Kế hoạch 17/KH-UBND về giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021
Số hiệu: 17/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Chử Xuân Dũng
Ngày ban hành: 21/01/2021 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/KH-UBND

Hà Nội, ngày 21 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2021

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025; Chương trình hành động số 780-CTr/BCS ngày 08/12/2020 của Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế và phát huy thế mạnh nguồn lực lao động vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, khắc phục sự lãng phí nguồn nhân lực lao động, tạo nguồn thu nhập, làm giàu cho người lao động, cho gia đình, cho phát triển cộng đồng - xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững, nâng cao cuộc sống, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp và tăng cường an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn Thành phố.

2. Yêu cầu

- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp phải xác định giải quyết việc làm cho người lao động là nhiệm vụ trọng tâm gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố.

- Các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động xây dựng kế hoạch và các biện pháp cụ thể để giải quyết việc làm cho người lao động.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Các chỉ tiêu

- Giải quyết việc làm mới cho 160.000 lao động.

- Giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị < 4 %.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 71,5 %.

2. Giải pháp thực hiện

a) Nhóm giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tạo việc làm

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp tái cơ cấu và phát triển ngành công nghiệp: Phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu, thúc đẩy đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất, chủ động tham gia và tận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cao năng suất lao động. Tiếp tục tchức trin khai có hiệu quả các Chương trình, Đề án lĩnh vực công nghiệp; tăng cường thu hút đầu tư các dự án vào các khu công nghiệp. Thúc đẩy phát triển làng nghề theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

- Đy mạnh tái cơ cấu ngành công nghiệp, thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với thị trưng tiêu thụ một cách hiệu quả, bền vững.

- Triển khai thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đu tư, kinh doanh; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, giải quyết triệt để các kiến nghị của doanh nghiệp, đặc biệt là thủ tục hành chính, dịch vụ công, lãi suất vay vốn tại các ngân hàng thương mại và nguồn vốn tín dụng chính sách, thủ tục hoàn thuế, giải pháp mặt bằng, đấu thầu,...

- Tổ chức thực hiện tốt các giải pháp về cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025; phát triển mạnh doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

- Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển sản phẩm du lịch với các doanh nghiệp, các ngành, địa phương trong nước và các quốc gia có tiềm năng hợp tác phát triển du lịch. Xây dựng các tuyến, tour du lịch kết nối Hà Nội với các nước trong khu vực và thế giới; tuyến, tour du lịch Hà Nội với các địa phương trong nước và các tuyến, tour du lịch trong Hà Nội.

b) Nhóm giải pháp nâng cao chất lưng nguồn nhân lực

Thực hiện đồng bộ các giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chú trọng đào tạo nghề chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát trin kinh tế - xã hội của Thành phố gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, việc làm bền vững trong đó tập trung:

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc Thành phố.

- Phát triển chương trình, giáo trình theo hướng chuẩn hóa, đúng quy định và tiếp cận dần với trình độ tiên tiến khu vực và Quốc tế. Phối hợp, gắn kết doanh nghiệp cùng tham gia vào quá trình biên soạn chương trình, giáo trình.

- Đẩy mạnh thực hiện đào tạo nghề gắn với doanh nghiệp. Phát triển mô hình gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đào tạo theo địa chỉ sử dụng đ phát triển nguồn lao động có trình độ chuyên môn, có năng lực nghnghiệp, thành thạo kỹ năng đáp ứng quá trình sản xuất, kinh doanh của đơn vị sử dụng lao động.

- Sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc Thành phố theo hướng giảm đầu mối, nâng cao chất lượng đào tạo, hiệu quả hoạt động. Tăng cường sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác đào tạo tại mỗi đơn vị. Sát nhập, giải th các đơn vị hoạt động kém hiệu quả. Tập trung đầu tư các đơn vị có năng lực tốt hơn, có ngành nghề đào tạo phù hợp định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong công tác đào tạo nguồn nhân lực; hướng đến chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực.

c) Nhóm giải pháp phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm

- Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật về lao động việc làm; cung cấp đầy đủ và phổ biến rng rãi thông tin, số liệu về thị trường lao động dưới nhiều hình thức đa dạng như: Cổng thông tin điện tử về việc làm, bản tin, website, trên các phương tiện thông tin đại chúng... để người lao động, người sử dụng lao động, các cơ sở giáo dục đào tạo, các cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương và địa phương có nhu cầu khai thác, sử dụng nhằm phục vụ các giao dịch việc làm thuận lợi, tạo cơ sở dự báo nhu cầu đào tạo nghề và nâng cao hiệu quả hoạch định các chính sách phát triển thị trường lao động.

