Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân khu vực biên giới giai đoạn 2017-2021” trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Số hiệu: 146/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Nguyễn Văn Sơn
Ngày ban hành: 22/05/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 146/KH-UBND

Hà Giang, ngày 22 tháng 05 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÁN BỘ, NHÂN DÂN KHU VỰC BIÊN GIỚI GIAI ĐOẠN 2017 - 2021” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Công văn số 1016/VPCP-NC , ngày 08 tháng 02 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ về Thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc đồng ý tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013 - 2016”, đến hết năm 2021 (sau đây viết gọn là Đề án);

Căn cứ Kế hoạch số 919/KH-BCĐ , ngày 23 tháng 3 năm 2017 của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Bộ Quốc phòng về “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo, giai đoạn 2017 -2021”;

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân các xã, thị trấn biên giới giai đoạn 2017 - 2021” như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Phát huy hiệu quả, kinh nghiệm triển khai Đề án giai đoạn 2014 - 2016, tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án đúng quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, sát với các nhóm đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật, tình hình thực tiễn ở khu vực biên giới để nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân khu vực biên giới của tỉnh.

2. Quá trình tổ chức thực hiện Đề án phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng của các sở, ngành, địa phương liên quan; huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp, các lực lượng, đảm bảo hiệu quả, thiết thực, tránh phô trương, hình thức và đảm bảo đúng tiến độ theo quy định.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

STT

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

THỜI GIAN THC HIỆN

QUAN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN

QUAN PHỐI HỢP THỰC HIỆN

I

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO, T THƯ KÝ

1

Xây dựng các văn bản kiện toàn Tổ Thư ký giúp việc Đề án trình UBND tỉnh ký triển khai

Tháng 5/2017

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh

Sở Tư pháp, Ngoại vụ, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính và các sở, ngành liên quan.

2

Xây dựng các văn bản thực hiện Đề án hàng năm

Quý I hàng năm
(Từ 2017 đến hết 2021)

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh

Sở Tư pháp và cơ quan chức năng của các sở, ngành liên quan

3

Tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, gồm:

1. Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, các huyện biên giới trong tỉnh; các báo cáo viên thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh.

2. Cán bộ cấp xã, thị trấn, người có uy tín các xã, thị trấn biên giới.

Tháng 8/2017

Sở Tư pháp

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh; các sở, ngành liên quan và các huyện biên giới

4

Phối hợp với các sở, ngành, địa phương ký kết, ban hành chương trình, kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm; tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết, hướng dẫn chế độ báo cáo, rút kinh nghiệm công tác phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật ở khu vực biên giới.

Từ năm 2017 đến hết năm 2021

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh

Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký Đề án, cơ quan chức năng của các sở, ngành, các huyện biên giới.

5

Kiểm tra việc thực hiện Đề án tại các xã, thị trấn biên giới và 07 huyện biên giới.

Quý III hàng năm
(Từ 2017 đến hết 2021)

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh

Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký Đề án và các huyện biên giới, các Đồn Biên phòng; các xã, thị trấn biên giới

6

Tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm việc thực hiện Đề án hàng năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm tiếp theo.

Quý IV hàng năm

(Từ 2017 đến hết 2021)

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh

Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký Đề án và các cơ quan chức năng của Ủy ban nhân dân tỉnh; các sở, ngành liên quan.

7

Tiếp nhận vật tư, trang bị và tài liệu nghiệp vụ PBGDPL cho các đối tượng của Đề án cấp cho các đơn vị phục vụ thực hiện Đề án

Từ năm 2017 đến hết năm 2021

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh

Các Đồn Biên phòng.

8

- Biên soạn, in ấn các loại tài liệu nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng của Đề án, gồm:

- Biên soạn tờ rơi, tờ gấp pháp luật;

- Băng, đĩa hình; băng, đĩa tiếng có nội dung là các tiểu phẩm pháp luật

Từ năm 2017 đến hết năm 2021

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh

Ban Dân tộc, Cơ quan chức năng của các sở: Tư pháp, Ngoại vụ, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Công thương.

9

Tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án; đề nghị khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc theo hướng dẫn của UBND tnh.

Quý IV hàng năm
(Từ 2017 đến hết 2021

UBND tỉnh Hà Giang

Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh, Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký Đề án và các sở, ngành, địa phương liên quan.

II

HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG, ĐƠN VỊ

1

Nhân rộng mô hình điểm về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ra tất cả các xã, thị trấn biên giới

Từ năm 2017 đến hết năm 2021

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh

Các Sở Tư pháp, Ngoại vụ, Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện biên giới.

2

Tập huấn nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, gồm:

1. Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, LLVT và các huyện biên giới.

2. Cán bộ UBND và người có uy tín ở các xã, thị trấn biên giới; Hòa giải viên cơ sở, tuyên truyền viên pháp luật.

Quý III năm 2017

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh

Sở Tư pháp và các sở, ngành liên quan; 7 huyện biên giới

3

- Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân khu vực biên giới bằng các hình thức: Tổ chức lớp tập trung, tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh địa phương, phát tờ rơi, tgấp... theo các nhóm đối tượng sau:

+ Các đối tượng vi phạm pháp luật ngay tại địa phương.

+ Các đối tượng thường xuyên vượt biên sang Trung Quốc lao động tự do.

+ Các đối tượng đặc thù theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng tổ chức tuyên truyền pháp luật cho nhân dân 02 bên biên giới tại thực địa

Từ năm 2017 đến hết năm 2021

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh

Các sở, ngành liên quan và Hội đồng PBGDPL các huyện biên giới.

