Kế hoạch 20/KH-UBND hoạt động, phòng chống dịch bệnh ở người tỉnh Hà Giang năm 2017
Số hiệu: | 20/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hà Giang | Người ký: | Trần Đức Quý |
Ngày ban hành: | 13/01/2017 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Y tế - dược, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/KH-UBND |
Hà Giang, ngày 13 tháng 01 năm 2017 |
HOẠT ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH Ở NGƯỜI TỈNH HÀ GIANG NĂM 2017
A. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI HÀ GIANG NĂM 2016 VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH NĂM 2017
I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM TẠI HÀ GIANG NĂM 2016
Trước những diễn biến phức tạp khó lường của dịch bệnh trong nước và nhất là các địa bàn giáp ranh với Hà Giang như huyện Bảo Lâm tỉnh Cao Bằng liên tiếp xảy ra 3 vụ dịch Viêm não, Lỵ và Ho gà, song nhìn chung hầu hết các bệnh truyền nhiễm gây dịch tại Hà Giang có xu hướng giảm hoặc ổn định và nhất là không xuất hiện các ổ dịch như lỵ trực trùng, thủy đậu, tay chân miệng...Tuy nhiên một số bệnh truyền nhiễm có xu hướng gia tăng như số trường hợp bị súc vật nghi dại cắn và chết do bệnh dại, viêm não vi rút...Cụ thể:
- Một số bệnh truyền nhiễm không ghi nhận ca mắc trong năm gồm các bệnh truyền nhiễm thuộc tiêm chủng mở rộng (Bạch hầu, ho gà, bại liệt và sởi); các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ xâm nhập (Tả, sốt xuất huyết Dengue); các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi (Cúm A/H5N1, cúm A/H7N9, Ebola, Mers-CoV và ZIKA...) và một số bệnh truyền nhiễm vốn có ổ dịch lưu hành tại Hà Giang (Viêm màng não do não mô cầu, thương hàn).
- Các bệnh truyền nhiễm có số mắc/chết giảm so với năm 2015 gồm Lỵ trực trùng (mắc 132; chết 0; giảm mắc 59,76%); Thủy đậu (mắc 231, chết 0; giảm mắc 17,20%); than (mắc 02, chết 0; giảm 81,82%); Tay chân miệng (mắc 210, chết 0; giảm 30,23%).
- Các bệnh truyền nhiễm vốn phổ biến có số mắc ổn định so với năm 2015 gồm: Tiêu chảy (mắc 9.748 ca, chết 0; không có ổ dịch) và cúm (mắc 19.426, chết 0).
- Tuy nhiên, một số bệnh truyền nhiễm có số mắc tăng so với 2015 gồm viêm não vi rút, bệnh quai bị, uốn ván sơ sinh và số tử vong do bệnh dại:
+ Viêm não vi rút: Toàn tỉnh ghi nhận 41 trường hợp mắc hội chứng não cấp; chết 7; tăng rõ rệt so với năm 2015. Một số huyện có số mắc cao như Bắc Mê 10; Yên Minh 09; Xín Mần 05; Quản Bạ 4; Vị Xuyên 07... Tiến hành lấy 33 mẫu bệnh phẩm xét nghiệm; kết quả 09 mẫu dương tính với VNNB (27,3%) và không có mẫu dương tính với vi rút đường ruột.
+ Uốn ván sơ sinh: Ghi nhận 02 ca tại Ngọc Linh (Vị Xuyên).
+ Bệnh quai bị: Ghi nhận 789 trường hợp mắc, 0 tử vong; không ghi nhận ổ dịch tại các trường học như năm 2015.
+ Bệnh dại: Toàn tỉnh có 1.882 trường hợp bị súc vật nghi dại cắn đến tiêm phòng tại các phòng tiêm. Ghi nhận 5 trường hợp tử vong (Đồng Văn 02, TP Hà Giang 01, Bắc Quang 01 và Vị Xuyên 01). số nghi mắc tăng 34,43% và chết tăng 66,67% so với năm 2015.
