Kế hoạch 161/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Số hiệu: 161/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang Người ký: Mai Văn Huỳnh
Ngày ban hành: 14/11/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Chính sách xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 161/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 14 tháng 11 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2016-2020 TỈNH KIÊN GIANG

Thực hiện Quyết định số 565/QĐ-TTg ngày 25/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh, như sau:

I. MỤC TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát:

Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội cho đối tượng yếu thế theo hướng hội nhập quốc tế; tạo môi trường sống an toàn, thân thiện và lành mạnh cho trẻ em; giảm khoảng cách giới trong những lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới cao; nâng cao chất lượng, hiệu quả cai nghiện ma túy; tuyên truyền phòng, chống mại dâm, hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trở về, góp phần đảm bảo an sinh trật tự và an toàn xã hội, hướng tới mục tiêu công bằng và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- Thành lập mới từ 1- 2 cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập. Tăng tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ và quản lý ca từ các cơ sở trợ giúp xã hội lên 30%. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 30% cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội.

- Trên 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển. Trên 90% trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được phát hiện, quản lý và có các biện pháp can thiệp và trợ giúp kịp thời để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Giảm tỷ lệ gia tăng số trẻ em bị xâm hại.

- Phấn đấu 100% nữ đại biểu dân cử, nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp, nữ cán bộ trong diện quy hoạch (từ cấp phòng trở lên) được trang bị kiến thức về bình đẳng giới và kỹ năng quản lý, lãnh đạo và các kỹ năng mềm; 90% người có nhu cầu hỗ trợ về bình đẳng giới được tiếp cận ít nhất một dịch vụ tư vấn, hỗ trợ bình đẳng giới; 90% nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, hỗ trợ và can thiệp kịp thời; 50% người gây bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, tư vấn hoặc có hình thức xử lý phù hợp.

- 90% người nghiện ma túy có quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 90% xã, phường được tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn mại dâm; 90% số nạn nhân bị mua bán được phát hiện, được tư vấn, hỗ trợ và chăm sóc.

II. NỘI DUNG:

1. Dự án 1: Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội đối với các đối tượng yếu thế:

1.1 Mục tiêu:

- Mục tiêu chung:

Xây dựng và phát triển hệ thống trợ giúp xã hội phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp xã hội, đáp ứng nhu cầu trợ giúp của người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập. Tăng tỷ lệ người có hoàn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ và quản lý ca từ các cơ sở trợ giúp xã hội tăng lên 30% vào năm 2020.

+ Thí điểm các mô hình cơ sở trợ giúp xã hội cung cấp dịch vụ công tác xã hội, phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí, phòng tạm lánh tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, mô hình gia đình cá nhân nhận nuôi dưỡng có thời hạn và mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

+ Đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 30% cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên đang làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ quan Lao động- Thương binh và Xã hội các cấp.

1.2 Phạm vi thực hiện: Dự án được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.

1.3 Nội dung chủ yếu:

- Phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội:

+ Thực hiện quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội công lập và ngoài công lập.

+ Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho cơ sở trợ giúp xã hội đạt tiêu chuẩn chăm sóc theo tiêu chuẩn do Nhà nước quy định, bảo đảm có các phân khu chức năng, các hạng mục công trình đáp ứng hoạt động chăm sóc, phục hồi chức năng, trị liệu và cung cấp dịch vụ công tác xã hội.

- Hỗ trợ xây dựng và vận hành mô hình:

Hỗ trợ xây dựng, vận hành các mô hình cơ sở trợ giúp xã hội, gồm: Mô hình trung tâm công tác xã hội, cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí, phòng tạm lánh, mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn và mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ trợ giúp xã hội:

Đào tạo cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học nghề công tác xã hội (bình quân 150 người/năm); đào tạo kỹ năng chuyên sâu chăm sóc, phục hồi chức năng cho đối tượng tối thiểu 05 chỉ tiêu/năm. Bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên trợ giúp xã hội, công tác xã hội (bình quân 200 người/năm).

- Truyền thông, nâng cao nhận thức:

Truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và phổ biến pháp luật về lĩnh vực trợ giúp xã hội cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên. Chia sẻ thông tin và kinh nghiệm phát triển hệ thống trợ giúp xã hội trong nước, đặc biệt là chương trình, nội dung đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ, nhân viên trợ giúp xã hội.

1.4 Kinh phí thực hiện Dự án 1: Dự kiến là 56.875 triệu đồng; trong đó:

- Trung ương: 1.800 triệu đồng (vốn sự nghiệp)

- Địa phương: 20.075 triệu đồng (vốn đầu tư: 11.175 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 8.900 triệu đồng).

- Vận động: 35.000 triệu đồng

(Đính kèm Phụ lục 1)

2. Dự án 2: Phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em

2.1 Mục tiêu:

- Mục tiêu chung: Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm số trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại; kịp thời can thiệp, trợ giúp trẻ em có nguy cơ cao, trẻ em bị xâm hại góp phần tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về trẻ em.

- Mục tiêu cụ thể:

Trên 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.

Trên 90% trẻ em có nguy cơ bị xâm hại tình dục, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được phát hiện, quản lý và được can thiệp và trợ giúp kịp thời để giảm thiểu, loại bỏ nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

Giảm tỷ lệ gia tăng số trẻ em bị xâm hại.

2.2 Phạm vi thực hiện: Dự án được thực hiện trên toàn tỉnh.

2.3 Nội dung chủ yếu:

- Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho chính quyền các cấp, các tổ chức, gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và bản thân trẻ em.

