Kế hoạch 174/KH-UBND năm 2020 về Phòng, chống viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu: 174/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận Người ký: Lê Văn Bình
Ngày ban hành: 24/01/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 174/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 24 tháng 01 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VI RÚT CORONA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Thực hiện Công điện hỏa tốc số 121/CĐ-TTg ngày 23/01/2020 của Thtướng Chính phủ vviệc phòng chng dịch bệnh viêm đường hô hấp cp do chủng mới vi rút Corona gây ra tại Trung Quốc;

Thực hiện Chthị số 03/CT-BYT ngày 22/01/2020 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới vi rút Corona; Quyết định số 156/QĐ-BYT ngày 20/01/2020 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm phổi cấp do chng mới của vi rút Corona;

Ủy ban nhân dân tnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch Phòng, chống viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona trên địa bàn tỉnh như sau:

I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VI RÚT CORONA TẠI CÁC NƯỚC VÀ VIỆT NAM

Bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCov - novel Coronavirus) là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A. Người mắc bệnh có triệu chứng cấp tính: sốt, ho, khó thở, có trường hợp viêm phổi nặng, có thể gây suy hô hấp cấp và nguy cơ tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh lý mạn tính, bệnh nền. Một số người nhiễm vi rút nCoV có thể có biểu hiện lâm sàng nhẹ không rõ triệu chứng nên gây khó khăn cho việc phát hiện.

1. Tại Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản

Theo thông báo của Bộ Y tế, tính đến ngày 17/01/2020 tại Trung Quốc đã ghi nhận 59 trường hợp mắc viêm phổi cấp trong đó có 45 trường hợp dương tính với vi rút Corona chủng mới, có 02 trường hợp tử vong, 15 trường hợp đã điều trị ổn định và ra viện. Tất cả các trường hợp đều phát hiện tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

Tại Thái Lan tính đến ngày 17/01/2020 có 02 trường hợp dương tính với nCov (02 trường hợp này là người Trung Quốc và đều đến từ thành phố Vũ Hán) và tại Nhật Bn có 01 trường hợp dương tính (trường hợp này là người Trung Quốc sống tại Nhật Bản và đi du lịch tại thành phố Vũ Hán.

2. Tại Việt Nam

Tại Việt Nam tính đến ngày 23/01/2020 Bộ Y tế vừa xác nhận 2 ca bệnh viêm phổi cấp do virút corona chủng mới, là hai cha con từ Hồ Bắc, Trung Quốc đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Ry; Trước đó 03 trường hợp nhập cảnh vào Đà Nng có biểu hiện sốt, đã được cách ly điều trị và lấy mẫu làm xét nghiệm, các mẫu bệnh phẩm gửi phòng xét nghiệm Oxford tại thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm với tác nhân nCov và được trả lời kết quả âm tính với nCoV. Tại các tỉnh thành khác chưa phát hiện trường hợp nào có biểu hiện sốt hoặc có các triệu chứng của bệnh viêm phổi cấp tính đến từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định và chưa có bằng chứng của việc lây truyền từ người sang người, chưa ghi nhận trường hợp nhân viên y tế bị mắc bệnh.

3. Nhn đnh, d báo

- Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của vi rút Corona có thể xâm nhập vào Việt Nam, cũng như có khả năng bùng phát thành dịch tại tỉnh Ninh Thuận nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời.

- Hiện nay đang là dịp Tết Nguyên đán, số người du lịch từ Trung Quốc sang Việt Nam rất lớn, nguy cơ dịch bệnh có thể xâm nhập vào tỉnh ta thông qua khách du lịch.

- Chưa có bằng chứng lây truyền từ người sang người. Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, khó thở, có trường hợp viêm phổi nặng, có thể suy hô hấp cấp tính và tử vong, đặc biệt ở những người có sẵn các bệnh lý mạn tính.

- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng chống bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền trong cộng đồng.

II. MỤC TIÊU

I. Mục tiêu chung

Phát hiện sớm trường hợp nhiễm nCoV, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận trường hợp bệnh tại tỉnh Ninh Thuận

- Tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền và ban hành các văn bản triển khai các hoạt động phòng chống dịch.

- Chuẩn bị đầy đủ nguồn lực để có thể đối phó nếu dịch bệnh xảy ra.