II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM CÓ KHẢ NĂNG GÂY DỊCH BỆNH Ở NGƯỜI NĂM 2017
Trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, sự biến đổi khí hậu; tình hình mở rộng hoạt động du lịch trong tỉnh, cùng với điều kiện kinh tế, trình độ dân trí và điều kiện môi trường thấp kém...cùng với nguy cơ một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh và các bệnh truyền nhiễm tại khu vực có khả năng xâm nhập, các bệnh truyền nhiễm vốn có ổ dịch cũ tại Hà Giang và một số bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường tiêu hóa có thể gia tăng và gây dịch. Bên cạnh đó, bệnh truyền nhiễm thuộc tiêm chủng mở rộng có nguy cơ quay trở lại như sởi, uốn ván sơ sinh và viêm não Nhật Bản...nếu không có biện pháp phòng chống dịch chủ động và kịp thời rất có thể dịch sẽ bùng pháp trên diện rộng và gây hậu quả tử vong.
B. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH NĂM 2017
- Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12 ngày 21/11/2007;
- Quyết định số 56/2010/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo chống dịch các cấp;
- Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch;
- Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm;
- Thông tư số 13/2013/TT-BYT ngày 17/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn giám sát bệnh truyền nhiễm;
- Thông tư liên tịch số 16/TTLT-BYT-BNN&PTNN ngày 27/5/2013 của Liên Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người;
- Thông tư 54/2016/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
Tình hình dịch bệnh truyền nhiễm gây dịch năm 2016 và dự báo tình hình dịch bệnh năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Giang, để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh, hạn chế tối đa tỷ lệ mắc và tử vong, UBND tỉnh ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2017, cụ thể như sau:
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH
1.1. Mục tiêu chung
Tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát phát hiện các ca bệnh truyền nhiễm gây dịch ở người; điều tra, xác minh, xử lý ổ dịch, theo dõi cách ly, điều trị kịp thời; hạn chế tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do dịch bệnh gây ra trong cộng đồng.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người tại các tuyến, duy trì hoạt động thường xuyên; tăng cường công tác chỉ đạo hoạt động phòng chống dịch từ tuyến tỉnh đến tuyến xã.
- Đảm bảo công tác truyền thông phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm tại các tuyến thường xuyên, đầy đủ, bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp trước mùa dịch, trong và sau vụ dịch.
- Tiếp tục kiện toàn Đội cấp cứu lưu động tại các bệnh viện; củng cố cơ sở điều trị, đảm bảo đủ năng lực thu dung, điều trị cho người bệnh và hỗ trợ cho tuyến dưới.
- Tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới nhằm ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào nội địa.
- Nâng cao năng lực của hệ thống giám sát và phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm tại các tuyến đảm bảo đủ năng lực phát hiện, lấy mẫu bệnh phẩm, chẩn đoán sớm ca bệnh nghi dịch; triển khai các biện pháp xử lý ca bệnh, ổ dịch kịp thời, đúng quy trình không để lan rộng.
- Duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm cơ bản ở trẻ em toàn tỉnh luôn ở mức cao.
- Tăng cường hoạt động giám sát của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người nhằm phát hiện và chấn chỉnh những tồn tại hạn chế trong công tác phòng chống dịch bệnh ở người các tuyến.
- Đảm bảo vắc xin, thuốc, hóa chất, vật tư, phương tiện và nhân lực phòng chống dịch bệnh tại các tuyến.
1.3. Một số chỉ tiêu cụ thể
- 11/11 huyện, thành phố; 195/195 xã/phường/thị trấn kiện toàn và duy trì hoạt động thường xuyên của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người.
-11/11 huyện, thành phố và 195/195 xã, phường thị trấn có kế hoạch phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm năm và dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành địa phương.
- 100% các ngành thành viên Ban chỉ đạo có văn bản chỉ đạo theo ngành dọc đến cơ sở tuyến huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn phối hợp với ngành y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh ở người.
- 11/11 Trung tâm Y tế huyện kiện toàn Đội cơ động chống dịch; 12/12 bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và BVĐK khu vực kiện toàn Đội cấp cứu lưu động.
- 100% các huyện, thành phố và xã, phường thị trấn có kế hoạch truyền thông và tổ chức hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh; lồng ghép với phong trào vệ sinh yêu nước. Phối hợp xây dựng ít nhất 4 chuyên mục về phòng chống dịch bệnh trên hệ thống Đài truyền thanh truyền hình tuyến tỉnh; ít nhất 24 tin bài về hoạt động phòng chống dịch bệnh ở người trên Website của Ngành.
- 100% các cơ sở điều trị và dự phòng có đủ cơ số thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, giường bệnh, sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra.
-100 các cửa khẩu và lối mở thực hiện tốt hoạt động kiểm dịch y tế biên giới, hạn chế thấp nhất các bệnh dịch xâm nhập qua đường biên giới vào Việt Nam.
