Kế hoạch 218/KH-UBND năm 2018 triển khai nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018-2020
Số hiệu: 218/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái Người ký: Nguyễn Văn Khánh
Ngày ban hành: 17/12/2018 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Nông nghiệp, nông thôn, Khoa học, công nghệ, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 218/KH-UBND

Yên Bái, ngày 17 tháng 12 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀO SẢN XUẤT PHỤC VỤ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG, GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH YÊN BÁI, GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

Thực hiện Kết luận số 254-KL/TU ngày 04 tháng 8 năm 2018 của Tỉnh ủy về việc bổ sung nhiệm vụ cần làm ngay những tháng cuối năm 2018 vào kế hoạch số 78-KH/TU ngày 21 tháng 02 năm 2018 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái.

Trên sở đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tài Ttrình số 69/TTr-SKHCN ngày 20 tháng 11 năm 2018, y ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch triển khai nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018 - 2020, với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tập trung huy động các nguồn lực cho các nhiệm vụ nghiên cứu ng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào thực tiễn sản xuất, trọng tâm là cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 của tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

- Nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về sở hữu trí tuệ; hỗ trợ xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp đặc sản là thế mạnh của tỉnh dưới các hình thức bảo hộ như: Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, nhằm hình thành những thương hiệu sản phm nông nghiệp của tỉnh có chất lượng, năng lực cạnh tranh và tham gia chui cung ứng, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản; hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp của Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 02 tháng 8 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về một số nội dung chủ yếu cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái đến năm 2020.

- Xác định rõ và tập trung vào nhiệm vụ nghiên cứu, ng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu sản phẩm nông lâm sản thông qua đề xuất hoặc đặt hàng của các huyện, thị xã, thành phố và của tỉnh, tập trung vào giải quyết những vấn đề cấp thiết gắn với khâu đột phá của tỉnh, đặc biệt trong việc thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái.

- Việc ng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất phải được thực hiện trên cơ sở xã hội hóa và có sự lồng ghép các chương trình, dự án...

- Xác định rõ các sản phẩm đặc sản là thế mạnh của tỉnh để tập trung hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chng nhận, nhãn hiệu tập thể.

- Đảm bảo triển khai kế hoạch đúng thời gian, tiến độ, hiệu quả; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh; kết quả của các nhiệm vụ được nhân rộng, duy trì, quản lý và phát triển theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất phục vụ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững

- Nghiên cứu ứng dụng chuyển đổi cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao của tỉnh nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, tập trung vào các sản phẩm chủ lực như: Cây lương thực có hạt, cây ăn quả (bưởi, cam, quýt,...), chè, quế, sơn tra, măng tre Bát độ, Dâu tằm, gnguyên liệu; trâu, bò, lợn, nuôi trồng và khai thác thủy sản.

- Ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học trong lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao phục vụ sản xuất.

- Thông qua các công nghệ sẵn có hoặc đặt hàng với các cơ quan nghiên cứu để ứng dụng tiến bộ kthuật vào việc xây dựng và mở rộng các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản theo hướng tập trung, an toàn, hiệu quả gắn với tiêu thụ sản phẩm.

2. Xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản có thế mạnh của tnh

- Xác định các sản phẩm chủ lực, có tiềm năng thực sự đxây dựng thương hiệu và chuỗi giá trị.

- Trên cơ sở các sản phẩm chủ lực, tiến hành xác định loại hình thương hiệu (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập th) và mô hình quản trị thương hiệu cho từng sản phẩm.

- Xác định lộ trình xác lập quyền shữu trí tuệ đối với từng sản phẩm nông nghiệp nông thôn, ưu tiên các đối tượng là sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống, sản phẩm chủ lực của tỉnh.

- Htrợ quản lý, phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc sản của tnh mang tên địa danh đã được bảo hộ như chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 đến năm 2020.

(Danh mục nhiệm vụ ưu tiên tại phụ lục kèm theo)

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo

- Các ngành chức năng, các cấp ủy đảng, chính quyền xác định việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đột phá về khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất là giải pháp căn bản, quan trọng góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tập trung trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo từ người đứng đầu cấp y, chính quyền cho đến hệ thống chính trị nhằm thực hiện có hiệu qucác nhiệm vụ đề ra.

- Thường xuyên quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động; phân công cán bộ phụ trách để tổ chức thực hiện. Gn kết các mục tiêu, nhiệm vụ khoa học kthuật và công nghệ với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành giai đoạn 2018-2020.

2. Giải pháp tổ chức triển khai

- Tăng cường mối quan hệ, đặt hàng với các Trung tâm, Viện nghiên cứu, Trường Đại học, các doanh nghiệp, nhà khoa học uy tín trong và ngoài tỉnh để triển khai các đề tài, dự án khoa học, tập trung vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất, chế biến nông lâm sản.

- SKhoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo thời gian và tiến độ:

+ Thành lập các Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ; Hội đồng tư vấn tuyển chọn; Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững; các nhiệm vụ xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của địa phương.

+ Quản lý việc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu ng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững; các nhiệm vụ xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của địa phương.

- Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân: Trên cơ sở tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương, tăng cường đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của tỉnh gắn với khâu đột phá, đặc biệt trong việc thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững.

3. Giải pháp về tài chính

Trên cơ sở nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học hằng năm được giao, ưu tiên dành khoảng 3,0 đến 4,0 tỷ đồng/năm phục vụ triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái. Đồng thời, kết hợp với huy động, lồng ghép các nguồn vốn từ chương trình, dự án, kế hoạch của tỉnh, các chương trình của các bộ, ngành trung ương, vốn đối ứng của người dân, doanh nghiệp...