- Giám sát và phát hiện sớm những trường hợp bệnh đầu tiên để xử lý triệt để, tránh lây lan sang cộng đồng.

2.2. Tình huống 2: Xuất hiện trường hợp bệnh xâm nhập vào Ninh Thuận

Khoanh vùng, xử lý kịp thời các ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và lây lan ra cộng đồng.

2.3. Tình huống 3: Dịch xảy ra trên diện rộng tại tỉnh Ninh Thuận

Đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và lây lan ra cộng đồng.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại tỉnh Ninh Thuận

1.1. Công tác chỉ đạo, kiểm tra

- Tăng cường hoạt động Ban Chỉ đạo các cấp.

- Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch của Ban Chỉ đạo tỉnh và của các sở, ngành, địa phương.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương.

- Chỉ đạo công tác tập huấn cập nhật kiến thức về nCoV, các biện pháp phòng chống cho các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể.

1.2. Công tác giám sát, dự phòng

- Giám sát các trường hợp nghi ngờ có yếu tdịch tễ liên quan tại cộng đồng và cơ sở y tế để phát hiện sm các trường hợp mắc bệnh do nCoV. Lưu ý giám sát các biểu hiện nghi ngờ nhiễm bệnh ở khách du lịch từ Trung Quốc.

- Rà soát, cập nhật hướng dẫn kỹ thuật về giám sát, dự phòng xử lý ổ dịch theo tình hình dịch. Thực hiện điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, lập danh sách, quản lý, theo dõi tất cả các trường hợp nghi ngờ, chuyển về cơ sở cách ly y tế để lấy mẫu xét nghiệm và quản lý theo quy định.

- Chuẩn bị trang thiết bị xét nghiệm và phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế.

- Tchức tập huấn cho cán bộ tham gia công tác phòng chống dịch, hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong giám sát, phòng chng dịch và phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu.

- Kiện toàn các Đội đáp ứng nhanh, sẵn sàng hỗ trợ các huyện, thành phố điều tra, xử lý ổ dịch theo hướng dẫn tại Quyết định số 5894/QĐ-BYT ngày 19/12/2019 của Bộ Y tế.

- Thường xuyên đánh giá nguy cơ, đề xuất biện pháp ứng phó phù hợp.

1.3. Công tác điều trị

- Các cơ sở khám, chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng cơ sthuốc, trang thiết bị, dụng cụ phòng hộ cho cán bộ y tế, khu vực cách ly, giường bệnh, sẵn sàng tổ chức tốt việc thu dung cách ly, điều trị bệnh nhân.

- Đẩy mạnh công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây chéo tại các bệnh viện.

- Thiết lập khu vực cách ly riêng để khám và điều trị các trường hợp nghi ngờ nhiễm nCoV, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

- Rà soát, cập nhật các hướng dẫn kỹ thuật hướng dẫn chẩn đoán điều trị.

- Tập huấn nâng cao năng lực chn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân cho đội ngũ cán bộ y tế các tuyến.

- Kiện toàn các Đội đáp ứng nhanh, sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu, điều trị bệnh nhân khi có yêu cầu.

1.4. Công tác truyền thông

- Xây dựng các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch tại cộng đồng và các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.

- Truyền tải các thông điệp, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh tới các đoàn du lịch, đặc biệt các đoàn du lịch của Trung Quốc khi đến tham quan tỉnh Ninh Thuận.

- Dán poster, phát các tờ rơi tại nhà ga, bến xe, khách sạn hướng dẫn những hành khách tự theo dõi tình trạng sức khỏe và chủ động liên hệ với các cơ quan y tế khi cần thiết.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền kịp thời cung cấp thông tin để người dân không hoang mang lo lắng và phối hợp tốt các biện pháp phòng bệnh.

1.5. Công tác hậu cần

Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác giám sát, xử lý ổ dịch, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, xây dựng kế hoạch bổ sung trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống khi có dịch xảy ra.

2. Tình huống 2: Xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào Ninh Thuận

2.1. Công tác chỉ đạo, kiểm tra

- Báo cáo tình hình diễn biến của dịch thường xuyên về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế để kịp thời nhận được các chỉ đạo về phòng chống dịch.

- Ban Chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp tổ chức hp hàng tuần và đột xuất để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.

- Ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các địa phương và đánh giá việc triển khai công tác phòng chống dịch.