- 100% cán bộ làm công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm từ tuyến tỉnh đến tuyến xã được đào tạo tập huấn kiến thức về giám sát, chẩn đoán các bệnh, dịch nguy hiểm và bệnh dịch thường gặp trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Từ 95% trở lên trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng 8 bệnh truyền nhiễm cơ bản; từ 95% trở lên đối tượng được tiêm chủng bổ sung các vắc xin theo chỉ đạo của Bộ Y tế.
- 100% các huyện/thành phố; xã/phường thị trấn triển khai hoạt động giám sát thường xuyên, phát hiện và thông báo kịp thời các ca bệnh truyền nhiễm nghi dịch.
- 100% ca bệnh truyền nhiễm nghi dịch được giám sát phát hiện, thông báo, điều tra xác minh kịp thời, đúng quy định; ít nhất 80% ca bệnh được lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm chẩn đoán, kịp thời đúng quy định.
- 100% ổ dịch phát hiện được xử lý kịp thời và đúng quy trình xử lý ổ dịch; không để dịch lan rộng ra trên địa bàn
- 100% ổ dịch cũ của bệnh sốt rét được giám sát và triển khai các biện pháp phòng chống (tẩm màn, phun hóa chất diệt muỗi); 100% ca bệnh nghi sốt rét được lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán. Thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch đúng quy định khi có dịch xảy ra.
- 100% Ban chỉ đạo tuyến huyện, thành phố thực hiện tốt công tác giám sát tuyến dưới. Ban chỉ đạo tuyến tỉnh thực hiện giám sát tuyến dưới ít nhất 2 lần/năm.
- 100% huyện, thành phố thực hiện phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm đúng thời hạn theo quy định của Bộ Y tế.
2. Các hoạt động theo tình huống cụ thể
2.1. Khi chưa có dịch xảy ra
2.1.1. Tổ chức chỉ đạo, điều hành
a) Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người tuyến tỉnh
- Kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch khi có yêu cầu.
- Ban chỉ đạo phòng, chống dịch chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
+ Ban hành các văn bản chỉ đạo các ban ngành tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong, phòng chống dịch bệnh.
+ Huy động nguồn lực cơ sở vật chất phục vụ công tác phòng chống dịch.
- Tổ chức họp định kỳ 6 tháng/lần hoặc đột xuất khi có yêu cầu hoặc dịch bệnh phát sinh.
b) Ban điều hành phòng chống dịch Sở Y tế
- Kiện toàn Ban điều hành phòng, chống dịch bệnh ở người Sở Y tế.
- Tham mưu cho Ban chỉ đạo tuyến tỉnh chỉ đạo các ngành thành viên BCĐ, UBND các huyện, thành phố chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch và thực hiện công tác báo cáo theo quy định.
- Ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị y tế các tuyến lập kế hoạch và triển khai các hoạt động chủ động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 16/TTLT-BYT-BNN&PTNN ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Liên Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.
- Tổ chức họp đánh giá tình hình dịch bệnh và triển khai các biện pháp phòng chống dịch định kỳ hoặc đột xuất.
c) Ban chỉ đạo các huyện, thành phố
- Củng cố và kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các huyện thành phố.
- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cấp huyện, thành phố năm 2017; bố trí ngân sách cho hoạt động phòng chống dịch và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động có kế hoạch.
- Chỉ đạo hướng dẫn, tập huấn chuyên môn cho các xã phường thị trấn thực hiện công tác phòng, chống dịch; báo cáo tình hình dịch bệnh trên địa bàn theo quy định.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện các nội dung:
+ Củng cố, kiện toàn BCĐ chăm sóc sức khỏe nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã).
+ Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch cấp xã.
+ Chỉ đạo Trạm Y tế, Phòng khám ĐKKV tăng cường giám sát phát hiện ca bệnh, tổ chức điều tra, phát hiện cách ly đối tượng mắc, nghi ngờ mắc bệnh và thực hiện công tác báo cáo dịch bệnh theo quy định.
+ Tổ chức tuyên truyền hướng dẫn nhân dân thực hiện vệ sinh môi trường và các biện pháp phòng, chống dịch.
2.1.2. Thông tin tuyên truyền
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, huyện/thành phố qua hệ thống loa truyền thanh tuyến xã và tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng về nguy cơ và các biện pháp phòng chống dịch bệnh; tuyên truyền Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản pháp luật liên quan đến công tác vệ sinh phòng bệnh.
