Kế hoạch 28/KH-UBND năm 2019 về dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025
Số hiệu: 28/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Ngô Văn Quý
Ngày ban hành: 23/01/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/KH-UBND

Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG, TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NI ĐẾN NĂM 2025
(theo Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thng giáo dục quốc dân giai đoạn 2017- 2025)

Thực hiện Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025; Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch “Dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025” (theo Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, hổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025). Nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Hà Nội trong nhiều năm vẫn là một trong những đơn vị dẫn đầu về phong trào dạy và học ngoại ngữ; kết quả qua các kỳ thi đều đứng thứ hạng cao. Tuy nhiên, thành tích mũi nhọn chỉ tập trung ở số ít học sinh; kết quả đại trà môn ngoại ngữ nói chung, môn tiếng Anh nói riêng còn thấp so với các môn học khác. Ngoài ra, trên thực tế, số giáo viên, học sinh có thể sử dụng tiếng Anh giao tiếp với người bản xứ chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành và số lượng còn hạn chế cho dù về bằng cấp, chứng chỉ, đa phn giáo viên đều đạt chuẩn so với quy định. Kế hoạch Dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025, điều chỉnh theo Quyết định s2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025 nhằm:

a) Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống các trường phổ thông trên địa bàn Thành phố; triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học. Phấn đấu đến năm 2025, giáo viên ngoại ngữ đạt được một bước tiến rõ rệt về năng lực chuyên môn; đa số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, trong học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa. Giáo viên ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng thành thạo cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết theo Khung năng lực ngoại ngữ châu Âu (CEFR).

b) Tạo bước đột phá về chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo; khuyến khích đưa ngoại ngữ vào trường từ bậc mầm non đến các trường phổ thông, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các hoạt động giao lưu quốc tế; đẩy mạnh dạy các môn học khác bằng tiếng Anh; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cạnh tranh với các nước trong khu vực về các cơ hội việc làm cho lớp trẻ; bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện lộ trình triển khai các chương trình dạy và học ngoại ngữ trong giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp - thường xuyên, đáp ứng cơ bản nhu cầu đa dạng của xã hội.

c) Tiếp tục hoàn thành các chỉ tiêu Kế hoạch số 90, đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, với mục tiêu tới năm 2025 có 100% giáo viên tiếng Anh các cấp học đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam; 50% giáo viên tiếng Anh đạt trình độ nghe, nói theo chuẩn quốc tế IELTS (từ 6.5 trở lên).

2. Mc tiêu c thể

a) Đối với giáo dục mầm non

Triển khai chương trình làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mầm non ở các cơ sở giáo dục mầm non có nhu cầu và đủ điều kiện trên địa bàn Thành phố.

b) Đối với giáo dục phổ thông

Đến năm 2020, 100% học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông được học chương trình ngoại ngữ hệ 10 năm; phấn đấu có 100% giáo viên ngoại ngữ cấp học phổ thông đạt chuẩn về năng lực ngoại ngữ và phương pháp dạy học mới theo quy định khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương; 30% giáo viên tiếng Anh trung học cơ sở, trung học phổ thông được bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và nâng chuẩn nghe nói tại các nước sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất; 30% giáo viên dạy môn Toán và môn Khoa học bằng tiếng Anh được đào tạo đạt trình độ B2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương.

Rà soát, bổ sung và cấp mới trang thiết bị dạy học cho 100% các phòng hc ngoại ngữ, đạt tối thiểu 50% các phòng học có tivi/màn hình hoặc thiết bị tương ứng khác nối mạng internet và các phần mềm ứng dụng dạy học ngoại ngữ.

Đến năm 2025, 100% các trường tiểu học dạy đủ chương trình tiếng Anh 4 tiết/tuần; dạy tiếng Nhật, tiếng Pháp ngoại ngữ 1 theo đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 20% số trường trung học cơ sở, trung học phổ thông triển khai chương trình song ngữ (học thêm ít nhất một ngoại ngữ thứ 2 là tiếng Nhật, Pháp, Đức, Hàn, Nga hoặc Trung...). Tiếp tục thí điểm và mở rộng triển khai học các môn học khác bằng tiếng Anh ở các trường có nhu cầu và đủ điều kiện.

Đến năm 2025, 50% giáo viên phổ thông các cấp học đạt kỹ năng nghe, nói tiếng Anh từ 6.5 trở lên theo chuẩn quốc tế IELTS; 100% giáo viên hoàn thành lớp công nghệ thông tin (ICT) để sử dụng công nghệ dạy học hiện đại, soạn giảng giáo án điện tử và ứng dụng sách mềm,... trong dạy học; 50% giáo viên các môn Toán và Khoa học có thể sử dụng tiếng Anh để giảng dạy.

c) Đối với giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên

Đến năm 2025: 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành, nghề đào tạo.

100% học viên các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên học chương trình ngoại ngữ 7 năm và 50% các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên học chương trình ngoại ngữ mới hệ 10 năm.

d) Đối với công chức và viên chức

- Đến năm 2025: Phấn đấu 50% cán bộ công chức, viên chức được phổ cập ngoại ngữ có thể giao tiếp ở mức sơ cấp bậc 2 (A2) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam; 50% cán bộ, công chức, viên chức có thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp ở mức trung cấp bậc 3 (B1) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương.

- Đến năm 2025: Phấn đấu 100% cán bộ, công chức, viên chức quản lý có khả năng giao tiếp bằng ít nhất 01 ngoại ngữ, đạt tối thiểu mức sơ cấp bậc 2 (A2) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Xây dựng, đánh giá, ban hành và triển khai chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ

- Xây dựng, đánh giá, ban hành và triển khai chương trình học tập cho học sinh liên thông giữa các khối lớp, các cấp học cùng với chương trình bổ trợ bộ sách học trên lớp phù hợp với trình độ của người học về độ khó của ngôn ngữ, tăng tình huống ứng dụng từ mới và tăng thời lượng giao tiếp ứng dụng. Ngoài bộ sách tiếng Anh hệ 10 năm của Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội phối hợp với các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước biên soạn bộ sách tự chọn làm quen cho học sinh mầm non, học sinh lớp 1, lớp 2; bộ sách bổ trợ và tăng cường các kỹ năng nghe, nói cho chương trình và sách giáo khoa tiếng Anh của Bộ Giáo dục và Đào tạo; giao quyền lựa chọn các bộ sách, bộ tài liệu giảng dạy cho các nhà trường với các tiêu chí cụ thể khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép.

- Tổ chức dạy làm quen tiếng Anh cho trẻ mầm non và học sinh lớp 1, lớp 2 ở những cơ sở có nhu cầu và đủ điều kiện, áp dụng tài liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép và tài liệu ban hành theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Mở rộng quy mô dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới, đưa môn ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) vào giảng dạy một cách hệ thống từ tiểu học (lớp 3) đến trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên theo chương trình mới hệ 10 năm; nâng cao một cách cơ bản chất lượng dạy học ngoại ngữ ở các trường phổ thông theo chương trình mới, chú trọng phát triển trình độ ngôn ngữ và thực hành các kỹ năng giao tiếp cơ bản của người học, đáp ứng mục tiêu dạy học ngoại ngữ theo chương trình mới.

- Thực hiện việc dạy học bằng tiếng Anh cho các môn học khác ở các trường chuyên, các trường đại trà có nhu cầu và có đủ điều kiện thực hiện.