2.2. Công tác giám sát, dự phòng

- Phân công trực dịch làm việc 24/24 giờ tại tất cả các tuyến y tế.

- Tăng cường giám sát các trường hợp nghi ngờ mắc nCoV có yếu tố liên quan dịch t. Giám sát tình trạng sức khỏe của những người tiếp xúc gn với bệnh nhân trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Áp dụng báo cáo hàng ngày về Sở Y tế để tổng hp số liệu báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Tăng cường lấy mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ mắc nCoV tại cộng đồng, cơ sy tế để xét nghiệm chẩn đoán xác định nCoV.

- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế.

- Các Đội đáp ứng nhanh hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch khi có điều động của tỉnh.

- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm chuyên môn trong công tác giám sát, xử lý dịch để kịp thời điều chnh các hướng dẫn, chđạo phù hợp với diễn biến dịch bệnh.

2.3. Công tác điều trị

- Giao Bệnh viện đa khoa tnh là đơn vị chịu trách nhiệm thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân trong toàn tnh. Trưng dụng Khoa Nhiễm Bệnh viện đa khoa tnh có trang bị phòng cách ly, chuẩn bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị để điều trị bệnh nhân theo đúng yêu cầu của Bộ Y tế.

- Thực hiện nghiêm ngặt việc tchức cách ly bệnh nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện theo quy định. Các vật dụng bị ô nhiễm, đồ thải bỏ và chất thải của bệnh nhân cần phải khử trùng và xlý theo quy định.

- Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cho các cán bộ y tế trực tiếp tham gia khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, không để xảy ra hiện tượng lây nhiễm sang cán bộ y tế.

- Các Đội đáp ứng nhanh sẵn sàng điều động để hỗ trợ địa phương khi có yêu cầu.

2.4. Công tác truyền thông

- Thường xuyên cập nhật các thông tin, các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch phù hợp với các đối tượng nguy cơ và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Đẩy mạnh việc truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch tại các cơ sđiều trị và cộng đồng.

- Tổ chức gặp mặt báo chí để cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chng.

2.5. Công tác hậu cần

- Căn cứ vào dự báo tình hình dịch tiếp tục bsung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đề phòng dịch bùng phát trên diện rộng.

- Dự trữ, bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch trong trường hợp dịch lan rộng, kéo dài.

- Thực hiện chính sách cho các cán bộ thực hiện công tác điều tra, xác minh ổ dịch, thường trực phòng chống dịch và điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

3. Tình huống 3: Dịch xảy ra trên diện rộng tại tỉnh Ninh Thuận

- Thực hiện các biện pháp ứng phó như tình huống 2.

- Huy động và sử dụng tối đa mọi nguồn lực của xã hội để chống dịch.

- Huy động tối đa các cơ sở y tế (kể cả của quân đội, công an) trên địa bàn tỉnh tham gia điều trị bệnh nhân.

- Kêu gọi sự hỗ trợ từ Trung ương, các tỉnh, thành phố, các tổ chức quốc tế cho các hoạt động dập dịch và khắc phục hậu quả.

- Trường hợp số lượng bệnh nhân quá lớn và các cơ sở y tế không đáp ứng đủ khả năng thu dung, điều trị bệnh nhân thì thành lập khẩn cấp các cơ sở khám, chữa bệnh dã chiến, các địa phương có thể sử dụng trưng học, doanh trại quân đội, nơi công cộng để thu dung điều trị bệnh nhân. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ quyết định chuyển một hoặc nhiu bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh sang hoạt động theo hình thức bệnh viện dã chiến chuyên thu dung, điều trị bệnh nhân mắc bệnh do nCoV.

4. Kiểm tra, giám sát phòng chống dịch

- Phân công các thành viên Ban chỉ đạo tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch với nòng cốt là các Sở Y tế, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyn hình tỉnh và Báo Ninh Thuận.

- Các Sở, Ngành và Ủy ban nhân dân các cấp phải lập tổ chức kiểm tra, giám sát công tác thực hiện của tuyến dưới.

- Cơ quan thường trực phòng chống dịch (Sở Y tế) báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh các đơn vị, địa phương chủ quan, buông lỏng công tác phòng chống dịch để có biện pháp xử lý trách nhiệm.

