Kế hoạch 23/KH-UBND về thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2020
Số hiệu: | 23/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kiên Giang | Người ký: | Phạm Vũ Hồng |
Ngày ban hành: | 19/02/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Chính sách xã hội, Bổ trợ tư pháp, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 23/KH-UBND |
Kiên Giang, ngày 19 tháng 02 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT CÓ KHÓ KHĂN VỀ TÀI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2020
Thực hiện Quyết định số 3222/QĐ-BTP ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2020. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh năm 2020 với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
Tiếp tục thực hiện vụ việc TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính, bảo đảm 100% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được TGPL khi có yêu cầu; tiếp tục các hoạt động truyền thông và tăng cường năng lực thực hiện TGPL cho người thực hiện TGPL nhằm nâng cao số lượng và chất lượng vụ việc TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính; đánh giá lại kết quả thực hiện TGPL cho người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 và nghiên cứu, đề xuất cho các hoạt động TGPL cho giai đoạn 2021-2030.
2. Yêu cầu
- Bám sát nội dung chính sách TGPL cho người khuyết tật trong Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012; Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 21/6/2016); Quyết định số 3222/QĐ- BTP; Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 06/3/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020, theo Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang; và các văn bản khác của cơ quan cấp trên, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; bảo đảm sự tiếp nối trong các hoạt động đã thực hiện trong năm 2019, phù hợp với quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017;
- Hoạt động TGPL cho người khuyết tật phải cụ thể, khả thi, phù hợp với đặc thù của người khuyết tật; xác định rõ đơn vị có trách nhiệm thực hiện, đơn vị phối hợp, lộ trình và thời gian thực hiện;
- Có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là các cơ quan, tổ chức về người khuyết tật trong quá trình triển khai thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Theo dõi, hướng dẫn việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính; khảo sát, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật giai đoạn 2012-2020
Hoạt động: Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL nhà nước).
- Đơn vị phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, các tổ chức của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.
- Kết quả đầu ra: các văn bản hướng dẫn, kết quả kiểm tra.
2. Truyền thông về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính
Hoạt động: Truyền thông về quyền TGPL của người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức truyền thông khác phù hợp với các dạng dị tật của người khuyết tật, đặc biệt trong dịp kỷ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4) và ngày Người khuyết tật thế giới (3/12).
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL nhà nước).
- Đơn vị phối hợp: Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang; Đài Truyền thanh các huyện, thành phố thuộc tỉnh và Báo Kiên Giang; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, các tổ chức của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.
- Kết quả đầu ra: Các sản phẩm truyền thông được thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức của người khuyết tật có khó khăn về tài chính được TGPL miễn phí.
3. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính
Hoạt động 1: Cung cấp danh sách, số điện thoại của trợ giúp viên pháp lý, luật sư ký hợp đồng với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và người thực hiện TGPL khác cho Hội Người khuyết tật, các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật và tăng cường phối hợp với cơ quan, tổ chức này để phát hiện nhu cầu TGPL và giới thiệu người khuyết tật có khó khăn về tài chính đến Trung tâm TGPL nhà nước khi họ có yêu cầu TGPL.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL nhà nước).
- Đơn vị phối hợp: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh, Hội Người mù tỉnh, các cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.
- Kết quả đầu ra: Đáp ứng nhu cầu TGPL của người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
Hoạt động 2: Thực hiện vụ việc TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính, trong đó chú trọng tư vấn chính sách đặc thù dành cho người khuyết tật và thực hiện vụ việc tham gia tố tụng, đảm bảo 100% người khuyết tật có khó khăn về tài chính được TGPL khi có yêu cầu.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL nhà nước).
- Đơn vị phối hợp: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và các tổ chức của người khuyết tật.
- Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.
- Kết quả đầu ra: Đáp ứng nhu cầu TGPL của người khuyết tật có khó khăn về tài chính.
4. Nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý
Hoạt động: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính đối với đội ngũ người thực hiện TGPL.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL nhà nước).
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý IV.
- Kết quả đầu ra: Các lớp tập huấn được tổ chức (có thể lồng ghép với các nội dung về TGPL nói chung).
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính được bố trí từ nguồn ngân sách dự toán hàng năm của Trung tâm TGPL nhà nước; các chương trình, đề án liên quan khác (nếu có) theo phân cấp của pháp luật về ngân sách nhà nước; đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).
2. Lập, sử dụng và quyết toán kinh phí
Trung tâm TGPL nhà nước lập dự toán kinh phí ngân sách đối với các hoạt động TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh trong dự toán kinh phí chung cho hoạt động TGPL.
Việc lập, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
- Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành và các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện; theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách TGPL cho người khuyết tật theo các nội dung của Kế hoạch này.
- Chỉ đạo Trung tâm TGPL thực hiện nhiệm vụ TGPL cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính; lập dự toán kinh phí để tổ chức triển khai thực hiện theo nội dung Kế hoạch này.
2. Trách nhiệm Sở Tài chính
Thẩm định dự toán kinh phí, trình Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách cấp hàng năm để thực hiện Kế hoạch này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; hướng dẫn quản lý, sử dụng tài chính đối với các hoạt động trong triển khai Kế hoạch này.
3. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành:
Các sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện tốt Kế hoạch này.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
|
CHỦ TỊCH |
Quyết định 1100/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch cấp nước vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 Ban hành: 05/09/2018 | Cập nhật: 07/09/2018
Quyết định 1100/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật Ban hành: 21/06/2016 | Cập nhật: 23/06/2016
Quyết định 1019/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 Ban hành: 05/08/2012 | Cập nhật: 07/08/2012
Quyết định 1019/QĐ-TTg năm 2008 về việc thành lập Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú cấp Nhà nước Ban hành: 31/07/2008 | Cập nhật: 06/08/2008
Quyết định 1100/QĐ-TTg năm 2008 thành lập Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hà Giang Ban hành: 13/08/2008 | Cập nhật: 20/08/2008
Quyết định 1019/QĐ-TTg năm 2007 về việc ông Nguyễn Minh Hồng giữ chức Thứ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Ban hành: 08/08/2007 | Cập nhật: 28/09/2007