Kế hoạch 308/KH-UBND năm 2018 thực hiện Nghị quyết 94/2018/NQ-HĐND “về một số chính sách thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ngành Y tế Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo”
Số hiệu: | 308/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Tĩnh | Người ký: | Đặng Quốc Vinh |
Ngày ban hành: | 19/09/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Y tế - dược, Cán bộ, công chức, viên chức, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 308/KH-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 19 tháng 9 năm 2018 |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 94/2018/NQ-HĐND NGÀY 18/7/2018 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH “VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, TINH GIẢN BIÊN CHẾ NGÀNH Y TẾ HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO”
Thực hiện Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh “Về một số chính sách thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ngành Y tế Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo” (sau đây gọi là Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND ; tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, hành động của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong ngành Y tế; sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền các cấp về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ngành Y tế Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ngành Y tế Hà Tĩnh theo đúng tinh thần Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND. Đổi mới hoạt động của các đơn vị y tế gắn với cải cách hành chính; tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tự chủ về tài chính.
- Phân công rõ trách nhiệm, tiến độ thực hiện Nghị quyết đối với các cấp, các ngành và các đơn vị liên quan đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
2. Yêu cầu
- Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND đảm bảo nghiêm túc, toàn diện trên địa bàn tỉnh.
- Các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao xác định rõ phạm vi, đối tượng cụ thể để đề ra giải pháp tổ chức thực hiện phù hợp, đạt mục tiêu Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND đề ra.
1. Mục tiêu chung
Đổi mới, xây dựng tổ chức bộ máy ngành Y tế Hà Tĩnh đảm bảo tinh gọn, cơ cấu hợp lý, giảm đầu mối, tránh chồng chéo, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Từng bước phát triển các đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính, nhân sự, tổ chức bộ máy để giảm dần tỷ trọng ngân sách nhà nước cấp cho các đơn vị sự nghiệp. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức và người lao động.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021
a) Giảm tối thiểu 57% đơn vị sự nghiệp y tế công lập trong toàn tỉnh.
b) Đạt tối thiểu 18% đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên (tự chủ nhóm II).
c) Hoàn thành việc thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; Trung tâm Pháp y và Giám định y khoa; các Trung tâm Y tế tuyến huyện.
d) Giảm tối thiểu 45% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với biên chế được giao năm 2015.
2.2. Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2025
a) Đạt tối thiểu 27% đơn vị sự nghiệp y tế trong toàn tỉnh có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên (tự chủ nhóm II).
b) Giảm tối thiểu 50% biên chế hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với biên chế được giao năm 2021.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết
Quán triệt sâu rộng Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế và Nhân dân về chủ trương, chính sách và ý nghĩa của công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ngành Y tế Hà Tĩnh.
Thực hiện tốt công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và xã hội, phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, nỗ lực của các đơn vị để thực hiện đạt các chỉ tiêu trong sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ngành Y tế Hà Tĩnh.
Các sở, ban, ngành; UBND huyện, thành phố, thị xã được phân công căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng chương trình hành động, kế hoạch, đề án để triển khai các nhiệm vụ Nghị quyết đề ra.
2. Nhiệm vụ cụ thể về triển khai thực hiện các nội dung của Nghị quyết
2.1. Sắp xếp, tổ chức lại bộ máy; cơ cấu lại đội ngũ cán bộ
2.1.1. Sắp xếp, tổ chức lại bộ máy ngành Y tế:
a) Tiếp tục củng cố và kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở Y tế; các chi cục trực thuộc Sở Y tế. Việc điều chỉnh cơ cấu tổ chức của các tổ chức, đơn vị được thực hiện sau khi có các nghị định, hướng dẫn của Chính phủ.
b) Các đơn vị sự nghiệp công lập tuyến tỉnh
- Tổ chức lại các trung tâm: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh; Trung tâm Phòng chống Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng; Trung tâm Da liễu; Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS; Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản để thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh.
- Tổ chức lại Trung tâm Pháp y và Trung tâm Giám định Y khoa thành Trung tâm Pháp y và Giám định Y khoa Hà Tĩnh.
- Kiện toàn tổ chức, bộ máy, đổi tên Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm Hà Tĩnh thành Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm.
Hoàn thành đề án triển khai thực hiện từ Quý III năm 2018.
c) Các đơn vị sự nghiệp công lập tuyến huyện
* Thực hiện việc chuyển giao các đơn vị y tế tuyến huyện về một đầu mối quản lý để thực hiện việc sáp nhập, sắp xếp lại các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến xã (việc phân cấp quản lý y tế tuyến huyện, xã chờ chủ trương của Chính phủ thống nhất chung trong cả nước).
* Tổ chức lại các đơn vị y tế tuyến huyện:
- Tổ chức lại các đơn vị: Trung tâm Y tế/Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Bệnh viện đa khoa tuyến huyện trên cùng địa bàn thành Trung tâm Y tế tuyến huyện. Chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực dân số về Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Sáp nhập Bệnh viện đa khoa khu vực Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo thành cơ sở 2 của Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn.
