Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2016 thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội
Số hiệu: 155/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Đức Chung
Ngày ban hành: 18/08/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 155/KH-UBND

Hà Nội, ngày 18 tháng 08 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ thành phố Hà Nội; Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 16/9/2011 của Thtướng Chính phủ phê duyệt chương trình thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóagiai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020; UBND Thành phban hành kế hoạch triển khai thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa(sau đây gọi tắt là phong trào) giai đoạn 2016 - 2020, cụ th như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Tiếp tục giữ vững, phát huy những thành tích đạt được trong quá trình tổ chức thực hiện phong trào giai đoạn 2011 - 2015. Triển khai các nội dung phù hp điu kiện thực tiễn của Thủ đô, gắn với thực hiện Chương trình số 04- CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, giai đoạn 2016-2020, phát triển phong trào sâu rộng, bền vững, tng bước xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, góp phần ổn định chính trị, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Huy động nguồn lực toàn xã hội tham gia các hoạt động sáng tạo và xây dựng đời sng văn hóa, tạo điu kiện các hoạt động văn hóa phát triển, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

- Nâng cao chất lượng các mô hình Gia đình văn hóa; Làng văn hóa; “T dân phvăn hóa”; “Cơ quan, Đơn vị, Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”; xã đạt chun văn hóa nông thôn mới; phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị làm nòng cốt để xây dựng đời sống văn hóa cơ sở.

- Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội...tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nếp sng ứng xử, giao tiếp của người Hà Nội.

2. Yêu cầu

- Hình thành cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phvà UBND các quận, huyện, thị xã, tạo sự đồng thuận trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, trin khai thực hiện phong trào.

- Đẩy mạnh và duy trì thường xuyên công tác tuyên truyền vận động gắn với những biện pháp cụ thể triển khai phong trào phù hợp thực tế, đảm bảo tính hiệu quả. Tránh hoạt động mang tính hình thức, lãng phí.

- Hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu về văn hóa đề ra trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ Thành phố.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Nâng cao chất lượng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, trọng tâm là các mô hình văn hóa; tạo chuyển biến tích cực trong việc xây dựng con người có tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa; thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; bảo tn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; góp phần hạn chế và đẩy lùi các tệ nạn xã hội.

- Gắn kết và phát huy vai trò của phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sng văn hóavới các phong trào Trung ương, Thành phố phát động.

- Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ththao và hoạt động văn hóa ở cơ sở; góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới.

2. Mc tiêu cthể

Phấn đấu đến năm 2020, hoàn thành các chỉ tiêu sau:

- 88% số hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa”.

- 62% số làng, thôn được công nhận và giữ vững danh hiệu “Làng văn hóa”.

- 72% số Tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa.

- Trên 70% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được công nhận và giữ vững danh hiệu Cơ quan đạt chuẩn văn hóa; Đơn vị đạt chuẩn văn hóa; Doanh nghiệp đạt chun văn hóa.

- 50% số xã được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới.

- 30% số phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị.

- 100% thôn, làng có nhà văn hóa - Khu thể thao.

- 80% Tổ dân phố có nhà Văn hóa - Khu thể thao, điểm sinh hoạt văn hóa.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đi sống văn hóa

- 5 nội dung:

+ Đoàn kết giúp nhau Xóa đói giảm nghèo

+ Thực hiện nếp sống văn hóa, kỷ cương pháp luật

+ Xây dựng môi trường văn hóa

+ Xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao

+ Xây dựng tư tưởng, chính trị lành mạnh

- 7 phong trào:

+ Phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”

+ Phong trào xây dựng “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”

+ Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

+ Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”

+ Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”

+ Phong trào học tập, lao động, sáng tạo

+ Phong trào xây dựng “Người tốt việc tốt”, các điển hình tiên tiến

2. Đy mạnh nâng cao chất lượng xây dựng các mô hình văn hóa

a) Xây dựng Gia đình văn hóa

- Khôi phục, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa gia đình truyn thống Thăng Long - Xứ Đoài, gắn với yêu cầu phát triển đô thị hiện đại, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại, đề cao các giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống gia đình và các mối quan hệ cộng đồng.