- Xây dựng các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, bao gồm: Cơ sở công lập và cơ sở ngoài công lập đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ trẻ em; hoàn thiện và duy trì hoạt động cung cấp, kết ni dịch vụ bảo vệ trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh, các cơ sở ngoài công lập trợ giúp trẻ em:

Phát triển dịch vụ bảo vệ trẻ em tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh: Mua sắm trang thiết bị cho các phòng tiếp nhận, bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp; các phòng để tiếp nhận, quản lý và giáo dục người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Tiếp tục duy trì và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo 3 cấp độ tại cộng đồng, gồm các văn phòng tư vấn, điểm tư vấn ở cộng đồng, trường học... Mỗi năm triển khai mô hình ở 2 huyện. Tổ chức tiếp nhận và quản lý trường hợp trẻ em cần sự can thiệp, trợ giúp, kết nối các dịch vụ bảo vệ trẻ em hiệu quả như: Bảo đảm an toàn, tư vấn, tham vấn, trị liệu phục hồi tâm lý, thể chất cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt được tiếp cận với các dịch vụ giáo dục, y tế, các phúc lợi xã hội khác khi có nhu cầu. Đặc biệt quan tâm, trợ giúp nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn... bằng nhiều hình thức.

- Thực hiện mô hình kết nối, chuyển gửi, tìm gia đình chăm sóc thay thế và cung cấp, kết nối dịch vụ trợ giúp chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ giúp pháp lý và dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tổ chức giám sát và hỗ trợ kỹ thuật về thực hiện quy trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Mỗi năm thí điểm 2 mô hình tại 2 huyện.

- Củng cố hệ thống tổ chức, nhân lực và nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

+ Duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo, Ban Điều hành, nhóm công tác liên ngành, nhóm trẻ em nòng cốt tỉnh, huyện, xã; củng cố đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các cấp, đặc biệt là cấp xã.

+ Nâng cao năng lực quản lý, cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em; năng lực của cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em về bảo vệ trẻ em: Tập huấn nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức làm công tác trẻ em các cấp; cộng tác viên: Mỗi năm tổ chức ít nhất 01 lớp tập huấn nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bảo vệ trẻ em và cán bộ của cơ sở cung cấp dịch vụ công lập, cán bộ cung cấp dịch vụ, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, cộng tác viên. Cử cán bộ của tỉnh, địa phương tham dự các lớp tập hun giảng viên nguồn do Trung ương tổ chức. Tổ chức trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh về xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em và mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

+ Tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông về kỹ năng phòng ngừa nguy cơ, tự bảo vệ cho trẻ em: Ít nhất tại mỗi địa phương có triển khai mô hình cung cấp, kết nối dịch vụ trợ giúp chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ giúp pháp lý và dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thì tổ chức 01 lớp cho trẻ em, 01 lớp cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ tại gia đình.

- Duy trì vận hành, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống phn mềm theo dõi thông tin về bảo vệ trẻ em tích hợp với hệ thng thng kê dữ liệu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thu thập và cập nhật thông tin về trẻ em. Tổ chức hướng dẫn đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về trẻ em các cấp. Tổ chức khảo sát, đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ về kết quả thực hiện Chương trình và chuyên đề về trẻ em. Mỗi năm thực hiện 2 huyện.

2.4 Kinh phí thực hiện Dự án 2: Dự kiến là 4.980 triệu đồng; trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 2.520 triệu đồng (vốn sự nghiệp)

- Ngân sách địa phương: 2.060 triệu đồng (vốn sự nghiệp)

- Nguồn huy động, xã hội hóa: 400 triệu đồng

(Đính kèm Phụ lục 2)

3. Dự án 3: Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới

3.1 Mục tiêu:

- Mục tiêu chung: Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị, lao động việc làm, giảm dần số vụ bạo lực trên cơ sở giới. Thực hiện có hiệu quả công tác phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Người có nguy cơ bị bạo lực và nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, can thiệp và hỗ trợ kịp thời nhằm ngăn ngừa bạo lực xảy ra và có cơ hội cải thiện nâng cao chất lượng môi trường sống và làm việc.

- Mục tiêu cụ thể:

+ 70% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, người trong lực lượng vũ trang, sinh viên, học sinh các cấp; 50% người dân ở các cụm dân cư được truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới;

+ 80% cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp, cán bộ hoạch định chính sách các cấp, cộng tác viên về bình đẳng giới được tập huấn cập nhật kiến thức bình đẳng giới;

+ Phấn đấu 100% nữ đại biểu dân cử, nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp, nữ cán bộ trong diện quy hoạch (từ cấp phòng trở lên) được trang bị kiến thức về bình đẳng giới và kỹ năng quản lý, lãnh đạo;

+ Phấn đấu 90% người có nhu cầu hỗ trợ về bình đẳng giới được tiếp cận ít nhất một dịch vụ tư vấn, hỗ trợ bình đẳng giới.

+ 90% nạn nhân bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, hỗ trợ và can thiệp kịp thời; 50% người gây bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện, tư vấn hoặc có hình thức xử lý phù hợp.

3.2 Phạm vi thực hiện: Trên phạm vi toàn tỉnh.

3.3 Nội dung chủ yếu:

- Truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới.

Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới. Hằng năm triển khai "Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình trên cơ sở giới" từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 với các hoạt động chính sau: Tuyên truyền về chủ đề, thông điệp tháng hành động; tổ chức sự kiện, chiến dịch, các cuộc hội thi, tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

Nâng cao năng lực truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới cho các cơ quan truyền thông, báo cáo viên, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên, cán bộ thông tin cơ sở...

Xây dựng, duy trì và phát triển đa dạng các chương trình, nhân bản các sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới phù hợp với từng nhóm dân tộc, phong tục, tập quán.

- Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo và cơ quan dân cử: Triển khai các hoạt động truyền thông cho cơ quan, tổ chức, cá nhân làm công tác tổ chức, xây dựng và thực hiện công tác quy hoạch cán bộ nữ; tập huấn nâng cao năng lực cho nữ cán bộ dân cử, nữ cán bộ quản lý lãnh đạo các cấp, nữ cán bộ trong diện quy hoạch kiến thức về bình đẳng giới, kỹ năng quản lý lãnh đạo và các kỹ năng mềm khác nhằm góp phần nâng cao tỷ lệ nữ tham gia chính trị, lãnh đạo quản lý tại các địa phương có tỷ lệ phụ nữ tham gia thấp; tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, kết nối lãnh đạo nữ nhằm trao đổi kinh nghiệm giữa các nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân và lãnh đạo nữ các cấp.

- Mua sắm trang thiết bị cho các phòng tiếp nhận, bảo vệ nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới trong trường hợp khẩn cấp tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.

- Triển khai mô hình hỗ trợ, can thiệp để phòng ngừa và giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới: Mỗi năm thí điểm 2 mô hình tại 2 huyện.

+ Triển khai lồng ghép hoạt động phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong sinh hoạt các câu lạc bộ, hội, đoàn thtại khu công nghiệp, cơ quan, tổ chức; xây dựng cơ chế tiếp nhận thông tin và thực hiện tư vấn đối với các trường hợp bị quấy rối tình dục và xử lý người có hành vi quấy rối tình dục.

+ Triển khai mô hình thành phố an toàn và thân thiện với phụ nữ và trẻ em gái nhằm đảm bảo an toàn tại nơi công cộng, khảo sát, đánh giá mức độ an toàn tại thành phố; thực hiện rà soát các dịch vụ công, xây dựng kế hoạch ứng phó để có khuyến nghị phù hợp và tạo cơ chế thu nhận ý kiến phản hồi của người dân về các trường hợp bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái.

+ Triển khai mô hình Trường học an toàn, thân thiện, không bạo lực với các hoạt động tập huấn kỹ năng cho giáo viên, người học và cung cấp thông tin cho phụ huynh về biện pháp phòng ngừa và ứng phó với bạo lực tại trường học; thiết lập các dịch vụ hỗ trợ, can thiệp ngay tại trường học, đề xuất biện pháp xử lý phù hợp đối với người có hành vi bạo lực; lồng ghép nội dung về phòng, chống bạo lực trong các câu lạc bộ thể thao, hoạt động ngoại khóa.

+ Đẩy mạnh đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới và người có nguy cơ cao gây bạo lực trên cơ sở giới.

+ Triển khai mô hình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ có nguy cơ bị ép kết hôn với người nước ngoài và giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới tại vùng sâu, vùng xa; mô hình địa chỉ tin cậy- nhà tạm lánh tại cộng đồng và cơ sở cung cấp dịch vụ ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn. Mỗi năm thí điểm 2 mô hình tại 2 huyện.

- Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực lao động, việc làm:

+ Thí điểm các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất và kinh doanh: Nâng cao năng lực, kỹ năng khởi sự và quản trị doanh nghiệp; phát triển kinh doanh theo chuỗi giá trị sản phẩm; xây dựng câu lạc bộ nữ doanh nhân. Mỗi năm hỗ trợ thí điểm 2 mô hình tại 2 huyện.

+ Thí điểm mô hình câu lạc bộ nữ công nhân nhà trọ tại khu công nghiệp, khu chế xuất, tạo điều kiện giúp nữ công nhân tham gia và tiếp cận đối với các dịch vụ xã hội. Hỗ trợ thí điểm 2 mô hình tại 2 khu, cụm công nghiệp.

- Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đng giới: Hàng năm tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức nghiệp vụ bình đng giới, lng ghép vấn đề bình đẳng giới, phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; học tập, trao đổi kinh nghiệm. Thu thập, cập nhật thông tin; phân tích sử dụng số liệu tách biệt giới trong một số lĩnh vực; hướng dẫn, đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới.

3.4 Kinh phí thực hiện Dự án 3: Dự kiến là 5.500 triệu đồng; trong đó:

- Ngân sách Trung ương: 3.240 triệu đồng (vốn sự nghiệp)

- Ngân sách địa phương: 2.260 triệu đồng (vốn sự nghiệp)

(Đính kèm Phụ lục 3)

4. Dự án 4: Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ người cai nghiện ma túy, người bán dâm và nạn nhân bị mua bán.

4.1 Mục tiêu chung:

Nâng cao hiệu quả cai nghiện ma túy, chuyển đổi, nâng cấp hoàn thiện Cơ sở cai nghiện ma túy đa chức năng của tỉnh và Cơ sở điều trị cai nghiện ma túy thay thế bằng thuốc Methadone, đáp ứng cơ bản các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự phục vụ công tác cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma túy của tỉnh Kiên Giang đến năm 2020. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác phòng, chống mại dâm; giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm đối với đời sống xã hội; bảo đảm quyền bình đẳng của người bán dâm trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội; giảm tội phạm liên quan đến mại dâm; nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về; tạo các điều kiện cho nạn nhân bị mua bán trở về được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, hòa nhập với cộng đồng.

4.2 Mục tiêu cụ thể:

4.2.1. Về cai nghin ma túy:

- 90% người nghiện ma túy khi có Quyết định của Tòa án về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thi hành kịp thời.

- Tăng tỷ lệ số người nghiện có hồ sơ quản lý được điều trị từ 50% năm 2015 lên 70% năm 2020. Tăng tỷ lệ người nghiện ma túy tại Cơ sở cai nghiện được dạy nghề từ 25% năm 2016 lên 50% năm 2020.

- 100% công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các Cơ sở cai nghiện, cán bộ quản lý được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng các mô hình cai nghiện phục hi cho người nghiện ma túy phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh cụ thể: Mô hình Điểm tư vấn, chăm sóc hỗ trợ điều trị nghiện ma túy và quản lý sau cai tại cộng đồng; mô hình Giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng...

