Kế hoạch 27/KH-UBND năm 2014 tổ chức Đại hội đại biểu dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang lần thứ II
Số hiệu: 27/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang Người ký: Vũ Thị Bích Việt
Ngày ban hành: 19/05/2014 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Dân tộc, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 19 tháng 5 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH TUYÊN QUANG LẦN THỨ II

Căn cứ Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 8/5/2009 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số Việt Nam;

Căn cứ Văn bản số 1315/UBDT-DTTS ngày 24/12/2013 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh, cấp huyện lần thứ II;

Căn cứ Thông báo số 749-TB/TU ngày 29/4/2014 của Thường trực Tỉnh ủy về kế hoạch tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang lần thứ II;

Căn cứ Quyết định số 109/QĐ-UBND ngày 17/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc thành lập Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang lần thứ II;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang lần thứ II, như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

- Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số là ngày hội lớn của đồng bào các dân tộc tỉnh Tuyên Quang nhằm biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

- Tổng kết, đánh giá công tác dân tộc, khẳng định đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc và đại đoàn kết dân tộc; khẳng định và ghi nhận công lao to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo; xây dựng và củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

- Đại hội là diễn đàn giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh; là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng nhằm đánh giá kết quả thực hiện lĩnh vực công tác dân tộc, công tác vận động đồng bào các dân tộc thực hiện các chính sách hiện hành của Đảng và Nhà nước trong những năm qua trên địa bàn tỉnh để rút ra những bài học kinh nghiệm và nhân rộng điển hình tiên tiến.

- Đại hội cổ vũ và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, đề cao giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, thống nhất ý chí và hành động vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2. Yêu cầu

- Thông qua Đại hội các cấp để tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng và phát huy bản sắc dân tộc, lòng tự hào về dân tộc Việt Nam và cộng đồng các dân tộc thiểu số; củng cố và nâng cao sự tin tưởng của đồng bào về tương lai phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Việc tổ chức Đại hội các cấp phải đảm bảo đúng chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, phải có đủ đại diện các dân tộc thiểu số Việt Nam cư trú trên địa bàn nơi tổ chức Đại hội (tỉnh, huyện).

- Đại hội được tổ chức trang trọng, thiết thực, thông qua Đại hội tạo sự phấn khởi, tự hào yêu nước trong các tầng lớp nhân dân, đồng thời phải đảm bảo an toàn, tiết kiệm.

- Trong phạm vi và quyền hạn được giao, chính quyền các cấp có trách nhiệm tổ chức tốt công tác tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội.

II. Nội dung hoạt động của Đại hội

1. Về công tác tuyên truyền

1.1. Nội dung tuyên truyền:

- Tuyên truyền, phổ biến ý nghĩa, tầm quan trọng của Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang.

- Tuyên truyền, phổ biến thành tựu mọi mặt của công tác dân tộc, công tác đại đoàn kết các dân tộc ở từng địa phương.

- Tuyên truyền, phổ biến các tấm gương tập thể, cá nhân điển hình trong đồng bào dân tộc thiểu số.

- Đẩy mạnh các phong trào thi đua lập thành tích thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, tỉnh.

1.2. Thời gian tuyên truyền:

Tổ chức triển khai công tác tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện, tỉnh.

1.3. Hình thức tuyên truyền:

- Tuyên truyền trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng, mở các chuyên trang, chuyên mục về Đại hội.

- Tuyên truyền, cổ động tại địa phương; liên hoan văn nghệ; tổ chức triển lãm, biểu diễn những đặc trưng văn hóa của các dân tộc.

- Treo băng rôn, áp phích, khẩu hiệu... tại các khu vực trung tâm, cửa ngõ, đường phố chính.

- Xây dựng phóng sự về gương người tốt việc tốt, tập thể, cá nhân điển hình trong đồng bào dân tộc thiểu số.