- Chú trọng công tác xây dựng gia đình văn hóa, tạo tiền đề cơ bản thực hiện các nội dung khác của phong trào, nhất là trong xây dựng nếp sống văn minh và các mô hình văn hóa.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chương trình xây dựng gia đình Thủ đô thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Triển khai, hướng dẫn việc đăng ký, bình xét danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm.

b) Xây dựng “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”; “Cơ quan, đơn vị doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

- Gắn nhiệm vụ xây dựng làng văn hóa với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên cơ sở những tiêu chí đã xác định. Ban chỉ đạo các địa phương quan tâm đầu tư các nguồn lực trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa ở các thôn, làng.

- Duy trì và đổi mới các nội dung, hình thức hoạt động. Tập trung tuyên truyn, xây dựng các mô hình, đin hình của tổ dân phố thực hiện nếp sống văn minh đô thị; xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh...

- Nâng cao nhận thức, ý thức tự nguyện, tự giác của người dân và năng lực tự quản cộng đồng trong quá trình xây dựng “Làng văn hóa”, “Tổ dân phvăn hóa” trên cơ sở những tiêu chí đã xác định, tiếp tục phát huy những thành tích đạt được.

- Ban Chỉ đạo Thành phố chủ động kiểm tra, rà soát việc thực hiện của Ban Chỉ đạo quận, huyện, thị xã; đồng thời có kế hoạch thẩm tra nhằm nâng cao chất lượng danh hiệu.

- Nâng cao cht lượng cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghiệp trong công nhân viên chức lao động Thủ đô” do Liên đoàn Lao động thành phHà Nội phát động gắn với các tiêu chí xây dựng danh hiệu “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.

c) Xây dựng “Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị”; “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”

- Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị: Là danh hiệu có tiêu chí phn đu cao, đòi hỏi sự vào cuộc tích cực, toàn diện của chính quyền các cấp; sự phi kết hp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục của các ban, ngành, đoàn thể. Đđảm bảo cht lượng danh hiệu, trong quá trình thực hiện, trường hợp những tiêu chí đánh giá chưa phù hp thực tế Ban Chỉ đạo các cấp có văn bản phản ánh gửi Ban chỉ đạo Thành phố để xem xét điều chỉnh, bổ sung.

- Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới: Tăng cường công tác đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa thôn, làng đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng yêu cu thực tế và tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Quan tâm công tác tu b, tôn tạo, phát huy giá trị các di tích lịch sử; quản lý, khai thác có hiệu quả các lễ hội trên địa bàn Thành phố góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân.

3. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưi, việc tang và lễ hội

- Tiếp tục thực hiện Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Quyết định số 07/2012/QĐ- UBND ngày 27/4/2012 của UBND Thành ph vviệc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; duy trì, cải tiến các hình thức tuyên truyn vận động cán bộ, nhân dân Thủ đô thực hiện các quy định của Thành phố v tchức cưới, tang, lễ hội.

- Về việc cưới: Đảm bảo các tiêu chí “Trang trọng - Vui tươi - Lành mạnh -Tiết kiệm”; tiến hành xây dựng những mô hình cưới phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ văn hóa, tập quán của nhân dân, có thể áp dụng phổ biến cho tng khu vực (ngoại thành, nội thành), từng đối tượng (nông dân, cán bộ, công nhân...). Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp vận động kết hợp tham mưu, ban hành các quy định nhằm ngăn ngừa các hiện tượng tổ chức cưới không lành mạnh, trái quy định dưới mọi hình thức. Tổ chức một số đám cưới tập thể trong khả năng cho phép gn liền với những sự kiện văn hóa, xã hội tiêu biểu ...