- Sở Y tế là đầu mối phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức thực hiện:
+ Phối hợp với Đài Truyền thanh truyền hình đưa tin sớm về tình hình bệnh truyền nhiễm gây dịch trên địa bàn tỉnh.
+ Phối hợp triển khai hệ thống văn bản chỉ đạo và hướng dẫn triển khai các hoạt động liên quan đến phòng chống dịch và ngộ độc thực phẩm.
+ Phối hợp triển khai hoạt động tuyên truyền hưởng ứng các phong trào vệ sinh phòng bệnh: Hưởng ứng “Tuần lễ Nước sạch và vệ sinh môi trường”; “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”; “Phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân”; “Ngày thế giới phòng chống bệnh sốt rét”; “Ngày Thế giới phòng chống bệnh dại”; “Ngày ASEAN phòng chống bệnh sốt xuất huyết”...
2.1.3. Hoạt động chuyên môn
a) Đào tạo, tập huấn
- Số lớp: 12 lớp; gồm 01 lớp tuyến tỉnh và 11 lớp tuyến huyện (mỗi huyện 01 lớp).
- Thành phần:
+ Cán bộ thực hiện công tác phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm các tuyến từ tỉnh đến xã.
+ Cán bộ Đội chống dịch cơ động, Đội điều trị cơ động tuyến tỉnh và huyện.
- Nội dung tập huấn:
+ Hệ thống các văn bản pháp luật về phòng chống bệnh truyền nhiễm: Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, Nghị định của Chính phủ, các quyết định, Thông tư hướng dẫn...thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh.
+ Các quy trình giám sát, chẩn đoán, điều trị và xử lý ổ dịch, tập huấn cập nhật phác đồ điều trị mới cho cán bộ làm công tác phòng chống dịch.
+ Kỹ năng truyền thông về, phòng chống dịch.
+ Công tác bảo đảm an toàn tiêm chủng.
b) Tiêm chủng phòng bệnh
- Duy trì hoạt động tiêm chủng mở rộng thường xuyên trên địa bàn toàn tỉnh các vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm cơ bản cho trẻ em và phụ nữ.
- Rà soát và xác định vùng có nguy cơ xảy dịch do tỷ lệ và chất lượng tiêm chủng thấp để triển khai các kế hoạch tiêm chủng bổ sung.
- Mở rộng địa bàn triển khai tiêm vắc xin, huyết thanh phòng bệnh có thu phí tại 11/11 Trung tâm Y tế huyện, thành phố trong tỉnh.
- Tiếp tục hỗ trợ tiêm vắc xin và huyết thanh điều trị dự phòng bệnh dại miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi và người thuộc hộ nghèo trong tỉnh.
c) Công tác điều trị
- Kiện toàn đội điều trị tại các bệnh viện và đội điều trị cơ động, sẵn sàng chi viện cho đơn vị tuyến dưới khi có yêu cầu.
- Bố trí khu cách ly của bệnh viện, chuẩn bị cơ số thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu, xe cứu thương đảm bảo công tác khám chữa bệnh.
- Chuẩn bị phương tiện trang bị phòng hộ cho cán bộ y tế.
- Xây dựng phương án duy trì hoạt động thường xuyên của bệnh viện khi có dịch xảy ra.
d) Kiểm tra, giám sát, điều tra xác minh ca bệnh
- Điều tra xác minh bệnh truyền nhiễm gây dịch khi có thông báo ca bệnh nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm từ tuyến cơ sở.
- Thực hiện điều tra xác minh ca bệnh người tiếp xúc, hồi cứu tử vong, các yếu tố dịch tễ liên quan, lấy mẫu bệnh phẩm xử lý ổ dịch...theo quy định của Bộ Y tế.
- Kiểm tra giám sát thường xuyên về công tác phòng chống dịch bệnh trên người tại các tuyến: Ban Chỉ đạo, Ban Điều hành phòng, chống dịch bệnh ở người tuyến tỉnh kiểm tra tình hình dịch và các biện pháp triển khai phòng chống dịch chủ động tại các huyện/thành phố; Ban chỉ đạo, Ban điều hành huyện/thành phố kiểm tra tại các xã, phường, thị trấn. Thời gian thực hiện ít nhất 2 đợt/năm.
e) Hoạt động kiểm dịch
- Duy trì các tổ kiểm dịch tại tất cả các cửa khẩu, lối mở biên giới gồm: Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy và các cửa khẩu phụ, lối mở thuộc các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì. Bố trí trang thiết bị, phương tiện và nhân lực tại cửa khẩu Xín Mần khi được nâng cấp lên cửa khẩu Quốc gia.
