Kế hoạch 264/KH-UBND năm 2016 về thực hiện trách nhiệm bồi thường của nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Số hiệu: 264/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An Người ký: Lê Xuân Đại
Ngày ban hành: 11/05/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tố tụng và các phương thức giải quyết tranh chấp, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NGHỆ AN

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 264/KH-UBND

Nghệ An, ngày 11 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2016

Thực hiện Công văn số 264/BTP-BTNN ngày 27/01/2016 của Bộ Tư pháp về phối hợp triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường năm 2016; Quyết định s 170/QĐ-BTP ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc Phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2016 của Cục Bồi thường nhà nước, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện công tác trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2016 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật. Nâng cao chất lượng hoạt động quản lý chuyên ngành về bồi thường nhà nước. Bảo đảm tính khả thi của cơ chế bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.

b) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về công tác bồi thường. Tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ giải quyết bồi thường; giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; thống kê, tổng hợp, báo cáo về công tác bồi thường nhà nước; triển khai áp dụng Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước.

2. Yêu cầu

a) Kế hoạch công tác bồi thường nhà nước phải bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của Ngành Tư pháp năm 2016, bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả.

b) Chủ động xây dựng Kế hoạch chi tiết đối với các nhiệm vụ theo hướng xác định rõ nội dung, thời gian, phạm vi, tiến độ thực hiện.

II. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CỤ THỂ

1. Phổ biến, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, chú trọng đến các đối tượng là cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp; hướng dẫn nghiệp vụ về công tác bồi thường; cung cấp thông tin và giải đáp vướng mắc pháp luật về bồi thường nhà nước

a) Xây dựng “Cẩm nang hướng dẫn nghiệp vụ quản chuyên ngành về bồi thường nhà nước”;

b) Bồi dưỡng kỹ năng, hướng dẫn nghiệp vụ quản nhà nước và nghiệp vụ giải quyết bồi thường cho các đối tượng là cán bộ, công chức làm công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự đồng thời giải đáp vướng mắc thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án trên phạm vi toàn tỉnh;

c) Cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện quyền yêu cầu bồi thường cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp;

d) Cập nhật thông tin về công tác bồi thường nhà nước trên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh và các Sở, ban, ngành.

e) Tập huấn, triển khai các văn bản pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Thời gian thực hiện: Trong năm 2016

2. Giải quyết dứt điểm các vụ việc yêu cầu giải quyết bồi thường nhà nước còn tồn đọng tcác năm trước chuyển sang

Thời gian thực hiện: Trong năm 2016

3. Tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện công tác bồi thường nhà nước; khảo sát nhu cầu hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường và những vướng mắc trong quá trình thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2016

4. Áp dụng Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quthi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành theo Quyết định số 634/QĐ-BTP ngày 22 tháng 03 năm 2015.

Thời gian thực hiện: Trong năm 2016

4. Tổ chức hội nghị, tọa đàm, tập huấn

a) Tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho Lãnh đạo các Sở, ban ngành, các tổ chức đoàn thể, đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, Lãnh đạo UBND các huyện, thành, thị.

b) Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý nhà nước và nghiệp vụ giải quyết bồi thường cho các đối tượng là cán bộ, công chức làm công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản hành chính và thi hành án dân sự.

c) Tọa đàm, hướng dẫn nghiệp vụ về việc áp dụng Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Thời gian thực hiện: Q II, III năm 2016

5. Kiểm tra, theo dõi định kỳ, đột xuất hoạt động quản lý nhà nước và giải quyết bồi thường

a) Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước và giải quyết bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính, thi hành án dân sự trên phạm vi toàn tỉnh;

b) Theo dõi định kỳ, đột xuất việc giải quyết bồi thường trong lĩnh vực qun lý hành chính và thi hành án dân sự trên phạm vi toàn tỉnh.

6. Phối hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước

a) Làm việc với các ngành có liên quan để xác định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong các vụ việc cụ thể phát sinh.

b) Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu, đánh giá, đề xuất việc hoàn thiện cơ chế sử dụng kinh phí thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

c) Phối hợp thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở, ban, ngành cấp tỉnh

a) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bn quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật để cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân hiểu rõ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

b) Thực hiện việc rà soát các vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại tại cơ quan, đơn vị; tiến hành thống kê đy đủ các vụ việc cần xem xét, giải quyết để kịp thời có biện pháp đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra việc giải quyết bồi thường.

c) Phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

d) Phối hợp với Sở Tài chính trong việc xác định nhu cầu kinh phí và lập dự toán hàng năm để đảm bảo thực hiện công tác bồi thường đúng quy định.

đ) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê định kỳ (6 tháng, hàng năm) và đột xuất kết quả thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước trong phạm vi mình quản lý trên cơ sở áp dụng Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp và y ban nhân dân tỉnh theo đúng quy định.

2. Sở Tư pháp

a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

b) Phối hợp với Báo Nghệ An, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân về Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật để nhân dân nhận thức được các quy định của pháp luật về bồi thường nhà nước và thực hiện quyền yêu cầu bồi thường đúng quy định pháp luật.

c) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh; bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tập huấn kỹ năng, hướng dẫn nghiệp vụ, biên soạn tài liệu, cẩm nang về công tác giải quyết bồi thường của Nhà nước cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh để đảm bảo việc thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được thông suốt và hiệu quả.

d) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc giải quyết khiếu nại, tcáo và xử lý vi phạm pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Định kỳ 6 tháng và hàng năm tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Sở Tài chính

a) Phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí để thực hiện công tác qun nhà nước về bồi thường ở địa phương.

b) Hướng dẫn, phối hợp với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh lập dự toán kinh phí bồi thường và tổng hợp trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm trình y ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét quyết định; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã bố trí kinh phí đảm bảo cho công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Tư pháp, Báo Nghệ An, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tin truyền thông thường xuyên tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

5. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh

a) Chủ động thực hiện các nhiệm vụ về công tác bồi thường của Nhà nước thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành mình;

b) Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp, các Sở, ngành có liên quan trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

c) Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp và UBND tỉnh.

6. Đề nghị y ban Mặt trận Tổ quc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sn Hồ Chí Minh tỉnh

Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp và các cơ quan chức năng trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đến toàn thể đoàn viên, hội viên và nhân dân.

7. y ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

a) Tăng cường công tác tuyên truyền cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân những quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trên địa bàn. Hướng dẫn việc áp dụng Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản quy định có liên quan.

b) Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Nhà nước ở địa phương, giải quyết dứt điểm các trường hợp yêu cầu bồi thường thuộc thẩm quyền. Kiểm tra, chấn chỉnh kịp thời những hạn chế, sai sót trong khi thi hành công vụ của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.

c) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê định kỳ (6 tháng, hàng năm) và đột xuất kết quả thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước tại địa phương theo đúng quy định.

B. KINH PHÍ THỰC HIỆN

S Tư pháp lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch này, gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định. Phòng Tư pháp các huyện, thành, thị xây dựng kế hoạch và phối hợp với Phòng Tài chính dự trù kinh phí tham mưu UBND huyện cấp kinh phí thực hiện.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch nếu có vướng mắc đề nghị các ngành, các đơn vị tổ chức báo cáo về Sở Tư pháp để tổng hợp trình y ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
-
Ch tịch, Phó Chủ tch (TTr) UBND tỉnh;
- Các s, ban, ngành cấp tỉnh;
-
Đài PT-TH, Báo Nghệ An;
-
UBND huyện, thành phố, thị xã;
-
Lưu: VT - HS.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ
TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Xuân Đại