1.4. Khẩu hiệu tuyên truyền:

- Nhiệt liệt chào mừng Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang (hoặc huyện, thành phố)!

- Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công!

- Cộng đồng các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp đỡ nhau cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa!

- Các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển!

- Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại!

- Các dân tộc tỉnh Tuyên Quang bình đẳng, đoàn kết, chung sức, sáng tạo xây dựng quê hương giàu đẹp!

- Các dân tộc tỉnh Tuyên Quang phát huy truyền thống quê hương cách mạng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển!

- Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

- Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

- Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV!

- Quyết tâm xây dựng tỉnh Tuyên Quang - Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô Kháng chiến ngày càng giàu đẹp, văn minh!

2. Tổ chức Đại hội

2.1. Chủ đề Đại hội:

Các dân tộc tỉnh Tuyên Quang bình đẳng, đoàn kết, chung sức, sáng tạo xây dựng quê hương giàu đẹp.

2.2. Tên gọi của Đại hội:

- Đại hội cấp tỉnh: Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang lần thứ II. Có dòng chữ nhỏ phía dưới: Tuyên Quang, ngày..... tháng... năm....

- Đại hội cấp huyện, thành phố: Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số huyện(thành phố)....... tỉnh Tuyên Quang lần thứ II. Có dòng chữ nhỏ phía dưới: Huyện..., thành phố..... ngày..... tháng... năm....

2.3. Thời gian tổ chức Đại hội:

- Cấp huyện, thành phố: Tổ chức vào tháng 8, hoàn thành trước ngày 30/8/2014, thời gian tổ chức Đại hội không quá 2 ngày.

- Cấp tỉnh: Tổ chức vào tháng 10, thời gian tổ chức Đại hội không quá 2 ngày.

2.4. Nội dung đại hội:

- Báo cáo chính trị tại đại hội.

- Báo cáo điển hình của các tập thể, cá nhân.

- Phát biểu chỉ đạo Đại hội của lãnh đạo cấp trên và lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương.

- Công tác thi đua, khen thưởng.

- Phát động phong trào thi đua.

- Giới thiệu, chọn, cử đại biểu đi dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp trên (theo số lượng được phân bổ).

2.5. Số lượng, thành phần, cơ cấu, tiêu chí và trang phục đại biểu chính thức dự Đại hội các cấp.

2.5.1. Số lượng, thành phần:

2.5.1.1. Đại hội cấp tỉnh:

a) Đại biểu chính thức: 250 đại biểu, trong đó: Đại biểu các huyện, thành phố: 200 đại biểu; đại biểu các sở, ban, ngành: 50 đại biểu (có biểu phân bổ chi tiết kèm theo).

b) Đại biểu mời: 100 đại biểu, trong đó:

- Đại biểu trung ương: Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Ban Dân vận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, lãnh đạo và đại diện một số vụ của Ủy ban Dân tộc; Ban Chỉ đạo Đại hội cấp trên; các đồng chí ở các Ban Đảng Trung ương hiện đang theo dõi tỉnh.

- Cơ quan báo chí: Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Dân tộc và Phát triển, VOV 4 (hệ Phát thanh tiếng Dân tộc - Đài tiếng nói Việt Nam), VTV5 (truyền hình tiếng dân tộc - Đài Truyền hình Việt Nam), Báo Đại đoàn kết và các cơ quan báo chí trong tỉnh....

- Khách mời là đại diện một số tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Phú Thọ.

- Các đồng chí nguyên là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy là người dân tộc thiểu số đang công tác và đã nghỉ hưu hiện đang cư trú trong và ngoài tỉnh; đồng chí Hà Quang Dự nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (là người dân tộc thiểu số của tỉnh Tuyên Quang đã nghỉ hưu); doanh nhân, chức sắc tôn giáo, tri thức là người dân tộc thiểu số có học hàm, học vị từ Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ trở lên đã thành danh trong và ngoài tỉnh.

