Kế hoạch 178/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020
Số hiệu: | 178/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sơn La | Người ký: | Phạm Văn Thủy |
Ngày ban hành: | 31/07/2019 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giáo dục, đào tạo, Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 178/KH-UBND |
Sơn La, ngày 31 tháng 7 năm 2019 |
Căn cứ Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc cho trẻ em trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2020 như sau:
1. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
2. Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;
3. Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
4. Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030;
5. Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
6. Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020;
7. Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020;
8. Công văn số 7162/BYT-BM-TE ngày 26/11/2018 và Công văn số 2673/BYT-BM-TE ngày 15/5/2019 của Bộ Y tế về việc tăng cường triển khai thực hiện Chương trình sữa học đường;
9. Kế hoạch số 78-KH/TU ngày 17/12/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;
10. Kế hoạch số 79-KH/TU ngày 17/12/2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.
II. THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG Ở TRẺ EM TỈNH SƠN LA
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ em thấp còi cao, tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi, tính chung cả nước mỗi năm đã giảm 1 % nhưng vẫn còn ở mức cao và có sự chênh lệch giữa các vùng, nhất là ở các vùng núi, vùng khó khăn, ở một số tỉnh thuộc vùng Tây Bắc. Năm 2017, tỷ lệ SDD thể cân nặng/tuổi ở tỉnh Sơn La còn 20,4%, Điện Biên: 18%, Hòa Bình: 16,8%; tỷ lệ SDD thể chiều cao/tuổi ở tỉnh Sơn La còn 33,5%, Điện Biên: 31,1%, Hòa Bình: 24,8%.
Tính đến 31/12/2018 toàn tỉnh Sơn La có 251 trường mầm non với 95.579 trẻ, 194 trường tiểu học với 138.091 trẻ. Tình trạng SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi đang ở mức cao. Năm 2016 tỷ lệ SDD thể cân nặng/tuổi còn 21%, tỷ lệ SDD thể chiều cao/tuổi còn 34,1%; năm 2017 tỷ lệ SDD thể cân nặng/tuổi còn 20,4%, tỷ lệ SDD thể chiều cao/tuổi còn 33,5%; năm 2018 tỷ lệ SDD thể cân nặng/tuổi còn 20%, tỷ lệ SDD thể chiều cao/tuổi còn 33% (theo số liệu thống kê hàng năm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia).
Tại huyện Bắc Yên, tính đến 31/12/2018 theo số liệu thống kê, tổng dân số: 67.295 người, trong đó dân tộc Mông chiếm 44,67%, dân tộc Thái chiếm 30,45%, dân tộc Mường chiếm 17,15%, dân tộc Kinh chiếm 4,86%, dân tộc Dao chiếm 2,59%, còn lại là các dân tộc khác; toàn huyện có 16 trường mầm non với 5.362 trẻ, 16 trường tiểu học với 9.950 trẻ. Số liệu báo cáo về dinh dưỡng tính đến 31/3/2019 cho thấy tỷ lệ SDD ở huyện này cao hơn tỷ lệ chung của toàn tỉnh, là một trong những huyện nghèo, đông dân tộc sinh sống: Tỷ lệ SDD thể cân nặng/tuổi còn 21% (tỷ lệ này tại các xã: Mường Khoa còn 24,8%, Háng Đồng 24,7%, Chiềng Sại 23,5%, Chim Vàn 22,1%), Xím Vàng 21,8%0, Hua Nhàn 21,8%, Hang Chú 21,7%, Phiêng Côn 21,2%0, các xã còn lại chiếm từ 13,9- 20,3%), tỷ lệ SDD thể chiều cao/tuổi còn 23,6% (tỷ lệ này tại các xã: Xím Vàng còn 35,1%, Phiêng Côn 33,9%, Háng Đồng 24,7%, Tạ Khoa 30,2%, Làng Chếu 29,3%, Hang Chú 28,4%, Chiềng Sại 26,9%, Phiêng Ban 26,6%, Mường Khoa 26,3%, Tà Xùa 26%, Thị trấn 24,4%, Hồng Ngài 24,2%, Chim Vàn 24%).