4.2.2 Về phòng chống mại dâm:

Duy trì, không để phát sinh tụ điểm mại dâm nơi công cộng, mại dâm trẻ em; giảm dần hoạt động mại dâm có tổ chức, triệt xóa 100% số tụ điểm hoạt động mại dâm được phát hiện; tăng cường các hoạt động của Đội Kiểm tra liên ngành phòng, chống tệ nạn mại dâm tỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm trên địa bàn. Ngăn chặn kịp thời không để phát sinh tệ nạn mại dâm ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Thông tin tuyên truyền về phòng, chng mại dâm trên Báo Kiên Giang ít nhất 01 tháng 01 lần.

- Xây dựng 75% số xã, phường, thị trấn ở khu vực thành thị và 85% số xã, phường, thị trấn ở khu vực nông thôn không có tệ nạn mại dâm.

- Giảm 20% số xã, phường trọng điểm về tệ nạn mại dâm; duy trì số xã, phường, thị trấn lành mạnh hiện có, phấn đấu hàng năm chuyển hóa 10% từ trọng điểm xuống còn ít tệ nạn mại dâm.

- Tăng cường và củng cố cán bộ chuyên trách về phòng, chống tệ nạn xã hội từ tỉnh đến cơ sở; phấn đấu 100% cán bộ được đào tạo, tập huấn nghiệp vụ về công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm; duy trì, đổi mới nội dung, hình thức hoạt động của các Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã đã được thành lập.

- Đến năm 2018 đạt 75% và năm 2020 đạt 100% số xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền về phòng, chống mại dâm và được duy trì thường xuyên.

- Đến năm 2018 đạt 70% và năm 2020 đạt 100% các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch lồng ghép và tổ chức, thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm với các chương trình kinh tế - xã hội tại địa phương như chương trình giảm nghèo, dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tội phạm mua bán người.

- 50% các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện được các hoạt động can thiệp giảm tác hại về HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm.

- Đến năm 2020, có ít nhất 2 huyện, thị xã, thành phố xây dựng mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ xã hội cho người bán dâm; triển khai các mô hình phòng, ngừa tệ nạn mại dâm tại cộng đồng kết hợp thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm tác hại về phòng, chống HIV/AIDS trong phòng, chống mại dâm.

4.2.3 Về hỗ tr nn nhân bị mua bán:

- 90% các trường hợp đã tiếp nhận được tiến hành các thủ tục xác minh, xác định nạn nhân và được hưởng các chế độ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

- 90% nạn nhân có nhu cầu được hỗ trợ chế độ theo quy định của pháp luật; 90% nạn nhân và người thân của họ có nhu cầu được bảo vệ an toàn theo quy định của pháp luật.

- Đến năm 2020, 90% các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng được kế hoạch hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân bị mua bán.

4.3 Nội dung chủ yếu:

4.3.1 Hỗ trợ cai nghiện ma túy:

Nghiên cứu, xây dựng cơ chế vận hành kỹ thuật mới theo hướng dẫn của Trung ương đối với các loại hình cơ sở cai nghiện ma túy, điểm tư vấn chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy theo Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy.

soát, đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác cai nghiện và hoàn thiện cơ sở hạ tầng Cơ sở cai nghiện ma túy đa chức năng đã được phê duyệt đầu tư đến năm 2020 nhưng chưa hoàn thiện; các điểm tư vấn chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy theo Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy; bổ sung cơ sở vật chất để thực hiện điều trị methadone tại Cơ sở cai nghiện (khi có đủ điều kiện) theo Nghị quyết số 51/NQ-CP ngày 02/7/2015 của Chính phủ.

Nghiên cứu xây dựng và tổ chức thực hiện thí điểm các mô hình cai nghiện phục hồi phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của tỉnh; sơ kết, tổng kết và nhân rộng mô hình cai nghiện; Đội Công tác xã hội tình nguyện có hiệu quả.

Nghiên cứu xây dựng chương trình học nghề đặc thù cho người nghiện ma túy; tổ chức triển khai thí điểm dạy nghề và đúc kết kinh nghiệm, nhân rộng mô hình.

Xây dựng các chương trình kết nối giới thiệu việc làm cho người nghiện ma túy, người sau cai nghiện.

Tổ chức tuyên truyền các mô hình xã, phường làm tốt công tác cai nghiện; các điển hình cai nghiện thành công; Đội Công tác xã hội tình nguyện, tình nguyện viên, các cá nhân, tổ chức xã hội giúp đỡ người nghiện ma túy, người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng.

4.3.2 Về phòng, chống mại dâm:

- Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức về phòng, chống mại dâm tại cộng đồng, tập trung ở các khu vực giáp biên giới, các huyện có nhiều hoạt động dịch vụ, du lịch, các địa phương nghèo, địa phương có nhiều người di cư để hạn chế phát sinh mới số người tham gia mại dâm. Xây dựng tài liệu tập huấn cho đội ngũ giảng viên, báo cáo viên về phòng, chng mại dâm; hành vi tình dục lành mạnh, an toàn. Thực hiện chiến lược truyền thông thay đổi hành vi tại cộng đồng, ưu tiên triển khai tại các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh trọng điểm.

- Tập hun nâng cao năng lực cho mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, tình nguyện viên, cộng tác viên tại địa phương; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; các hoạt động tuyên truyền mang tính tương tác cao tại các khu công nghiệp, trường học..; chú trọng nhóm có nguy cơ cao (học sinh, sinh viên, người lao động chưa có việc làm...)

- Nâng cao hiệu quả công tác thông tin, truyền thông phòng, chng mại dâm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Xây dựng và thực hiện các chiến lược truyền thông về phòng, chống mại dâm; giảm kỳ thị, phân biệt đi xử của cộng đồng đối với người bán dâm; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tiểu phẩm, ký sự, bài viết và tăng thời lượng phát sóng, đưa tin về tình hình tệ nạn mại dâm trên các phương tiện truyền thông, báo chí của tỉnh.