- Đại biểu địa phương:

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đại diện Cán bộ tiền khởi nghĩa,

+ Thường trực Tỉnh ủy, các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh, lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

+ Thành viên Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh.

2.5.1.2- Đại hội cấp huyện, thành phố:

- Đại biểu chính thức của Đại hội cấp huyện không quá 150 đại biểu. Tùy điều kiện cụ thể, Ban Chỉ đạo cấp huyện quyết định số lượng khách mời của Đại hội cho phù hợp với cơ cấu, thành phần dân tộc tại các huyện, thành phố.

- Chọn cử đại biểu đi dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang thực hiện theo hướng dẫn, phân bổ số lượng đại biểu, cơ cấu đại biểu theo thành phần dân tộc của Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh (có biểu chi tiết kèm theo).

2.5.2. Cơ cấu:

- Cơ cấu theo thành phần dân tộc: Phải đảm bảo có đầy đủ đại biểu đại diện cho các dân tộc thiểu số cư trú ở địa phương tổ chức Đại hội (phân bổ đại biểu theo tỷ lệ dân số của từng dân tộc trên địa bàn, đảm bảo đại biểu dân số ít nhất cũng có 1 đại biểu).

- Cơ cấu theo lĩnh vực: Cần có đại biểu đại diện các lĩnh vực như nông lâm nghiệp, công nghiệp, khoa học - công nghệ, thương mại, văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, tôn giáo, an ninh, quốc phòng... đảm bảo tỷ lệ 2/3 tổng số đại biểu chính thức là người đang trực tiếp lao động, sản xuất tại thôn bản, nhà máy, xí nghiệp.

- Cơ cấu theo độ tuổi: Có đủ đại diện các lứa tuổi, các thế hệ (đảm bảo 1/4 tổng số đại biểu trong độ tuổi thanh niên).

- Cơ cấu theo giới tính: Số lượng đại biểu dự Đại hội chính thức mỗi cấp phải đảm bảo tỷ lệ nữ chiếm ít nhất 30% tổng số đại biểu.

2.5.3. Tiêu chí chọn cử đại biểu chính thức dự Đại hội các cấp:

- Các đại biểu đại diện các dân tộc thiểu số của địa phương (chọn đủ các dân tộc thiểu số để dự Đại hội).

- Đại biểu đại diện cho tập thể: Là người dân tộc thiểu số đại diện cho 01 thôn, bản, xã, hợp tác xã, doanh nghiệp, đơn vị tiêu biểu cho các lĩnh vực như nông lâm nghiệp, công nghiệp, khoa học - công nghệ, thương mại, văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, tôn giáo, an ninh, quốc phòng... và các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, tổ chức đóng trên địa bàn, có thành tích nổi bật trong các lĩnh vực như: xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế văn hóa xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc tại vùng dân tộc thiểu số được bầu chọn là điển hình trong các phong trào thi đua yêu nước qua các thời kỳ tại địa phương

- Đại biểu là cá nhân người dân tộc thiểu số tiêu biểu, người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo có thành tích nổi bật trong một hoặc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và môi trường, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết các dân tộc... được bầu chọn là điển hình trong các phong trào thi đua yêu nước qua các thời kỳ tại địa phương, đặc biệt là thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển.

- Ngoài các tiêu chí trên, việc chọn và cử đại biểu đi dự Đại hội các cấp phải đảm bảo dân chủ, bình đẳng, công khai và phải được tín nhiệm, lựa chọn từ cơ sở (xã, phường, đơn vị... ).

2.5.4. Trang phục.

- Đối với đại biểu là lực lượng vũ trang, đoàn thanh niên: Mặc quân phục, sắc phục; đồng phục theo quy định.

- Các đại biểu là người dân tộc thiểu số, tôn giáo mặc trang phục dân tộc, lễ phục tôn giáo.