- Thực hiện công tác kiểm dịch (kiểm dịch người, phương tiện vận chuyển hàng hóa...) theo quy định của Nghị định Chính phủ về kiểm dịch y tế và các quy định của Bộ Y tế nhằm phát hiện và ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào nội tỉnh. Đối với đối tượng qua lại thường xuyên qua đường cửa khẩu chính ngạch, tiểu ngạch, đường mòn đi chợ buôn bán hoặc đi lao động phổ thông, công tác kiểm dịch do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chịu trách nhiệm chính và phối hợp với các ngành chức năng có liên quan thực hiện.
g) Nâng cao năng lực hệ thống xét nghiệm các tuyến
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống xét nghiệm tại Trung tâm Y tế dự phòng giúp chẩn đoán nhanh, chẩn đoán sớm các tác nhân gây dịch:
+ Chuẩn bị hồ sơ, quy trình kỹ thuật; kiểm định và hiệu chuẩn trang thiết bị; đào tạo nhân lực để công nhận đạt chuẩn quốc gia 4 chỉ tiêu xét nghiệm mới: Não mô cầu, sốt xuất huyết, viêm gan B và sởi.
+ Đảm bảo đủ dụng cụ, môi trường, hóa chất và sinh phẩm lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và chẩn đoán bệnh dịch.
- Tiếp tục củng cố phòng xét nghiệm các tuyến bao gồm: Phòng xét nghiệm của Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện đa khoa huyện và bệnh viện đa khoa tỉnh đảm bảo yêu cầu về an toàn sinh học và đủ năng lực lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu ca bệnh nghi dịch, bệnh truyền nhiễm.
h) Thông tin báo cáo dịch
Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm quy chế thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT , ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế. Thực hiện báo cáo bằng phần mềm trực tuyến tại tuyến tỉnh và huyện. Kết nối báo cáo dịch, bệnh truyền nhiễm trên phần mềm liên thông tuyến xã, phường, thị trấn.
2.1.4. Phối hợp liên ngành
-Sở Y tế:
+ Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT và các ngành có liên quan giám sát chặt chẽ các bệnh, dịch ở người lây truyền từ gia súc gia cầm...
+ Phối hợp với các ngành có liên quan triển khai biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường, xử lý môi trường, đảm bảo an ninh trật tự khi có dịch xảy ra.
- Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các ngành có liên quan tiếp tục thực hiện Nghị định 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ về phòng chống bệnh dại ở động vật; Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 quy định về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn; phối hợp với Sở Y tế thực hiện Thông tư liên tịch số 16/TTLT-BYT-BNN&PTNT, ngày 27/5/2013 về việc phối hợp phòng, chống bệnh lây từ động vật sang người.
- Sở Công thương chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn, vận chuyển, kinh doanh gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép, bắt giữ, tiêu hủy gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu, thực phẩm không đảm bảo an toàn.
- Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ngành có liên quan trong công tác truyền thông về tình hình dịch bệnh và cách phòng chống.
- Cục Hải quan tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các ngành có liên quan trong công tác quản lý xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu và tăng cường kiểm dịch y tế biên giới.
- Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các trường học trên địa bàn toàn tỉnh triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học; phối hợp triển khai các kế hoạch tiêm chủng bổ sung, các phong trào vệ sinh phòng bệnh tại trường học.
2.1.5. Đầu tư tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị
- Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực, thuốc, vật tư, hóa chất, sinh phẩm chẩn đoán; khu cách ly...sẵn sàng triển khai công tác phòng chống dịch.
- Bố trí kinh phí đảm bảo cho hoạt động phòng chống dịch bệnh chủ động của Ban chỉ đạo, Ban điều hành phòng chống dịch tuyến tỉnh, các huyện, thành phố khi chưa có dịch và khi có dịch xảy ra.
2.1.6. Hợp tác quốc tế
Hợp tác trong công tác phòng chống dịch bệnh xuyên biên giới giữa Sở Y tế tỉnh Hà Giang Việt Nam và Cục Y tế huyện Malypho tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Thiết lập cơ chế giao lưu trong công tác phòng chống bệnh, tổ chức hội đàm trao đổi thông tin trong công tác phòng chống bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm 1 năm 2 lần tại Việt Nam và Trung Quốc.