Nghiên cứu bổ sung tài liệu dạy và học ngoại ngữ theo hướng hiện đại và phù hợp chuẩn đầu ra theo quy định.

- Đối với ngoại ngữ 1, hết cấp tiểu học, học sinh đạt bậc 1/6; hết cấp trung học cơ sở, học sinh đạt bậc 2/6; hết cấp trung học phổ thông, học sinh đạt bậc 3/6 theo Khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

- Đối với ngoại ngữ 2, hết cấp trung học cơ sở, học sinh đạt bậc 1/6; hết cấp trung học phổ thông, học sinh đạt bậc 2/6 theo Khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương.

- Xây dựng các nguồn học liệu mở trên website của Sở Giáo dục và Đào tạo, của các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã; xây dựng hệ thống thông tin điện tử có đủ các chức năng cung cấp dịch vụ E-learning theo thời gian thực; tài liệu giáo trình cho việc dạy và học; khảo sát, sát hạch qua môi trường mạng; chia sẻ thông tin trên cổng trường học kết nối các giáo án mẫu, tư liệu tham khảo để giáo viên, học sinh có thể tham gia chia sẻ kinh nghiệm.

- Tổ chức tổng kết đánh giá các chương trình cho trẻ mầm non làm quen tiếng Anh, các chương trình bổ trợ, nâng cao tiếng Anh với các môn học khác và các ngoại ngữ khác.

2. Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế, tăng cường năng lực khảo thí ngoại ngữ của quốc gia

- Xây dựng ngân hàng đề với hệ thống bài kiểm tra mẫu để đánh giá thường xuyên và định kỳ hàng năm sát với khung đánh giá 6 bậc hoặc tương đương theo quy định chuẩn đầu ra môn ngoại ngữ cho học sinh các cấp học.

- Tổ chức khảo sát năng lực tiếng Anh cho học sinh cuối các cấp học (lớp 5, lớp 9 và lớp 12) đảm bảo đạt chuẩn theo quy định (A2, B1, B2); nghiên cứu để có chính sách ưu tiên đối với học sinh có chứng chỉ quốc tế môn ngoại ngữ trong tuyển sinh vào lớp 6 và tuyển sinh vào lớp 10.

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế cho học sinh, giáo viên. Kết hợp với các đối tác trong nước và quốc tế có ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo để thực hiện các kỳ kiểm tra tiếng Anh và các ngoại ngữ khác theo chuẩn quốc tế trên tinh thần tự nguyện của học sinh, phụ huynh học sinh.

- Công bố, áp dụng chuẩn khảo thí thống nhất theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng và áp dụng các hệ thống khảo thí theo chuẩn quốc tế trên môi trường mạng.

3. Phát triển đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đủ về s lượng và đảm bảo chất lượng

- Có kế hoạch, lộ trình đào tạo, tuyển dụng đủ số lượng giáo viên dạy ngoại ngữ các cấp học đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu dạy và học ngoại ngữ tiếng Anh và các ngoại ngữ khác trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố. Ưu tiên tuyển đủ giáo viên tiếng Anh cấp Tiểu học đhọc sinh được học đủ 4 tiết/tuần theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình sách tiếng Anh mới hệ 10 năm. Cụ thể:

+ Tuyển dụng và bổ sung giáo viên tiếng Anh cấp Tiểu học đạt chuẩn B2: 809 giáo viên.

+ Tuyển dụng và bổ sung giáo viên tiếng Anh cấp trung học cơ sở đạt chuẩn B2: 543 giáo viên.

+ Tuyển dụng và bổ sung giáo viên tiếng Anh cấp trung học phổ thông đạt chuẩn C1: 80 giáo viên.

- Tiếp tục bồi dưỡng 80% giáo viên đã đạt chuẩn theo khung ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương nâng cao trình độ nghe nói tiếng Anh theo chuẩn quốc tế IELTS tại các khóa đào tạo trong nước với 100% giáo viên bản ngữ và các khóa học tập tại nước ngoài.

- Hoàn thành việc bồi dưỡng nâng chuẩn cho 16% giáo viên ngoại ngữ (tiếng Anh) chưa đạt chuẩn (bồi dưỡng lần 2), đồng thời có quy định thời hạn tối đa cho giáo viên tự bồi dưỡng đạt chuẩn (hết năm 2020); thuyên chuyển công việc hoặc tạm dừng giảng dạy nếu sau thời gian quy định giáo viên không đạt chuẩn.

- Hoàn thành việc bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên ngoại ngữ; giáo viên dạy môn Toán và các môn Khoa học bằng tiếng Anh theo phương pháp hiện đại, từng bước đạt chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới.

- Duy trì công tác tập huấn giáo viên, tổ chức chuyên đề học tập chia sẻ kinh nghiệm hàng năm nhằm liên tục nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ các cấp học phthông và giáo dục thường xuyên.

- Đổi mới phương thức tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ các cấp học, đảm bảo đủ giáo viên dạy ngoại ngữ theo quy định, chất lượng đội ngũ giáo viên tuyn mới đáp ứng các tiêu chí đề ra của Đề án.

- Có cơ chế, chính sách đảm bảo quyền lợi cho giáo viên đủ điều kiện chuẩn theo quy định tham gia hợp đồng dạy các ngoại ngữ tiếng Anh và ngoại ngữ khác khi Thành phố chưa tổ chức tuyển dụng hoặc chưa giao chỉ tiêu biên chế.

4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ

- Rà soát thiết bị đã đầu tư cho các trường, lên phương án đầu tư tiếp để đảm bảo cơ sở vật chất cho việc dạy học tiếng Anh.

- Nâng cấp, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho phòng học ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ. Xây dựng hệ thống “School hub” (giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh có thể tham khảo thông tin khi truy cập mạng internet) nhằm hỗ trợ cho giáo viên, học sinh hoặc những người có nhu cầu học tập nâng cao trình độ tiếng Anh.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng công tác sử dụng thiết bị, phần mềm dạy học ngoại ngữ; sử dụng các phòng dạy học ngoại ngữ, trang thiết bị nghe nhìn, tranh ảnh, phần mềm trong dạy học thường xuyên, tiến tới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh qua trực tuyến và phần mm online, tạo thói quen tự học cho học sinh, phát huy năng lực, sở trường của học sinh.

- Xây dựng bộ tài liệu “Đào tạo tiếng Anh ICT” cho các trường học từ bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn toàn Thành phố.

- Tập huấn giáo viên về công nghệ thông tin, thực hành truy cập, khai thác nguồn học liệu mở trên mạng một cách hiệu quả.

- Đến năm 2025, trang bị 100% tivi nối mạng internet và thiết bị dạy học ngoại ngữ tối thiểu cho các trường phổ thông để giáo viên và học sinh thực hành nghe, nói thông qua các phần mềm hỗ trợ.

5. Đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ

- Tuyên truyền, phổ biến tm quan trọng của việc dạy và học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng tới phụ huynh học sinh, giáo viên, các cơ sở giáo dục và các ban, ngành, đoàn thể nhằm thay đổi triệt để về nhận thức trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý, giáo viên và các tầng lớp nhân dân.

- Tổ chức các hoạt động ngày hội ngôn ngữ; thành lập các câu lạc bộ nghe nói tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Pháp…; xây dựng mô hình trường học điển hình về ngoại ngữ làm động lực thúc đẩy phong trào học tập tiếng Anh và các ngoại ngữ khác từ trường tới quận, huyện, thị xã và Thành phố.

- Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế: Giao lưu học sinh, hỗ trợ tìm kiếm các nguồn học bổng về ngoại ngữ và chương trình du học nước ngoài; chủ động hợp tác với các nước thông qua các chương trình giao lưu, trao đổi giao lưu văn hóa cho học sinh, tham dự trại hè quốc tế nhằm tạo môi trường cho học sinh tự tin trong giao tiếp, trong ứng xử và thực hành ngôn ngữ; giới thiệu các tổ chức tư vấn du học cung cấp học bổng bán phần và toàn phần cho học sinh khá giỏi; tổ chức liên kết với các trường đại học trong nước và nước ngoài nhằm giới thiệu học sinh có đủ điều kiện tiếp tục học đại học sau khi có chứng chỉ tại các chương trình đào tạo song bằng; thu hút tình nguyện viên cho các trường học.

- Tổ chức các cuộc thi mang tính khu vực và quốc tế nhằm tạo động cơ và môi trường học tập cho học sinh phát triển khả năng ngôn ngữ: các kỳ thi hùng biện, tranh biện, ngày hội ngôn ngữ, các cuộc thi Olympic tiếng Anh và các môn ngoại ngữ khác, thi môn Toán và Khoa học trẻ bằng tiếng Anh và các kỳ thi khác tạo sân chơi phát triển trí tuệ, phát triển năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ cho học sinh;

- Tạo cơ chế thuận lợi khuyến khích các trường xây dựng, phát triển các hình thức liên kết, hợp tác với các tổ chức, trung tâm ngoại ngữ có giảng viên nước ngoài phù hợp với việc dạy và học ngoại ngữ ở đơn vị; thực hiện các chương trình hợp tác, trao đổi giáo viên, học sinh, giảng viên nước ngoài; tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ, tăng cường trang thiết bị, học liệu dạy học ngoại ngữ với hình thức xã hội hóa nhằm tạo bước đột phá trong việc chủ động hội nhập quốc tế của Thành phố.

6. Nghiên cứu đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách, quy định liên quan đến việc dạy và học ngoại ngữ

- Xây dựng các quy định, quy trình tuyển chọn giáo viên tiếng Anh và giáo viên các ngoại ngữ khác theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Nghiên cứu giao quyền cho Hiệu trưởng các trường tuyển dụng giáo viên, có cam kết về chất lượng giáo viên và đầu ra của học sinh.

- Đề xuất cơ chế đảm bảo thu hút được nguồn nhân lực tốt; có chính sách động viên với những giáo viên xuất sắc, hỗ trợ cơ chế tài chính.

- Xây dựng các quy định về xã hội hóa trong dạy học tiếng Anh và các ngoại ngữ khác phù hợp với nhu cầu và điều kiện cụ thể của các cơ sở giáo dục.

7. Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ

- Căn cứ tình hình thực tế của địa phương, các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch hợp tác với các trung tâm ngoại ngữ đủ điều kiện, thu hút giáo viên nước ngoài có trình độ tham gia giảng dạy, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của cơ sở giáo dục, trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, hợp tác, đầu tư, cung cấp các dịch vụ dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là các chương trình dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức giáo dục trong nước và ngoài nước liên kết hỗ trợ công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; xây dựng các phần mềm học tập, kiểm tra, đánh giá online.

- Khuyến khích phát huy cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.

8. Nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án

- Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán, cộng tác viên thanh tra môn ngoại ngữ để hỗ trợ Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các nhà trường trong công tác chỉ đạo, kiểm tra hoạt động chuyên môn ở cơ sở, đồng thời tư vấn hỗ trợ giáo viên về chuyên môn.

- Lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra chuyên môn thường xuyên, định kỳ nhằm tư vấn, thúc đẩy công tác dạy và học ngoại ngữ.

- Tổ chức khảo sát chất lượng các cấp học, đánh giá công tác dạy học của giáo viên, của các cơ sở giáo dục thông qua chất lượng đầu ra của học sinh.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chỉ đạo, quản lý, hướng dẫn kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí

- Ngân sách của Thành phố và ngân sách quận, huyện, thị xã từ nguồn sự nghiệp giáo dục và đào tạo và nguồn vốn đầu tư phát triển được cấp hàng năm cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác.

- Nguồn kinh phí từ các hoạt động xã hội hóa.

2. Kinh phí thực hiện

Căn cứ Kế hoạch được phê duyệt, UBND Thành phố chỉ đạo các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện theo lộ trình các năm, từ năm 2018-2025.

Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch từ năm 2018-2025: 1.523.253.000.000đ

(Một nghìn năm trăm hai ba tỷ hai trăm năm ba triệu đồng - theo biểu mẫu phụ lục 01 đính kèm).

IV. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 1, năm 2018, 2019:

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 199.452.000.000đ (Một trăm chín chín tỷ bn trăm năm hai triệu đồng).

a) Triển khai các chương trình dạy học ngoại ngữ cho các cấp học.

- Xây dựng lộ trình triển khai chương trình, tài liệu làm quen tiếng Anh cho trẻ mầm non, tiểu học lớp 1, lớp 2.

- Áp dụng thí điểm chương trình làm quen tiếng Anh cho trẻ mầm non và sách giáo khoa làm quen tiếng Anh lớp 1, 2 theo tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Triển khai đại trà sách tiếng Anh hệ 10 năm cho các cấp học.

- Triển khai chương trình hệ 10 năm với môn tiếng Nhật, Pháp; thí điểm chương trình sách giáo khoa và các môn Ngoại ngữ 2.

- Xây dựng bộ tài liệu “Đào tạo tiếng Anh ICT” cho các trường học từ bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn toàn Thành phố (theo biểu mẫu phụ lục 02 đính kèm).

b) Đào tạo chuẩn học sinh

- Tổ chức các cuộc thi hùng biện, tranh biện cho học sinh ở 3 cấp học: tháng 03/2019; tháng 12/2019 (theo biểu mẫu phụ lục 03 đính kèm).

- Kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh hết cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở: tháng 02/2019 dự kiến kiểm tra xác suất 30% học sinh lớp 5, lớp 9 theo chuẩn đầu ra A1, A2 (theo biểu mẫu phụ lục 04 đính kèm)

c) Đào tạo chuẩn giáo viên

- Năm 2018-2019:

+ Rà soát, đào tạo để đạt chuẩn trong nước cho 16% giáo viên tiếng Anh chưa đạt chuẩn trên tổng số 3848 giáo viên biên chế (khong 600 giáo viên - theo biu mẫu phụ lục 05 đính kèm).

+ Đào tạo tiếng Anh cho cán bộ công chức, viên chức thuộc các phòng của Sở Giáo dục và Đào tạo và 30 Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã. Dự kiến 100 người/năm (Mỗi phòng của Sở: 03 người, mỗi phòng của quận, huyện, thị xã: 02-03 người) (theo biu mẫu phụ lục 05 đính kèm).

+ Đào tạo nâng bậc nghe nói theo chuẩn IELTS tại nước ngoài (Anh, Úc...) cho giáo viên tiếng Anh cốt cán đạt chuẩn theo khung năng lực 6 bậc Việt Nam hoặc tương đương: Mỗi trường trung học phổ thông cử 01 giáo viên và mỗi quận huyện cử 03 giáo viên: 200 giáo viên. Thời gian dự kiến 3 tháng (theo biểu mẫu phụ lục 06 đính kèm).