3. Công tác Thi đua - Khen thưởng

3.1. Đối tượng khen thưởng: là các tập thể tiêu biểu, cá nhân là người dân tộc thiểu số tiêu biểu, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương,... có đóng góp và thành tích nổi bật trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ gìn an ninh, quốc phòng, môi trường, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết các dân tộc thiểu số qua các thời kỳ, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, là điển hình trong các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương.

3.2. Hình thức khen thưởng:

- Tất cả các đại biểu dự Đại hội cấp huyện, tỉnh đều được nhận quà tặng của Đại hội cùng cấp (nội dung, hình thức quà tặng do các địa phương xem xét quyết định).

- Tổ chức khen thưởng, trao tặng Giấy khen, Bằng khen và các hình thức khen thưởng khác tại Đại hội theo hướng dẫn của Trung ương và Quy chế Thi đua - Khen thưởng của địa phương.

III. Tổ chức thực hiện

1. Thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh, huyện

- Trưởng Ban Chỉ đạo là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (huyện, thành phố).

- Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo là Trưởng Ban Dân tộc (cấp huyện là Trưởng phòng Dân tộc, đối với thành phố là Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố).

- Trưởng Ban Tổ chức và các thành viên Ban Tổ chức do Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội cùng cấp quyết định.

- Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đại hội có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch Đại hội, lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra tổ chức Đại hội cấp tỉnh, huyện.

2. Về kinh phí tổ chức đại hội: Kinh phí tổ chức Đại hội các cấp được phân bổ từ nguồn ngân sách Nhà nước.

3. Phân công nhiệm vụ

3.1. Ban Dân tộc: Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, có nhiệm vụ:

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số ở các cấp.

- Hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số ở cấp huyện, thành phố.

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh:

+ Xây dựng chương trình Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Tuyên Quang.

+ Dự thảo Báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước, tôn vinh và biểu dương công lao đóng góp của đồng bào các dân tộc thiểu số, đánh giá tình hình thực hiện lĩnh vực công tác dân tộc từ Đại hội đại biểu dân tộc thiểu số lần I năm 2009 đến nay và định hướng đến 2020;

+ Hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng báo cáo chính trị Đại hội cấp huyện, thành phố. Báo cáo tham luận tại Đại hội cấp tỉnh.

+ Dự thảo các bài phát biểu của lãnh đạo Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh tại Đại hội cấp tỉnh.

+ Chuẩn bị tài liệu phục vụ Đại hội cấp tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:

+ Lập danh sách cụ thể các đại biểu mời dự, in và gửi giấy mời đại biểu dự Đại hội cấp tỉnh theo danh sách được duyệt.

+ Tổ chức đón tiếp, bố trí chỗ ăn, nghỉ cho đại biểu ở Trung ương và các đại biểu ở xa về dự Đại hội cấp tỉnh.

+ Chuẩn bị hội trường; cử cán bộ đón tiếp và hướng dẫn đại biểu vào vị trí ngồi theo makét được duyệt, chuẩn bị tổ chức bữa ăn trưa (ngày diễn ra đại hội).

- Tổng hợp tình hình, kết quả tổ chức Đại hội các cấp trên địa bàn tỉnh.

- Lập và tổng hợp dự toán kinh phí các nội dung tổ chức Đại hội các cấp gửi Sở Tài chính thẩm định.

3.2. Sở Thông tin và Truyền thông:

Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội các cấp; tuyên truyền về Đại hội qua cổng giao tiếp điện tử tỉnh Tuyên Quang.

3.3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan, các tổ chức chính trị xã hội và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ trước, trong và sau Đại hội.

- Chuẩn bị chương trình văn nghệ (thời lượng khoảng 30 phút) phục vụ Đại hội cấp tỉnh; xây dựng makét, trình duyệt, thực hiện trang trí, khánh tiết theo makét được duyệt.

- Hướng dẫn các Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao các huyện, thành phố treo băng rôn, khẩu hiệu, panô tuyên truyền; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng Đại hội tại các huyện, thành phố.