2.2. Khi có dịch xảy ra
2.2.1. Tổ chức chỉ đạo
- Tùy quy mô và mức độ của dịch, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh ở người trình UBND tỉnh ban hành quyết định công bố dịch trên địa bàn tuân thủ quy định tại Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.
- Tăng cường hoạt động Ban chỉ đạo, Ban điều hành phòng chống dịch bệnh ở người của tỉnh, huyện, thành phố tùy theo quy mô và mức độ dịch.
2.2.2. Công tác dự phòng
- Triển khai hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ; cách ly, xử lý những đối tượng mắc bệnh và báo cáo khẩn cấp theo quy định.
- Khoanh vùng, triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch theo quy định về mức độ dịch. Triển khai chiến dịch tiêm chủng bổ sung tại khu vực vùng dịch và lân cận nhằm chống dịch bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh theo chỉ đạo của Cục Y tế dự phòng và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
- Khử và tiệt trùng nơi có mầm bệnh và nơi có nguy cơ mầm bệnh tiềm ẩn.
- Tăng cường kiểm dịch biên giới tại các cửa khẩu và nơi xảy ra dịch.
- Bố trí phòng cách ly tại cửa khẩu Thanh Thủy để sẵn sàng cách ly các đối tượng nghi ngờ và đối tượng mắc.
- Đảm bảo vật tư thuốc, trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh theo nhu cầu thực tế.
- Phối hợp với các ngành giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Huy động lực lượng Y tế, Quân đội, Công an và các tổ chức đoàn thể tại tỉnh và các tỉnh lân cận tham gia các hoạt động chống dịch như: Điều trị, vận chuyển thuốc trang thiết bị, vận chuyển người bệnh, xử lý thi hài người bệnh tử vong, cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhân dân, người bệnh tại vùng dịch...
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế cho hoạt động dập dịch và khắc phục hậu quả khi có dịch xảy ra trên địa bàn tỉnh.
- Nghiêm túc thực hiện hệ thống thông tin báo cáo theo giờ, ngày với UBND tỉnh và Bộ Y tế.
2.2.3. Công tác điều trị
- Huy động cán bộ chuyên môn và đảm bảo thuốc và thiết bị y tế để cấp cứu, điều trị người bệnh.
- Đảm bảo đầy đủ phương tiện phòng hộ cho cán bộ y tế trực tiếp điều trị, chăm sóc người bệnh; người tiếp xúc với người bệnh.
- Tổ chức quản lý, cách ly và điều trị kịp thời người bệnh.
- Bệnh viện đa khoa tỉnh bố trí khu điều trị tại khoa Truyền nhiễm với số giường từ 30 - 50 giường.
- Bệnh viện các huyện bố trí khu điều trị cách ly riêng biệt với số giường ít nhất từ 10 - 20 giường.
- Tùy quy mô và mức độ của dịch, cần thiết lấy một khoa của bệnh viện Lao và bệnh phổi làm cơ sở điều trị dự phòng, thiết lập bệnh viện dã chiến để phân loại bệnh nhân, thu dung bệnh nhân điều trị khi lưu lượng bệnh nhân quá đông; có phương án xây dựng bệnh viện dã chiến tại các huyện để đáp ứng công tác thu dung và điều trị bệnh nhân khi có dịch xảy ra.
- Chuyển bệnh nhân về tuyến Trung ương trong trường hợp bệnh viện quá tải hoặc không đủ điều kiện phương tiện và kỹ thuật để điều trị.
2.2.4. Thông tin, tuyên truyền
- Tuyên truyền cho nhân dân các biện pháp phòng chống dịch, nhưng tránh gây hoang mang, dao động trong nhân dân.
- Tuyên truyền cho người dân các huyện không có dịch hạn chế đi đến các huyện khác, tỉnh khác có dịch nếu chưa thực sự cần thiết
3.1. Kinh phí bảo đảm khi chưa có dịch xảy ra
- Tổng kinh phí: 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng chẵn), gồm:
+ Thông tin tuyên truyền, tập huấn: 150.000.000 đ
+ Kiểm tra giám sát của BCĐ, BĐH tỉnh: 50.000.000 đ
+ Mua bổ sung vật tư, hóa chất phòng chống dịch: 300.000.000 đ
(chi tiết phụ lục kèm theo)
- Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương (Khi chưa có dịch xảy ra sử dụng kinh phí sự nghiệp giao cho Sở Y tế năm 2017 để tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông, đào tạo tập huấn; kiểm tra giám sát; mua bổ sung vật tư, hóa chất...).
