Kế hoạch 235/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Số hiệu: | 235/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình | Người ký: | Nguyễn Tiến Hoàng |
Ngày ban hành: | 22/02/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Chính sách xã hội, Bổ trợ tư pháp, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 235/KH-UBND |
Quảng Bình, ngày 22 tháng 02 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT CÓ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường việc triển khai có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; đẩy mạnh hoạt động truyền thông về TGPL cho người khuyết tật nhằm góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật và điều kiện tiếp cận với dịch vụ này; tăng cường năng lực cho người thực hiện TGPL, tập trung thực hiện vụ việc TGPL, trong đó chú trọng thực hiện vụ việc tham gia tố tụng cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
2. Yêu cầu
- Bám sát nội dung chính sách TGPL cho người khuyết tật trong Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 và Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21/6/2016; bảo đảm sự tiếp nối trong các hoạt động đã thực hiện trong năm 2017 và phù hợp với quy định của Luật TGPL năm 2017;
- Các hoạt động triển khai thực hiện TGPL cho người khuyết tật phải được thực hiện thường xuyên, đồng bộ, thiết thực, tiết kiệm, phải cụ thể, khả thi, phù hợp với đặc thù của người khuyết tật, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh, đáp ứng nhu cầu TGPL của người khuyết tật.
- Có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, tích cực giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là các cơ quan, tổ chức về người khuyết tật.
- Công tác TGPL cho người khuyết tật phải gắn với cơ sở, hướng về cơ sở, được tổ chức lồng ghép trong các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, an sinh xã hội.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TGPL CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT CÓ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH
1. Thực hiện TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính
1.1. Tiếp tục tăng cường phối hợp với UBND các xã, phường thị trấn nơi có người khuyết tật, Hội người khuyết tật, trường học, cơ sở Bảo trợ xã hội, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật để khảo sát, nắm bắt nhu cầu TGPL của người khuyết tật có khó khăn về tài chính và giới thiệu người khuyết tật có khó khăn về tài chính đến Trung tâm TGPL nhà nước hoặc Chi nhánh của Trung tâm khi họ có yêu cầu TGPL.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL nhà nước).
- Cơ quan phối hợp thực hiện: UBND cấp xã và Hội Người khuyết tật; cơ sở Bảo trợ xã hội; trường học, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Quý I - II/2018.
1.2. Thực hiện TGPL (tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng) phù hợp với các đối tượng khuyết tật tại nơi cư trú có khó khăn về tài chính, trong đó chú trọng việc thực hiện vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp, điển hình cho người khuyết tật khi có yêu cầu, đảm bảo 100% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được TGPL khi có nhu cầu. Đối với người khuyết tật về nghe, nói, khi đến TGPL tại Trung tâm và các Chi nhánh của Trung tâm đảm bảo có người phiên dịch.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL nhà nước).
- Cơ quan phối hợp thực hiện: UBND cấp xã và Hội Người khuyết tật; cơ sở Bảo trợ xã hội; trường học, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.
1.3. Tổ chức sinh hoạt chuyên đề có nội dung liên quan đến người khuyết tật tại xã, phường, thị trấn nơi có nhiều người khuyết tật; tại Hội người khuyết tật; cơ sở Bảo trợ xã hội; trường học, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật khi có yêu cầu.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL nhà nước).
- Cơ quan phối hợp thực hiện: UBND cấp huyện (phòng Tư pháp); UBND cấp xã; Hội Người khuyết tật; cơ sở Bảo trợ xã hội; trường học, cơ sở kinh doanh và các tổ chức khác của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.
2. Đẩy mạnh truyền thông về TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính
2.1. Đẩy mạnh truyền thông về quyền được TGPL của người khuyết tật có khó khăn về tài chính theo quy định của Luật TGPL năm 2017; về các quy định có liên quan đến trợ giúp pháp lý trong Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình…); biên soạn và phát hành tờ gấp pháp luật, băng cát-xét, đĩa CD và các ấn phẩm chuyên dụng khác cho người khuyết tật.
Biên soạn, in ấn và phát hành miễn phí sách pháp luật bỏ túi, sách hỏi đáp pháp luật, các loại tờ gấp pháp luật và các ấn phẩm chuyên dụng khác có nội dung phổ biến, truyền thông về quyền được TGPL và các quyền, nghĩa vụ khác của người khuyết tật có khó khăn về tài chính; viết tin bài trên Bản tin Tư pháp, Website Sở Tư pháp, Website Cục TGPL; cấp phát các tài liệu truyền thông có liên quan đến chế độ, chính sách, pháp luật về người khuyết tật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL nhà nước).