- Tiếp tục tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Sàn giao dịch việc làm (GDVL) thành phố Hà Nội. Đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, nâng cao chất lượng tchức các phiên giao dịch việc làm hàng ngày đồng bộ trên toàn bộ hệ thống Sàn GDVL thành phố Hà Nội. Ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bộ hoạt động quản lý, điều hành của hệ thống Sàn GDVL thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu triển khai tổ chức phiên giao dịch việc làm hàng ngày từ Sàn trung tâm đến các Sàn vệ tinh cũng như công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, phân tích dự báo thị trường lao động và thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

- Tiếp tục hoàn thiện, nâng cp website: http://vieclamhanoi.net thành Cổng thông tin việc làm của Thành phố phục vụ công tác tuyển dụng, tìm việc của doanh nghiệp và người lao động đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường lao động; tăng cường tổ chức các phiên giao dịch việc làm online kết nối cung cầu lao động trên toàn hệ thống đim, sàn giao dịch việc làm Thành phố và kết nối với các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

- Triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả hoạt động của Cổng thông tin dịch vụ việc làm Việt Nam (Esip) trên địa bàn thành phố Hà Nội để hỗ trợ giao dịch việc làm trực tuyến giữa doanh nghiệp và người lao động; tạo lập cơ sở dữ liệu về thị trường lao động thống nhất trên toàn quốc; làm cơ sở cho việc xây dựng các chính sách điều tiết thị trường lao động của Chính phủ.

- Đẩy mạnh triển khai và đa dạng hóa các dịch vụ cung ứng nhân lực cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Cập nhật và nắm bắt đầy đủ tình hình biến động về lao động tại các doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp hỗ trợ kịp thời, gắn kết hoạt động thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp với giao dịch việc làm nhằm nhanh chóng đưa người lao động quay trở lại thị trường lao động.

- Thông qua hoạt động của hệ thống Sàn GDVL thành phố Hà Nội, xây dựng mạng lưới thu thập, xử lý và phân tích thông tin thị trường lao động đồng bộ từ Thành phố tới cấp huyện. Từ đó, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thị trường lao động đm bảo chất lượng kịp thời cung cấp cho doanh nghiệp, người lao động và các đơn vị liên quan.

- Đẩy mạnh công tác dự báo thị trường lao động ngắn hạn và dài hạn về nguồn nhân lực Thủ đô, báo cáo xu hướng về tình trạng việc làm, nghề nghiệp, các ngành nghề dịch chuyển dưới tác động từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nề sau dịch Covid-19 và các ngành nghề đang phát triển thu hút nguồn nhân lực trong thời gian tới nhằm hỗ trợ tối đa cho các đối tượng tham gia vào thị trường lao động. Tiếp tục nâng cao chất lượng hệ thống báo cáo thị trường lao động như: Bản tin cập nhật thị trường lao động hàng quý; báo cáo thị trường lao động hàng tháng; báo cáo thường niên về xu hưng Việc làm - Dạy nghề; báo cáo chuyên đề về thị trường lao động... Tiếp tục thực hiện thu thập thông tin biến động cung - cầu lao động trên địa bàn Thành phố theo Thông tư số 27/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đphục vụ công tác phân tích, dự báo thị trường lao động trên địa bàn, hỗ trợ các quận, huyện, thị xã trong quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động.

d) Nhóm giải pháp về tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động

- Khai thác tối đa nhu cầu lao động tại các thị trường mới tiềm năng cũng như các thị trường truyền thống. Bên cạnh đó, đẩy mạnh khai thác nhu cầu lao động trong các lĩnh vực và các nghề mới, đòi hỏi trình độ cao cả về tay nghề và ngoại ngữ, các nghề trong lĩnh vực y tế, dịch vụ... triển khai các biện pháp ngăn ngừa lao động bỏ hợp đồng, lao động hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại làm việc bất hợp pháp. Kiên quyết xử lý các vi phạm của cá nhân và doanh nghiệp đchấn chỉnh hoạt động đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhm hạn chế nạn cò mồi, lừa đảo nhằm giảm chi phí cho người lao động.