3.4. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh:

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội các cấp. Hướng dẫn tuyên truyền trên Đài truyền thanh, truyền hình các huyện, thành phố

- Xây dựng kịch bản và tổ chức thực hiện Chương trình ghi hình, phát thanh truyền hình Đại hội cấp tỉnh.

- Xây dựng các phóng sự biểu dương các gương điển hình là người dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

3.5. Báo Tuyên Quang:

- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số ở cấp tỉnh, cấp huyện. Chú trọng nêu gương các điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước, trong thực hiện các chính sách dân tộc và đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước trên địa bàn.

- Phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương tuyên truyền về các hoạt động của Đại hội trên địa bàn tỉnh.

3.6. Sở Nội vụ:

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ban chỉ đạo Đại hội các cấp xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác Thi đua - Khen thưởng.

- Chủ trì xét duyệt các hình thức khen thưởng và trình cấp có thẩm quyền quyết định.

3.7. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh, trật tự an toàn trên địa bàn toàn tỉnh trước và trong thời gian tiến hành Đại hội các cấp.

3.8. Sở Tài chính

- Thẩm định dự toán kinh phí các nội dung tổ chức Đại hội các cấp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.

- Thẩm định, phê duyệt, cấp phát và thanh quyết toán kinh phí kịp thời, đúng quy định, đảm bảo thời gian, tiến độ tổ chức Đại hội, trình Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

3.9. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Dân tộc

- Lập danh sách và gửi giấy mời đại biểu dự Đại hội cấp tỉnh theo danh sách được duyệt.

- Tổ chức đón tiếp, bố trí chỗ ăn, nghỉ cho đại biểu ở Trung ương và các đại biểu ở xa về dự Đại hội cấp tỉnh.

- Chuẩn bị hội trường; đón tiếp và hướng dẫn đại biểu vào vị trí ngồi theo makét được duyệt, chuẩn bị tổ chức bữa ăn trưa (ngày diễn ra đại hội).

- Chuẩn bị bài phát biểu của lãnh đạo Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh tại Đại hội cấp tỉnh.

3.10. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy:

- Thẩm định các văn bản tại Đại hội cấp tỉnh:

+ Báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước, tôn vinh và biểu dương công lao đóng góp của đồng bào các dân tộc thiểu số, đánh giá tình hình thực hiện lĩnh vực công tác dân tộc từ Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ nhất (2009) đến nay và định hướng đến 2020.

+ Bài phát biểu của lãnh đạo Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số trên địa bàn toàn tỉnh.

3.11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Tổ chức công tác tuyên truyền trước, trong và sau Đại hội.

- Thành lập Ban chỉ đạo Đại hội cấp huyện, thành phố.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức Đại hội cấp huyện, thành phố.

- Chuẩn bị báo cáo điển hình của các tập thể, cá nhân trên các lĩnh vực tại Đại hội cấp tỉnh (mỗi huyện, thành phố chuẩn bị 02 báo cáo).

- Hoàn thiện và gửi báo cáo chính trị Đại hội về Ban Chỉ đạo cấp tỉnh (qua Ban Dân tộc) ngay sau khi hoàn thành việc tổ chức Đại hội.

3.12. Các thành viên Ban Chỉ đạo: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành có trách nhiệm chủ động thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.

Căn cứ vào nội dung kế hoạch và các nhiệm vụ được phân công, yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện; trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Dân tộc tổng hợp) để chỉ đạo giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc; Báo cáo
- Văn phòng Chính phủ; Báo cáo
- Thường trực Tỉnh ủy; Báo cáo
- Thường trực HĐND tỉnh; Báo cáo
- Đoàn ĐBQH địa phương; Báo cáo
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các thành viên Ban Chỉ đạo;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh VP, các Phó CVP UBND tỉnh;
- Các Trưởng phòng NCTH;.
- Lưu VT, VX (H1.66).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Thị Bích Việt

 