Thực trạng trên cho thấy tỷ lệ SDD tại tỉnh Sơn La hiện nay còn ở mức cao, đặc biệt là ở một số vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đông dân tộc thiểu số sinh sống như huyện Bắc Yên. Theo các chuyên gia, tình trạng SDD, ngoài do yếu tố di truyền còn do thiếu dinh dưỡng, giai đoạn học đường là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa về tầm vóc, thể lực và trí tuệ, tích lũy chất dinh dưỡng cần thiết của trẻ, nếu không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ rất dễ bị SDD ảnh hưởng đến tầm vóc và sự phát triển thể chất sau này, do đó cần phải tăng cường dinh dưỡng cho trẻ thông qua việc cho trẻ uống sữa để bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn này. Vì vậy việc triển khai Chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay là rất quan trọng nhằm từng bước thúc đẩy nâng cao thế lực, chất lượng dân số, nguồn nhân lực có chất lượng cao, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn tiếp theo.
1. Mục tiêu chung
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh, thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa nhằm tăng cường dinh dưỡng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thế lực của trẻ em, góp phần phát triển nguồn nhân lực trong tương lai.
2. Mục tiêu cụ thể (đến năm 2020)
a) 100% số học sinh bậc tiểu học thuộc huyện Bắc Yên được uống sữa miễn phí từ Chương trình sữa học đường bằng nguồn ngân sách của nhà nước;
b) 90% trẻ em bậc mẫu giáo và tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh được uống sữa để tăng cường dinh dưỡng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc, thể lực;
c) Đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ mẫu giáo và tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh đạt 90% - 95%;
d) Đáp ứng nhu cầu sắt, canxi, vitamin D của trẻ em mẫu giáo và tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh thêm 30%;
đ) 90% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ ở thành thị và 60% bố, mẹ, người chăm sóc trẻ ở nông thôn được truyền thông, giáo dục và tư vấn về dinh dưỡng;
e) Giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi thể cân nặng/tuổi từ 20% (năm 2018) xuống còn 19,4% (năm 2020);
g) Giảm tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi thể chiều cao/tuổi từ 33% (năm 2018) xuống còn 32,3% (năm 2020).
IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi thực hiện
Triển khai thí điểm Chương trình Sữa học đường miễn phí từ nguồn ngân sách tỉnh tại 16 trường tiểu học của huyện Bắc Yên (là huyện nghèo theo Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo và thoát nghèo giai đoạn 2018-2020).
2. Đối tượng thụ hưởng: Học sinh tiểu học của huyện Bắc Yên.
3. Thời gian thực hiện: Năm 2020.
1. Về cơ chế chính sách
- Thực hiện các quy định, định mức, tiêu chuẩn của Bộ Y tế về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình sữa học đường nhằm đáp ứng các tiêu chí của Chương trình Sữa học đường tại tỉnh Sơn La.
- Khuyến khích doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sữa tham gia Chương trình để đảm bảo nguồn lực, sự bền vững của Chương trình Sữa học đường trên địa bàn tỉnh Sơn La.
- Có giải pháp huy động, khuyến khích, vận động các doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể, cá nhân tham gia tài trợ Chương trình.
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện hoạt động lồng ghép Sữa học đường với dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ em, các hoạt động khác trên địa bàn toàn tỉnh để triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường của tỉnh Sơn La có hiệu quả.
- Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các chỉ tiêu của Chương trình, kiểm tra, giám sát các hoạt động của Chương trình Sữa học đường tại huyện triển khai Chương trình.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành trong triển khai thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em từ bậc mầm non đến tiểu học.
2. Công tác truyền thông giáo dục thay đổi hành vi
- Tăng cường công tác truyền thông, vận động nhằm nâng cao nhận thức và sự chuyển biến mạnh mẽ của các cấp ủy đảng, chính quyền tạo sự ủng hộ, cam kết mạnh hơn về chính sách, nguồn lực thực hiện Chương trình.
- Đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng, bố, mẹ, người chăm sóc trẻ về dinh dưỡng đối với trẻ em, tăng cường sử dụng các sản phẩm sữa đảm bảo dinh dưỡng, chất lượng phù hợp theo nhóm tuổi.
- Đa dạng loại hình, phương thức truyền thông phù hợp với các nhóm đối tượng và vùng miền. Tăng cường truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về sử dụng Sữa học đường cho trẻ, về tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
- Kết hợp truyền thông giáo dục dinh dưỡng với giáo dục thể chất trong hệ thống trường học.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả truyền thông trực tiếp thông qua đội ngũ chuyên trách mạng lưới cộng tác viên dinh dưỡng, y tế thôn bản, tuyên truyền viên của các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, tổ chức các hội thi về dinh dưỡng...