+ Đào tạo năng lực tiếng Anh và phương pháp dạy học cho giáo viên dạy các môn Toán và các môn Khoa học bằng tiếng Anh: 40 giáo viên/năm (theo biểu mẫu phụ lục 05 đính kèm).

+ Tổ chức tập huấn cho giáo viên tiếng Anh các cấp học về đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giáo án và giảng dạy: 6 hội thảo cho 3 cấp học/năm (theo biểu mẫu phụ lục 07 đính kèm).

d) Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch của Đề án hàng năm (theo biểu mẫu phụ lục 08 đính kèm).

2. Giai đoạn 2, từ năm 2020-2022:

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 611.580.000.000đ (Sáu trăm mười một tỷ năm trăm tám mươi triệu đồng).

- Kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh: Tiếp tục triển khai kiểm tra đánh giá độc lập 30% học sinh lớp 5, lớp 9 và lớp 12.

- Tiếp tục triển khai các lớp đào tạo nâng bậc năng lực và bồi dưỡng phương pháp giảng dạy và công nghệ thông tin cho giáo viên tiếng Anh và dạy các môn Toán và Khoa học bằng tiếng Anh.

- Tiếp tục triển khai bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức chương trình nghe nói tiếng Anh: 10 người/quận/huyện/thị xã/năm.

Đào tạo tiếng Anh cho giáo viên dạy các môn học khác: 20 giáo viên/quận/ huyện/thị xã/ năm. Mỗi trường trung học phổ thông: 02 giáo viên/năm.

- Tổ chức thi hùng biện tiếng Anh và ngày hội các ngôn ngữ.

- Tổ chức các hội thảo, tập huấn cho giáo viên ngoại ngữ.

- Cấp mới, bổ sung, nâng cấp thiết bị, phần mềm dạy học thông minh cho các phòng học từ năm 2020 (trang bị trong 4 năm: Mỗi năm 25% các phòng chưa được cấp thiết bị theo Kế hoạch 90 cho cấp trung học phổ thông trực thuộc Sở) (theo biu mẫu phụ lục 09-10 đính kèm).

- Kiểm tra đánh giá công tác thực hiện Kế hoạch.

3. Giai đon 3 năm 2023-2025

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 712.221.000.000đ (Bảy trăm mười hai tỷ hai trăm hai mốt triệu đồng).

- Tiếp tục triển khai đánh giá kết quả học sinh các cấp học theo kế hoạch hàng năm. Từ 2023-2025: Phấn đấu thực hiện kiểm tra đánh giá 100% học sinh cuối cấp học (lớp 5, lớp 9) theo khung chuẩn năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam theo các năm học và tới năm 2025 ít nhất có 80% học sinh đạt chuẩn theo quy định.

- Tiếp tục xây dựng và phát triển ngân hàng đề kiểm tra đánh giá học sinh thường xuyên và định kỳ. Sử dụng phần mềm kiểm tra đánh giá trong dạy học ngoại ngữ.

- Soạn giảng giáo án bằng công nghệ thông tin; phấn đấu 50% các tiết học ngoại ngữ trong nhà trường có ứng dụng công nghệ thông tin.

- Tiếp tục bồi dưỡng về năng lực và phương pháp cho giáo viên giảng dạy ngoại ngữ và dạy các môn Toán, Khoa học bằng tiếng Anh.

- Tới năm 2025 tuyển dụng đủ giáo viên dạy tiếng Anh và các ngoại ngữ khác cho các cấp học theo đúng chuẩn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có cơ chế thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ dạy và học lâu dài.

- Tới năm 2025, 100% các trường dạy tiếng Anh theo chương trình mới hệ 10 năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo; áp dụng chương trình làm quen tiếng Anh với trẻ mầm non và học sinh lớp 1, lớp 2.

- Triển khai dạy học ngoại ngữ 2 ở các đơn vị có nhu cầu. Phấn đấu tới năm 2025 có tối thiểu 5% số trường cấp tiểu học và 30% strường cấp trung học được học 2 ngoại ngữ; xây dựng, triển khai chương trình, tài liệu dạy và học tiếng Anh là ngoại ngữ 2 và các ngoại ngữ khác trong các cơ sở giáo dục.

- Tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá công tác thực hiện Kế hoạch.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch, triển khai, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp hoạt động giữa các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị hữu quan giải quyết những khó khăn nảy sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất chi ngân sách, định mức chi cụ thể thực hiện Kế hoạch, trình UBND Thành phố phê duyệt.

- Phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ các cấp học (Tiếng Anh, Trung, Nga, Pháp, Đức, Nhật) theo chuẩn hóa.

- Phối hợp với các Sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã làm tốt công tác tuyên truyền thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

- Định kỳ 6 tháng, 1 năm tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND Thành phố.

2. Sở Tài chính

- Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính tham mưu trình UBND Thành phố bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ dạy và học ngoại ngữ theo Kế hoạch được phê duyệt của UBND Thành phố.

- Hướng dẫn các đơn vị sử dụng kinh phí và quyết toán theo Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất triển khai cơ chế tài chính để thực hiện tốt Kế hoạch giai đoạn 2017-2025.

3. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, giám sát việc thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác đối với giáo viên ngoại ngữ nói chung và giáo viên tiếng Anh nói riêng; việc cấp giấy phép lao động cho giáo viên người nước ngoài.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, thẩm định các chương trình thực hiện thuộc nội dung Kế hoạch, báo cáo UBND Thành phố phê duyệt.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm cho các cấp học, huy động các nguồn lực xã hội cho sự nghiệp phát triển giáo dục và thực hiện tốt mục tiêu của Kế hoạch.

5. Sở Ni v

Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính đề xuất chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, bổ sung thêm chỉ tiêu biên chế cho các cấp học có đủ số lượng giáo viên đạt chuẩn cần cho chương trình tiếng Anh mới, đặc biệt cấp tiểu học triển khai chương trình 10 năm; thống nhất với Sở Giáo dục và Đào tạo phương thức tuyển dụng hoặc ký hợp đồng với giáo viên ngoại ngữ, trình UBND Thành phố phê duyệt để tuyển dụng, hợp đồng bố trí đủ giáo viên cho các cơ sở giáo dục công lập.

6. Sở Ngoại vụ

- Tư vấn và hỗ trợ Sở Giáo dục và Đào tạo trong công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế, quản lý giáo viên nước ngoài. Ký kết hợp tác với các tổ chức giáo dục cung cấp tình nguyện viên cho các chương trình giao lưu học sinh.

- Làm việc với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài vận động ủng hộ, hỗ trợ kinh phí thực hiện Kế hoạch.

7. S Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí

- Tăng cường công tác truyền thông việc dạy và học ngoại ngữ, thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền rộng rãi về Kế hoạch để học sinh, cha mẹ học sinh và xã hội hiểu rõ và đồng thuận thực hiện Kế hoạch.

- Cử đại diện tham gia thành phần Ban Chỉ đạo giám sát các cơ quan truyền thông trong việc thực hiện tuyên truyền, cổ động về Kế hoạch.

8. Mời Nhà xuất bản Giáo dục

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai Biên bản thỏa thuận giữa Sở Giáo dục và Đào tạo và Nhà xuất bản Giáo dục. Cung cấp nguồn tài liệu bổ trợ và các phần mềm ứng dụng dạy học ngoại ngữ.

9. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với chủ trương, chính sách.