BIỂU PHÂN BỔ ĐẠI BIỂU CÁC SỞ, BAN, NGÀNH ĐI DỰ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH TUYÊN QUANG LẦN THỨ II

(Kèm theo Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 19/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đơn vị tính: Người

STT

Danh mục

Số lượng đại biểu

Chia theo thành phần dân tộc:

Tày

Dao

Sán Chay (Cao lan, Sán Chí)

Nùng

Hoa

Mông

Sán Dìu

Thái

Mường

Ê Đê

 

Tổng số

50

20

13

5

3

2

3

1

1

1

1

1

Ban Thường vụ Tỉnh ủy

2

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Ban Nội chính Tỉnh ủy

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Ban Dân tộc, Hội đồng nhân dân tỉnh

1

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

7

Ban Dân tộc

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Sở Tài chính

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

9

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3

 

1

 

 

1

 

1

 

 

 

10

Sở Lao động- Thương binh và Xã hội

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2

 

 

1

 

1

 

 

 

 

 

12

Sở Tài nguyên và Môi trường

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

13

Sở Khoa học và Công nghệ

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

Sở Nội vụ

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

Sở Kế hoạch và Đầu tư

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

Sở Công Thương

1

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

17

Sở Thông tin và Truyền thông

1

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

18

Thanh tra tỉnh

1

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

19

Sở Giao thông Vận tải

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

20

Sở Xây dựng

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

21

Sở Tư pháp

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

22

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

Báo Tuyên Quang

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tỉnh đoàn Tuyên Quang

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hội Nông dân tỉnh

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Hội Cựu chiến binh tỉnh

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

2

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

26

Công an tỉnh

2

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

27

Ngành Giáo dục và Đào tạo

6

1

2

1

 

 

1

 

 

1

 

 

 - Sở Giáo dục và Đào đạo

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Trường Đại học Tân Trào

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh

1

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 - Trường CĐ nghề Kỹ thuật -Công nghệ

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Trường Trung cấp Y tế

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

28

Ngành Y tế

4

2

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 - Văn phòng Sở Y tế

1

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 - Bệnh viện Đa khoa Tuyên Quang

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Bệnh viên Y Dược cổ truyền

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

29

Liên đoàn Lao động tỉnh:

4

2

 

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 - Cơ quan Liên đoàn Lao động tỉnh

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Công ty Cổ phần Giấy An Hòa

1

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 - Công ty CP Vật liệu Xây dựng Viên châu

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Công ty CP Mía Đường Sơn Dương

1

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU PHÂN BỔ ĐẠI BIỂU CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ ĐI DỰ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH TUYÊN QUANG LẦN THỨ II

(kèm theo Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 19/5/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đơn vị tính: Người

STT

Huyện,
thành phố

Tổng số

Chia theo thành phần dân tộc:

Tày

Dao

Sán Chay

Nùng

Hoa

Mông

Sán Dìu

Pà Thẻn (Pà Thẻn, Thủy, Tống)

Thái

Ngái

Mường

La Chí

Pu Péo

Giáy

Bố Y

Khơ me

Ka Tu

Ê Đê

H”Rê

Sơ Đăng

Lô Lô

Cờ Lao

A

B

C

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

 

Tổng số

200

61

40

33

11

8

15

10

5

1

1

4

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

1

Lâm Bình

14

6

3

 

 

 

2

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Na Hang

18

9

6

 

 

1

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Chiêm Hóa

50

25

9

2

2

3

2

1

1

 

 

2

1

 

1

 

 

 

 

 

 

 

1

4

Hàm Yên

34

8

11

8

1

1

4

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

5

Thành phố Tuyên Quang

6

2

 

1

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

6

Yên Sơn

38

5

7

10

3

1

4

 

1

1

 

1

 

1

 

 

 

1

1

1

 

1

 

7

Sơn Dương

40

6

4

12

4

1

1

9

 

 

1

1

 

 

 

 

 

 

 

 

1