3. Về chuyên môn kỹ thuật
- Lồng ghép việc đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ với các chương trình tập huấn khác cho đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên tham gia Chương trình sữa học đường.
- Lựa chọn doanh nghiệp cung ứng sữa đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng đúng quy định.
4. Công tác phối hợp liên ngành
Phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành có liên quan, đặc biệt giữa Sở Y tế với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... để tuyên truyền công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ thông qua việc tổ chức triển khai thực hiện cho trẻ uống sữa từ Chương trình và từ các nguồn tài trợ khác nhằm nâng cao thể chất, trí tuệ cho trẻ từ bậc mẫu giáo.
5. Công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai các hoạt động, chất lượng sữa, nguồn sữa.
- Đánh giá kết quả của Chương trình Sữa học đường.
- Tổng hợp, thông tin báo cáo kết quả triển khai thực hiện của Chương trình.
1. Công tác truyền thông, vận động
1.1. Thời gian thực hiện
Tổ chức thực hiện năm 2020.
1.2. Nội dung
- Tăng cường công tác truyền thông, vận động nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của các cấp ủy đảng, chính quyền, thường xuyên cung cấp thông tin về vấn đề dinh dưỡng, về vai trò và tầm quan trọng của Chương trình sữa học đường đến lãnh đạo các cấp, những người có uy tín trong cộng đồng nhằm tạo sự ủng hộ, cam kết mạnh hơn về chính sách, nguồn lực thực hiện Chương trình.
- Đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng, bố, mẹ, người chăm sóc trẻ về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em đặc biệt là bữa ăn học đường và sử dụng các sản phẩm sữa đảm bảo dinh dưỡng, chất lượng phù hợp theo nhóm tuổi.
- Tăng cường triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục cho trẻ ở bậc mầm non và tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh về sức khỏe, dinh dưỡng, Chương trình Sữa học đường và vai trò của dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ thông qua các tin, bài, phóng sự lồng ghép với các với các nội dung tuyên truyền về sức khỏe khác trên phương tiện thông tin đại chúng (Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, Báo Sơn La).
- Tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, quyền lợi và nghĩa vụ của phụ huynh và học sinh khi tham gia Chương trình Sữa học đường trên tất cả các hệ thống phát thanh xã, phường.
- Tuyên truyền về Chương trình Sữa học đường qua pa nô, áp phích, băng rôn, tờ rơi tại các trường mầm non, tiểu học và những nơi đông người qua lại để chuyển tải thông điệp của Chương trình tới gia đình học sinh.
- Tuyên truyền trực tiếp đối với cha mẹ học sinh tại các cuộc họp của các trường mầm non và tiểu học, lồng ghép giáo dục dinh dưỡng với giáo dục thể chất trong các trường học...nhằm tăng cường nhận thức của học sinh, cha mẹ học sinh, cộng đồng về lợi ích của Chương trình.
- Triển khai truyền thông sâu rộng trong toàn tỉnh về Chương trình Sữa học đường, đặc biệt tại các xã, huyện, thành phố chưa triển khai cho trẻ uống sữa theo Chương trình, đa dạng nội dung, hình thức tuyên truyền, tăng cường truyền thông trực tiếp cho học sinh, cha mẹ và người nuôi dưỡng trẻ, kêu gọi cộng đồng tích cực hưởng ứng, tham gia thực hiện Chương trình.
- Tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tài trợ sữa cho trẻ, phấn đấu 100% trẻ từ bậc học mầm non, tiểu học được uống sữa đầy đủ.
2. Lựa chọn nguồn sữa và tổ chức mua sữa
- Sữa phục vụ "Chương trình Sữa học đường" phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 của liên Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương; Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế và Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Tổ chức thực hiện mua sữa theo các quy định hiện hành.
3. Vận chuyển, tiếp nhận và bảo quản Sữa học đường
Vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản sữa học đường đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, kịp thời theo kế hoạch sử dụng, cam kết bình ổn giá trong thời gian thực hiện Chương trình.
4. Triển khai thực hiện cho trẻ uống sữa
4.1. Thời gian thực hiện
Tổ chức thực hiện trong năm 2020.
4.2. Nội dung
a) Tổ chức cho trẻ uống sữa
- Triển khai thí điểm thực hiện cho khoảng 9.950 học sinh tiểu học tại huyện Bắc Yên được uống sữa miễn phí của Chương trình Sữa học đường từ nguồn kinh phí ngân sách của tỉnh.