- Tổ chức lại Phòng khám đa khoa khu vực Đức Lĩnh thành cơ sở 2 của Trung tâm Y tế huyện Vũ Quang.
Hoàn thành đề án, triển khai thực hiện từ Quý III năm 2018.
d) Y tế tuyến xã:
Rà soát, sắp xếp hợp lý các Trạm Y tế cấp xã, phường, thị trấn theo quy mô vùng (vùng 1, 2 và 3). Bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và công tác y tế trường học cho các Trạm y tế. Căn cứ vào diện tích, địa giới hành chính, điều kiện giao thông, quy mô dân số của xã, phường, thị trấn để sắp xếp lại trạm y tế đảm bảo hợp lý, phát huy hiệu quả hoạt động; việc sắp xếp lại các Trạm Y tế còn gắn với việc sắp xếp lại địa giới hành chính cấp xã sau khi có quyết định của tỉnh.
Hoàn thành đề án, triển khai thực hiện từ Quý III năm 2018.
2.1.2. Sắp xếp, bố trí lại đội ngũ
a) Bố trí đủ số lượng cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, hạng đơn vị sự nghiệp, quy mô giường bệnh theo đúng các quy định hiện hành.
b) Tiếp nhận biên chế viên chức có trình độ chuyên môn y, dược đang thực hiện nhiệm vụ y tế học đường tại các trường học về Trạm Y tế và các đơn vị y tế khác còn thiếu nhân lực và bố trí theo cơ cấu vị trí việc làm.
c) Thực hiện việc điều động, biệt phái công chức, viên chức giữa các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh để đảm bảo cân đối số lượng và cơ cấu chức danh nghề nghiệp.
d) Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức và người lao động dôi dư sau rà soát, sắp xếp nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu chuyển đổi vị trí công tác hoặc thôi việc.
2.2. Thực hiện chính sách trong sắp xếp, tinh giản bộ máy và biên chế
2.2.1. Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
- Tập trung rà soát việc sử dụng biên chế hành chính, sự nghiệp, số lượng công chức, viên chức, người lao động; đề xuất tuyển dụng đủ biên chế được giao. Chủ động đề xuất điều chỉnh số lượng cơ cấu, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với tiêu chuẩn chức danh vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị. Xác định rõ người có năng lực, cần cử đi đào tạo, bồi dưỡng, để tạo nguồn quy hoạch; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu chuẩn chức danh theo ngạch công chức, vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp:
+ Đối với những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có trình độ chưa đạt chuẩn, yếu về năng lực công tác nhưng trong độ tuổi sẽ xem xét có thể đào tạo để đạt yêu cầu thì bố trí cho đi đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo trình độ đạt chuẩn theo quy định.
+ Đối với những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trình độ chưa đạt chuẩn nhưng không thể đào tạo, đào tạo lại; các trường hợp dôi dư do sắp xếp lại tổ chức bộ máy, cơ cấu lại theo vị trí việc làm; các trường hợp có chuyên ngành đào tạo không phù hợp nếu có thể thuyên chuyển sang vị trí khác cho phù hợp thì thực hiện chuyển đổi vị trí công tác.
+ Đối với những cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc diện tinh giản biên chế khác quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP nhưng không thể cử đi đào tạo, không thể bố trí việc làm khác phù hợp thì khuyến khích tạo điều kiện để thực hiện việc tinh giản biên chế. Những người có đủ năm công tác nhưng chưa đủ tuổi về hưu, khuyến khích và động viên cho về hưu trước tuổi.
- Cơ chế, chính sách thực hiện sắp xếp, tinh giản bộ máy, biên chế: Ngoài các chính sách chung quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ; Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC và các văn bản hiện hành; một số nhóm đối tượng còn được hỗ trợ thêm các chính sách được quy định tại Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND .
2.2.2. Chính sách đầu tư cơ sở vật chất
Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng khuôn viên, đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở y tế trong quá trình sắp xếp lại tổ chức bộ máy để các đơn vị sau sáp nhập đảm bảo cơ sở vật chất quy về một đầu mối, đủ trang thiết bị hoạt động; nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành Y tế.
2.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, rà soát, kịp thời bổ sung nhân tố mới vào quy hoạch hoặc đưa ra khỏi diện quy hoạch những cán bộ không đủ tiêu chuẩn, quá tuổi, đã chuyển công tác...
- Xây dựng kế hoạch, lộ trình đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ; tập trung, ưu tiên đào tạo nguồn cán bộ chất lượng cao thuộc các chuyên ngành, lĩnh vực chuyên khoa ngành còn thiếu; đào tạo, đào tạo lại cán bộ theo yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm và chức danh quy hoạch; gắn việc đào tạo, bồi dưỡng với thực hiện luân chuyển để rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn. Tổ chức đào tạo, đào tạo lại các đối tượng biên chế y tế học đường đủ điều kiện về trình độ chuyên môn để cấp chứng chỉ hành nghề và đáp ứng yêu cầu theo vị trí việc làm đảm nhận.