3.2. Kinh phí tiêm vắc xin dại miễn phí
- Đối tượng miễn phí: Trẻ em dưới 6 tuổi và người thuộc hộ nghèo bị súc vật nghi dại cắn có hộ khẩu thường trú tại Hà Giang. Dự kiến 350 người tiêm vắc xin, 100 người tiêm huyết thanh.
- Tổng kinh phí: 326.550.000 đồng; gồm:
350 người x 5 lọ vắc xin/người x 168.000 đ/lọ= 294.000.000 đ.
100 người x 01 Iọ/người x 325.500 đ/lọ= 32.550.000 đ
- Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương (Kinh phí giao cho Sở Y tế ngay từ đầu năm 2017 để tổ chức đấu thầu mua vắc xin, huyết thanh dại thực hiện tiêm miễn phí tại Trung tâm Y tế các huyện, thành phố và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh).
3.3. Kinh phí dự kiến chống dịch khi có dịch xảy ra
- Tổng kinh phí dự kiến: 1.200.000.000 đồng (Một tỷ hai trăm triệu đồng chẵn), trong đó:
+ Thông tin tuyên truyền: |
200.000.000 đ |
+ Kiểm tra, giám sát: |
150.000 000 đ |
+ Xăng dầu vận chuyển mẫu xét nghiệm: |
50.000.000 đ |
+ Phụ cấp chống dịch: |
300.000.000 đ |
+ Mua thuốc vật tư, hóa chất, thuốc chống dịch: |
500.000.000 đ |
- Nguồn kinh phí: Ngân sách địa phương
- Phương thức quản lý và sử dụng: Khi có dịch xảy ra, tùy quy mô và mức độ dịch Sở Y tế lập dự toán kinh phí chống dịch chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt, cấp bổ sung kinh phí chống dịch để Sở Y tế triển khai thực hiện. Trong trường hợp cần thiết dịch lan rộng có thể bổ sung kinh phí ngoài kinh phí dự kiến trên. Ngoài ra sẽ huy động sự hỗ trợ của Trung ương và các nguồn khác.
3.4. Tổng hợp nhu cầu kinh phí
Tổng kinh phí phòng chống dịch năm 2017: 2.026.550.000 đ (Hai tỷ, không trăm hai mươi sáu triệu, năm trăm năm mươi nghìn đồng chẵn); gồm:
- Khi chưa có dịch: |
500.000.000 đ |
- Tiêm miễn phí vắc xin, huyết thanh dại: |
326.550.000 đ |
- Khi xảy ra dịch: |
1.200.000.000 đ |
Các ngành thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người tỉnh Hà Giang và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện; nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh thực hiện theo Quy chế phòng, chống dịch bệnh ở người ban hành kèm theo Quyết định số 590/QĐ-UBND ngày 25 tháng 3 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang.
Giao cho Sở Y tế cơ quan thường trực Ban chỉ đạo tuyến tỉnh đôn đốc các ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.
