Kế hoạch 1643/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Số hiệu: 1643/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Hữu Hải
Ngày ban hành: 20/07/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Hình sự, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1643/KH-UBND

Kon Tum, ngày 20 tháng 7 năm 2016

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM GIAI ĐOẠN 2016-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thực hiện Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030; căn cứ tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, cụ th như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

1. Tổ chức quán triệt sâu rộng nội dung Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 đến các sở, ngành, đoàn thể và cấp ủy, chính quyền các cấp và nhân dân, nhằm tạo ra sự chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động của toàn xã hội, huy động sức mạnh tng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác phòng, chống tội phạm; đặt nhiệm vụ phòng chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ chính trị được ưu tiên thực hiện trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi cơ quan, đơn vị địa phương.

2. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, đấu tranh trấn áp mạnh các băng, nhóm tội phạm, tội phạm có tchức, tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm có yếu tố nước ngoài, tội phạm trong thanh, thiếu niên, các loại tội phạm về ma túy, kinh tế, môi trường, tội phạm công nghệ cao, tội phạm về tham nhũng, tội xâm phạm về hoạt động tư pháp... Nâng cao chất lượng điều tra, xử lý tội phạm, không để xảy ra tình trạng phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

3. Đảm bảo ưu tiên việc huy động các nguồn lực cho công tác đu tranh phòng, chống tội phạm phù hợp với khả năng, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh. Tăng cường hợp tác về phòng, chống tội phạm, xây dựng và triển khai hiệu quả các kế hoạch, biên bản phối hợp với các tỉnh giáp biên thuộc Lào, Campuchia trong công tác phòng, chống tội phạm.

II. MỤC TIÊU.

1. Mục tiêu chung:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với công tác phòng, chống tội phạm; tạo chuyn biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân tôn trọng, chấp hành pháp luật, nhm xây dựng xã hội an ninh, an toàn, trật tự, văn minh, nề nếp và thân thiện.

- Kịp thời làm rõ nguyên nhân, khắc phục những tồn tại, hạn chế, khó khăn, bất cập và điều kiện nảy sinh tội phạm; xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ việc phức tạp nảy sinh về an ninh, trật tự ngay từ cơ sở, thhiện tính nghiêm minh của pháp luật, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân.

- Chủ động phòng ngừa, tích cực tấn công trấn áp, truy quét các loại tội phạm, tập trung ở các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng đim, phức tạp. Đy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, trước mắt kéo giảm các loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, không đtội phạm lộng hành, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật phòng, chống tội phạm; tiếp thu có chọn lọc tính tích cực các hương ước, quy tc của cộng đồng dân cư trong phòng, chống tội phạm và đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, phấn đấu đến năm 2020 giảm từ 3-5% tng số vụ phạm tội hình sự so với năm 2016.

- Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm về kinh tế, tham nhũng, ma túy, môi trường, tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tui chưa thành niên, tội phạm liên quan trực tiếp đến sự suy thoái đạo đức gia đình, xã hội... Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt từ 75% trở lên, các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 95% trên tng số án khởi tố. Hằng năm, bắt giữ, vận động đu thú 30% số đối tượng truy nã (trong đó, trên 40% số đối tượng truy nã mới phát sinh).

- Giảm tỷ lệ tái phạm tội trong số người chấp hành xong án phạt tù xuống dưới 15%; ít nhất 50% số khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chí “An toàn về an ninh, trật tự”; chuyn hóa thành công 60% địa bàn được xác định là trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn xã hội.

- Chủ động phòng ngừa, điều tra, xử lý các loại tội phạm về kinh tế, tham nhũng trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm; phát hiện, ngăn chặn kịp thời các vụ án kinh tế, không để thất thoát tài sản lớn.

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ điều tra viên, kim soát viên, thẩm phán và cán bộ làm công tác thi hành án hình sự, nhất là ở cấp huyện; đảm bảo nguồn lực (nhân lực, vật lực) thực hiện công tác điều tra, tố tụng theo đúng quy định của pháp luật.

3. Mục tiêu định hướng đến năm 2030:

Trên cơ sở tổng kết đánh giá thực hiện các mục tiêu cụ thđến năm 2020, xác định nhiệm vụ trọng tâm để tập trung đầu tư nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp củng cố, duy trì các mục tiêu đạt được, xác định mục tiêu, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm trong từng giai đoạn 05 năm, với định hướng như sau:

- Tiếp tục phát huy sức mạnh tổng thể của hệ thống chính trị và toàn dân trong phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tội phạm, giảm các loại trọng án, giảm tội phạm ở các địa bàn trọng điểm, góp phần xây dựng xã hội an toàn, n định phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

- Xây dựng một xã hội trật tự, văn minh, mọi công dân có ý thức tôn trọng, tự giác tuân thủ pháp luật, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tội phạm.

- Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, đảm bảo “đúng người, đúng tội, đúng pháp luật”, không đxảy ra oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng; sự chđạo, quản lý, điều hành của thủ trưởng các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng, chống tội phạm:

- Quán triệt, thực hiện nghiêm túc, đạt hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống tội phạm; bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật cht, vũ khí, công cụ htrợ, phương tiện, thiết bị nghiệp vụ cho công tác phòng, chống tội phạm. Nâng cao vai trò trách nhiệm, đồng thời, xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương để xảy ra tình hình tội phạm phức tạp, kéo dài, hoạt động lộng hành hoặc bao che cho tội phạm.

- Đẩy nhanh chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá việc thực hiện chiến lược cải cách hành chính, cải cách tư pháp tại địa phương.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các ngành liên quan thông qua việc đẩy mạnh trao đi các thông tin về phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của các loại tội phạm, từ đó, đề ra các biện pháp kịp thời, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

- Nắm chắc diễn biến, đánh giá, thống kê chính xác về tình hình tội phạm; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, thống kê tội phạm; thường xuyên dự báo tình hình tội phạm hàng năm, giữa kỳ và từng giai đoạn để điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu, giải pháp phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

2. Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm:

2.1. Đi mới và hoàn thiện chính sách kinh tế - xã hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao hiệu quả phòng, chống tội phạm:

- Gắn việc hoạch định, thực hiện các chính sách phát triển kinh tế-xã hội với công tác phòng, chống tội phạm, khc phục sơ hở, thiếu sót mà tội phạm có thể lợi dụng hoạt động.

- Nghiên cứu đổi mới các chính sách xã hội liên quan đến phòng, chống tội phạm, như: Chính sách giải quyết việc làm, xuất khu lao động, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc, chính sách giáo dục, cảm hóa người lầm lỗi.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng về phòng, chống tội phạm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy; coi trọng giáo dục đạo đức, pháp luật, văn hóa, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp, đưa chương trình giáo dục phòng, chống tội phạm vào các nhà trường. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

- Quan tâm hơn nữa đến chế độ, chính sách đặc thù đối với các cán bộ kiêm nhiệm và những người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia công tác phòng, chống tội phạm.

2.2. Nâng cao cht lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ:

- Đổi mới về nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phù hợp và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong từng giai đoạn; tập trung xây dựng và củng cphong trào ở các địa bàn trọng điểm, chiến lược, vùng dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, vùng biên giới; lồng ghép với các cuộc vận động, phong trào thi đua, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tquốc, ban, ngành, đoàn thvà địa phương; gắn kết thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, kịp thời phát hiện, giải quyết ngay tại cơ sở các vấn đề có liên quan đến lợi ích chính đáng của người dân, hạn chế không để xảy ra “điểm nóng” trong cộng đồng dân cư, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan bảo vệ pháp luật.

- Thường xuyên đi mới hình thức, nội dung, phương pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức trách nhiệm của nhân dân về phòng, chống tội phạm; kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền, trong đó, đặc biệt chú trọng hình thức tuyên truyền, vận động cá biệt đối với các đi tượng có nguy cơ phạm tội, tái phạm, tập trung vào các địa bàn trọng đim về trật tự, an toàn xã hội.

- Đẩy mạnh công tác xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các mô hình tổ chức quần chúng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh, trật tự ngay từ gia đình, cộng đồng dân cư, trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhà trường; thường xuyên tổ chức sơ kết, tng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình có hiệu quả cao, nghiên cứu xây dựng những mô hình mới phù hợp với tình hình đặc điểm từng địa bàn. Tổ chức cho Nhân dân, cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên ký cam kết xây dựng khu dân cư, xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường “An toàn về an ninh, trật tự”. Kịp thời khen thưởng các tập th, cá nhân có thành tích xuất sc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, có chính sách thỏa đáng đối với nhng trường hợp bị thương, hy sinh hoặc thiệt hại về tài sản khi tham gia phòng, chống tội phạm.

- Tăng cường nguồn lực cho công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tquốc. Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách, nhất là các lực lượng Công an xã, Dân quân tự vệ, Bảo vệ dân phố, Bảo vệ chuyên trách các cơ quan, doanh nghiệp; phát huy vai trò Bí thư chi bộ, Tổ Trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở, những người có uy tín trong dòng họ, dân tộc, tôn giáo, các vị chức sc tiêu biu, các điển hình... làm chỗ dựa cho Nhân dân trong phòng, chống tội phạm ở cơ sở; quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện cần thiết bảo đảm phục vụ công tác xây dựng phong trào.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các Thòa giải tại cơ sở, chủ động phát hiện, ngăn ngừa, giải quyết kịp thời các mâu thun trong nội bộ Nhân dân góp phần giữ vững an ninh trật tự ở địa bàn cơ sở, giảm thiểu đáng ktội phạm và tệ nạn xã hội.