- Định mức uống: 03 hộp sữa tươi nguyên chất loại 180ml/trẻ/tuần.
- Thời gian cho trẻ uống sữa: Sáng thứ 2, thứ 4, thứ 6 hàng tuần (theo các học kỳ: Học kỳ 2 năm học 2019-2020 và học kỳ 1 năm học 2020-2021).
- Các Trường Mầm non trên địa bàn toàn tỉnh và các Trường Tiểu học tại các huyện, thành phố còn lại tổ chức vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tài trợ sữa cho trẻ.
- Hiệu trưởng phân công giáo viên chịu trách nhiệm cho học sinh uống sữa đảm bảo số lượng, số lần, đúng giờ và đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình uống, theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện.
- Sữa sử dụng có quy cách đóng hộp, 01 hộp/180ml. Giáo viên trước khi bóc hộp sữa cần kiểm tra tình trạng hộp sữa bằng cảm quan (còn nguyên vẹn hộp, ngày sản xuất, hạn sử dụng).
- Trên cơ sở kết quả triển khai Chương trình của năm 2020, xây dựng kế hoạch triển khai cho giai đoạn 2021-2025, tiếp tục duy trì cho trẻ bậc học tiểu học uống sữa theo Chương trình Sữa học đường tại 01 huyện nghèo đang triển khai và triển khai mở rộng thêm các trường tiểu học của các huyện nghèo.
Từ năm 2021 trở đi thực hiện xã hội hóa, kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tài trợ cho 100% trẻ em từ bậc học mầm non trên địa bàn toàn tỉnh và 100% trẻ em bậc học tiểu học tại các huyện, thành phố còn lại không thuộc các huyện nghèo được uống sữa theo Chương trình Sữa học đường.
b) Xử lý rác thải
Vỏ hộp sữa được thu gom ngay sau khi sử dụng, xử lý vỏ hộp sữa như rác thải hữu cơ thông thường, tránh thu hút ruồi, kiến và côn trùng khác gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học.
5. Tổ chức giám sát, đánh giá, phối hợp liên ngành
- Triển khai tốt công tác phối hợp giữa các ban ngành có liên quan để thực hiện có hiệu quả Chương trình đảm bảo cho học sinh các trường tiểu học tại huyện Bắc Yên được uống sữa đúng theo kế hoạch.
- Tổ chức thực hiện đồng bộ giữa Sở Y tế với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ngành liên quan, doanh nghiệp sữa để Chương trình được triển khai đúng tiến độ.
- Tăng cường công tác phối hợp giữa các sở ngành (Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên...) tuyên truyền công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ thông qua việc sử dụng sữa cho trẻ từ Chương trình và từ các nguồn khác.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai các hoạt động của kế hoạch, chất lượng sữa, nguồn sữa và đánh giá kết quả của Chương trình sữa học đường giữa Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo .
- Tổng hợp, thông tin báo cáo kết quả triển khai thực hiện của Chương trình vào cuối mỗi kỳ học của năm học.
1. Kinh phí chi thí điểm Chương trình Sữa học đường từ nguồn ngân sách tỉnh.
- Triển khai thí điểm mua sữa cho học sinh các trường tiểu học trên địa bàn huyện Bắc Yên.
- Chi hội nghị triển khai, công tác giám sát các hoạt động, giám sát nguồn sữa và chất lượng sữa, công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng tỉnh, in ấn tài liệu tuyên truyền phát cho các trường tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh, tổng kết đánh giá Chương trình.
- Tổng kinh phí dự kiến khoảng 8.971 triệu đồng.
2. Kinh phí thực hiện Chương trình Sữa học đường tại các trường Mầm non trên địa bàn toàn tỉnh và các trường Tiểu học tại các huyện, thành phố còn lại của tỉnh: Nguồn kinh phí xã hội hóa.
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thống kê số trẻ em mầm non và tiểu học, trẻ em thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn được lựa chọn triển khai Chương trình.
- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, Trung tâm Y tế các huyện phối hợp với các đơn vị cùng cấp ngành Giáo dục và Đào tạo để triển khai thực hiện kế hoạch đúng tiến độ và đạt hiệu quả.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động cho trẻ uống sữa của Chương trình đảm bảo nguồn sữa chất lượng và vệ sinh theo quy định.