- Tổ chức rà soát, đánh giá về nhóm người có nguy cơ cao (thanh niên chưa có nghề nghiệp, chưa có việc làm...) và các chương trình an sinh xã hội, các chương trình phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương.

- Xây dựng các hoạt động lồng ghép cho nhóm phụ nữ có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình việc làm, hỗ trợ vay vốn, chương trình giảm nghèo...các cơ hội lựa chọn công việc phù hợp.

- Xây dựng các kế hoạch lồng ghép việc thực hiện các chương trình an sinh xã hội tại địa phương với nhiệm vụ phòng, chống mại dâm.

- Xây dựng, triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại về HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chng mại dâm.

- Đánh giá một số mô hình thí điểm có hiệu quả và nhân rộng triển khai cho các địa phương trọng điểm. Xây dựng các câu lạc bộ, nhóm tự lực, nhóm đồng đng tham gia các hoạt động phòng ngừa, giảm hại, giảm phân biệt đối xử, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm.

- Xây dựng thử nghiệm 02 mô hình: Mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh; mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.

4.3.3 Về hỗ trợ nạn nhân bị mua bán:

- Thực hiện chuẩn hóa hệ thống dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh và tại cộng đồng (theo chuẩn hóa hệ thống dịch vụ Trung ương).

- Thực hiện quy trình chuẩn của Trung ương về hỗ trợ nạn nhân tại các cơ sở bảo trợ, cơ sở hỗ trợ nạn nhân và tại cộng đồng theo quy định pháp luật, đảm bảo theo hướng bình đẳng giới, chú ý nhu cầu và đặc điểm của các nhóm đối tượng khác nhau, đặc biệt là trẻ em.

- Tổ chức tập huấn, đào tạo, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm... nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ ngành Lao động- Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan đthực hiện các hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng.

- Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, nguồn lực phục vụ công tác hỗ trợ nạn nhân tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh và cơ sở hỗ trợ nạn nhân (nếu có).

- Tổ chức rà soát, thống kê nạn nhân bị mua bán trở về và công tác hỗ trợ nạn nhân; tổng kết đánh giá việc thực hiện và xây dựng các hoạt động cho giai đoạn tiếp theo.

4.4 Kinh phí thực hiện Dự án 4: Dự kiến là 34.815 triệu đồng; trong đó:

- Trung ương: 3.850 triệu đồng (vốn sự nghiệp)

- Địa phương: 30.965 triệu đồng (vốn đầu tư: 17.150 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 13.815 triệu đồng).

(Đính kèm Phụ lục 4)

III. TỔNG KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH: Dự kiến là 102.170 triệu đồng; trong đó:

- Trung ương:

11.410 triệu đồng

 

Sự nghiệp

 

11.410 triệu đồng

- Địa phương:

55.360 triệu đồng

 

Đầu tư:

 

28.325 triệu đồng

 

Sự nghiệp:

 

27.035 triệu đồng

- Vận động:

35.400 triệu đồng

 

Đầu tư:

 

35.000 triệu đồng

 

Sự nghiệp:

 

400 triệu đồng

IV. PHƯƠNG ÁN HUY ĐỘNG VỐN:

Huy động các nguồn lực hợp pháp để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, kết quả thực hiện nhiệm vụ của các dự án, bao gồm:

a. Ngân sách hỗ trợ từ Trung ương: Gồm vốn đầu tư, vốn sự nghiệp, vốn ODA và viện trợ.

b. Vốn đối ứng từ ngân sách địa phương: Hội đồng nhân dân các cấp bố trí ngân sách địa phương để thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ của dự án. Địa phương có trách nhiệm và cam kết bố trí kinh phí đối ứng thực hiện Kế hoạch.

c. Nguồn lực huy động hp pháp từ các tổ chức tài trợ, tổ chức chính trị xã hội, hiệp hội, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và cá nhân ở trong và ngoài nước.

V. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN:

1. Giải pháp về nhân lực, quản lý:

Nhân sự thực hiện chương trình, dự án là cán bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo trợ xã hội; bảo vệ chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội ở các địa phương, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện đa chức năng và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

2. Giải pháp về cơ chế, chính sách:

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành đồng bộ các chính sách về huy động nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của dự án, chương trình.

- Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước các cấp về bảo trợ xã hội; bảo vệ chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực trong xã hội đphát triển hệ thống trợ giúp xã hội.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện; phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị trực tiếp thụ hưởng lợi ích của dự án, hoạt động.

3. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp và sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thchính trị, tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc thực hiện các chính sách, pháp luật về lĩnh vực bảo trợ xã hội; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới và phòng, chng tệ nạn xã hội.

4. Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát đánh giá:

Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện Đề án đảm bảo các tiêu chí sau:

- Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá các dự án về kết quả thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch (đu vào, hoạt động, đu ra) và đánh giá kết quả, tác động.

- Xây dựng chỉ số theo dõi, giám sát kết quả hoạt động và chỉ số đánh giá kết quả tác động của chương trình, bảo đảm thông tin được tng hợp từ cấp quản lý và cơ quan thực hiện dự án.

- Phổ biến hệ thống theo dõi, giám sát kết quả thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch (đầu vào, hoạt động, đầu ra) và hướng dẫn cách đánh giá kết quả, tác động cho các cơ quan quản lý và các cơ quan thực hiện dự án.

- Tổng hợp báo cáo, phổ biến thông tin kết quả thực hiện dự án cho các cơ quan liên quan ở cấp Trung ương và địa phương.

- Phân định rõ trách nhiệm, chế độ cung cấp thông tin, báo cáo của các cơ quan thực hiện dự án thuộc chương trình đối với nhiệm vụ được phân công.

Trên cơ sở sử dụng thông tin của phần theo dõi, giám sát để phân tích toàn diện, có hệ thống và tính khách quan phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, tác động và mức độ bền vững của chương trình để tổ chức tiến hành đánh giá giữa kỳ, kết thúc hoặc đột xuất (khi cần thiết) của chương trình. Trên cơ sở đó điều chỉnh khi cần thiết và rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng cho giai đoạn thực hiện tiếp theo.

5. Giải pháp về hợp tác quốc tế:

Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế để phát triển các lĩnh vực bảo trợ xã hội; bảo vệ chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính trong việc phân bổ nguồn lực, thẩm định nguồn vn và khả năng cân đối vốn các dự án thuộc chương trình; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, các địa phương thực hiện chương trình.

- Hàng năm, căn cứ vào tình hình thực hiện các mục tiêu của năm trước, mục tiêu đặt ra của từng dự án giai đoạn 2016-2020 và số thông báo của Sở Tài chính giao kinh phí ngân sách Trung ương bố trí thực hiện chương trình (vốn sự nghiệp); dự kiến mục tiêu, nhiệm vụ và phương án phân bổ nguồn ngân sách Trung ương chi tiết theo từng Dự án và chi tiết cho các sở, ngành chức năng và các địa phương, kèm theo thuyết minh nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ của từng dự án.

- Tổng hợp, xây dựng kế hoạch trung hạn và hàng năm đối với các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tng hp theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chương trình; định kỳ tổ chức sơ, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành có liên quan sửa đổi, bổ sung, xây dựng các chính sách, bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu đề ra của chương trình.

- Sơ, tổng kết thực hiện Kế hoạch theo giai đoạn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và cơ quan chủ trì cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hàng năm để thực hiện chương trình.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và cơ quan chủ trì thẩm định nguồn vốn đầu tư và khả năng cân đối vốn đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.

- Phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, các ngành có liên quan kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chương trình.

3. Sở Tài chính:

- Đề xuất mức bố trí ngân sách Trung ương nguồn kinh phí sự nghiệp theo kế hoạch trung hạn và hàng năm thực hiện chương trình. Tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn hàng năm thực hiện các dự án thuộc chương trình.

- Chủ trì hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình.

- Phối hợp với các sở, ngành chức năng có liên quan kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chương trình.

4. Các sở, ban ngành cấp tỉnh:

- Chủ trì tổ chức thực hiện chương trình theo chức năng, nhiệm vụ của sở, ngành.

- Xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hàng năm của sở, ngành gửi Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính tổng hợp theo quy định.

- Quản lý, đánh giá kết quả thực hiện các dự án thuộc chương trình liên quan đến sở, ngành; định kỳ báo cáo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, tiến độ thực hiện chương trình; sơ kết và tổng kết chương trình theo quy định.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên:

Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp... chỉ đạo các cấp bộ đoàn, hội cơ sở tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân hưởng ứng, tham gia các hoạt động của chương trình. Tham gia giám sát, phản biện xã hội đối với các hoạt động của chương trình.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và cả giai đoạn; tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc chương trình ở địa phương. Rà soát, đề xuất xây dựng và triển khai các dự án để thực hiện chương trình.

- Xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch trung hạn và hàng năm của địa phương; gửi Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính tổng hợp theo quy định.

- Quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc chương trình do địa phương quản lý; định kỳ báo cáo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tiến độ thực hiện chương trình tại địa phương; sơ, tổng kết chương trình ở địa phương theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan thẩm định, phê duyệt và bố trí vốn đối với các công trình, dự án, hoạt động của chương trình thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Lao động-TB&XH;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT và các PCT.UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành cấp tỉnh (Đảng, CQ, ĐT, DNNN);
- UBND các huyện, TX, TP;
- LĐVP, Phòng: VHXH, TH;
- Lưu: VT, tvhung.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Mai Văn Huỳnh

 

PHỤ LỤC 1

KINH PHÍ DỰ ÁN 1
(Kèm theo Kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 14/11/2017 của UBND tỉnh Kiên Giang)

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Nội dung hoạt động

Tổng kinh phí

Chia theo năm 2017-2020

Ghi chú

 

 

 

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

 

 

 

 

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

Vận động

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

 

I

Phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội

53.715

0

0

0

18.175

35.000

0

 

0

0

 

1

Mở rộng khu nuôi dưỡng người tâm thần tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.

11.175

0

0

0

11.175

0

0

 

 

 

Đã có kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020

2

Xây dựng cơ sở trợ giúp xã hội thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội tại Phú Quốc

30.000

0

0

0

0

30.000

0

0

0

0

 

3

Mua 01 xe cấp cứu tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh

1.400

0

0

0

1.400

 

0

0

0

0

 

4

Mua sắm trang thiết bị cho Phòng Công tác xã hội Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh

300

0

0

0

300

0

0

0

0

0

 

5

Mua sắm trang thiết bị phòng nuôi dưỡng người có công tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh

300

0

0

0

300

0

0

0

0

0

 

6

Mua sắm trang thiết bị phục vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và phục hồi chức năng cho các đối tượng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh

10.000

0

0

0

5.000

5.000

0

0

0

0

 

II.

Hỗ trợ và vận hành mô hình

800

0

200

0

200

0

0

200

0

200

 

1

Hỗ trợ thực hiện mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

400

0

100

0

100

0

0

100

0

100

 

2

Hỗ trợ thực hiện mô hình dạy nghề gắn việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

400

0

100

0

100

0

0

100

0

100

 

III

Đào tạo, đào tạo lại; tập huấn nâng cao năng lực

2.400

0

150

600

150

0

600

150

600

150

 

1

Đào tạo (03 lớp đại học nghề công tác xã hội)

1.800

0

0

600

0

0

600

0

600

0

Đề nghị Bộ Lao động- TB&XH bổ sung kinh phí 2018- 2020.