- Cân đối nguồn kinh phí, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch.

- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường tích cực triển khai, thực hiện Kế hoạch.

10. Các cơ sở giáo dục đào tạo

- Trực tiếp triển khai và thực hiện các nội dung của Kế hoạch theo chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã, đảm bảo chất lượng, hiệu quả dạy và học các ngoại ngữ tại đơn vị.

- Huy động các tổ chức quốc tế, các trung tâm ngoại ngữ chất lượng cao trên địa bàn quận, huyện, thị xã liên kết dạy học, cử chuyên gia hỗ trợ công tác tập huấn giáo viên thông qua các hội thảo, chuyên đề; tổ chức các ngày hội ngôn ngữ tạo môi trường học ngoại ngữ cho học sinh; hỗ trợ xây dựng, phổ biến, sử dụng phần mềm giảng dạy ngoại ngữ và phương pháp dạy học hiện đại.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Ban QL.ĐA Ngoại ngữ Quốc gia;
- TT.Thành ủy; TT. HĐND Thành phố;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Ban VHXH - HĐND Thành phố;
- Các Sở: GD&ĐT, KH&ĐT, TC, TT&TT, NV;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP UBND Thành phố; KGVX, NC, KT, TKBT, TTTHCB;
- Lưu: VT, KGVX
chiến

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Văn Quý

 

PHỤ LỤC 01

TNG HỢP NHU CẦU NGUỒN KINH PHÍ ĐTHỰC HIỆN KHOẠCH ĐÁN NGOẠI NGỮ QUỐC GIA 2080 THÀNH PHHÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2018-2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 28/KH-UBND ngày 23/01/2019 của UBND Thành phố Hà Nội)

TT

Nội dung triển khai

2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

Tổng cộng

1

Đánh giá học sinh cuối cấp học theo chuẩn đầu ra

15.600

15.600

15.600

15.600

15.600

50.600

50.600

50.600

229.800

2

Rà soát và đào tạo chuẩn giáo viên ngoại ngữ cho số giáo viên chưa đạt chuẩn (trong nước)

 

9.018

 

 

 

 

 

 

9.018

3

Đào tạo nâng bậc nghe nói cho giáo viên đã đạt chuẩn B2 - C1 (tại nước ngoài 200 giáo viên/năm)

 

153.172

153.172

153.172

153.172

153.172

153.172

153.172

1.072.204

4

Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức và lãnh đạo các phòng GDĐT và Sở GDĐT

 

1.503

1.503

1.503

1.503

 

 

 

6.012

5

Đào tạo cho giáo viên Toán và Khoa học bng tiếng Anh (40 người/năm)

 

601,2

601,2

601,2

601,2

601,2

601,2

601,2

4208.4

6

Công tác thống kê, kiểm tra giám sát tổng kết việc thực hiện Kế hoạch hàng năm

225

225

225

225

225

225

225

225

1.800

7

Hội nghị triển khai + Hội thảo (6 hội thảo/ năm/ 3 cấp)

204

204

204

204

204

204

204

204

1.632

8

Đầu tư thiết bị dạy và học ngoại ngữ cho các phòng học cho khối trực thuộc Sở: Tổng 156 trường. (Đã đầu tư theo KH 90 là 172 phòng. Còn lại 140 phòng cần tiếp tục đầu tư. Mỗi năm đầu tư 25%)

 

 

44.5

44.5

44.5

44.5

 

 

1.780

9

Đào tạo tiếng Anh cho giáo viên dạy các môn học khác (không phải là ngoại ngữ)

 

3.006

3.006

3.006

3.006

3.006

3.006

3.006

21.042

10

Xây dựng bộ tài liệu Đào tạo tiếng Anh công nghệ 4.0, và tài liệu làm quen tiếng Anh.

 

245

 

 

 

 

 

 

245

11

Tổ chức ngày hội ngôn ngữ các cấp học

 

450

450

450

450

450

450

450

3.150

12

Tổ chức tổng kết các giai đoạn thực hiện Kế hoạch

 

 

150

 

 

150

 

150

450

Tổng tiền:

16029

184024.2

175356.2

175206.2

175206.2

208853.2

208258.2

208408

1.351.341,4

(Một nghìn ba trăm năm mốt tỷ ba trăm bn mốt triệu bốn trăm nghìn đồng).

 

PHỤ LỤC 02

CHI CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG TÀI LIỆU CHƯƠNG TRÌNH HỌC CHO CÁC CẤP HỌC

TT

Nội dung

Kinh phí (đồng/tiết)

Thời lượng

Số lượng

Thành tiền (đồng)

1

Xây dựng tài liệu bổ trợ tiếng Anh TH công nghệ 4.0

500.000

35 tiết

3 khối 3,4,5

52.500.000

2

Xây dựng tài liệu làm quen tiếng Anh MG,TH1,2 công nghệ 4.0

500.000

35 tiết

3 khối MG,TH1, 2

52.500.000

3

Xây dựng tài liệu đào tạo tiếng Anh công nghệ 4.0 trung học cơ sở

500.000

35 tiết

4 khối 6,7,8,9

70.000.000

4

Xây dựng tài liệu đào tạo tiếng Anh công nghệ 4.0 trung học phổ thông

500.000

35 tiết

2 khối 10,11

35.000.000

5

Hỗ trợ mẫu bài kiểm tra

100.000

35 bài

10

35.000.000

 

Tổng cộng

 

 

 

245.000.000

(Hai trăm bốn nhăm triệu đồng)

 

PHỤ LỤC 03

TỔ CHỨC THI HÙNG BIỆN, NGÀY HỘI NGÔN NGỮ CHO 30 QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ/CP HỌC

T T

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Số tiền

Thành tiền

A

Chuẩn bị cho cuộc thi

 

 

 

 

1

Văn phòng phẩm

gói

1

2,000,000

2,000,000

2

Phông bạt, pa nô, áp phích

gói

1

3,000,000

3,000,000

3

Thuê loa máy, âm thanh, ánh sáng, thợ điện

gói

1

5,000,000

5,000,000

4

Ma ket sân khấu

01 bộ

1

1,500,000

1,500,000

5

Hoa bàn, bục

 

1

900,000

900,000

6

Thuê địa điểm, điện nước, phục vụ, trông xe, bảo vệ

700 chỗ

1

10,000,000

10,000,000

7

Ban nhạc, văn nghệ

gói

1

10,000,000

10,000,000

8

Bồi dưỡng ban nội dung, xây dựng chương trình (10 người x 10ngày)

10 ngày

10

200,000

2,000,000

9

Bồi dưỡng ban tổ chức (10 người làm việc 15 ngày)

10 người

15

150,000

22,500,000

10

Thù lao Ban giám khảo (07 người)

7 người

7

500,000

3,500,000

11

Nước uống (đại diện học sinh các đơn vị và đại biểu khách mời).