- Về việc tang: Đảm bảo “Trang nghiêm - Tiết kiệm - Nghĩa tình”; hạn chế những lãng phí trong việc tổ chức tang lễ (Quá nhiều vòng hoa, sử dụng nhiu xe đưa tang...), xóa dn những hủ tục còn tn tại, đặc biệt ở các vùng nông thôn (Tổ chức ăn uống nhiều ngày, chơi cờ bạc, xem giờ đưa tang...); không thuê nhạc hiếu quá mức cần thiết...; tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện việc hỏa táng. Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ các gia đình có người hỏa táng khi qua đời.

- Lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng - tôn giáo: Tôn trọng, đảm bảo các sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo bình thường của mọi công dân trên địa bàn Thủ đô. Tchức lễ hội theo đúng quy định của Trung ương, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và các văn bản chỉ đạo của UBND Thành ph. Hạn chế mở rộng quy mô những lhội tránh những hoạt động làm sai lệch nội dung, bản chất, ý nghĩa lễ hội; ngăn ngừa sự du nhập và hình thành những thói quen, tập tục xa lạ với thun phong mỹ tục của dân tộc...

4. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao vai trò, ý thức của mỗi người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường; đng thời vận động, tổ chức trng cây xanh tại các tuyến ph, các khu vực công cộng, khu vui chơi giải trí góp phần xây dựng Thủ đô xanh, sạch, đẹp; xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội; tiếp tục duy trì, thực hiện năm trật tự và văn minh đô thị.

- Duy trì phong trào tổng vệ sinh vào chiều thứ sáu (đối với khu vực cơ quan, doanh nghiệp, trường học...) và sáng thứ bảy hàng tuần (đối với các khu vực dân cư) trở thành nề nếp trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã. Thực hiện đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tự giác tham gia. Có biện pháp xử lý những hành vi gây mất vệ sinh môi trường gây ảnh hưởng cảnh quan chung.

- Phối hợp với tổ chức đoàn thể các cấp thường xuyên thực hiện ra quân thu gom rác thải tồn đọng; bóc xóa quảng cáo rao vặt trái phép tại các khu dân cư, các đim kinh doanh, cửa hàng, khu vực họp chợ và các đim công cng trên địa bàn Thành phố.

- Các địa phương, ngành, đoàn th tiếp tục duy trì các phong trào đã và đang có những tác dụng tích cực đối với công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị như: phong trào “Vì môi trường xanh, sạch, đẹp, Phụ nữ Thủ đô không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng”; “Xây dựng văn hóa xe buýt”; “Xây dựng Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch”...

5. Thực hiện các cuộc vận động, phong trào văn hóa gắn vi thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ

Lồng ghép thực hiện các cuộc vận động, phong trào hiện có; bổ sung các nội dung phù hợp với thực tiễn từng địa phương; gắn kết cht chẽ văn hóa với các lĩnh vực của đời sống xã hội như: “Ngày vì người nghèo”; “Phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”; xây dựng nếp sống văn minh đô thị; phòng chng tệ nạn xã hội; xây dựng văn hóa giao thông, các phong trào của các ngành, đoàn th trên đa bàn Thành phnhư; “Học tập, lao động, sáng tạo trong cán bộ, công nhân viên chức”; “Toàn dân rèn luyn thân thể theo gương Bác Hvĩ đại”; “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”; “Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các đơn vị lực lượng vũ trang”; “Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân”.

IV. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo; thường xuyên kiện toàn Ban chỉ đạo các cp phù hợp thực tiễn của từng địa phương.

- Các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo Thành phố chủ động tăng cường các hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp Ban chỉ đạo cơ sở để triển khai thực hiện phong trào theo các nội dung được phân công.

- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp theo hướng: Thiết thực, hiệu quả, sâu sát thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm.

- Thành lập văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Thành phố, tham mưu giúp Ban chỉ đạo Thành phố triển khai thực hiện tốt các nội dung phong trào.