Trên đây là kế hoạch phòng, chống dịch bệnh ở người năm 2017 tỉnh Hà Giang; các Sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thành phố căn cứ kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện, trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét giải quyết./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH KINH PHÍ CHI TIẾT ĐẢM BẢO KHI CHƯA CÓ DỊCH XẢY RA
(Kèm theo Kế hoạch số 20/KH-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh Hà Giang)
1 Thông tin, tuyên truyền, tập huấn |
|
150.000.000 |
1.1 Thông tin, tuyên truyền |
|
108.000.000 |
- Xây dựng các chuyên mục truyền thông trên hệ thống thông tin đại chúng: 5.000.000 đ/ chuyên mục x 4 chuyên mục |
= |
20.000.000 |
- In ấn tờ rơi, áp phích truyền thông phòng chống dịch |
= |
40.000.000 |
- Thực hiện truyền thông trực tiếp tại một số ổ dịch cũ |
|
|
24 đợt x 2.000.000 đ/đợt |
= |
48.000.000 |
1.2 Tập huấn |
|
42.000.000 |
* Tập huấn quy trình giám sát dịch bệnh cho cán bộ chuyên trách các tuyến |
|
21.000.000 |
- Tiền tài liệu: 30.000 đ/người x 60 người |
= |
1.800.000 |
- Tiền văn phòng phẩm: 20.000 đ/người x 60 người |
|
1.200.000 |
- Tiền tổ chức, phục Vụ: 100.000 đ/người/ngày x 3 người x 4 ngày |
= |
1.200.000 |
- Tiền Giảng viên, báo cáo viên: 02 người x 400.000 đ/người/buổi x 2 buổi/ngày x 3 ngày |
|
4.800.000 |
- Giải khát giữa giờ: 30.000 đ/người/ngày x 60 người x 3 ngày |
|
5.400.000 |
- Thuê hội trường: 2.000.000 đ/ngày x 3 ngày |
|
6.000.000 |
- Ma két hội trường và các chi phí khác |
|
600.000 |
* Tập huấn điều tra xử lý ổ dịch cho Đội chống dịch cơ động (15 đội) |
|
21.000.000 |
- Tiền tài liệu: 30.000 đ/người x 60 người |
= |
1.800.000 |
- Tiền văn phòng phẩm: 20.000 đ/người x 60 người |
|
1.200.000 |
- Tiền tổ chức, phục vụ: 100.000 đ/người/ngày x 3 người x 4 ngày |
|
1.200.000 |
Tiền Giảng viên, báo cáo viên: 02 người x 400.000 đ/người/buổi x 2 buổi/ngày x 3 ngày |
|
4.800.000 |
Giải khát giữa giờ: 30.000 đ/người/ngày x 60 người x 3 ngày |
|
5.400.000 |
Thuê hội trường: 2.000.000 đ/ngày x 3 ngày |
|
6.000.000 |
Ma két hội trường và các chi phí khác |
|
600.000 |
2 Kiểm tra, giám sát của BCĐ, BĐH tuyến tỉnh |
|
50.000.000 |
2.1 Công tác phí giám sát 4 người x 100.000 đ/người/ngày x 15 ngày/đợt x 2 đợt/năm |
|
12.000.000 |
2.2 Tiền thuê chỗ ngủ 4 người x 250.000 đ/người/đêm x 14 đêm/đợt x 2 đợt/năm |
|
28.000.000 |
2.3 Xăng dầu giám sát |
|
10.000.000 |
3 Mua bổ sung vật tư, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm chẩn đoán |
|
300.000.000 |
3.1 Vật tư, dụng cụ lấy mẫu, bảo quản mẫu bệnh phẩm |
|
|
- Dụng cụ đựng lấy mẫu, bảo quản mẫu bệnh phẩm: 200 bộ x 50.000 đ/bộ |
|
5.000.000 |
Trang bị đảm bảo an toàn sinh học trong lấy mẫu và điều tra, giám sát ổ bệnh nghi dịch: 300 bộ x 200.000 đ/bộ |
|
60.000.000 |
3.2 Bổ sung hóa chất xử lý ổ dịch (Cloramin B 25 - 20%) 500 kg x 150.000 đ/kg |
|
75.000.000 |
3.3 Hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm chẩn đoán |
|
160.000.000 |
Cộng (1+2+3): 500.000.000đ (Năm trăm triệu đồng chẵn) |
|
|
Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn Ban hành: 31/05/2016 | Cập nhật: 06/06/2016
Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT quy định về công tác y tế trường học do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 12/05/2016 | Cập nhật: 12/05/2016
Quyết định 02/2016/QĐ-TTg quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm Ban hành: 28/01/2016 | Cập nhật: 01/02/2016
Thông tư 54/2015/TT-BYT hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm Ban hành: 28/12/2015 | Cập nhật: 08/01/2016
Thông tư 13/2013/TT-BYT hướng dẫn giám sát bệnh truyền nhiễm Ban hành: 17/04/2013 | Cập nhật: 26/04/2013
Quyết định 73/2011/QĐ-TTg Quy định chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch Ban hành: 28/12/2011 | Cập nhật: 02/01/2012
Quyết định 56/2010/QĐ-TTg quy định thẩm quyền thành lập, tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp Ban hành: 16/09/2010 | Cập nhật: 18/09/2010
Nghị định 05/2007/NĐ-CP về việc phòng, chống bệnh dại ở động vật Ban hành: 09/01/2007 | Cập nhật: 19/01/2007