Kế hoạch 188/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án "Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2030"
Số hiệu: 188/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Đinh Khắc Đính
Ngày ban hành: 13/12/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 188/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 13 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ VỚI BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 1464/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan và cộng đồng trong việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sgiới, chú trọng nhóm đi tượng có nguy cơ cao gây bạo lực, đối tượng dễ bị tn thương do bạo lực trên cơ sở giới;

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, hỗ trợ và can thiệp kịp thời;

- 50% người gây bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, tư vấn hoặc có hình thức xử phù hợp.

- Đến năm 2030: Tăng cường thực thi pháp luật và đảm bảo hệ thống dịch vụ về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sgiới đưc trin khai đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh hướng tới môi trường an toàn, bình đẳng, không bạo lực.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức và người dân vchính sách pháp luật có liên quan đến phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên sở giới, phân biệt đối xử về giới và ảnh hưởng của bạo lực trên cơ sở giới tới sự phát triển bền vng của xã hội:

a) Triển khai chiến dịch truyền thông với các hình thức đa dạng, phong phú trong “Tháng hành động vì bình đng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới”; hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái; “Tháng hành động quc gia v phòng, chng bạo lực gia đình”;

b) Triển khai các hình thức truyền thông về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới phù hợp với từng nhóm đối tượng; xây dựng mạng lưới người có ảnh hưởng trong xã hội để truyn tải thông điệp về phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sgiới; thực hiện tuyên truyn, giáo dục về phòng ngừa bạo lực trên môi trường mạng, ép phụ nữ kết hôn với người nước ngoài vì lý do kinh tế và phân biệt đối xử vì lý do giới tính.

2. Nâng cao năng lc và trách nhiệm của cơ quan qun lý nhà nước về việc phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên sgiới:

a) Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước, người cung cấp dịch vụ và đội ngũ cộng tác viên tại cộng đồng về công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới;

b) Phòng, chống quy rối tình dục tại nơi làm việc; thành phố an toàn và thân thiện với phụ nữ và trem gái; trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực; mô hình địa chtin cậy - nhà tạm lánh ở cộng đồng; cơ sở cung cấp dịch vụ ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; kết nối dịch vụ hỗ trợ nạn nhân; chăm sóc, tư vấn và hỗ trnạn nhân tại cơ s y tế;

c) Trên cơ s rà soát chức năng nhiệm vụ cộng tác viên: dân số, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ chăm sóc trẻ em, công tác xã hội, gia đình ...ở xã, phường, thị trn đhoàn chỉnh và nâng cao hiệu quả trách nhiệm nghcông tác xã hội của các địa phương.

3. Triển khai các hoạt động phòng ngừa bạo lc trên cơ sở giới

a) Xây dựng sn phm truyền thông về phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới;

b) Trin khai các hoạt động tuyên truyền, tập huấn knăng tự kiểm soát bản thân với nhóm đối tượng có nguy cơ cao gây bạo lực; knăng phòng tránh bạo lực đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương do bạo lực trên cơ sở giới.

4. Trin khai các dịch vụ, mô hình hỗ trợ, can thiệp đ phòng ngừa và giảm thiu bạo lực trên sở giới

a) Cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới: Hỗ trợ bảo đảm an toàn, tạm lánh khẩn cấp, dịch vụ hỗ trợ ban đầu tại địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh ở cộng đồng cho nạn nhân; cung cấp dịch vụ chăm sóc tối thiểu cho nạn nhân và tư vấn cho người gây bạo lực tại cơ sở cung cấp dịch vụ ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; hỗ trợ chăm sóc, tư vấn cho nạn nhân tại cơ sở y tế; sử dụng đường dây nóng và cơ chế phối hợp liên ngành trong giải quyết bạo lực trên cơ sở giới để kết nối dịch vụ, hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân và can thiệp, xử lý phù hợp người gây bạo lực;

b) Tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở gii tại cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ có nguy cơ bị ép kết hôn với người nước ngoài và gim thiu tình trạng bạo lực trên cơ sgiới tại vùng dân tộc thiểu s, vùng sâu, vùng xa;

c) Triển khai lồng ghép hoạt động phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong sinh hoạt các câu lc bộ, hội, đoàn thtại khu công nghiệp, cơ quan, tổ chức; xây dựng cơ chế tiếp nhận thông tin và thực hiện tư vn đối với các trường hp bị quấy rối tình dục và xử lý người có hành vi quy ri tình dục;

d) Trin khai mô hình thành phố an toàn và thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái nhằm đảm bo an toàn tại nơi công cộng, thực hiện rà soát các dịch vụ công để có khuyến nghị phù hp và tạo chế thu nhận ý kiến phn hồi của người dân về các trường hp bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái trên địa bàn;

đ) Nghiên cu trin khai mô hình trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực với c hoạt động tập huấn kỹ năng cho giáo viên, học sinh và cung cp thông tin cho phụ huynh về biện pháp phòng ngừa và ứng phó với bạo lực tại trường học; thiết lập các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp ngay tại trường học, đề xut biện pháp xử lý phù hợp đối với người có hành vi bạo lực; lng ghép nội dung v phòng, chống bạo lực trong các câu lạc bộ thể thao, hoạt động ngoại khóa.

5. Kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện hoạt động về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại các cơ quan, đơn vị và địa phương.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Từ nguồn ngân sách Trung ương bố trí cho chương trình mục tiêu hỗ trợ phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020;

2. Ngân sách địa phương các cấp btrí trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan đơn vị theo quy định hiện hành;

3. Các ngun tài trợ, viện trợ và huy động từ xã hội, cộng đng;

4. Các nguồn hp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Hướng dn và phi hợp với các đơn vị, địa phương liên quan trin khai thực hiện nội dung Kế hoạch này.

- Ch trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tăng cường tuyên truyền, giáo dục về phòng chống bạo lực trên cơ sgiới và các văn bản luật khác có liên quan thông qua các lớp tập huấn, các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tạo sự chuyn biến sâu sc trong nhận thức đối với toàn xã hội.

- Hướng dẫn về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; tiêu chuẩn về: thành phan toàn và thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái; cơ sở cung cấp dịch vụ ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh; mô hình kết ni dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới;

- Tham mưu xây dựng Kế hoạch, thành lập Đoàn kim tra liên ngành đtổ chức kim tra, đánh giá công tác phòng chống bạo lực tại các đơn vị, địa phương.

- Hàng năm chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức Tháng hành động về bình đẳng giới theo chủ đề cụ thdo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hưng dẫn thực hiện.

2. Sở Tư pháp: Hướng dn việc lồng ghép vn đề phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sgiới trong công tác truyn thông, ph biến và giáo dục pháp luật. Tăng cường công tác tuyên truyền, phbiến, giáo dục pháp luật về Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đến cán bộ, công chức và toàn thnhân dân trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Nội vụ: Phi hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các địa phương tổ chức tập huấn, nâng cao năng lc và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về việc phòng nga và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đến cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh.

4. Sở Y tế: Hướng dẫn về chăm sóc, tư vấn tâm lý và hỗ trợ y tế nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới; phối hợp với SLao động - Thương binh và Xã hội và các ban, ngành đoàn th liên quan đy mạnh truyền thông về bình đẳng giới trong trin khai Đề án kim soát mt cân bng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Triển khai xây dựng trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực; thực hiện lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về phòng nga và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong thực hiện phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực;

- Tăng cưng giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; giáo dục nh đẳng giới, phòng chống bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, đặc biệt là tr em gái; giáo dục phòng chng ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội, an toàn giao thông trong học sinh;

- Tăng cường cơ hội tiếp cận với giáo dục cho trẻ em gái, phụ nữ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, dân tộc thiu s nhm giảm thiu tình trạng học sinh nữ bỏ học dẫn đến mù chữ hoc tái mù.