- Thực hiện tốt cơ chế phối hp giữa các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo Thành phvà Ban chỉ đạo Ban chỉ đạo quận, huyện, thị xã; đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất, gắn với việc phát huy vai trò chủ động, sáng tạo ca các cơ quan, tổ chức thành viên Ban chỉ đạo các cấp.

2. Thực hiện các hình thức tuyên truyền hiệu quả

- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền. Tiếp nhận, áp dụng các hình thức tuyên truyền mới, có ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.

- Sử dụng có hiệu quả mạng lưới đài truyền thanh các cấp; tăng thời lượng tin, bài và các nội dung liên quan đến phong trào nhằm đưa phong trào phát triển sâu rộng trong qun chúng nhân dân.

- Ban chỉ đạo Thành phố tiếp tục phối hợp các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và Thành phố tuyên truyền trực tiếp hoặc lồng ghép với các nội dung tuyên truyền khác.

- Triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng; lồng ghép tuyên truyền nội dung của quy tắc trong các buổi tuyên truyn, vn động thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đưa nội dung bộ quy tắc ứng xử vào quy ước làng văn hóa, tổ dân ph văn hóa.

- Tập trung tuyên truyền, giáo dục cho mỗi công dân Hà Nội nhận thức và hành động theo các tiêu chí người Hà Nội thanh lịch, văn minh, có ý thức tôn trọng kỷ cương, pháp luật, xây dựng các quan hệ xã hội giàu tính nhân văn trên cơ sở phát huy những nét đẹp truyền thống, khẳng định những giá trị mới, có nếp sống, hành vi ứng xử văn hóa, thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi lĩnh vực đời sng hàng ngày. Chống lại các hành vi nói tục, chửi bậy, lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ.

Phối hợp chặt chẽ cơ quan trung ương, các địa phương trong cả nước làm tt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân đang sinh sống, làm việc hoặc tới Thủ đô công tác, tham quan, du lịch chấp hành các quy đnh về nếp sng văn hóa người Hà Nội.

3. Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng các mô hình văn hóa

- Việc xây dựng các mô hình văn hóa trên địa bàn Thành phố đã và đang phát huy tác dụng trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở cần được tiếp tục hoàn thiện, phát trin theo hướng nâng cao chất lượng, thực sự là các điển hình văn hóa; cn có sự kiểm tra, giám sát trong quy trình bình xét, công nhận các danh hiệu nhằm nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa.

- Có những điều chỉnh về tiêu chí bình xét, công nhận cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong thời kỳ mới.

- Quy hoạch, xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở làm tin đcho việc xây dựng và giữ vững các danh hiệu văn hóa ở địa phương.

4. Giải pháp về nguồn lực

a) Tăng mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước

- Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của Ban chỉ đạo các cấp.

- Đảm bảo kinh phí khen thưởng các danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “T dân ph văn hóa” được quy định tại Nghị định số 42/2010/NĐ - CP ngày 15/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hàng năm, các địa phương giành một phần khả năng ngân sách và các nguồn xã hội hóa đầu tư hỗ trợ trang thiết bị cho các hoạt động văn hóa, thể thao tại các thiết chế văn hóa cơ sở.

b) Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các nguồn lực cho hoạt động văn hóa

- Ngoài các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, các cấp, ngành huy động các nguồn xã hội hóa vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa (Nhà Văn hóa, sân thể thao, thư viện, tủ sách pháp luật, các trang thiết bị nhà văn hóa...). tchức các hoạt động văn hóa quần chúng cơ sở, đặc biệt là ở những khu vực gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, chính quyền chăm lo trợ giúp cho nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân, thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

- Khuyến khích, tạo điu kiện cho các cá nhân, tchức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sxã hội hóa về lĩnh vực văn hóa, ththao và vui chơi giải trí ở làng, thôn, tổ dân phố.

