Kế hoạch 187/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Số hiệu: | 187/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kiên Giang | Người ký: | Nguyễn Thanh Nhàn |
Ngày ban hành: | 28/12/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 187/KH-UBND |
Kiên Giang, ngày 28 tháng 12 năm 2020 |
Thực hiện Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng (LMLM) giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, như sau:
1. Mục tiêu chung
- Kiểm soát hiệu quả bệnh Lở mồm long móng và ngăn chặn chủng virus Lở mồm long móng mới từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh. Xây dựng thành công một số vùng an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng cấp huyện, tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh của tỉnh, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045.
- Phát triển ngành chăn nuôi theo hướng trang trại, công nghiệp hóa; hỗ trợ, tạo điều kiện hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp; đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi truyền thống theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, an toàn.
- Phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường từ những hoạt động chăn nuôi, lưu thông vận chuyển, giết mổ động vật và kinh doanh phân phối. Hạn chế nguy cơ phát sinh, khi có dịch bệnh phát sinh phải được dập tắt sớm nhất, không để lây lan ra diện rộng.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tỉ lệ tiêm phòng LMLM cho trâu bò thuộc diện tiêm phòng, địa bàn nguy cơ cao đạt từ 80% trở lên.
- Tỉ lệ tiêm phòng LMLM cho heo nọc, heo nái, heo hậu bị, heo để chọn giống được từ 80% trở lên.
- Đến năm 2025 xây dựng được ít nhất 02 cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM.
1. Đối tượng, địa bàn, thời gian tiêm phòng:
- Bệnh Lở mồm long móng là bệnh thuộc danh mục các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật phải phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin. Loại gia súc phải tiêm phòng gồm: trâu, bò, dê, cừu, heo.
- Thực hiện tiêm phòng vắc xin LMLM trên địa bàn các huyện, thành phố của tỉnh. Tập trung ở vùng biên giới, ổ dịch cũ, vùng nguy cơ cao.
- Thời gian tiêm phòng: theo quy trình nuôi; hướng dẫn của nhà sản xuất.
2. Vệ sinh, tiêu độc khử trùng
- Thực hiện theo đúng quy trình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng
- Tổ chức Tháng tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng khi có nguy cơ mầm bệnh xâm nhập vào địa bàn, vào những giai đoạn thời tiết thay đổi làm sức đề kháng của vật nuôi bị giảm sút, có nhiều nguy cơ phát sinh lây lan bệnh LMLM. Tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng phòng bệnh LMLM có thể kết hợp với phòng, chống các bệnh khác trên gia súc, gia cầm.
Trường hợp có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật xảy ra trên địa bàn, cơ quan thú y địa phương hướng dẫn cụ thể về đối tượng, tần suất vệ sinh, khử trùng tiêu độc trên địa bàn vùng có ổ dịch, vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp.
3. Giám sát tình hình, phát hiện sớm ổ dịch
- Công tác giám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn thực hiện thường xuyên, liên tục, có sự giám sát của hệ thống thú y cơ sở, qua kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển động vật, thông tin từ hệ thống chuyên ngành, báo, đài, người dân, ... để có thông tin sớm nhất.
- Khi phát hiện ổ dịch phải khẩn cấp thực hiện các biện pháp xử lý đúng theo quy định.
Lập kế hoạch giám sát chủ động tại các địa bàn nguy cơ cao nhằm phát hiện nguy cơ để có biện pháp phòng, chống phù hợp.
5. Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh
- Hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở chăn nuôi heo có đủ điều kiện xây dựng cơ sở, chuỗi chăn nuôi an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Thẩm định, cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM đạt yêu cầu.
6. Kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật
- Thực hiện công tác kiểm dịch vận chuyển chặt chẽ, đúng quy trình, nhằm phát hiện, ngăn chặn mầm bệnh xâm nhiễm vào địa bàn; đồng thời góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Các cơ quan chức năng Thú y; Quản lý thị trường, Công an tỉnh và chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm về kiểm dịch và giết mổ.
7. Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y
- Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. Việc giết mổ bắt buộc gia súc mắc bệnh tại nơi xảy ra dịch LMLM thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn.
- Tiếp tục xây dựng, nâng cấp hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm và hệ thống bán lẻ nhằm ngăn chặn việc phát tán mầm bệnh từ hoạt động liên quan và góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt: cách ly, vệ sinh, sát trùng bằng hóa chất, bằng vôi; có cơ sở vật chất, dụng cụ chăn nuôi bảo đảm để áp dụng có hiệu quả các biện pháp an toàn sinh học.
