Kế hoạch 23/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 15-CT/TU “về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội"
Số hiệu: 23/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Quốc Hùng
Ngày ban hành: 06/02/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Khiếu nại, tố cáo, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/KH-UBND

Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 15-CT/TU NGÀY 16/12/2016 CỦA THÀNH ỦY “VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC CẤP ỦY ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”.

Thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 16/12/2016 của Thành ủy “về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường nhận thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các sở, ngành, đơn vị từ Thành phố đến cơ sở về công tác này, đặc biệt là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị nhm nâng cao nhận thức và vai trò tổ chức thực hiện hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố.

- Nâng cao trách nhiệm, trình độ, chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cấp, các ngành; tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở; tuyên truyền, vận động công dân chấp hành nghiêm quy định của Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng công dân khiếu kiện đông người vượt cấp, vụ việc khiếu nại, tố cáo không được giải quyết dứt điểm hoặc đã được giải quyết đúng pháp luật nhưng không tổ chức thực hiện nghiêm túc ... nhằm góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

II. NỘI DUNG

1. Tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Tiếp tục tổ chức quán triệt, thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị, Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, các văn bản chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố, Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 16/12/2016 của Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội và Kế hoạch này của Ủy ban nhân dân Thành ph nhm nâng cao cht lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương, đơn vị bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô.

- Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là pháp luật v tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, t cáo đnâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, công dân.

- Người đứng đầu từng cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, thường xuyên kim tra, đôn đốc, định kỳ tổng kết, đánh giá, báo cáo theo quy định. Khi phát sinh khiếu nại, tố cáo, lãnh đạo các cấp, thủ trưởng các đơn vị phải trực tiếp chỉ đạo xem xét, giải quyết. Xử lý nghiêm minh các hành vi thiếu trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, vi phạm Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân hoặc lợi dụng gây rối an ninh trật tự. Kịp thời báo cáo cấp ủy Đảng, phối hp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp toàn diện, đồng bộ, xử lý, giải quyết triệt đ, nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của địa phương, đơn vị.

- Rà soát, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo thống nhất, công khai, hiệu quả, phục vụ tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát.

2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là về quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, nhà ở, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng, thu chi tài chính, ngân sách, quản lý tài sản công, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi; tăng cường công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai; kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hp vi phạm pháp luật, các trường hợp tham nhũng, tiêu cực trong công tác quản lý nhà nước thuộc phạm vi địa bàn, lĩnh vực phụ trách nhằm ngăn ngừa, hạn chế phát sinh các vụ khiếu nại, tố cáo. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường đối thoại, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng chính đáng, hp pháp của người dân để xem xét, giải quyết ngay từ cơ sở, khi mới phát sinh.

- Tăng cường thanh tra công vụ trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước. Kịp thời chấn chỉnh công tác quản lý và xử lý nghiêm các trường hp thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, chủ động rà soát, phát hiện các hạn chế, sơ hở trong công tác quản lý nhà nước để kịp thời rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, không để phát sinh khiếu nại, tố cáo.

3. Củng cố, kiện toàn cán bộ, công chức trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Thường xuyên rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, tham mưu và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phân định rõ chức năng nhiệm vụ, cơ chế phối hợp. Bố trí cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ nghiệp vụ, khả năng hướng dẫn, giải thích, thuyết phục để người dân hiểu và chấp hành pháp luật. Bố trí trụ sở, trang bị phương tiện và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, t cáo.

III. TỔ CHỨC THC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tình hình của đơn vị mình tổ chức quán triệt, xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 16/12/2016 của Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội và Kế hoạch này của Ủy ban nhân dân Thành phố; định kỳ tổng hp báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Thanh tra Thành phố để theo dõi, tổng hp).

2. Thanh tra Thành phố chủ trì cùng Ban Tiếp công dân Thành phố thành lập tổ công tác để kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 16/12/2016 của Thành ủy và Kế hoạch này của UBND Thành phố; thành lập các đoàn thanh tra việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại các quận, huyện, thị xã, sở, ngành. Tổ chức thanh tra đột xuất đối với những đơn vị, nhất là những nơi có khiếu kiện đông người, vụ việc khiếu kiện kéo dài nhưng không được giải quyết dứt điểm. Kịp thời tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo khắc phục các hạn chế, khuyết đim, thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài; kiến nghị xử lý trách nhiệm người đứng đầu và cán bộ, công chức có vi phạm trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3. Sở Nội vụ chủ trì cùng các đơn vị liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân Thành phố thành lập các đoàn thanh tra công vụ định kỳ và đột xuất để thanh tra việc thực hiện các thủ tục hành chính về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện công vụ của các cán bộ, công chức tiếp công dân.

4. Thanh tra Thành phố tiếp tục chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân Thành phố về việc xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn toàn Thành phố.

5. Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn tiến hành rà soát các vụ việc khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng trên địa bàn hoặc thuộc lĩnh vực quản lý. Chủ động phân loại số vụ việc đã giải quyết, số vụ việc đang giải quyết, số vụ việc giải quyết nhưng còn tiếp khiếu, tiếp tố... để có kế hoạch xử lý giải quyết từng vụ việc đúng quy định của pháp luật; trường hợp cần thiết thành lập Tổ công tác để đôn đốc, kiểm tra.

Đối với các vụ việc còn tồn đọng theo Nghị quyết số 22/2009/NQ-HĐND ngày 11/12/2009 của HĐND Thành phố, Kế hoạch số 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, thủ trưởng các sở, ngành xây dựng kế hoạch và tập trung giải quyết dứt điểm trong năm 2017. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố.

6. Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, thường xuyên củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ tiếp công dân theo đúng quy định của Luật Tiếp công dân và Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ; phân công cán bộ có chuyên môn và năng lực thực tiễn, hiểu biết pháp luật để làm việc tại bộ phận tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn. Hàng năm tổ chức hội nghị tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo cho đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương, đơn vị.

7. Sở Tư pháp tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành và thực hiện kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm, trong đó có nội dung tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo và các lĩnh vực khác như quản lý đất đai, quy hoạch, trật tự xây dựng, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật của Thành phố chuyên sâu về lĩnh vực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, t cáo.

8. Các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình của Thành phố xây dựng các chuyên mục về tuyên truyền các văn bản pháp luật, thông tin kịp thời, chính xác các vụ việc khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố.

9. Công an Thành phố chỉ đạo làm tốt công tác nắm tình hình, theo dõi, phân loại xử lý theo quy định pháp luật các đối tượng cố tình lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để lôi kéo, kích động, tập trung khiếu kiện đông người, phức tạp, gây mất trật tự công cộng, ảnh hưởng đến an ninh chính trị. Thực hiện hiệu quả phương án bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Thành phố./.

 


Nơi nhận:
- Thanh tra Chính phủ (để báo cáo);
- Thường trực Thành ủy (để báo cáo);
- Đoàn ĐBQH TP (để báo cáo);
- Chủ tịch UBND Thành phố (để báo cáo);
- Các PCT UBNDTP;
- Văn phòng Thành ủy;
- VP Đoàn ĐBQH; VP HĐNDTP;
- Các Sở, ban, ngành thuộc Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Báo HNM, KT-ĐT, Đài PT-TH HN;
- VPUB: CPVP, các phòng CV;
- Lưu: VT, BTCD.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn
Quốc Hùng

 

 





Nghị định 64/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tiếp công dân Ban hành: 26/06/2014 | Cập nhật: 30/06/2014