- Tăng tn suất và đa dạng hóa các hình thức thông tin, tuyên truyền phổ biến chính sách về xuất khẩu lao động đến các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố như: Phát hành tờ rơi, áp phích, sổ tay hỏi đáp về xuất khu lao động; thông tin thường xuyên về chính sách mới và tình hình lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trên các phương tiện thông tin đại chúng; niêm yết công khai danh sách các đơn vị được cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài... để người lao động có đủ thông tin, chủ động trang bị các điều kiện khi muốn đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là về kiến thức pháp luật, tay nghề và ngoại ngữ.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp đã có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài tuyển chọn lao động trên địa bàn Thành phố đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; khảo sát nhu cầu xuất khẩu lao động, nhu cầu việc làm của người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng lao động trở về nước. Rà soát số lao động đang thực hiện hp đồng làm việc ở nước ngoài, số lao động hết hạn hp đồng về nước đúng thời hạn để tổ chức giới thiệu việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng của người lao động; tuyên truyền, vận động gia đình người lao động ở trong nước và trực tiếp tới người lao động ở nước ngoài đvận động người lao động về nước đúng quy định đồng thời triển khai tuyên truyền thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giảm tỷ lệ lao động cư trú bất hp pháp.

- Hỗ trợ cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, dân tộc thiu số, thân nhân của người có công với cách mạng, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hp đồng: Học nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết để hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động; chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; đào tạo lao động trình độ cao về kỹ năng nghề, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và nghiêm khắc xử lý vi phạm của các doanh nghiệp trong hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; nắm tình hình người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bỏ hp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp hoặc bỏ trốn ở lại để có các biện pháp xử lý phù hợp, giữ vững các thị trường xuất khẩu lao động.

đ) Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động vay vốn gii quyết việc làm từ nguồn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố

- Đảm bảo nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm từ nguồn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố. Trong trường hp không đáp ứng đủ nguồn lực cần có cơ chế linh hoạt tạo thuận lợi cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố huy động các nguồn lực hợp pháp khác để tăng nguồn vốn cho vay; tăng cường nguồn vốn ngân sách cấp huyện ủy thác cho vay hỗ trợ tạo việc làm qua Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cùng cấp.

- Tập trung các nguồn lực của Trung ương và địa phương triển khai có hiệu quả, chất lượng tín dụng ưu đãi trên địa bàn, đảm bảo 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn Thành phố có nhu cầu và đủ điều kiện đều được vay vốn tín dụng ưu đãi tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

- Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Nhà nước đến Nhân dân; hướng dẫn cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn vay đúng mục đích và quản lý, giám sát thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những tiêu cực có nguy cơ xảy ra, chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại hạn chế phát sinh. Đảm bảo quy trình chặt chẽ trong các khâu thẩm định, xét duyệt việc sử dụng nguồn vốn, hạn chế tới mức thấp nhất tỷ lệ nợ quá hạn góp phần nâng cao chất lượng, đảm bảo hiệu quả nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm.

3. Tiến độ thực hiện

a) Quý I/2021

- Tổ chức 61 phiên giao dịch việc làm (GDVL), trong đó: 01 phiên GDVL chuyên đề, 01 phiên GDVL online, 03 phiên GDVL lưu động và 56 phiên GDVL hàng ngày tại các điểm, sàn GDVL thuộc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.

- Giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội là 933 tỷ đồng, tạo việc làm cho 18.300 lao động.

- Xuất khẩu lao động: 500 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

b) Quý II/2021

- Tổ chức 66 phiên GDVL, trong đó: 01 phiên GDVL chuyên đề, 01 phiên GDVL online, 01 phiên GDVL lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật, 04 phiên GDVL lưu động và 59 phiên GDVL hàng ngày tại các điểm, sàn GDVL thuộc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.

- Giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội là 340 tỷ đồng, tạo việc làm cho 6.700 lao động.

- Xuất khẩu lao động: 1.000 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

c) Quý III/2021

- Tổ chức 70 phiên GDVL, trong đó: 02 phiên GDVL chuyên đề, 02 phiên GDVL online, 05 phiên GDVL lưu động và 61 phiên GDVL hàng ngày tại các điểm, sàn GDVL thuộc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.

- Giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội là 170 tỷ đồng, tạo việc làm cho 3.300 lao động.

- Xuất khẩu lao động: 1.300 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hp đồng.

d) Quý IV/2021

- Tổ chức 65 phiên GDVL, trong đó: 01 phiên GDVL lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật, 01 phiên GDVL online, 02 phiên GDVL chuyên đề và 61 phiên GDVL hàng ngày tại các điểm, sàn GDVL thuộc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.