2

Tập huấn bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ cơ sở

600

0

150

0

150

0

0

150

0

150

 

IV

Truyền thông

500

0

125

0

125

0

0

125

0

125

 

 

Tổng cộng

56.875

0

475

600

18.650

35.000

600

475

600

475

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2.

KINH PHÍ DỰ ÁN 2
(Kèm theo Kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 14/11/2017 của UBND tỉnh Kiên Giang)

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Nội dung hoạt động của Dự án 2: Phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em

2017

2018

2019

2020

Tổng

Ghi chú

Trung ương

Địa phương

Huy động xã hội hóa

Trung ương

Địa phương

Huy động xã hội hóa

Trung ương

Địa phương

Huy động xã hội hóa

Trung ương

Địa phương

Huy động, xã hội hóa

Trung ương

Địa phương

Huy động, xã hội hóa

1

Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng bảo vệ trẻ em (BVTE)

120

90

 

120

90

 

120

90

 

120

90

 

480

360

0

 

2

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lc CB của cơ sở cung cấp dịch vụ công lập, người làm công tác BVTE cấp xã, cộng tác viên. Tổ chức trao đổi, chia sẻ, học tập kinh nghiệm xây dựng hệ thống BVTE và mô hình cung cấp dịch vụ BVTE.

210

140

40

210

140

40

210

140

40

210

140

40

840

560

160

 

3

Tổ chức tập huấn kỹ năng phòng ngừa nguy cơ, tự bảo vệ cho trẻ em.

40

40

 

40

40

 

40

40

 

40

40

 

160

160

0

 

4

Phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ BVTE chuyên nghiệp, có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu cần sự bảo vệ

120

50

60

120

350

60

120

50

60

120

50

60

480

500

240

 

 

- Xây dựng các loại hình cung cấp dịch vụ BVTE, bao gồm cả cơ sở công lập và cơ sở ngoài công lập đáp ứng yêu cầu của công tác bảo vệ trẻ em;

50

30

30

50

30

30

50

30

30

50

30

30

200

120

120

 

 

- Tổ chức tiếp nhận và quản lý trường hợp đối với trẻ em cần sự can thiệp, trợ giúp.

70

20

30

70

20

30

70

20

30

70

20

30

280

80

120

 

 

- Mua sắm trang thiết bị cho các phòng tiếp nhận, BVTE trong trường hợp khẩn cấp; các phòng để tiếp nhận, quản lý và giáo dục người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

 

 

 

 

300

 

 

 

 

 

 

 

0

300

0

 

5

Xây dựng và hỗ trợ hoạt động mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo 3 cấp độ tại cơ sở.

50

50

 

50

50

 

50

50

 

50

50

 

200

200

0

 

6

Xây dựng, triển khai, duy trì mô hình thí điểm chăm sóc thay thế cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tổ chức giám sát và hỗ trợ kỹ thuật về thực hiện quy trình, tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

20

20

 

20

20

 

20

20

 

20

20

 

80

80

0

 

7

Hệ thống cơ sở dữ liệu về trẻ em: Duy trì vận hành, qun lý hệ thống cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm theo dõi thông tin về bảo vệ trẻ em tích hợp với hệ thống thống kê dữ liệu về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, thu thập và cập nhật thông tin về trẻ em.

70

50

 

70

50

 

70

50

 

70

50

 

280

200

0

 

 

Tổng cộng

630

440

100

630

740

100

630

440

100

630

440

100

2,520

2,060

400

 

 

PHỤ LỤC 3.

KINH PHÍ DỰ ÁN 3. HỖ TRỢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

Đvt: Triệu đồng

STT

Nội dung hoạt động

2017

2018

2019

2020

Tổng

Ghi chú

Trung ương

Địa phương

Huy động xã hội hóa

Trung ương

Địa phương

Huy động, xã hội hóa

Trung ương

Địa phương

Huy động, xã hội hóa

Trung ương

Địa phương

Huy động, xã hội hóa

Trung ương

Địa phương

Huy động, xã hội hóa

1

Truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới.

330

200

 

180

100

 

330

200

 

180

100

 

1,020

600

0

 

2

Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình trên cơ sở giới

50

120

 

50

120

 

50

120

 

50

120

 

200

480

 

 

3

Nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp; nữ cán bộ thuộc diện quy hoạch.

140

50

 

140

50

 

140

50

 

240

50

 

660

200

 

 

4

Nâng cao năng lực truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

20

20

 

20

20

 

20

20

 

20

20

 

80

80

 

 

5

Xây dựng, duy trì và phát triển đa dạng các chương trình, nhân bản các sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

40

40

 

40

40

 

40

40

 

40

40

 

160

160

 

 

6

Mua sắm trang thiết bị cho các phòng tiếp nhận, bảo vệ nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới trong trường hợp khẩn cấp tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.

 

 

 

200

100

 

 

 

 

 

 

 

200

100

 

 

7

Cung cấp dịch vụ hỗ trợ nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới.

20

20

 

20

20

 

20

20

 

20

20

 

80

80

 

 

8

Triển khai Mô hình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới tại cộng đồng

20

20

 

20

20

 

20

20

 

20

20

 

80

80

 

 

9

Thí điểm các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất và kinh doanh

20

20

 

20

20

 

20

20

 

20

20

 

80

80

 

 

10

Thí điểm mô hình Câu lạc bộ nữ công nhân nhà trọ tại khu công nghiệp, khu chế xuất.

20

20

 

20

20

 

20

20

 

20

20

 

80

80

 

 

11

Tổ chức tập huấn, học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao kiến thức nghiệp vụ về hoạt động bình đẳng giới.

150

80

 

150

80

 

150

80

 

150

80

 

600

320

 

 

 

Tổng cộng

810

590

0

860

590

0

810

590

0

760

490

0

3,240

2,260

0

 

 

PHỤ LỤC 4.