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ trì, tham mưu chỉ đạo thực hiện các nội dung của Kế hoạch.

- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố trong việc tuyển chọn và triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân xây dựng hồ sơ đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ; kiểm tra, giám sát, nghiệm thu và đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

- Định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả;

- Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm trình Ủy ban nhân dân tnh xem xét, phê duyệt.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chỉ đạo việc ng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm.

- Phối hợp với sở Khoa học và Công nghệ, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc lựa chọn xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương; chỉ đạo xây dựng vùng sản xuất tập trung các sản phẩm xây dựng thương hiệu sn phẩm.

3. Sở Công Thương

Hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đã xây dựng và được bảo hộ thương hiệu thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại ở trong và ngoài nước; các kỳ hội chợ, triển lãm của tỉnh và trên website thương mại điện tử của tỉnh.

4. Sở Tài chính

Chủ trì phối hợp với SKế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học và lồng ghép các chương trình, đề án khác đtriển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo thời gian và tiến độ.

5. Các Sở, ngành của tnh

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; tham gia các Hội đồng khoa học tỉnh; tư vấn lựa chọn các nhiệm vụ khoa học có tính đột phá làm cơ sở tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Kế hoạch đảm bảo chất lượng, đúng thời gian và tiến độ.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chủ động tham mưu đề xuất đặt hàng các nhiệm vụ khoa học công nghệ gắn với thế mạnh của địa phương, tập trung vào các sn phẩm nông nghiệp chủ lực, có thế mạnh của huyện; các sản phẩm đặc sản làm cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất và đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ.

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; tham gia các Hội đồng tư vấn khoa học của tỉnh đối với những nhiệm vụ thực hiện tại địa phương.

- Chủ động giới thiệu các tổ chức, cá nhân có năng lực hoặc tham gia chủ trì triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do địa phương đề xuất.

Trên đây là kế hoạch nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2018 - 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thị, thành phố;
- Chánh, Phó PVP (NLN) UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NLN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Văn Khánh

 

PHỤ LỤC:

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN ĐƯA VÀO XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2018-2020
(kèm theo Kế hoạch số: 218/KH-UBND ngày 17 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)

STT

Tên nhiệm vụ

Thời gian thực hiện

Địa bàn thực hiện

I

Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững

 

 

1

Nghiên cứu các gii pháp kỹ thuật sản xuất và tiêu thụ giống lúa chất lượng theo chuỗi liên kết hàng hóa nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.

2018-2020

Thị xã Nghĩa Lộ, huyện Văn Chấn, Lục Yên, Văn Yên

2

Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật phát triển sản xuất hữu cơ và nhân rộng giống chè Shan trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

2018 - 2020

Huyện Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chi

3

Nghiên cứu các gii pháp kỹ thuật phát triển sản xuất và nhân rộng giống bưởi Đại Minh theo chuỗi liên kết hàng hóa nhm nâng cao giá trị sản phẩm nhãn hiệu bưởi Đại Minh.

2018 - 2020

Huyện Yên Bình

4

Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật phục vụ phát triển sản xuất dâu, tằm trên địa bàn tỉnh Yên Bái

2018 - 2020

Huyện Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn

5

Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật phát triển chăn nuôi giống Vịt bầu Lâm Thượng, Gà đen, lợn bn địa theo chuỗi liên kết hàng hóa góp phần xây dựng nhãn hiệu chng nhận.

2018 - 2020

Huyện Văn Yên, Lục Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn

6

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhân rộng mô hình nuôi cá lồng theo hướng an toàn tại vùng Hồ Thác Bà.

2018 - 2020

Huyện Yên Bình

7

Nghiên cu các biện pháp kỹ thuật nhằm sản xuất bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm măng tre Bát độ trên địa bàn tỉnh Yên Bái

2018 - 2020

Huyện Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn

8

ng dụng tiến bộ kỹ thuật phục vụ bo tồn nguồn gen cây dược liệu có giá trị cao trên địa bàn tỉnh

2018 -2020

Huyện Mù Cang Chi, Trạm Tấu, Văn Chấn

9

Các nhiệm vụ về ứng dụng các mô hình liên kết trong sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chui giá trị đối với các sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh, trong đó tập trung vào các sản phẩm có khối lượng lớn như: Chăn nuôi, cây ăn quả có múi, chè, thủy sn,...

2018 - 2020

Các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

10

Phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm Bưởi da xanh Lục Yên; măng Mai Lục Yên; Cây dược liệu Hà Thủ Ô, Giảo CLam Lục Yên; cây Lạc thương phẩm Lục Yên; Khoai tím Lục Yên.

2018 - 2020

Huyện Lục Yên

II

Xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản của địa phương

 

 

1

Điều tra, rà soát và đề xuất các sn phẩm nông nghiệp, các sản phẩm đặc sản có tiềm năng; xác định loại hình đăng ký xác lập quyền Sở hữu trí tuệ nhm xây dựng thương hiệu các sản phẩm của tỉnh.

2018 - 2020

Các huyện, thị, thành phố trong tnh.

2

Xác lập quyền Sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông nghiệp, các đặc sn của địa phương (đăng ký chdẫn địa lý, nhãn hiệu, nhãn hiệu chứng nhn, nhãn hiệu tập thể- Mi loại hình 2 sn phẩm).

2018 - 2020

Các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

3

Quản lý, phát triển tài sản trí tuệ đối với các sn phẩm đặc sn của tnh mang tên địa danh đã được bảo hộ (Sơn tra Mù Cang Chải, Quế Văn Yên, Chè Suối Giàng, Miến đao Giới phiên, Cam Văn Chn, Cam Lục Yên, Bưởi Đi Minh, Gạo Mường Lò...)

2018 - 2020

Huyện Mù Cang Chải, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình,...

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.