700 người

700

8,000

5,600,000

12

Hỗ trợ trang phục và chuẩn bị nội dung cho thí sinh hùng biện

30 thí sinh

30

1,000,000

30,000,000

13

Kinh phí đại biểu dự, báo chí, truyền hình

50 người

50

100,000

5,000,000

14

Hỗ trợ các quận, huyện, thị xã kinh phí đi lại, bồi dưỡng học sinh

30

30

1,000,000

30,000,000

B

Giải thưởng

 

 

 

0

1

Nhất

03 giải

3

1,000,000

3,000,000

2

Nhì

05 giải

5

800,000

4,000,000

3

Ba

10 giải

10

600,000

6,000,000

4

Khuyến khích

12 giải

12

500,000

6,000,000

 

Tổng cộng

 

 

 

150,000,000

(Một trăm năm mươi triệu đồng)

 

PHỤ LỤC 04

DỰ TOÁN KINH PHÍ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐU RA CỦA HỌC SINH
(Kinh phí kiểm tra cho 30% shọc sinh lớp 5, 9)

Dự toán xây dựng chi tiết cho 10,000 học sinh từ đó tính ra chi phí bình quân/1 học sinh và nhân ra tổng chi phí trên 30% số học sinh lớp 5, 9

Học sinh lớp 5 cấp Tiểu học có: 128.408 em.

Học sinh lớp 9 cấp trung học cơ sở có: 104.858 em.

Tổng cộng: 233.266 em, 30% tương đương ~78.000 em

 

Số thí sinh:

10,000

Hội đồng khảo sát:

1

thẩm định:

1

Điểm khảo sát:

200

Phòng khảo sát:

500

Ban chấm KS:

1

HĐ ra đề và in sao:

1

 

 

 

 

TT

Nội dung

Đơn vị tính

S lượng

Mức chi

Thành tiền

A. CHI PHÍ KIM TRA ĐÁNH GIÁ KỸ NĂNG NGHE - ĐỌC - VIẾT

I.

Công tác ra đề, in sao đề khảo sát

Người

Ngày/đề

 

190,556,080

a

Hội đồng ra đề KS

 

 

 

 

 

1

Chủ tịch

Đồng/người/ngày

1

4

280,000

1,120,000

2

Phó chủ tịch

Đồng/người/ngày

2

4

252,000

2,016,000

3

Thư ký

Đồng/người/ngày

4

4

184,000

2,944,000

4

Ủy viên

Đồng/người/ngày

15

3

184,000

8,280,000

b

In sao đề

 

 

 

 

 

1

Chủ tịch

Đồng/người/ngày

1

3

240,000

720,000

2

Phó chủ tịch

Đồng/người/ngày

2

3

200,000

1,200,000

3

Thư ký

Đồng/người/ngày

4

3

168,000

2,016,000

4

Ủy viên (16 người)

Đồng/người/ngày

16

7

168,000

18,816,000

5

Thanh tra

Đồng/người/ngày

1

7

168,000

1,176,000

6

Phục vụ, bảo vệ vòng ngoài

Đồng/người/ngày

5

7

92,000

3,220,000

7

Chi công tác ra đề KS

 

 

 

 

 

 

+ Đề đề xuất

Đồng/đề

11

 

368,000

4,048,000

 

+ Đề dự bị và HD chấm

Đồng/người/ngày

11

4

400,000

17,600,000

 

+ Đchính thức và HD chấm

Đồng/người/ngày

11

4

400,000

17,600,000

8

Tiền ăn cho HĐ ra đề, sao in (24/24)

Người/ngày

46

4

150,000

27,600,000

9

Nước uống

Người/ngày

46

4

10,000

1,840,000

10

Văn phòng phẩm cho HĐ in sao, tạp phẩm

 

 

 

 

 

 

+ Giấy in đề KS (A3)

Ram

50

 

140,000

7,000,000

 

+ Mực In

Hộp

5

 

2,500,000

12,500,000

 

+ Mực phô tô

Hộp

20

 

500,000

10,000,000

 

+ Đĩa CD ghi đề KS nghe, nói

Hộp

74

 

120,000

8,880,000

 

+ USB ghi

 

200

 

120,000

24,000,000

 

+ Túi đựng đề KS

Túi

600

 

3,600

2,160,000

 

+ Giấy xi măng gói bài KS

Tờ

241

 

3,400

820,080

 

+ Bút bi, bút dạ, bút ghi đĩa, kéo, dập gim...

 

1

 

10,000,000

10,000,000

 

+ Tạp phẩm (xà phòng, kem đánh răng, giấy vệ sinh,...)

 

1

 

5,000,000

5,000,000

II.

Công tác coi KS

 

 

 

 

732,320,000

a

Ban coi Khảo sát (mỗi phòng GD&ĐT là 1 Ban)

 

 

197,520,000

1

Trưởng ban

Người/ngày

30

3

224,000

20,160,000

2

Phó trưởng ban

Người/ngày

30

3

216,000

19,440,000

3

Thư ký, Ủy viên

Người/ngày

120

3

168,000

60,480,000

4

Thu và nộp bài KS về Sở

Người/ngày

60

3

168,000

30,240,000

5

Nước ung

Người/ngày

180

4

10,000

7,200,000

6

VPP phục vụ Ban coi KS

Đồng/Ban KS

30

 

2,000,000

60,000,000

b

Điểm coi Khảo sát

 

 

 

 

534,800,000

1

Trưởng điểm KS

Người/ngày

200

1

208,000

41,600,000

2

Phó trưởng điểm KS (1PCT x 160 điểm KS)

Người/ngày

200

1

200,000

40,000,000

3

Thư ký các Điểm KS

Người/ngày

200

1

168,000

33,600,000

4

Cán bộ Giám sát

Người/ngày

200

1

168,000

33,600,000

5

Cán bộ coi KS (số phòng KS x 2)

Người/ ngày

1,000

1

168,000

168,000,000

6

Nước uống

Người/ngày

1,800

1

10,000

18,000,000

7

VPP chun bị cho các Điểm KS, tiền thuê xe

Đồng/điểm KS

200

 

1,000,000

200,000,000

III.

Công tác chấm bài KS

 

 

101,050,000

1

Trưởng ban chấm KS

Đồng/người/ngày

1

6

240,000

1,440,000

2

Phó trưởng ban

Đồng/người/ngày

3

6

200,000

3,600,000

3

Ủy viên, thư ký

Đồng/người/ngày

40

6

168,000

40,320,000

4

Thanh tra, bảo vệ, phục vụ

Đồng/người/ngày

20

6

92,000

11,040,000

5

Phụ cấp tổ trưởng, tổ phó (10 môn x 2)

Đồng/người/ngày

20

 

184,000

3,680,000

6

Chấm bài KS trắc nghiệm

Đồng/bài

10,000

1

3,200

32,000,000

8

Nước uống

Đồng/người/ngày

97

 

10,000

970,000

9

Văn phòng phẩm

Đồng/Điểm chấm KS

1

 

8,000,000

8,000,000

IV.