4

- Tổ chức các điểm truy cập Internet, phòng đọc sách, báo pháp luật tại UBND các xã, thị trấn, trường học, đồn Biên phòng, đơn vị lực lượng vũ trang, điểm bưu điện văn hóa xã, thị trấn ở khu vực biên giới để cán bộ, nhân dân có điều kiện cập nhật nhanh các văn bản pháp luật

- Tổ chức sinh hoạt “Ngày Pháp luật” ở các Đồn Biên phòng và các xã, thị trấn biên giới.

Từ năm 2017 đến hết năm 2021

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh

Sở thông tin và Truyền thông; các sở, ngành liên quan và UBND các huyện biên giới.

5

Tổ chức xét xử lưu động một số vụ án hình sự ở các xã, thị trấn biên giới.

Khi có án Từ năm 2017 đến hết năm 2021

Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh chủ trì, phối hợp thực hiện

Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, VKSND tỉnh, Các đồn BP và VKSND, TAND 7 huyện biên giới.

6

Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ, trung tâm tư vấn pháp luật - hướng nghiệp ở các xã, thị trấn biên giới để phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng tham gia.

Từ năm 2017 đến hết năm 2021

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh

Sở Tư pháp; Lao động - TB&XH, Ủy ban nhân dân các huyện biên giới (trực tiếp là các Phòng Tư pháp, Lao động - Thương binh và xã hội)

7

Củng cố, kiện toàn Đội Tuyên truyền văn hóa của Bộ đội Biên phòng tỉnh, tổ TTVH 12 đồn BP và xây dựng chương trình biểu diễn phục vụ nhân dân đphổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân khu vực biên giới bằng hình thức sân khấu hóa

Từ năm 2017 đến hết năm 2021

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh

Sở VHTT&DL, Sở Tư pháp; MTTQ Việt Nam tỉnh Hà Giang, Tỉnh đoàn, Hội LH Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh tỉnh; Đài PT-TH tỉnh và cơ quan chức năng của các huyện biên giới.

8

Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua thực hiện công tác chuyên môn của cán bộ, chiến sĩ Biên phòng, Công an, Tư pháp và những người có uy tín ở các xã, thị trấn biên giới.

Từ năm 2017 đến hết năm 2021

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh

Công an tỉnh, Tư pháp, Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân tộc.

9

Thông qua các câu lạc bộ, tổ chức đoàn, hội, các trường học trên địa bàn... tổ chức thi tìm hiểu pháp luật dưới hình thức sân khấu hóa, hái hoa dân chủ, tư vấn pháp luật, hòa giải, hỗ trợ pháp lý cho cán bộ, nhân dân khu vực biên giới và các đối tượng cần trợ giúp.

Từ năm 2017 đến hết năm 2021

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh

Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở Tư pháp, Báo Hà Giang, Đài PT-TH tỉnh, Hội LHPN tỉnh, Tỉnh đoàn, Hội Cựu chiến binh tỉnh và Đài PT-TH các huyện biên giới.

10

Tổ chức kiểm tra rút kinh nghiệm thực hiện Đề án ở một số địa phương, đơn vị; đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

Quý II năm 2021

UBND tỉnh

Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký; Mặt trận TQ tỉnh; cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.

11

Tổ chức hội nghị tổng kết thực hiện Đề án từ năm 2017 đến hết năm 2021 và đề nghị các cấp khen thưởng

Quý IV năm 2021

UBND tỉnh

Thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Thư ký, các cơ quan, đơn vị thuộc BĐBP tỉnh.

III. KINH PHÍ ĐẢM BẢO:

Hàng năm, Bộ CHBĐ Biên phòng tỉnh xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án gửi Sở Tài chính thẩm định báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

IV. T CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh - Cơ quan thường trực triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án từ năm 2017 đến hết năm 2021 và Kế hoạch hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành và phê duyệt; trên cơ sở đó xây dựng các kế hoạch chi tiết để phối hợp với cơ quan chức năng của các sở, ngành, địa phương, LLVT tổ chức thực hiện; định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện Đề án về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Văn phòng UBND tỉnh) và Bộ Tư lệnh BĐBP (qua Cục Chính trị); Hàng năm căn cứ tình hình thực tế, chủ động đề xuất với UBND tỉnh và Bộ Tư lệnh BĐBP để điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án cho phù hợp.

2. Các sở, ngành, địa phương có liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án trong phạm vi phụ trách và cử cán bộ tham gia, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan thực hiện tốt các nội dung của kế hoạch này; định kỳ 6 tháng, 1 năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh (cơ quan Thường trực của Đề án) để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo.

3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nội dung Đề án cho cán bộ, chiến sỹ đơn vị theo chỉ đạo của Quân khu 2 và phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh trong việc tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện Đề án ở địa bàn biên giới tỉnh Hà Giang.

4. Các sở, ngành, địa phương được phân công thực hiện các nội dung trong Kế hoạch này căn cứ chỉ đạo của Bộ chủ quản và UBND tỉnh chủ động phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể địa phương có liên quan triển khai thực hiện tốt các nội dung của kế hoạch.

5. Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện Đề án theo kế hoạch từng năm; đồng thời hướng dẫn chi tiêu, thanh quyết toán đúng quy định.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh - Cơ quan thường trực để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (báo cáo);
- Bộ Quốc phòng (báo cáo);
- Bộ Tư pháp;
- BTL BĐBP (P/h thực hiện);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, PVP UBND tỉnh (NC);
- Các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh (T/h);

- Công an tnh, Bộ CHQS tỉnh, Bộ CHBĐBP tỉnh;
- UBND các huyện biên giới;
- Các thành viên Ban chỉ đạo, Tổ Th
ư ký Đề án;
- VnptiOffice;
- Lưu: VT, NC, BP.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn