp, đặc biệt là trong quá trình ra quyết định những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của tổ chức và người dân. Minh bạch hóa quá trình soạn thảo, trình, ban hành cơ chế chính sách của tỉnh; quá trình chuẩn bị, trình, ban hành quyết định, văn bản hành chính gắn liền với việc cải cách thủ tục hành chính.
đ) Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của tổ chức và người dân về hoạt động của cơ quan, đơn vị; có chế tài đối với người vi phạm quyền tiếp cận thông tin của tổ chức và người dân.
e) Thực hiện nghiêm công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch trong hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật.
g) Xây dựng và thực hiện việc bảo đảm lợi ích của người dân trong triển khai các chính sách và quyết định hành chính trên tất cả các lĩnh vực.
h) Xây dựng và bảo đảm có hiệu quả việc giám sát của tổ chức và người dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính ở các cấp, đặc biệt là tại cấp chính quyền cơ sở.
i) Thể chế hóa trách nhiệm giải trình trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ tại các cơ quan quản lý hành chính. Hoàn thiện, thực hiện trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý.
k) Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính và cung cấp dịch vụ công. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân, tổ chức. Nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan hành chính thông qua việc sử dụng hiệu quả mạng thông tin điện tử. Triển khai thực hiện danh mục dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cung cấp tại các sở, ban, ngành và địa phương trên nguyên tắc “Chính quyền điện tử là nhằm tạo thuận lợi nhất cho giao dịch hành chính giữa Chính quyền với người dân, doanh nghiệp”.
3. Tập trung nguồn lực thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, trình độ ngoại ngữ và phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
a) Tập huấn về kỹ năng hành chính, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ đối với cán bộ, công chức, viên chức để đáp ứng tiêu chuẩn chung của nền công vụ các nước ASEAN.
b) Thực hiện nghiêm các quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ gắn với trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, viên chức và các hình thức xử lý trách nhiệm nhằm đảm bảo việc thực hiện nghiêm các quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp trong thực thi công vụ. Đồng thời quy định rõ các hình thức xử lý trách nhiệm tương xứng nhằm đảm bảo việc thực hiện các quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp.
c) Thu hút, bồi dưỡng nhân tài về làm việc tại tỉnh phù hợp với tinh thần của Nghị quyết Hội nghị TW 7 khóa XII về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp.
đ) Hợp tác, trao đổi, xây dựng cộng đồng chuyên gia trong từng lĩnh vực.
4. Tăng cường việc chia sẻ thông tin, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành với tỉnh và giữa tỉnh với các cơ quan, đơn vị trong trong tỉnh.
a) Chia sẻ thông tin về tình hình và tiến độ triển khai hợp tác ASEAN giữa các bộ, ngành và tỉnh; chia sẻ thông tin, phối hợp giữa tỉnh với các ngành và địa phương trong quá trình thực hiện Đề án.
b) Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước về hợp tác ASEAN dưới sự điều phối của UBND tỉnh.
5. Vận động, thu hút nguồn lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội.
a) Đa dạng hóa việc vận động nguồn lực từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế; các Quỹ của ASEAN và các đối tác khác.
b) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ nguồn lực để thực hiện hoạt động của các chương trình, kế hoạch và đề án.
c) Thúc đẩy hợp tác với các nước ASEAN và các đối tác của ASEAN về hoàn thiện chính sách trong lĩnh vực công vụ, ưu tiên hợp tác thực chất bằng các hình thức như trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ.
III. THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động:
Quý II năm 2019: Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Đề án Tuyên bố ASEAN tại cơ quan, đơn vị.
2. Triển khai, tổ chức thực hiện:
a) Giai đoạn I: Năm 2019 - 2021: Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động đã ban hành. Quý IV năm 2021: Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch hành động đã ban hành và chỉnh sửa, bổ sung Kế hoạch hành động giai đoạn 2021 - 2025.
b) Giai đoạn II: Năm 2021 - 2025: Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động đã ban hành. Quý IV năm 2025: Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức tổng kết việc thực hiện Kế hoạch hành động giai đoạn 2019 - 2025.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch hành động được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao và các nhiệm vụ trong Kế hoạch này, xây dựng, triển khai và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch hành động thực hiện Đề án Tuyên bố ASEAN giai đoạn 2019-2025 tại cơ quan, đơn vị; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác CCHC tại các đơn vị trực thuộc.
Định kỳ hàng năm trước ngày 05/12 báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ để tổng hợp).
2. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp xây dựng, triển khai, theo dõi, đôn đốc và tổ chức thực hiện đồng bộ, thống nhất và hiệu quả kế hoạch hành động thực hiện Đề án Tuyên bố ASEAN giai đoạn 2019 - 2025 tại cơ quan, đơn vị; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức để nâng cao tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực và đạo đức công vụ đảm bảo 100% cán bộ, công chức được trang bị kiến thức đầy đủ về Cộng đồng ASEAN và tập huấn về kỹ năng hành chính, quản lý nhà nước đáp ứng các tiêu chuẩn và giá trị chung của nền công vụ của các nước ASEAN; theo dõi, kiểm tra, đánh giá, báo cáo kết quả thực kế hoạch hành động thực hiện Đề án Tuyên bố ASEAN giai đoạn 2019-2025 hàng năm, giai đoạn và tổng kết kế hoạch hành động thực hiện Đề án.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc thúc đẩy hợp tác trong việc phát triển và chia sẻ kinh nghiệm đối với các lĩnh vực quan trọng; thúc đẩy vận động, thu hút nguồn lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
4. Sở Thông tin Truyền thông chủ trì, phối hợp và hướng dẫn các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền và thực hiện hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước.
5. Sở Tài chính phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh trong việc cân đối, bố trí và cấp kinh phí thực hiện kế hoạch hành động thực hiện Đề án Tuyên bố ASEAN giai đoạn 2019-2025.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 1439/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án triển khai "Tuyên bố ASEAN về vai trò của nền công vụ làm chất xúc tác trong việc đạt được Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025" Ban hành: 29/10/2018 | Cập nhật: 30/10/2018
Quyết định 1439/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng Vùng tỉnh Đắk Nông đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 19/07/2016 | Cập nhật: 21/07/2016
Quyết định 1439/QĐ-TTg năm 2013 ứng trước vốn đối ứng nguồn ngân sách nhà nước của chương trình, dự án ODA Ban hành: 16/08/2013 | Cập nhật: 11/10/2013
Quyết định 1439/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 03/10/2012 | Cập nhật: 05/10/2012
Quyết định 1439/QĐ-TTg năm 2007 về việc tặng thưởng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Ban hành: 25/10/2007 | Cập nhật: 29/10/2007
Quyết định 1439/QĐ-TTg năm 2006 về việc Thiếu tướng An ninh nhân dân Trần Nguyên Thêm, Cục trưởng Cục Xử lý tin Tình báo, Tổng cục Tình báo, Bộ Công an nghỉ hưu Ban hành: 03/11/2006 | Cập nhật: 25/11/2006