- Làm đầu mối tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai Chương trình với Bộ Y tế, UBND tỉnh, theo yêu cầu.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động của Chương trình Sữa học đường theo kế hoạch.
- Làm đầu mối tiếp nhận, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, mua sắm, phân bổ nguồn sữa từ Chương trình cấp cho các trường theo kế hoạch, dự trù, quyết toán kinh phí từ Chương trình.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình, tổ chức cho trẻ uống sữa.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc trên địa bàn toàn tỉnh tổ chức triển khai Chương trình Sữa học đường từ các nguồn tài trợ khác (nếu có).
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế thống kê số trẻ em trong độ tuổi mầm non, tiểu học thuộc hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn được lựa chọn triển khai Chương trình.
- Phối hợp với Sở Y tế kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả của Chương trình.
- Định kỳ thống kê, báo cáo kết quả triển khai Chương trình gửi Sở Y tế tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh cuối mỗi học kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.
3. Sở Tài chính
Tham mưu với UBND tỉnh đảm bảo kinh phí thực hiện kế hoạch.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu với UBND tỉnh cân đối nguồn kinh phí cho Chương trình.
- Vận động các nguồn tài trợ cho Chương trình sữa học đường của tỉnh.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Thống kê, cung cấp cho Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo số liệu về các đối tượng trẻ em trong độ tuổi mầm non, tiểu học thuộc hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn triển khai Chương trình.
- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các hoạt động liên quan thuộc phạm vi Chương trình.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn tăng cường triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho các cấp chính quyền, cán bộ y tế, nhà trường, cộng đồng về vai trò, tầm quan trọng của Chương trình.
7. UBND các huyện, thành phố
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai các nội dung Chương trình tại địa bàn.
- Bổ sung kinh phí và các nguồn lực hợp pháp khác cho các hoạt động của Chương trình.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Chỉ đạo các tổ chức thành viên tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương của tỉnh trong việc triển khai kế hoạch, nâng cao nhận thức về chăm sóc dinh dưỡng trẻ em, đầu tư cho con em được uống sữa đầy đủ, phát triển thể lực một cách toàn diện.
9. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về chăm sóc dinh dưỡng trẻ em, tuyên truyền, vận động để các bà mẹ nâng cao nhận thức và tự giác tham gia chương trình.
- Vận động các nguồn lực khác đầu tư chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ thông qua việc cho trẻ được uống sữa đầy đủ./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
SỐ TRƯỜNG HỌC VÀ DỰ KIẾN SỐ HỌC SINH TẠI HUYỆN BẮC YÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 178/KH-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Sơn La)
Tên đơn vị |
Số trường Tiểu học |
Số học sinh |
Huyện Bắc Yên |
16 |
9.950 |
(Số liệu tính tại thời điểm 01/01/2019)
ĐỊNH MỨC SỮA CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG TẠI HUYỆN BẮC YÊN NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch số: 178/KH-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Sơn La)
TT |
Tên đơn vị |
Số học sinh |
Định mức hộp sữa/ tuần |
Năm 2020 |
||||||
Năm học 2019-2020 |
Năm học 2020-2021 |
Tổng cộng hộp sữa cho cả năm 2020 |
||||||||
Số tuần học |
Số hộp sữa/hs/ kỳ học |
Tổng số hộp sữa |
Số tuần học |
Số hộp sữa/hs/ kỳ học |
Tổng số hộp sữa |
|||||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4=2*3 |
5=1*4 |
6 |
7=2*6 |
8=1*7 |
9=5+8 |
1 |
Huyện Bắc Yên |
9.950 |
03 |
18 |
54 |
537.300 |
17 |
51 |
507.450 |
1.044.750 |
DỰ TOÁN KINH PHÍ MUA SỮA CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG CỦA HUYỆN BẮC YÊN NĂM 2020
(kèm theo Kế hoạch số: 178/KH-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Sơn La)
ĐVT: Đồng
TT |
Tên đơn vị |
Đơn giá |