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Báo Quảng Bình; Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình; Đài Truyền thanh Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố; Sở Lao động- Thương binh và Xã hội; các tổ chức của người khuyết tật; các cơ quan truyền thông khác và cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.
2.2. Tiếp tục kiểm tra, rà soát việc sử dụng Bảng tin, Hộp tin về TGPL tại các tổ chức của người khuyết tật, trường học và tổ chức khác của người khuyết tật để lắp đặt mới hoặc thay thế đối với trường hợp bị hư hỏng hoặc đã cũ. Đảm bảo 100% tổ chức của người khuyết tật và 50% trụ sở UBND cấp xã có người khuyết tật được lắp đặt.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL nhà nước).
- Cơ quan phối hợp thực hiện: UBND cấp xã và các tổ chức của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.
2.3. Lồng ghép việc truyền thông về TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính với các Chương trình, Đề án khác về người khuyết tật ở địa phương; kết hợp với các tổ chức, cơ quan để lồng ghép truyền thông về quyền TGPL của người khuyết tật có khó khăn về tài chính trong dịp kỷ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4) và ngày Người Khuyết tật thế giới (3/12).
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL nhà nước).
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Các cơ quan truyền thông, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Văn hoá-Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo và cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Theo kế hoạch của các Chương trình, Đề án đề ra.
3. Nâng cao năng lực cho người thực hiện TGPL
3.1. Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức tập huấn cho người thực hiện TGPL về các kiến thức, kỹ năng TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh trong đó chú trọng kỹ năng tham gia tố tụng dân sự, hình sự và hành chính.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL nhà nước).
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Các tổ chức của người khuyết tật và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý II - IV/2018.
3.2. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về việc nhận diện đối tượng TGPL là người khuyết tật có khó khăn về tài chính cho người tiến hành tố tụng.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL nhà nước).
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Quý II - IV/2018.
4. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính
Tiếp tục theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính, các cam kết quốc tế về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Lao động -Thương binh và Xã hội và các tổ chức của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Cả năm 2018.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm thực hiện
1.1 Sở Tư pháp: Ngoài các nhiệm vụ có liên quan được nêu tại Mục II Kế hoạch này, có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính theo đúng nội dung và thời hạn quy định; chủ trì phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch.
1.2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: Ngoài các nhiệm vụ có liên quan được nêu tại Mục II Kế hoạch này, có trách nhiệm thực hiện điều tra, thống kê, tổng hợp tình hình, số lượng người khuyết tật trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Tư pháp khảo sát, đánh giá nhu cầu TGPL của người khuyết tật có khó khăn về tài chính; đề xuất các biện pháp, giải pháp thực hiện TGPL có hiệu quả cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
1.3. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để đảm bảo triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh.
1.4. Đề nghị Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL nhà nước) thực hiện các hoạt động TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính. Chỉ đạo và hướng dẫn các cơ quan tiến hành tố tụng cấp huyện phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao tại mục II của Kế hoạch này; thực hiện nghiêm túc công tác phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính nói riêng và các đối tượng được TGPL nói chung.
1.5. Trách nhiệm của các sở, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Ngoài các nhiệm vụ có liên quan được nêu tại Mục II, căn cứ vào tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương để xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức chủ trì để triển khai có hiệu quả các nội dung trong Kế hoạch này;
- Tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch gửi Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 1100/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch cấp nước vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 Ban hành: 05/09/2018 | Cập nhật: 07/09/2018
Quyết định 1100/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật Ban hành: 21/06/2016 | Cập nhật: 23/06/2016
Quyết định 1019/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 Ban hành: 05/08/2012 | Cập nhật: 07/08/2012
Quyết định 1100/QĐ-TTg năm 2008 thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Giang Ban hành: 13/08/2008 | Cập nhật: 20/08/2008
Quyết định 1019/QĐ-TTg năm 2008 về việc thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú cấp Nhà nước Ban hành: 31/07/2008 | Cập nhật: 06/08/2008
Quyết định 1019/QĐ-TTg năm 2007 về việc ông Nguyễn Minh Hồng giữ chức Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Ban hành: 08/08/2007 | Cập nhật: 28/09/2007