Kế hoạch 16/KH-UBND thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2020
Số hiệu: | 16/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh An Giang | Người ký: | Lê Văn Nưng |
Ngày ban hành: | 09/01/2020 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/KH-UBND |
An Giang, ngày 09 tháng 01 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH NĂM 2020
Để đảm bảo triển khai toàn diện, hiệu quả công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính năm 2020 trên địa bàn tỉnh An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục phổ biến các quy định về xử lý vi phạm hành chính để nâng cao nhận thức, năng lực, trách nhiệm thi hành của các cơ quan, đơn vị và người có thẩm quyền xử phạt trong công tác xử lý vi phạm hành chính.
- Đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh; kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Yêu cầu
- Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, có trọng tâm theo từng lĩnh vực và địa bàn.
- Công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải đúng nguyên tắc, thẩm quyền, trách nhiệm; đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải khách quan, chính xác và hiệu quả; kiểm tra, thanh tra công tác xử lý vi phạm hành chính nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ; kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
1.1. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai có hiệu quả Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các nghị định xử phạt vi phạm hành chính mới ban hành có hiệu lực năm 2020. Văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và địa phương ban hành liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan nào thì sẽ do cơ quan đó chủ trì tổ chức triển khai.
- Cơ quan thực hiện: Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020.
1.2. Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Thực hiện việc góp ý các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương liên quan đến xử lý vi phạm hành chính.
- Cơ quan chủ trì: Văn bản lấy ý kiến góp ý liên quan đến lĩnh vực quản lý của cơ quan nào thì sẽ do cơ quan đó chủ trì lấy ý kiến đóng góp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh, các cơ quan có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2020.
2. Tổ chức thu thập, xử lý thông tin theo dõi tình hình thi hành pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh
- Tiếp nhận, thu thập thông tin phản ánh, dư luận từ các phương tiện thông tin đại chúng; phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin từ quản lý nhà nước theo lĩnh vực; thông tin từ kết quả hoạt động của các cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý, truy tố, xét xử.
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP .
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp và các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2020.
3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật xử lý vi phạm hành chính; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
3.1 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp lập Danh mục các văn bản có liên quan đến Luật Xử lý vi phạm hành chính đang có hiệu lực gửi đến các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã để tham khảo, áp dụng.
- Thời gian thực hiện: Quý I-II/2020.
3.2 Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh tổ chức tọa đàm nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính.
Thời gian thực hiện: Quý II/2020.
- Các Sở, ban, ngành tổ chức tập huấn triển khai các nghị định quy định về xử phạt hành chính mới ban hành có hiệu lực trong năm 2020.
Thời gian thực hiện: Trong năm 2020.
4. Công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
4.1 Công tác kiểm tra
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh thực hiện kiểm tra công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế năm 2012 theo quy định.
- Cơ quan phối hợp: Cục thuế tỉnh và các cơ quan liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý III/2020.
4.2 Công tác thanh tra
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh thanh tra khi có phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, Báo, Đài về việc áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân theo quy định.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020.
5. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện thực hiện thực hiện báo cáo định kỳ công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở Kế hoạch này, các Sở, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công; theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã và các tổ chức có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, chủ động, tích cực phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện Kế hoạch này; báo cáo kết quả về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
3. Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch này theo quy định hiện hành.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch này, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, kịp thời thông tin bằng văn bản về UBND tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) để kịp thời hướng dẫn xử lý./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật Ban hành: 23/07/2012 | Cập nhật: 25/07/2012