- Đổi mới và nâng cao chất lượng đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; đánh giá cán bộ phải bảo đảm thực chất, bám sát tiêu chuẩn, chức trách nhiệm vụ và mức độ hoàn thành công việc được giao, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với kết quả đánh giá cán bộ; thực hiện đúng việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức làm cơ sở tinh giản những trường hợp có năng lực, phẩm chất, sức khỏe yếu, hiệu quả, chất lượng công việc không đạt yêu cầu.
- Nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức; thực hiện tốt việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ.
1. Sở Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan: Xây dựng và thực hiện Đề án thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh; Trung tâm Pháp y và Giám định y khoa Hà Tĩnh; kiện toàn tổ chức, bộ máy, đổi tên Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm Hà Tĩnh thành Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm. Sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động; tham mưu xử lý cơ sở vật chất các đơn vị sau sáp nhập.
Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị tự chủ nhóm II (đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm được toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên) xây dựng phương án tự chủ theo đúng quy định hiện hành; phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính rà soát, thẩm định, hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt.
Phê duyệt đề án sắp xếp, tinh giản bộ máy, biên chế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các đơn vị trực thuộc.
Thực hiện các giải pháp sắp xếp, bố trí đội ngũ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan hướng dẫn UBND cấp huyện xây dựng đề án sắp xếp tổ chức bộ máy y tế tuyến huyện; rà soát, sắp xếp hợp lý các Trạm Y tế cấp xã, phường, thị trấn theo Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND .
b) Hàng năm, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND của năm kế hoạch, tổng hợp vào dự toán chi sự nghiệp y tế gửi Sở Tài chính thẩm định, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.
c) Định kỳ hàng năm, tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện báo cáo Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh.
2. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tham mưu về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; sắp xếp tổng thể viên chức y tế tại các trường học về trạm y tế và các đơn vị y tế còn thiếu. Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND .
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế thẩm định phương án tự chủ của các đơn vị tự chủ nhóm II, đề án kiện toàn tổ chức bộ máy ngành Y tế, đề án kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị trực thuộc ngành Y tế để hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt.
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan hướng dẫn UBND cấp huyện xây dựng đề án sắp xếp tổ chức bộ máy y tế tuyến huyện; rà soát, sắp xếp hợp lý các Trạm Y tế cấp xã, phường, thị trấn theo Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND .
3. Sở Tài chính
Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch, dự toán kinh phí của ngành Y tế, phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ bố trí từ nguồn giảm chi trực tiếp của ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh.
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế thẩm định phương án tự chủ của các đơn vị tự chủ nhóm II, đề án kiện toàn tổ chức bộ máy ngành Y tế, đề án kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị trực thuộc ngành Y tế để hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở: Y tế, Tài chính và các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép các nguồn vốn để bố trí kinh phí đầu tư phát triển thực hiện kế hoạch.
5. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
Chủ trì phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức tuyên truyền các quy định của Nghị quyết số 94/2018/NQ-HĐND đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân, nhất là các tổ chức và cá nhân có liên quan biết để thực hiện. Phản ánh tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Nội vụ xây dựng đề án và thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy y tế tuyến huyện; rà soát, sắp xếp hợp lý các Trạm Y tế cấp xã, phường, thị trấn; sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực thuộc quản lý.
b) Hàng năm, lập kế hoạch về nội dung và nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách thuộc huyện quản lý báo cáo Sở Tài chính tổng hợp.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế rà soát nhu cầu, đề xuất xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng khuôn viên, đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở y tế trong quá trình sắp xếp lại tổ chức bộ máy; lập đề án gửi các sở, ngành liên quan thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Kinh phí đầu tư phát triển thực hiện theo các chương trình, dự án, kế hoạch đầu tư của Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích, hỗ trợ bố trí từ nguồn giảm chi trực tiếp của ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám chữa bệnh theo lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh.
Yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung của Nghị quyết, phối hợp triển khai có hiệu quả, đúng lộ trình và đạt mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã theo dõi việc thực hiện Kế hoạch này, định kỳ hàng năm (trước ngày 15/12) tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh./.
Nghị quyết 94/2018/NQ-HĐND quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai Ban hành: 06/12/2018 | Cập nhật: 24/12/2018
Nghị quyết 94/2018/NQ-HĐND về chính sách thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ngành Y tế Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo Ban hành: 18/07/2018 | Cập nhật: 10/10/2018
Nghị quyết 94/2018/NQ-HĐND về mức phân bổ kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương từ nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông Ban hành: 04/07/2018 | Cập nhật: 14/08/2018
Thông tư liên tịch 01/2015/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế Ban hành: 14/04/2015 | Cập nhật: 21/04/2015
Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế Ban hành: 20/11/2014 | Cập nhật: 21/11/2014