2.3. Quản lý, giáo dục cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng đối với người phạm tội, vi phạm pháp luật và đi tượng có nguy cơ phạm tội:

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giam giữ, quản lý, giáo dục cải tạo các loại đối tượng; tập trung giáo dục cá biệt đối với số phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ, giảm tỷ lệ phạm nhân cải tạo kém. Chủ động phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong công tác giam giữ, quản lý, giáo dục cải tạo và thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng giam giữ, quản lý, không đphát sinh bức xúc, phản ứng tiêu cực, gây rối, chống đối tập th, gây mất an ninh, an toàn cơ sở giam giữ, quản lý.

- Chủ động thực hiện các biện pháp giúp phạm nhân chun bị tái hòa nhập ngay trong quá trình chp hành án, đồng thời thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Tiếp tục đổi mới công tác giáo dục dạy nghề, truyền nghề, tạo việc làm cho phạm nhân, trại viên. Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ người được hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

- Lồng ghép công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù với các chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và công tác phòng, chống tội phạm ở địa phương. Tạo điều kiện cho người chấp hành xong án phạt tù có việc làm, kịp thời ngăn chặn thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử... của cộng đng tại khu dân cư. Cân đối, btrí hợp lí các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.

- Xác định trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, hiệu quả phối hợp của các ngành, đoàn th, tổ chức, cá nhân trong quản lý và giám sát thi hành các hình phạt (ngoài hình phạt tù), các đối tượng được áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và các đối tượng có nguy cơ phạm tội trên địa bàn.

2.4. Tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước: Về trật tự xã hội, tập trung quản lý nhà nước về cư trú, xuất, nhập cảnh, quản lý trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông... Đi mới phương thức quản lý một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện không để tội phạm lợi dụng hoạt động, nhất là dịch vụ cầm đồ, thế chấp tài sản, karaoke, nhà nghỉ, khách sạn, quán game... Tăng cường quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Đi mới chính sách, biện pháp quản lý và xử lý đối với các hoạt động tệ nạn xã hội (mại dâm, cờ bạc, nghiện ma túy).

2.5. Đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ:

- Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các biện pháp công tác nghiệp vụ, đi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác nắm tình hình, thống kê tội phạm, chủ động nắm diễn biến tình hình hoạt động của các loại tội phạm trên các tuyến, địa bàn, lĩnh vực trọng điểm; chủ động rà soát, lập hồ sơ quản lý đối với các đối tượng có dấu hiệu hoạt động phạm tội “đâm thuê, chém mướn”, “bảo kê”, “xiết nợ”, đòi nợ thuê, cho vay lãi nặng, cưỡng đoạt tài sản, tổ chức trái phép các hoạt động cờ bạc, cá độ th thao, các hoạt động lợi dụng kinh doanh đphạm tội; các đường dây buôn lậu, mua bán và vận chuyển trái phép các chất ma túy lớn.

- Kịp thời lập hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và cơ sở chữa bệnh bắt buộc; quản lý chặt chnhững người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã, người có liên quan trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.

- Tăng cường hiệu quả công tác bắt, vận động đầu thú đối tượng truy nã, tập trung số đối tượng nguy him, đặc biệt nguy him. Xây dựng, nâng cao chất lượng các hoạt động tuần tra kiểm soát kết hợp với các hoạt động nghiệp vụ chủ động phòng ngừa tội phạm trên các tuyến giao thông, các địa bàn trọng điểm.

- Đẩy mạnh hoạt động phòng ngừa tội phạm theo chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng trong Quân đội, Hải quan, Kim lâm, Thanh tra, Quản lý thị trường... kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm; phát hiện những thiếu sót, sơ hở của chính sách, cơ chế quản lý nhà nước từ đó kiến nghị sửa đi, bsung, hoàn thiện. Phát huy vai trò của các lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Công an trong phối hợp tổ chức tuần tra, kim soát tại các địa bàn, khu vực biên giới.

3. Nâng cao hiệu quả tấn công trấn áp tội phạm, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm

- Xây dựng, triển khai các kế hoạch chuyên đề, mở các đợt cao điểm ra quân đấu tranh, tấn công trấn áp các loại tội phạm ở từng năm, từng giai đoạn.

- Thường xuyên rà soát xác định các địa bàn trọng điểm về trật tự, an toàn xã hội để tập trung lực lượng chuyn hóa thành địa bàn không có tội phạm hoặc giảm tội phạm đến mức thấp nhất.

- Nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng hình sự; không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; đảm bảo thời hạn điều tra, truy tố và đưa ra xét xử lưu động đối với những vụ án lớn, được dư luận quan tâm nhằm răn đe tội phạm và tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng liên quan trong phát hiện, điều tra xử lý các vụ án về kinh tế, chức vụ và tham nhũng; kịp thời xác minh, truy tìm tài sản bị chiếm đoạt, nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt. Nghiên cứu xử lý, giải quyết thu hồi tài sản được thu giữ trong quá trình phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử có hiệu quả nhất, tránh hư hao, thất thoát, mất giá trị khi thanh lý, đấu giá, làm giảm thu cho ngân sách nhà nước.

- Phối hợp tiếp nhận xử lý triệt để, kịp thời tin báo, tố giác về tội phạm, khiếu nại, tố cáo.

4. Công tác hợp tác quốc tế phòng, chống tội phạm:

- Củng cố, mở rộng phát triển quan hệ hợp tác với các tỉnh giáp biên thuộc hai nước bạn Lào và Campuchia về mọi mặt nói chung và công tác phòng, chống tội phạm nói riêng; tổ chức thực hiện tốt các Điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Tích cực tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, các tổ chức quốc tế về khoa học kỹ thuật, triển khai thực hiện các dự án được tài trợ; trao đổi, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, khoa học công nghệ cho cán bộ phục vụ công tác phòng, chống tội phạm.

5. Tăng cường nguồn lực phòng, chống tội phạm:

- Hoàn thiện về tổ chức, ưu tiên trang bị phương tiện cho các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm, nhất là tại cấp huyện và cơ sở. Có cơ chế đặc thù thu hút những người giỏi về công nghệ thông tin và các lĩnh vực chuyên môn khác tham gia các lực lượng phòng, chống tội phạm, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ làm công tác phòng, chống tội phạm, nhất là đội ngũ cán bộ trực tiếp đấu tranh chống tội phạm, kỹ thuật hình sự, giám định tư pháp. Quan tâm, đào tạo trình độ ngoại ngữ, pháp luật chuyên sâu về lĩnh vực tư pháp quốc tế cho cán bộ tư pháp. Vận động xã hội hóa trang bị phương tiện cho các lực lượng trực tiếp phòng, chống tội phạm.

- Huy động các nguồn kinh phí của Trung ương, địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp, doanh nhân và nhân dân để đảm bảo đủ nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược. Tăng cường vận động các tập thể, cá nhân đóng góp xây dựng Quỹ phòng, chống tội phạm để góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm trên địa bàn tỉnh.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Giao Công an tỉnh có trách nhiệm:

- Giúp Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ chủ trì, điều phối, tổ chức thực hiện hiệu quả Kế hoạch này; định kỳ (6 tháng, một năm và cuối mi giai đoạn) tiến hành sơ kết, tng kết đánh giá việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và các chương trình, Đề án của Chiến lược, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Ban chỉ đạo 138/CP của Chính phủ theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và phối hợp với các sở, ngành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án.

2. Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh cân đối ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân tỉnh hỗ trợ kinh phí thực hiện Kế hoạch theo khả năng ngân sách địa phương và hướng dẫn sử dụng, thanh, quyết toán nguồn ngân sách nhà nước đthực hiện các Chương trình, Đề án và nhiệm vụ, giải pháp của chiến lược.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ vốn đầu tư phát triển cho các đơn vị thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 của tỉnh trên cơ sở dự án được phê duyệt; phối hợp xây dựng các chương trình, đề án, dự án của chiến lược.

4. Các sở, ban, ngành, các tổ chức, đoàn thcăn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Công an tỉnh, các sở, ngành khác có liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các Chương trình, Đề án hiệu quả.

Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tội phạm gắn liền với việc thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên trong chức năng hoạt động quản lý của ngành mình. Tích cực tham gia phối hợp các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện tốt các nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch này.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các nội dung của Chiến lược tại địa phương theo hướng dẫn của Công an tỉnh và các sở, ngành có liên quan; cân đối ngân sách địa phương đề nghị Hội đồng nhân dân cùng cấp hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược; huy động các ngun lực khác trong thực hiện các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của Chiến lược đạt hiệu quả cao.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên tham gia triển khai thực hiện Chiến lược theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động của mình; chủ trì và phối hợp xây dựng các kế hoạch trin khai thực hiện các Đề án có liên quan; phối hợp với Công an tỉnh giám sát việc thực hiện kế hoạch này.

7. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kim sát nhân dân tỉnh phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chiến lược. Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh và các ngành liên quan đẩy mạnh công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, nhất là trong điều tra, truy tố, xét xử các loại tội phạm đảm bảo kịp thời và nghiêm minh./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Công an;
- Ban Chỉ đạo 138/CP;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- VKDND tnh; TAND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT-NC4.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn
Hữu Hải