KINH PHÍ DỰ ÁN 4
(Kèm theo Kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 14/11/2017 của UBND tỉnh Kiên Giang)

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Nội dung hoạt động

Đơn vị

Tổng kinh phí

Chia ra

Ghi chú

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

NSTW

NSĐP

I

Lĩnh vực phòng chống ma túy

 

28.885

350

16.260

500

4.570

550

3.115

550

2.990

 

1

Đầu tư sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị cơ sở cai nghiện ma túy đến năm 2020

Cơ sở Cai nghiện ma túy đa chức năng (CNMTĐCN)

18.125

 

13.500

 

2.500

 

1.125

 

1.000

Đã có Quyết định ghi vốn đầu tư từ NS 2016-2020

2

Sửa chữa, duy tu một số hạng mục công trình xuống cấp

Cơ sở CNMTĐCN

1.200

 

300

 

300

 

300

 

300

 

3

Xây dựng phòng hạnh phúc theo kết luận Thanh tra Công an tỉnh

Cơ sở CNMTĐCN

450

 

450

 

 

 

 

 

 

 

4

Mua xe chuyên dụng

Cơ sở CNMTĐCN

1.000

 

1.000

 

 

 

 

 

 

 

5

Tổ chức tư vấn, giáo dục tâm lý cho học viên 2 kỳ/tháng

Cơ sở CNMTĐCN

300

 

75

 

75

 

75

 

75

 

6

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng chống ma túy.

Các ngành cấp tỉnh; báo, đài và các địa phương.

2.480

250

170

300

680

350

380

350

380

 

7

Tập huấn nâng cao năng lực cán bộ các ngành cấp tỉnh, huyện và cơ sở

01 lớp cấp tỉnh, 04 lớp cấp huyện và cơ sở

850

50

100

100

100

100

150

100

150

 

8

Hỗ trợ xây dựng mô hình mới (10% số xã: những xã trọng điểm về người sử dụng ma túy) và duy trì 03 mô hình đã thực hiện.

15 xã mới và 3 xã cũ

875

50

30

100

165

100

165

100

165

 

9

Chi phí liên quan đến quản lý người nghiện ma túy không nơi cư trú ổn định tại CSCNMTĐCN tỉnh

 

1.440

 

290

 

350

 

400

 

400

 

10

Kiểm tra test nhanh dương tính với chất ma túy tại Cơ sở cai nghiện 2 lần/năm

 

245

 

35

 

70

 

70

 

70

 

11

Đề án cắt cơn, cai nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex tại gia đình và cộng đồng.

 

1.200

 

250

 

250

 

350

 

350

 

12

Rà soát, kiểm tra, đánh giá, hội nghị sơ, tổng kết hàng năm và khen thưởng những đơn vị thực hiện tốt công tác phòng chống ma túy

 

340

 

60

 

80

 

100

 

100

 

II

Về lĩnh vực phòng, chống mại dâm

 

5.110

275

700

475

860

475

925

475

925

 

1

Công tác truyền thông, tuyên truyền về phòng chống mại dâm tại các xã, phường, thị trấn có tệ nạn mại dâm và các xã, phường, thị trấn có nghi vấn mại dâm cao, các ngành, đơn vị trong tỉnh; xây dựng tờ rơi, pa nô tuyên truyền

15 huyện, thị xã và cơ sở; 16 sở, ban, ngành và các trường ĐH, CĐ, TC

1.955

100

250

250

255

250

300

250

300

 

2

Xây dựng thí điểm 03 mô hình mới và tiếp tục thực hiện 03 xã có mô hình; 5 câu lạc bộ, nhóm tự lực, nhóm đồng đẳng tham gia các hoạt động phòng ngừa, giảm hại, giảm phân biệt đối xử, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người bán dâm

6 mô hình và 5 câu lạc bộ

995

100

45

150

200

150

200

150

200

 

3

Tập huấn nâng cao năng lực cán bộ cấp huyện và cơ sở, hội nghị sơ, tổng kết

 

700

75

100

75

100

75

100

75

100

 

4

Chi kinh phí hoạt động cho Đội Kiểm tra liên ngành 178 hoạt động

 

340

 

85

 

85

 

85

 

85

 

5

Chi hỗ trợ hoạt động triệt xóa các ổ nhóm, tụ điểm mại dâm

 

240

 

60

 

60

 

60

 

60

 

6

Chi hoạt động, quản lý, điều hành thực hiện chương trình phòng, chống mại dâm.

 

360

 

80

 

80

 

100

 

100

 

7

Tổ chức rà soát, đánh giá về nhóm người có nguy cơ cao (thanh niên chưa có nghề nghiệp, chưa có việc làm...) hỗ trợ cấp huyện rà soát; tổng hợp báo cáo

3 cuộc tại 15 huyện, thị, thành phố hàng năm

320

 

80

 

80

 

80

 

80

 

III

Lĩnh vực mua bán người

 

820

50

80

50

380

50

80

50

80

 

1

Hỗ trợ Trung tâm BTXH đầu tư cơ sở vật chất, phục hồi sức khỏe, các thiết yếu tiếp nhận nạn nhân bị mua bán trở về

01 phòng tiếp nhận nạn nhân

300

0

0

0

300

0

0

0

0

 

2

Tổ chức tập huấn, đào tạo, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm... nâng cao năng lực cho cán bộ

 

400

50

50

50

50

50

50

50

50

 

3

Xây dựng tài liệu và in tờ rơi, áp phích tuyên truyền những người bị mua bán

 

40

 

10

 

10

 

10

 

10

 

4

Tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá; sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm

 

80

 

20

 

20

 

20

 

20

 

 

Tổng kinh phí

 

34.815

675

17.040

1.025

5.810

1.075

4.120

1.075

3.995