Kế hoạch 150/KH-UBND năm 2017 tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 56/2012/NĐ-CP trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Số hiệu: 150/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Văn Sửu
Ngày ban hành: 28/06/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tổ chức chính trị - xã hội, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 150/KH-UBND

Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC SƠ KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 56/2012/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 7 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định trách nhiệm của Bộ, ngành, UBND các cấp bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý nhà nước; Kế hoạch số 2208/KH-BNV ngày 24 tháng 4 năm 2017 của Bộ Nội vụ sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ trên địa bàn Thành phố, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Đánh giá đầy đủ, khách quan tình hình triển khai, kết quả đạt được và những tồn tại, khó khăn, bất cập trong 5 năm thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ (sau đây viết tắt là Nghị định số 56) trên địa bàn Thành phố. Từ đó, làm rõ nguyên nhân, đề xuất giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị giải pháp phù hợp.

- Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, các ngành, các cấp trong việc phối hợp, tạo điều kiện cho Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tham gia quản lý nhà nước; đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm thực hiện Nghị định số 56 của các cấp Hội.

2. Yêu cầu

- Sơ kết 5 năm được tiến hành đồng bộ trên phạm vi toàn Thành phố.

- Bảo đảm đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện tình hình thực hiện trách nhiệm của các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện Nghị định số 56; tập trung làm rõ hạn chế, vướng mắc đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị định số 56.

II. NỘI DUNG

1. Tình hình thực hiện Nghđnh số 56

a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo; ban hành các văn bản liên quan.

b) Công tác tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn thực hiện Nghị định.

c) Tình hình thực hiện tại các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã trong việc tạo điều kiện cho Hội liên hiệp Phụ nữ các cấp tham gia quản lý nhà nước theo quy định.

2. Tình hình thực hiện Nghị định số 56 tại các cấp Hội Liên hiệp phụ nữ: Đánh giá vai trò, trách nhiệm; sự tham gia, phối hợp của Hội LHPN các cấp khi tham gia quản lý nhà nước theo quy định.

3. Đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 56: Đánh giá ưu, nhược điểm; chỉ rõ những hạn chế, bất cập và phân tích nguyên nhân, đề xuất biện pháp tháo gỡ.

4. Đề xuất, kiến nghị: Trên cơ sở sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 56 đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền các giải pháp phù hợp để tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định số 56.

III. T CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch sơ kết và triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch; tng hợp cá nhân, tập thcó thành tích đặc biệt tiêu biểu, đề xuất khen thưởng theo quy định.

- Tham mưu UBND Thành phố thực hiện sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 56 bằng hình thức phù hợp và xây dựng báo cáo gửi Bộ Nội vụ theo quy định.

- Lập dự trù kinh phí đề xuất cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thanh quyết toán kinh phí theo quy định.

2. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội

- Phối hợp Sở Nội vụ tham mưu UBND Thành phố ban hành Kế hoạch sơ kết; xây dựng báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 56; đôn đốc, kiểm tra UBND các quận, huyện, thị xã và Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp triển khai, thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp Sở Nội vụ đề xuất cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt tiêu biểu trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 56, đề nghị khen thưởng, đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

3. Các Sở, ban, ngành Thành phố

- Các Sở, ban, ngành Thành phố xây dựng báo cáo thực hiện Nghị định 56 theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và gửi Sở Nội vụ trước ngày 10/7/2017, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo quy định. Đề xuất cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt tiêu biểu trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 56, khen thưởng theo quy định.

- Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thủ tục thanh quyết toán kinh phí tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 56 theo quy định.

4. UBND các quận, huyện, thị xã

- UBND các quận, huyện, thị xã quyết định hình thức sơ kết phù hợp tình hình thực tế của địa phương và gửi báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 56 (theo Đ cương báo cáo gửi kèm) gửi Sở Nội vụ (phòng Tổ chức phi chính phủ và Công tác thanh niên, số 18B Lê Thánh Tông, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, email:nguyenlehang_sonv@hanoi.gov.vn) và Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội (Ban Chính sách - Luật pháp, số 7 phố Tôn Tht Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy; email blpcs_hlhpntp@hanoi.gov.vn) trước ngày 15/7/2017 để tổng hợp, xây dựng báo cáo của Thành phố.

- Đề xuất cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt tiêu biểu trong việc triển khai thực hiện Nghị định số 56, đề nghị khen thưởng theo quy định.

UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành Thành phố; UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc, chủ động tổ chức triển khai, thực hiện. Trong quá trình thực hiện có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- T.Trực: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu, Lê Hồng Sơn, Ngô Văn Quý;
- Các Ban: TC, TG, DV-Thành ủy;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- Hội LHPN Thành phố;
- UBND quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP P.C.Công, N.N.Kỳ, phòng KGVX, NC,TKBT, TH;
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

ĐỀ CƯƠNG

BÁO CÁO SƠ KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 56/2012/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 7 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân thành phố Hà Nội)

I. YÊU CẦU

1. Đánh giá đầy đủ, khách quan tình hình triển khai, kết quả đạt được và những tồn tại, bất cập trong 5 năm thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó, làm rõ nguyên nhân, đề xuất giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị giải pháp phù hợp.

2. Nội dung báo cáo cần bảo đảm phản ánh kết quả thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP của các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp; trong đó, đánh giá khách quan từ phía các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp về sự tham gia, phối hợp của Hội Liên hiệp phụ nữ cùng cấp theo đề nghị của địa phương mình.

II. NỘI DUNG

1. Kết quả thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP trong 5 năm qua

a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các văn bản liên quan và tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2012/NĐ-CP .

Trong đó, liệt kê cụ thể:

- Các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo.

- Thời gian ban hành Quy chế phối hợp giữa Ủy ban nhân dân cấp huyện, cp xã với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cp.

- Số lượng các cuộc tuyên truyền, tập huấn do Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức hoặc phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tổ chức.

b) Tình hình thực hiện trách nhiệm của Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định tại Nghị định số 56/2012/NĐ-CP:

- Mời Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trật tự an toàn toàn liên quan đến quyền, lợi ích của phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới theo quy định; Phối hợp các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật; Tham gia là thành viên chính thức trong các tổ chức tư vấn (Hội đồng, Ủy ban, Ban Chỉ đạo...) liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới; Tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tổ chức các cuộc họp thu thập ý kiến về tình hình thực hiện chủ trương, luật pháp, chính sách; nghiên cứu, xem xét và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm quyền, lợi ích hp pháp, chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp: hỗ trợ kinh phí, điều kiện và phương tiện làm việc, các hoạt động gây quỹ Hội, tổ chức sản xuất, dịch vụ, hỗ trợ phụ nữ giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến sự tiến bộ và bình đẳng của phụ nữ phù hợp với luật pháp, chính sách của Nhà nước.

(Trong đó, thng kê cụ thể s lượng văn bản mời Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tham gia góp ý; số lượng các đoàn kiểm tra, giám sát mời Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp tham gia; kinh phí hoạt động hàng năm của Hội Liên hiệp Phụ nữ cùng cấp).

- Về thực hiện chế độ làm việc định kỳ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 56/2012/NĐ-CP (thống kê cụ thể s lượng các buổi làm việc định kỳ tại từng cấp).

2. Đánh giá chung

Đề nghị đánh giá rõ, ngắn gọn về các nội dung sau:

a) Những mặt tích cực

b) Những hạn chế, tồn tại; bất cập và nguyên nhân.

3. Kiến nghị, đề xuất

Kiến nghị, đề xuất cụ thể với Thành phố, Chính phủ, Bộ Nội vụ, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan./.