- Phát động rộng rãi các mô hình tổ chức, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thdục thể thao phù hợp điều kiện sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa người dân ở các địa phương.

5. Công tác xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh”

- Các cp, các ngành, địa phương đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền giáo dục truyền thông, giáo dục pháp luật; ngăn ngừa những biểu hin tiêu cực. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưi việc tang trong giao tiếp, ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội.

- Hoàn thiện, thực hiện có hiệu quả hệ thống quy ước, hương ước làng văn hóa, t dân ph văn hóa nhm thực hiện nếp sng thanh lịch, văn minh, văn hóa cộng đồng, làng xã một cách thiết thực, hiệu quả.

- Tiếp tục xây dựng, ban hành và đưa vào triển khai thực hiện hệ thống quy tắc ứng xử ở các khu vực: cơ quan, đơn vị hành chính, cng đồng dân cư, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp.

6. Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm nhân điển hình, thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng

- Phát động phong trào thi đua, tổ chức các hội thi để thu hút mọi lực lượng trong xã hội tham gia thực hiện các nội dung phong trào.

- Thống nhất quy trình, tiến độ tổ chức đăng ký, kiểm tra bình xét các mô hình văn hóa hàng năm. Công nhận các danh hiệu theo đúng tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục và thẩm quyền đã quy định. Tiến hành sơ kết, tổng kết theo từng thời kỳ; tchức tọa đàm, hội thảo, tập huấn, tham quan để rút kinh nghiệm và tìm các biện pháp triển khai cho thời gian kế tiếp.

- Biểu dương khen thưởng xứng đáng các gương điển hình xuất hiện trong quá trình triển khai Phong trào, đng thời phê phán các biểu hiện gây tác động tiêu cực, xây dựng các chế tài xử lý những cá nhân, tập thể không thực hiện những nội dung của cuộc vận động.

- Công tác kim tra: hàng năm Ban chỉ đạo các cp tiến hành kiểm tra một sđơn vị cơ sở đđánh giá, rút kinh nghiệm, nhằm điều chỉnh các hoạt động chỉ đạo của Ban chỉ đạo và đôn đốc, hưng dẫn việc tổ chức thực hiện ở các địa phương, đơn vị.

7. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ và kỹ năng tổ chức triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp.

- Xây dựng, phổ biến và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến của các danh hiệu “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chun văn hóa; “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”; “Phường thị trn đạt chun văn minh đô thị”.

- T chc tt các hội nghị, hội thảo tập hun, nghiên cứu khoa học trong quá trình tchức trin khai thực hiện phong trào; kịp thời bổ sung, sửa đổi các nội dung, giải pháp thực hiện phong trào phù hợp thực tiễn các địa phương trên địa bàn Thành phố.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa và Thể thao

- Là cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Thành phố, chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan triển khai sâu rộng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Hướng dẫn cơ s tchức thực hiện tt các nội dung phong trào giai đoạn 2016-2020 theo định hướng của Ban chỉ đạo Trung ương và Thành phố. Theo dõi, tổng hợp các hoạt động văn hóa, kết quả công tác xây dựng “Người Hà Nội thanh lịch, văn minh” tại các địa phương, đơn vị...báo cáo, đề xuất Ban chỉ đạo Thành phchỉ đạo tổ chức thực hiện tốt phong trào.

- Chủ động tham mưu, phối hp các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan của Thanh ph trin khai toàn diện các nội dung phong trào trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã.

- Chủ trì, phi hp kiểm tra công tác đăng ký, bình xét, công nhận các mô hình văn hóa ở cơ sở. Phối hp chặt chẽ y ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phHà Nội tổ chức hội nghị đại biểu nhân dân phường, xã, thị trấn; ngày hội Đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư.

- Phối hợp đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động kiểm tra, sơ kết, tổng kết Phong trào, giao ban, tập hun; hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng, dự thảo công văn, kế hoạch, báo cáo... của Ban chỉ đạo Thành phố.