5. Báo cáo thống kê dịch bệnh

- Thiết lập đường dây điện thoại nóng tại Sở Y tế và tại tất cả các đơn vị y tế từ tỉnh đến cơ sở để báo cáo diễn biến dịch bệnh, tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến dịch bệnh.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế.

- Địa phương, đơn vị phát hiện trường hợp mắc bệnh phải có trách nhiệm báo cáo ngay về Sở Y tế và thực hiện công tác báo cáo nhanh hàng ngày theo mẫu do Bộ Y tế quy định.

IV. CÔNG TÁC HẬU CẦN, KINH PHÍ

Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Tài chính và các đơn vị liên quan lập dự toán kinh phí hoạt động phòng, chống dịch bệnh, nhu cầu kinh phí mua thuốc, hoá chất và trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác phòng, chng dịch trình UBND tỉnh phê duyệt.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SY tế

- Là cơ quan thường trực Ban Chđạo của tỉnh, phối hợp vi các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch nCoV trên địa bàn tỉnh.

- Chđạo các đơn vị y tế từ tỉnh đến cơ sở tăng cường công tác huấn luyện trong và ngoài ngành y tế, giám sát dịch tễ, chuẩn bị đầy đủ thuốc, hoá chất, trang thiết bị y tế, cơ sở giường bệnh, nhân lực chuyên môn sn sàng đáp ứng khi có dịch xảy ra.

- Xây dng phương án và chuẩn bị sẵn sàng tổ chức tốt các khu cách ly, thu dung, điều trị người bệnh nhằm phòng tránh lây nhiễm ra cộng đồng và ngay trong cơ sở điều trị.

- Lập dự toán nhu cầu mua thuốc, hoá chất và trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác phòng, chống dịch nCoV gửi Sở Tài chính để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Cung cấp đầy đủ thuốc, hoá chất, phương tiện phòng, chống dịch cho các địa phương, tchức ngay việc tập huấn, huấn luyện cho nhân viên y tế phác đồ chẩn đoán, xử trí bệnh nCoV theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ để người dân biết rõ về dịch bệnh về biểu hiện bệnh, các đường lây truyền và cách phòng tránh.

- Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình diễn biến của dịch bệnh, kịp thời báo cáo Ban Chđạo, Chủ tịch y ban nhân dân tnh đ đra các phương án xử lý thích hợp ứng phó hiệu quả với các cấp độ của dịch bệnh.

- Là đơn vị đầu mối theo dõi, tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình triển khai công tác phòng, chống và diễn biến của dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ tham gia phòng, chống dịch nCoV.

2. S Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận

Phối hợp với ngành Y tế, chính quyền địa phương các cấp tăng cường công tác truyn thông, vận động nhân dân chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đồng thời không làm người dân hoang mang, lo lắng, ảnh hưởng tới đời sống kinh tế xã hội.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Cung cấp tình hình khách du lịch đến từ vùng có dịch cho ngành Y tế để theo dõi giám sát. Phối hợp với ngành Y tế tuyên truyền tại các cơ sở du lịch trên địa bàn tnh về các biện pháp phòng chống dịch bệnh.

4. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, cấp bổ sung nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch nCoV.

5. Các Sở, Ngành khác

Tùy theo chức năng nhiệm vụ được phân công xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch nCoV trong phạm vi quản lý, phối hợp vi ngành Y tế tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi thông điệp khuyến cáo cộng đồng phòng, chống dịch nCoV do Sở Y tế cung cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong cộng đồng dân cư.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Chỉ đạo, giám sát các cơ quan, ban ngành và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn quản lý theo hướng dẫn của ngành Y tế. Tổng hợp, báo cáo tình hình dịch bệnh trên địa bàn quản lý cho Ủy ban nhân dân tnh (thông qua cơ quan thường trực là Sở Y tế).

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính tr - xã hi

Chủ động phối hợp với ngành Y tế, chính quyền địa phương các cấp trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại cộng đồng.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này. Giao Sở Y tế theo dõi, thường xuyên báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về diễn biến tình hình./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/c);
- TT. Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c);
- Ch
ủ tịch, các PCT UBND tnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế;
- Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể;
- Qu
ân Y BCHQS tnh, Biên phòng, Y tế Công an, Y tế đường sắt;
- Đài PTTH t
nh, Báo Ninh Thuận;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: LĐ, KTTH;
- Lưu: VT, VXNV. NNN

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Bình