- Đối với các cơ sở chăn nuôi trang trại quy mô lớn phải đảm bảo thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-14: 2010/BNNPTNT về điều kiện chăn nuôi lợn an toàn sinh học, ban hành theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Tăng cường phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kiên Giang và các đài phát thanh, trạm truyền thanh tuyên truyền về phòng, chống bệnh LMLM trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nội dung thông tin tuyên truyền bao gồm: phổ biến chủ trương, chính sách của Nhà nước về mục tiêu, biện pháp phòng, chống dịch để các cấp, các ngành, nhân dân biết và thực hiện; vai trò trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc phát hiện và báo cáo bệnh LMLM và sự nguy hiểm của bệnh LMLM, cách phòng, chống để người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật,... chủ động tham gia phòng, chống; các biện pháp xử lý ổ dịch.
1. Ngân sách nhà nước chi hỗ trợ cho các hoạt động phòng bệnh: thông tin tuyên truyền; các chính sách khuyến khích, hỗ trợ chăn nuôi gia súc phát triển bền vững; mua vắc xin, hóa chất tiêu độc khử trùng; hỗ trợ xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh; mô hình áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học; hỗ trợ người dân có gia súc buộc tiêu hủy, hỗ trợ khôi phục sản xuất chăn nuôi...
2. Kinh phí do doanh nghiệp, chủ chăn nuôi chi trả:
- Đối với đàn gia súc của cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trang trại chăn nuôi thì các đơn vị tự bảo đảm kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, theo hướng dẫn của cơ quan thú y.
- Đối với đàn gia súc của các hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo các quy định nêu trên thì chủ chăn nuôi phải tự bảo đảm kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.
Ngoài các nguồn kinh phí Nhà nước, tăng cường kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho các hoạt động phòng, chống bệnh LMLM tại tỉnh.
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản tỉnh là đầu mối điều phối, chỉ đạo các hoạt động ứng phó khẩn cấp trên địa bàn tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế và diễn biến của dịch bệnh LMLM tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, UBND cấp huyện triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống theo Kế hoạch này và bổ sung các biện pháp cho phù hợp.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản tỉnh).
- Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện; đồng thời hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc triển khai thực hiện của các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và các địa phương; định kỳ, đột xuất tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch này.
Hàng năm tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện Chương trình cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT trước ngày 30/11.
- Xây dựng Đề án phát triển chăn nuôi bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.
- Tổ chức, hướng dẫn xây dựng các vùng, cơ sở, chuỗi cơ sở sản xuất sản phẩm động vật an toàn dịch bệnh trên địa bàn.
- Phối hợp với Sở Nội vụ kiện toàn hệ thống thú y các cấp theo Luật Thú y để đảm bảo nhân sự thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
- Hàng năm, tổng hợp, lập dự toán kinh phí phòng, chống dịch bệnh LMLM gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
3. Sở Tài chính
Tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định khác có liên quan.
4. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh kiện toàn hệ thống thú y các cấp, theo quy định của Luật Thú y đảm bảo đủ nhân lực thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
5. Sở Giao thông vận tải
- Chỉ đạo nghiêm cấm các phương tiện vận tải vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc không rõ nguồn gốc, xử lý nghiêm các chủ phương tiện vi phạm.
- Chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông và các đơn vị có liên quan phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, thú y, công an đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc không rõ nguồn gốc tại các ga tàu, bến xe, đầu mối giao thông.
6. Công an tỉnh.
- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng: Quản lý thị trường, Thú y và chính quyền địa phương đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia súc và sản phẩm không rõ nguồn gốc từ gia súc;
- Tổ chức dừng phương tiện giao thông ra, vào vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng giám sát để thực hiện việc kiểm soát vận chuyển và vệ sinh, sát trùng tiêu độc.
- Lập chuyên án đấu tranh với các đối tượng vận chuyển gia súc và sản phẩm từ gia súc nhập lậu qua biên giới.