- Tham mưu Ban chỉ đạo Thành phố giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình chỉ đạo, triển khai phong trào và xây dựng đi sống văn hóa cơ sở.

- Phi hp các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội, các Sở ban, ngành Thành phố, các đơn vị chức năng thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩ, mục đích cũng như hiệu quả xã hội mà Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” mang lại bằng nhiều hình thức phong phú, hiện đại, dễ tiếp cận, có tính tương tác cao.

2. Đnghị y ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội

- Ch trì, đảm bo cht lượng cuộc vn động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sng văn hóa khu dân cư; bám sát nội dung cuộc vn đng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội... ca Thành ph. Tích cực vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp ngành Văn hóa và Thể thao tổ chức Hội nghị Đại biểu nhân dân phưng, xã, thị trn và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân hàng năm ở khu dân cư tr thành hoạt động văn hóa sôi ni thường niên, quy tụ sự tham gia của đông đảo mọi giới, mọi lứa tuổi. Tham gia công tác kiểm tra, bình xét, công nhận các mô hình văn hóa (Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Tổ dân ph văn hóa, Xã đạt chun văn hóa Nông thôn mới, Phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị) theo đúng quy chế của Thành phvà quy định của Trung ương.

- Phối hợp Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng Thành phố đẩy mạnh phong trào “Người tốt, việc tốt”; đề xuất các hình thức khen thưng kp thời các tchức, cá nhân có thành tích trong triển khai thực hiện phong trào.

3. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy

Phối hợp Thường trực Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Thành phố tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vnội dung Phong trào, chỉ đạo thực hiện các chương trình phát triển văn hóa xây dựng con người Thủ đô thanh lịch, văn minh trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện các nội dung, mục tiêu Thành phố đề ra.

4. Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội

- Tiếp tục đy mạnh cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa công nghip trong công nhân viên chức Iao động Thủ đô” trong các cơ quan, doanh nghip, trưng học, bệnh viện... Xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức lao động theo các tiêu chí: “Tiên tiến - Sáng tạo; Đoàn kết - K cương; Gìn giữ môi trường; Thanh lịch - Nhân ái”.

- Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa làm nòng ct trong phong trào thi đua của khối cơ quan, doanh nghiệp, trường học đơn vị lực lượng vũ trang... phối hợp Thường trực Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sng văn hóa” tổ chức đánh giá, kiểm tra việc đăng ký, bình xét Cơ quan, Đơn vị, Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa để đề nghị UBND các cp (quận, huyện, thành phố) công nhận danh hiệu này theo quy định.

5. Sở Nội v

- Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố hướng dẫn quy trình, thủ tục đối với các hình thức khen thưởng của phong trào theo quy định.

- Tng hợp h sơ, tchức thm định, xét duyệt kịp thời các hình thức khen thưởng trên cơ sở Luật Thi đua - Khen thưởng và những quy định của Thành phố để khuyến khích, động viên, nhân rộng các mô hình, điển hình văn hóa trong quá trình thực hiện phong trào.

6. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Ni

Đy mạnh phong trào xây dựng người phụ nữ Thủ đô “Trung hậu, sáng tạo, đảm đang, thanh lịch”, duy trì phong trào “Vì môi trường xanh sạch đẹp, Phụ nữ Thủ đô không đổ rác, phế thải ra đường và nơi công cộng”. Nhân rng mô hình “Đoạn đường tự quản” do Chi hội liên hiệp Phụ ncơ sở đảm nhim; thực hiện cuộc vận động “5 không 3 sạch”...

7. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội

Đy mạnh phong trào Thanh niên tình nguyện đi đầu trong một số phong trào văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh và các hoạt động nhân đạo, t thin theo chủ đ“Tuổi trẻ Thủ đô sức khỏe, trí tuệ - Đoàn kết, sáng tạo - Thanh lịch, tình nguyện”. Vận động đoàn viên thanh niên thực hiện Quy ước cưới trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm.