Công tác tổ chức KS

 

 

708,980,000

 

Các hội nghị triển khai công tác KS

 

 

 

 

69,780,000

1

Họp HĐ KS, chuẩn bị cho công tác KS

Đồng/người/ngày

30

1

40,000

1,200,000

 

Báo cáo viên

Đồng/người/ngày

6

1

100,000

600,000

2

Hội nghị triển khai và tập huấn coi, chấm KS (Hội đồng KS + Phòng GD + Lãnh đạo Điểm KS + G sát)

Đồng/người/ngày

815

1

40,000

32,600,000

 

Báo cáo viên

Đồng/người/ngày

6

1

100,000

600,000

3

Hội nghị tập huấn phần mềm (Phòng GD + cán bộ KT)

Đồng/người/ngày

60

1

40,000

2,400,000

 

Báo cáo viên

Đồng/người/ngày

6

1

100,000

600,000

4

Thuê hội trường phục vụ hội nghị

Hội trường

1

1

12,000,000

12,000,000

5

Tài liệu phục vụ các hội nghị (in quyển)

Quyển

860

 

23,000

19,780,000

b

Văn phòng phẩm chuẩn bị cho kỳ KS

 

 

28,600,000

1

Giấy in A4

Đồng/Ram

50

 

72,000

3,600,000

2

Mực in A4

Đồng/hộp

8

 

2,500,000

20,000,000

3

Đĩa USB lưu dữ liệu khảo sát

Đồng/đĩa

50

 

100,000

5,000,000

c

Hội đồng KS của Sở

 

 

 

 

236,240,000

1

Chủ tịch

Đồng/người/ngày

1

20

252,000

5,040,000

2

Phó chủ tịch

Đồng/người/ngày

6

20

240,000

28,800,000

3

Thư ký

Đồng/người/ngày

6

20

200,000

24,000,000

4

Ủy viên

Đồng/người/ngày

40

20

200,000

160,000,000

5

Phục vụ

Đồng/người/ngày

10

20

92,000

18,400,000

d

Ban thư ký: Điều động, Hồ sơ, In ấn, Chuẩn bị cho Ban coi, chấm, phách...

 

 

140,640,000

1

Trưởng ban

Đồng/người/ngày

1

20

240,000

4,800,000

2

Phó trưởng ban

Đồng/người/ngày

4

20

208,000

16,640,000

4

Ủy viên

Đồng/người/ngày

30

20

168,000

100,800,000

5

Phục vụ

Đồng/người/ngày

10

20

92,000

18,400,000

e

Ban phách

 

 

 

 

108,120,000

1

Phụ cấp trách nhiệm

 

 

 

 

 

 

Trưởng ban

người

1

7

240,000 đ

1,680,000 đ

 

Phó trưởng ban

người

4

7

200,000 đ

5,600,000 đ

 

Thư ký, Ủy viên, Thanh tra

người

30

7

168,000 đ

35,280,000 đ

 

Phục vụ

người

10

7

92,000 đ

6,440,000 đ

2

Tiền ăn cho HĐ phách

người

45

7

50,000 đ

15,750,000 đ

3

Nước uống

người

45

7

10,000 đ

3,150,000 đ

4

Trực đêm

người

3

6

40,000 đ

720,000 đ

5

VPP cho Ban phách

 

 

 

 

19,500,000 đ

6

Hỗ trợ CSVC

 

 

 

 

20,000,000 đ

f

Vi tính thống kê và tổng hợp số liệu KS

Đồng/học sinh

10,000

 

2,000

20,000,000

g

Duyệt kết quả KS

Đồng/người/

ngày

30

10

168,000

50,400,000

h

Nhân công, phục v

 

30

20

92,000

55,200,000

V

In danh sách kết quả KS

 

 

80,600,000

a

In ấn (Bảng kết quả KS + sổ lưu), đóng dấu, cấp phát, lưu trữ

Đồng/học sinh

10,000

 

1,000

10,000,000

b

VPP phục vụ in danh sách và GCN

 

 

 

1

Giấy in A4

Đồng/Ram

100

 

72,000

7,200,000

2

Giấy in A3

Đồng/Ram

20

 

144,000

2,880,000

3

Bìa đóng sổ

Đồng/Ram

20

 

45,000

900,000

4

Băng dính đóng gáy sổ

Cuộn

30

 

15,000

450,000

5

Mực in A4

Đồng/ hộp

8

 

2,500,000

20,000,000

6

Mực in A3

Đồng/ hộp

8

 

4,100,000

32,800,000

7

Bút, kẹp, mực du,

Đồng/ hộp

1

 

6,370,000

6,370,000

VI.

Các khoản chi khác

 

 

5,000,000

1

Thanh quyết toán

Đồng/thí sinh

10,000

 

500

5,000,000

VIII

Thuê xe giao đề, kiểm tra CSVC (Văn phòng dự trù)

 

 

100,000,000

IX.

Dự Phòng

 

 

 

 

81,453,800

 

Tổng cộng chi phí tổ chức thi kỹ năng Nghe - Đọc - Viết

1,999,959,880

Tổng chi phí tổ chức kiểm tra đánh giá cho 10,000 học sinh

1,999,959,880

 

Chi phí bình quân cho 01 học sinh

199,996

 

Tổng chi phí tổ chức kiểm tra đánh giá cho 78,000 học sinh toàn TP

15,599,687,064

(Mười lăm tỷ năm trăm chín chín triệu sáu trăm tám bảy nghìn sáu tư đồng)

 

PHỤ LỤC 05

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN GIÁO VIÊN TIẾNG ANH B2-C1

Nội dung: Đào tạo chuẩn giáo viên tiếng Anh theo B2-C1

Địa điểm đào tạo: Việt Nam

Giáo viên: Việt Nam

Stiết: 440 tiết thực học trên lớp

Thời gian đào tạo: 11 tuần

TT

Nội dung chi cho 1 lớp 30 người

Đơn vị tính

Slượng

Đơn giá VNĐ

Thành tiền VNĐ

Căn cứ pháp lý

1

Thù lao giảng viên Việt Nam giảng dạy trực tiếp trên lớp

Tiết

400

500,000

200,000,000

Theo thông tư 36/2018/TT/BTC, định mức dạy tăng, tối đa là 500k/tiết

2

Chi mua giáo trình, tài liệu học tập

Người

30

300,000

9,000,000

Mục 2, điều 5, thông tư 36/2018/TT/BTC

3

Chi thuê hội trường, phòng học (bao gồm thuê phòng, điện, nước, internet, quạt, phục vụ vệ sinh,..)

Ngày

50

1,600,000

80,000,000

Mục 2, điều 5, thông tư 36/2018/TT/BTC

4

Chi phí thuê trang thiết bị trong thời gian diễn ra khóa đào tạo (bao gồm: bảng tương tác, máy chiếu, máy vi tính, thiết bị âm thanh)

Ngày

50

1,500,000

75,000,000

Mục 2, điều 5, thông tư 36/2018/TT/BTC

5

Chi giải khát giữa giờ cho học viên

HV x Ngày

1500

40,000

60,000,000

- Khoản 3, Điều 12 Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/04/2017

6

Chi phí quản lý (10% tng các khoản chi từ 1-5, trừ các khoản 6,7)

 

 

 

26,900,000

Mục 2, điều 5, thông tư 36/2018/TT/BTC

 

TNG CỘNG

 

 

 

450,900,000

 

 

Chi phí trên 1 học viên

 

 

 

15,030,000

 

1

Tổng chi phí cho 600 giáo viên ngoại ngữ các cấp học

 

 

 

9,018,000,000

 

(Chín tỷ không trăm mười tám triệu đồng)

 

2

Tổng chi phí cho 100 cán bộ, công chức

 

 

 

1,503,000,000

 

(Một tỷ năm trăm lẻ ba triệu đồng)

 

3

Tng chi phí cho 200 cán bộ, công chức, giáo viên các môn học khác

 

 

 

3,006,000,000

 

(Ba tỷ sáu triệu đồng)

 

4

Tổng chi phí cho 40 giáo viên giảng dạy các môn toán và khoa học

 

 

 

601,200,000

 

(Sáu trăm lẻ một triệu hai trăm nghìn đồng)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 06

KINH PHÍ ĐÀO TẠO TIẾNG ANH TẠI ÚC (KHÓA 12 TUẦN)

TT

Nội dung chi cho 01 lớp chuẩn (20 học viên)