- Giải quyết việc làm từ nguồn vốn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thành phố Hà Nội là 165 tỷ đồng, tạo việc làm cho 3.200 lao động

- Xuất khẩu lao động: 1.200 người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hp đồng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. SLao động - Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan thường trực; chủ trì, phối hp với các Sở, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện Kế hoạch giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hp kết quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn Thành phố.

- Hoàn thiện Đán “Tiếp tục tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Sàn giao dịch việc làm thành phố Hà Nội” trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt.

- Phối hợp với các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố tham mưu cho UBND Thành phố bổ sung nguồn vốn ủy thác đầu tư qua Ngân hàng Chính sách xã hội để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng cần vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố.

- Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức tốt các hoạt động về thông tin thị trường lao động, phân tích dự báo thị trường lao động và thực hiện chính sách Bảo hiểm thất nghiệp trên toàn bộ hệ thống Sàn GDVL Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đến giao dịch.

2. Sở Tài chính: Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị và khả năng cân đối ngân sách, phối hợp với các đơn vị liên quan, tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố btrí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phi hợp với các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định phân bổ nguồn vốn ngân sách Thành phố để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch; phối hợp xây dựng chính sách, lồng ghép chương trình giải quyết việc làm với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác của Thành phố.

4. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố: Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân vay vốn từ nguồn ngân sách Thành phố ủy thác theo đúng quy định của pháp luật.

5. Các Sở, ban, ngành khác của Thành phố: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện Kế hoạch.

6. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể chính trị Thành phố: Chủ động, phối hợp với các đơn vị, địa phương tham gia triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch; hướng dẫn, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.

7. UBND các quận, huyện, thị xã

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành có liên quan triển khai, bố trí kinh phí thực hiện có hiệu quả các nội dung để đảm bảo thực hiện đạt chỉ tiêu giải quyết việc làm của địa phương (theo Phụ lục đính kèm).

- Đối với các quận, huyện có điểm, sàn giao dịch việc làm vệ tinh đặt trên địa bàn, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân, doanh nghiệp đến giao dịch việc làm.

8. Chế độ thông tin báo cáo

- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể chính trị Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã báo cáo định kỳ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện Kế hoạch trước ngày 20 hàng tháng; báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20/6/2021, báo cáo cả năm gửi trước ngày 20/12/2021.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND Thành phố định kỳ 06 tháng trước ngày 30/6/2021, báo cáo năm trước ngày 31/12/2021.

UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể chính trị Thành phố phối hợp triển khai thực hiện; yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Kế hoạch hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2021./.

 


Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Bộ Lao động - TB&XH;
- Thường trực Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Th
ường trực HĐND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Ủy ban MTTQ VN Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các Báo: Hà Nội mới; KT&ĐT; Lao động Thủ đô; Đài PT-TH HN;
- VP
UB: CVP, PCVP Đ.H.Giang; Phòng KGVX, TKBT, KT, TH;
- Lưu: VT, KGVX(Ng
ọc).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Chử Xuân Dũng

 

PHỤ LỤC

CHỈ TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 21/01/2021 của UBND thành phố Hà Nội)

Số TT

Quận, huyện, thị xã

Chỉ tiêu GQVL
(Người)

1

Ba Đình

6.500

2

Ba Vì

4.000

3

Bắc Từ Liêm

6.000

4

Cầu Giấy

6.000

5

Chương Mỹ

4.200

6

Đan Phượng

4.700

7

Đông Anh

10.000

8

Đống Đa

8.400

9

Gia Lâm

8.100

10

Hà Đông

4.000

11

Hai Bà Trưng

8.100

12

Hoài Đức

5.100

13

Hoàn Kiếm

8.300

14

Hoàng Mai

5.600

15

Long Biên

6.000

16

Mê Linh

2.600

17

Mỹ Đức

2.900

18

Nam Từ Liêm

4.500

19

Phú Xuyên

3.200

20

Phúc Thọ

2.900

21

Quốc Oai

3.100

22

Sóc Sơn

8.200

23

Sơn Tây

2.800

24

Tây Hồ

5.500

25

Thạch Thất

5.200

26

Thanh Oai

3.500

27

Thanh Trì

6.500

28

Thanh Xuân

6.200

29

Thường Tín

3.700

30

Ứng Hòa

4.200

Tổng cộng

160.000

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.