8. Hội Cựu Chiến binh thành phố Hà Nội

Vận đng các Hội viên phấn đấu thực sự là những gương sáng ở cộng đng dân cư trong xây dựng đời sống văn hóa cơ sở và các lĩnh vực công tác với tinh thn “Vhưu nhưng không nghỉ - Sáng mãi phẩm chất Anh bộ đội Cụ Hồ”.

9. Hội Nông dân thành phố Hà Nội

Duy trì, đẩy mạnh phong trào xây dựng “Người Nông dân Hà Nội văn minh, thanh lịch, hiện đại” theo 5 tiêu chí mà Hội đra: Tích cực nâng cao trình độ; Năng động trong sản xuất, kinh doanh; Xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc; Đoàn kết cộng đồng và tuân thủ pháp luật. Chỉ đạo các Hội Nông dân cơ sở tham gia xây dựng Làng văn hóa, Xã đạt chuẩn văn hóa Nông thôn mới trong Chương trình xây dựng Nông thôn mới.

10. Sở Xây dựng

Phi hp chặt chẽ, thường xuyên với các địa phương, ngành, đoàn thể Thành phtrong việc giữ gìn vệ sinh môi trường; nâng cao năng lực giao thông- trật tự hè, đường phố và những hoạt động khác nhằm đảm bảo cảnh quan ca Thành phố sáng, xanh, sạch, đẹp...

11. Sở Giao thông Vận tải

Duy trì, nâng cao chất lượng phong trào xây dựng “Văn minh xe buýt”. Tăng cường các hình thức tuyên truyền, giáo dục kiểm tra, giám sát đối với đội ngũ phục vụ về thái độ, hành vi ứng xử với hành khách và ý thức chấp hành Luật Giao thông, các quy định của doanh nghiệp trong vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt và bằng các loại hình vận chuyn khác.

12. Sở Y tế

- Hoàn thiện các mô hình văn hóa sức khỏe (Gia đình, Làng, Tổ dân phố sức khỏe) góp phn nâng cao sức khỏe của cộng đồng; phòng ngừa và ngăn chặn sự thâm nhập, lây lan của dịch bệnh, nhất là đại dịch HIV/AIDS.

- Thực hiện các Quy tắc ứng xử của cán bộ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của ngành y tế được ban hành kèm theo Quyết định số 29/2008/QĐ-BYT ngày 18/8/2008 của Bộ Y tế nhằm nâng cao y đc người thầy thuc “Thy thuốc như mẹ hin” trong khám, chữa bệnh. Đẩy mạnh phong trào xây dựng Bnh viện tình thương - Khoa, phòng văn hóa”; “Đổi mới phong cách phục vụng tới sự hài lòng của người bệnh”…theo những tiêu chí do ngành đề ra.

13. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động: “Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mu mực - Học sinh thanh lịch”; “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bnh thành tích trong giáo dục”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

- Nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện, chú trọng việc giáo dục đạo đức, cng c, hoàn thiện nếp sống văn hóa cho đi ngũ giáo viên, học sinh; đào tạo thế hệ trẻ biết trân trọng, giữ gìn, phát huy những giá tr văn hóa truyn thng của dân tộc, của Thăng Long - Hà Nội và văn minh nhân loại; biết gii quyết hài hòa các mi quan hệ giữa cá nhân, gia đình, cộng đồng môi trường và xã hội.