SL

Đơn vị tính

Đơn giá

Thành tiền (VND)

Cơ sở tham khảo

Ghi chú

(tỷ giá USD: 1 USD = 22,600VND)

USD

VND

1

Học phí toàn khóa học

20

Người

21,880

 

9,889,760,000

Báo giá của cơ sở đào tạo tại nước ngoài

Bao gồm các chi phí: thiết kế chương trình, thù lao giảng viên, cơ sở vật chất, phí quản lý học viên, giáo trình tài liệu học tập cho học viên

2

Chi phí thuê phương tiện đưa đón học viên tại Việt Nam và Úc

20

Người

 

4,318,000

86,360,000

Theo quy định tại thông tư 36/2018/TT/BTC ngày 30/3/2018 và 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012

- Thuê xe đưa đón học viên từ nội thành Hà nội đến sân bay Nội bài và ngược lại: 2,500,000 VND/ lượt x 2 lượt = 5,000,000 VND

- Thuê phương tiện đưa đón từ sân bay về khách sạn và ngược lại khi nhập và xuất cảnh: 100 USD/người x 20 người x 22,600= 45,200,000 VND

- Thuê phương tiện đưa đón học viên tại Australia theo chương trình của khóa học: 80 USD/người x 20 người x 22,600 = 36,160,000 VND

3

Vé máy bay: 1 chuyến khứ hồi (VN- Úc -VN)

20

Người

1,340

 

605,680,000

 

4

Chi phí xin Visa

20

Người

 

3,200,000

64,000,000

 

5

Chi phí bảo hiểm y tế

20

Người

40

 

18,080,000

 

6

Ch thđánh giá đầu ra cho học viên (thi chứng chỉ IELTS)

20

Người

290

 

131,080,000

 

7

Chi phí phòng ở cho học viên trong suốt khóa học

1660

Người x Đêm

75

 

2,813,700,000

20 người x 83 đêm

8

Dự kiến phụ cấp tiền ăn và tiêu vặt cho học viên trong thời gian diễn ra khóa học

1680

Người x Ngày

45

 

1,708,560,000

20 người x 84 ngày

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

15,317,220,000

 

 

 

Chi phí trên 1 học viên

 

 

 

 

765,861,000

 

 

 

200 học viên / năm

 

 

 

 

153,172,200,000

 

 

(Một trăm năm ba tỷ một trăm bảy hai triệu hai trăm nghìn đồng)

 

PHỤ LỤC 07

KINH PHÍ TẬP HUẤN, HỘI THẢO (CHI CHO 01 HỘI THẢO)

TT

Ni dung

Số ngày/ buổi/ s tiết

Số người/ số lượt dùng

Mức chi

Thành tiền

1

Hội trường, loa đài, điện nước

2

2

1,000,000

4,000,000

2

Bạt, pano, trang trí

1

6

400,000

2,400,000

3

Khánh tiết, làm phông, khẩu hiệu hội trường 3m x 5m

1

1

2,000,000

2,000,000

4

Thùng nước ung đặt ngoài hành lang cho toàn hội nghị

 

 

 

900,000

5

Phục vụ: trông xe bảo vệ, quét dọn, điện nước, văn thư

2

8

40,000

640,000

6

Máy tính xách tay

2

2

250,000

1,000,000

7

Thuê thiết bị phục vụ học tập máy chiếu projector, màn chiếu

2

2

1,000,000

4,000,000

8

Hoa bàn, bục

 

 

 

800,000

9

Báo cáo viên giảng bài

4

2

500,000

4,000,000

10

Văn phòng phẩm 1 lớp

 

 

 

1,820,000

11

Chi bồi dưỡng giáo viên dự tập huấn

2

150

40,000

12,000,000

12

Viết báo cáo tổng kết

1

 

 

500,000

 

Tổng cộng

 

 

 

34,060,000

(Ba tư triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng./.)

 

PHỤ LỤC 08

CHI PHÍ PHỤC VCÔNG TÁC NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, KIỂM TRA GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỀ ÁN

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Mức chi (VNĐ)

Thành tiền (VNĐ)

Người

Ngày

 

1

Tập huấn, bồi dưỡng năng lực quản lý, kiểm tra giám sát cho đội ngũ cán bộ quản lý Đề án

Đồng/ người/ ngày

50

30

150,000

225,000,000

(Hai trăm hai lăm triệu đng./.)

 

PHỤ LỤC 9

THỐNG KÊ PHÒNG HỌC NGOẠI NGỮ DỰ KIẾN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2025

TT

Tên đơn vị

Số trường

Số phòng học dự kiến đầu tư đến năm 2025 (2 phòng/ 1 trường)

Số phòng học còn lại đầu tư giai đoạn 2020-2025

Các đơn vị đã đầu tư

Kinh phí dự kiến đầu tư giai đoạn 2020-2025

Tng số

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

 

 

Tổng số

Tổng số

Tổng số

Tổng số

1029

97

263

166

71

60

208

161

3

Tổng số

1

Tiểu học

670

1340

918

422

34

104

73

18

16

96

81

 

Tự cân đối

2

Trung học cơ sở

584

1168

733

435

39

91

65

30

18

112

80

 

Tự cân đối

3

Trực thuộc Sở

156

312

140

172

24

68

28

23

26

0

0

3

177,886,800,000

(Một trăm bảy bảy tỷ tám trăm tám sáu triệu tám trăm nghìn đồng)

 

PHỤ LỤC 10

DANH MỤC THIẾT BỊ 1 PHÒNG HỌC NGOẠI NGỮ

TT

Danh mục thiết bị

Xuất xứ

ĐVT

SL

Thành tiền

1

Màn hình tương tác thông minh kèm phần mềm hỗ trợ quản lý, giảng dạy kết nối trực tuyến

Châu Á

 

1

 

2

Bảng trượt bao gồm khung treo màn hình tương tác

Việt Nam

Chiếc

1

 

3

Máy tính giáo viên

Châu Á

Chiếc

1

 

4

Máy tính học viên

Châu Á

Bộ

45

 

5

Thiết bị phát sóng không dây

Châu Á

Chiếc

2

 

6

Tai nghe cho giáo viên và học viên

Châu Á

Bộ

46

 

7

Bàn ghế giáo viên

Việt Nam

Bộ

1

 

8

Bàn vi tính đôi

Việt Nam

Chiếc

23

 

9

Ghế học sinh

Việt Nam

Chiếc

45

 

10

Tủ sạc máy tính

Việt Nam

Chiếc

2

 

11

Hệ thống Phần mềm

 

 

 

 

11.1

Sách giáo khoa điện tử

Việt Nam

Bộ

1

Bao gồm

11.2

Vở điện tử

 

License

1

Bao gồm

12

Học liệu

 

 

 

 

12.1

Học liệu khoa học 3D

n Độ

Bộ

1

Bao gồm

12.2

Học liệu điện tử bài giảng mẫu

Việt Nam

Bộ

1

Bao gồm

12.3

Phần mềm học tiếng Anh tăng cường

Đài Loan

Bộ

1

Bao gồm

12.4

Tài liệu kết ni với kênh truyền hình giáo dục

Việt Nam

Bộ

1

Bao gồm

13

Chi phí lắp đặt và phụ kiện

Việt Nam

HT

1

15,000,000

Tổng cộng

1,270,620,000

(Một tỷ hai trăm bảy mươi triệu sáu trăm hai mươi nghìn đng)