Số học sinh |
Năm 2020 |
Tổng số hộp sữa |
Tổng kinh phí |
|||
Năm học 2019-2020 |
Năm học 2020-2021 (Học kỳ I từ 01/9/2020 - 31/2/2020) |
||||||||
Số hộp sữa |
Thành tiền |
Số hộp sữa |
Thành tiền |
||||||
1 |
Huyện Bắc Yên |
8.000 |
9.950 |
537.300 |
4.298.400.000 |
507.450 |
4.059.600.000 |
1.044.750 |
8.358.000.000 |
Công văn 2673/BYT-BM-TE năm 2019 về tăng cường thực hiện Chương trình Sữa học đường Ban hành: 15/05/2019 | Cập nhật: 22/05/2019
Quyết định 122/QĐ-TTg về Phụ lục những công việc triển khai trong năm 2019 để thực hiện Nghị quyết 38/NQ-CP về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TW về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” Ban hành: 24/01/2019 | Cập nhật: 30/01/2019
Quyết định 275/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Danh sách huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020 Ban hành: 07/03/2018 | Cập nhật: 09/03/2018
Quyết định 5450/QĐ-BYT năm 2016 Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 Ban hành: 28/09/2016 | Cập nhật: 28/09/2019
Quyết định 1340/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 Ban hành: 08/07/2016 | Cập nhật: 13/07/2016
Quyết định 226/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Đề án tổ chức thông tin liên lạc khẩn cấp dùng chung cho tình huống tìm kiếm, cứu nạn Ban hành: 04/02/2016 | Cập nhật: 07/02/2016
Quyết định 5450/QĐ-BYT năm 2014 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút E Ban hành: 30/12/2014 | Cập nhật: 13/01/2015
Thông tư 43/2014/TT-BYT về quản lý thực phẩm chức năng Ban hành: 24/11/2014 | Cập nhật: 02/12/2014
Thông tư liên tịch 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn Ban hành: 27/10/2014 | Cập nhật: 12/11/2014
Quyết định 641/QĐ-TTg năm 2014 thay đổi thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia và Tổ thư ký giúp việc Hội đồng Ban hành: 05/05/2014 | Cập nhật: 09/05/2014
Quyết định 275/QĐ-TTg năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 27-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết 53-NQ/TW đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 Ban hành: 18/02/2014 | Cập nhật: 21/02/2014
Quyết định 275/QĐ-TTg năm 2013 điều chỉnh đề án “Xây dựng trụ sở, kho vật chứng cho cơ quan Thi hành án dân sự và xây dựng cơ sở đào tạo thuộc Bộ Tư pháp theo Nghị quyết 49-NQ/TW, giai đoạn 2011 - 2015” Ban hành: 04/02/2013 | Cập nhật: 19/02/2013
Quyết định 122/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 10/01/2013 | Cập nhật: 17/01/2013
Quyết định 641/QĐ-TTg năm 2012 thành lập Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh Ban hành: 31/05/2012 | Cập nhật: 05/06/2012
Quyết định 226/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 22/02/2012 | Cập nhật: 24/02/2012
Quyết định 641/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 Ban hành: 28/04/2011 | Cập nhật: 04/05/2011
Quyết định 275/QĐ-TTg năm 2011 về việc Ông Đỗ Văn Nam thôi giữ chức Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Tổng công ty Cà phê Việt Nam Ban hành: 24/02/2011 | Cập nhật: 02/03/2011
Quyết định 641/QĐ-TTg năm 2008 về việc tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ Ban hành: 28/05/2008 | Cập nhật: 04/06/2008
Quyết định 226/QĐ-TTg năm 2008 về việc Bà Phạm Thị Thành thôi giữ chức Ủy viên Hội đồng quản trị - Trưởng ban Kiểm soát Ngân hàng Chính sách xã hội Ban hành: 25/02/2008 | Cập nhật: 27/02/2008
Quyết định 122/QĐ-TTg năm 2008 tặng thưởng Cờ thi đua của Chính phủ cho Sở Văn hóa-Thông tin tỉnh Nam Định Ban hành: 25/01/2008 | Cập nhật: 01/02/2008
Quyết định 1340/QĐ-TTg năm 2007 thành lập Ủy ban Nhà nước điều tra sự cố sập 2 nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ Ban hành: 06/10/2007 | Cập nhật: 10/10/2007
Quyết định 122/QĐ-TTg -2007 bổ sung thành viên Ban chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển Ban hành: 25/01/2007 | Cập nhật: 08/09/2007
Quyết định 226/QĐ-TTg năm 2021 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Cổ Chiên Ban hành: 23/02/2021 | Cập nhật: 25/02/2021
Quyết định 275/QĐ-TTg năm 2021 quy định cơ chế tài chính đặc thù của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội Ban hành: 26/02/2021 | Cập nhật: 26/02/2021