14. Sở Công Thương

Nâng cao chất lượng các tuyến phố văn minh đô thị, nhân rộng mô hình này song hành với công tác vận động các chủ thể kinh doanh thực hiện nếp sng văn hóa kinh doanh, dịch vụ. Phối hp chặt chẽ các địa phương, các cơ quan Trung ương quản lý, hướng dẫn các chủ thể kinh doanh thực hiện thái độ, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự trong quá trình sản xuất, kinh doanh và t chc các hoạt động dịch vụ. Phi hợp các cơ quan liên quan tiếp tục triển khai tốt Cuc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

15. Sở Tài chính

Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí thực hin phong trào hàng năm, trình UBND Thành phxem xét phê duyệt. Hướng dẫn các đơn vịsở lập dự toán sát thực tế, phù hợp các quy định tài chính của Nhà nước và Thành ph. Đáp ứng kịp thời các nhu cầu về tài chính cho các hoạt động văn hóa của các địa phương, đơn vị theo dự toán đã được phê duyệt.

16. SNông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phối hp chặt chẽ Sở Văn hóa và Thể thao trong công tác thẩm đnh, xét công nhận xã đạt chun Nông thôn mới và xã đạt chuẩn văn hóa Nông thôn mới; phi hp đ xut cách đánh giá và giải pháp thực hiện tiêu chí số 06 về cơ sở vt cht văn hóa trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

17. Các Sở, ban ngành Thành phố

Đy mạnh, nhân rộng các phong trào, các hoạt động văn hóa đã đưc triển khai trong ngành, nht là công tác xây dựng con ngưi theo những phẩm cht ngưi Hà Nội thanh lịch, văn minh mà Thành phố đã định hướng. Tích cực tham gia, hưởng ứng các hoạt động nhân đạo, từ thiện mang tính nhân văn sâu sc, có ý nghĩa xã hội cao vì sự tiến bộ của cộng đồng và sự phát triển của văn hóa Th đô.

18. UBND các quận, huyện, thị xã

- Kiện toàn Ban chỉ đạo Phong trào; thành lập văn phòng thường trc Ban chỉ đạo cùng cp theo mô hình của Thành phố, chỉ đạo kiện toàn Ban chỉ đo cp phường, xã, thị trấn và Ban vận động ở các khu dân cư để phát huy, đy mạnh Phong trào từ cơ sở.

- Căn cứ kế hoạch thực hiện phong trào của Thành phố, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương, xây dựng kế hoạch triển khai Phong trào hàng năm với nhng chính sách ưu tiên cho quá trình xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

- Quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ các sinh hoạt văn hóa, các cuc vn đng xã hội ở địa phương. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, huy động ti ưu mọi nguồn lực trong cộng đồng vào việc phát triển, hoàn thiện các thiết chế văn hóa.

- Đảm bảo kinh phí cho hoạt động của Ban chỉ đạo phong trào các cấp.

19. Các cơ quan thông tấn, báo chí Thành phố

Xây dựng chuyên mục, dành nhiu thời lượng phản ánh sinh động các nội dung Phong trào. Phát hiện, nêu gương các điển hình tiên tiến, phê phán nhng thói hư, tật xu, hành vi, li sống xa lạ với nếp sống văn hóa dân tc. Các ni dung tuyên truyn phải có tính định hướng, giáo dục, nhằm nâng cao nhn thc cho mọi người dân trong xây dựng văn hóa người Hà Nội.

- Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là một cuộc vận động văn hóa lớn, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sc, quan trọng góp phn phát trin văn hóa xã hội Thủ đô. UBND Thành phố yêu cầu Giám đc, Thtrưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố; UBND các quận, huyn, thị xã căn cứ Kế hoạch của Thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện Phong trào hàng năm với nội dung cụ thể, phù hợp thực tiễn của địa phương, đơn vị nhm đảm bo cht lượng và tăng tính hiệu quả của phong trào ./.

 

 

Nơi nhận:
- BCĐ phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Trung ương;
- y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Đ/c Chủ tịch UBND Thành phố;
- T.Trực: Thành ủy-HĐND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố
- Chủ tịch y ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các Sở, ngành, đoàn thể Thành phố;
- UBND, UBMTTQ quận, huyện, thị xã;
- Các báo, đài của Hà Nội;
- VPUB: CVP, các PCVP, PCV;
- Lưu: VT, KGVXt.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Nguyễn Đức Chung