6. Công an Tỉnh: Phối hp với các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc phát hiện sớm, can thiệp và xử lý các vụ bạo lực trên cơ sgiới, môi giới hôn nhân bất hp pháp và bảo vệ nạn nhân.

7. S Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp các s, ngành, địa phương liên quan tổ chức lồng ghép các chỉ số, chỉ tiêu v bình đẳng giới vào kế hoạch hoạt động, kế hoạch phát trin kinh tế - xã hội hàng năm.

- Tăng cường kiểm tra việc lng ghép giới vào các chương trình, dự án trong quá trình thm định trước khi thông qua hoặc trình UBND tnh, Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan vận động ngun cho các chương trình, dự án về bình đẳng giới để triển khai sâu rộng, đảm bảo thực hiện có hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới.

8. Sở Tài chính: Nghiên cứu tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch, hướng dẫn các ngành, các cấp bố trí kinh phí cho các Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh.

9. Sở Văn hóa và Thể thao:

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sng trong gia đình. Lồng ghép công tác bình đẳng giới vào kế hoạch phòng, chng bạo lực gia đình nhm giảm thiểu bất bình đng giới những địa phương có bất bình đng gii hoặc có nguy cơ cao bt bình đẳng giới.

- Tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc việc sửa đổi, bsung hương ước, quy ước đảm bảo bình đẳng giới.

- Tăng cường công tác thanh tra, kim tra và qun lý chặt chẽ các sản phm văn hóa, hoạt động giải trí đảm bảo không mang định kiến gii.

- Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm ngày Gia đình Việt Nam 28/6.

10. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí và hthống thông tin cơ sở đẩy mạnh hoạt động thông tin về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sgiới; tổ chức tuyên truyn, giáo dục, nâng cao năng lực truyền thông vgiới cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên, tuyên truyền viên, cán bộ làm công tác truyn thông tại h thng phát thanh, truyn hình các quan báo chí trên địa bàn tỉnh; tăng cường công tác thanh tra, kim tra và xử lý nghiêm các hoạt động thông tin, báo chí, xut bn có ni dung đnh kiến giới.

11. Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các t chc thành viên: Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ ca mình phi hợp chỉ đạo, tham gia tổ chức triển khai các hoạt động liên quan nội dung tại Kế hoạch; lồng ghép các hoạt động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong các Chương trình, Đề án liên quan.

12. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới đặc biệt là quấy ri tình dục tại nơi làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; khuyến khích công đoàn sở phối hợp cùng chuyên môn triển khai, hướng dẫn về phòng, chống quy ri tình dục tại nơi làm việc.

13. UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện:

- Căn cứ tình hình thc tế tại địa phương, chủ động xây dựng kế hoạch và btrí ngân sách địa phương bảo đảm cho việc thực hiện các hoạt động của Kế hoạch;

- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch;

- Theo dõi, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch tại địa phương, báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trưc ngày 20 tháng 12 hằng năm để tng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Căn cứ Kế hoạch này, UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện, các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cho giai đoạn 2017 - 2020 và kế hoạch hàng năm của đơn vị, địa phương.

2. Các đơn vị, địa phương báo cáo UBND tỉnh kết quả trin khai, thực hiện hàng năm (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) về công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trước ngày 10/12 hàng năm.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ch trì phi hợp với Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, báo cáo thường xuyên với Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình trin khai thực hiện kế hoạch.

Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mc, các đơn vị, địa phương báo cáo về UBND tỉnh để kịp thời giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động -TB&XH;
- TT HĐND t
ỉnh;
- CT, PCT UBND
tỉnh đ/c Đinh Khắc Đính;
- Các đơn vnêu tại mục IV;
- CVP, PCVP Đoàn Thanh Vinh;
- Lưu: VT, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Đinh Khắc Đính