7. Sở Công Thương
Sở Công Thương phối hợp với lực lượng thuộc Cục Quản lý thị trường và các đơn vị có liên quan: lực lượng thú y, công an, thanh tra giao thông đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia súc, sản phẩm không rõ nguồn gốc từ gia súc trên thị trường.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các biện pháp xử lý môi trường phục vụ công tác phòng, chống dịch LMLM.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo Báo Kiên Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, đài truyền thanh cấp huyện, trạm truyền thanh cấp xã tuyên truyền các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh LMLM; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; thông tin kịp thời, chính xác về dịch bệnh, không để người dân hoang mang.
10. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tỉnh
Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn nhập lậu gia súc, sản phẩm từ gia súc trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở và tuyến biển.
11. Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 tỉnh).
Phối hợp các đơn vị có liên quan kiểm tra khu vực biên giới, cửa khẩu, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các biện pháp phòng, ngừa, ngăn chặn hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới, cửa khẩu.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh
Phối hợp các ngành, đơn vị chức năng có liên quan và các địa phương tích cực tuyên truyền, vận động người dân, hội viên, đoàn viên tích cực tham gia phòng, chống bệnh LMLM.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng Kế hoạch phòng, chống bệnh LMLM giai đoạn 2021-2025, hàng năm trên địa bàn, của huyện, thành phố, chủ động ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện; bố trí nguồn lực, vật tư, phương tiện, quỹ đất để chống dịch, tiêu hủy động vật khi có dịch. Bố trí nguồn kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh LMLM; vùng, cơ sở, chuỗi cơ sở sản xuất sản phẩm lợn an toàn dịch bệnh để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (đối với những địa phương có điều kiện).
- Quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ động vật tập trung; hoạt động sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn. Đối với những địa phương chưa có lò giết mổ tập trung, xúc tiến xây dựng lò giết mổ tập trung của địa phương theo Đề án đã được phê duyệt.
- Triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch, đặc biệt công tác giám sát, phát hiện, báo cáo và xử lý ổ dịch theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
- Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện công tác phòng, chống dịch, đặc biệt công tác giám sát, phát hiện và xử lý ổ dịch.
14. Ủy ban nhân dân cấp xã
- Triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch, đặc biệt công tác giám sát, phát hiện, báo cáo và xử lý ổ dịch theo quy định của Luật Thú y.
- Tiếp nhận khai báo và kê khai các cơ sở chăn nuôi theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ nhỏ lẻ
15. Đề nghị các hiệp hội, doanh nghiệp, người chăn nuôi, người vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn
- Thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật về chăn nuôi, thú y, phòng, chống dịch bệnh; thực hiện theo chỉ đạo, đề nghị của cơ quan chuyên môn thú y và UBND cấp huyện, cấp xã được giao chủ trì, tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh.
- Phối hợp tốt với cơ quan chức năng; thông báo kịp thời khi phát hiện tình trạng giấu dịch của các tổ chức, cá nhân địa phương, tình trạng vứt xác lợn ốm chết ra môi trường, hiện tượng bán chạy lợn bệnh, không tuân thủ các biện pháp chống dịch của người chăn nuôi.
Đề nghị Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND cấp xã khẩn trương xây dựng kế hoạch của ngành, địa phương để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
Quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các ngành, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố chủ động báo cáo cho Sở Nông nghiệp và PTNT, để tổng hợp, tham mưu đề xuất cho UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Quyết định 1632/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021-2025” Ban hành: 22/10/2020 | Cập nhật: 23/10/2020
Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Ban hành: 01/06/2016 | Cập nhật: 23/06/2016
Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn Ban hành: 31/05/2016 | Cập nhật: 06/06/2016
Quyết định 1632/QĐ-TTg năm 2012 hỗ trợ kinh phí xử lý khẩn cấp sạt lở bờ sông Lô, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ Ban hành: 31/10/2012 | Cập nhật: 05/11/2012
Quyết định 1632/QĐ-TTg năm 2010 phê chuẩn kết quả bầu cử bổ sung thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh nhiệm kỳ 2004 - 2011 Ban hành: 31/08/2010 | Cập nhật: 03/09/2010
Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học Ban hành: 15/01/2010 | Cập nhật: 19/01/2010
Quyết định 1632/QĐ-TTg năm 2007 tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 5 tập thể và 10 cá nhân thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Ban hành: 30/11/2007 | Cập nhật: 04/12/2007
Quyết định 1632/QĐ-TTg năm 2006 về việc Thiếu tướng Hồ Trọng Lâm, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng nghỉ hưu Ban hành: 14/12/2006 | Cập nhật: 30/12/2006