Kế hoạch 146/KH-UBND năm 2013 thực hiện Nghị quyết 30/NQ-CP, Chương trình 74-CTR/TU về thực hiện Chỉ thị 18-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông"
Số hiệu: 146/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang Người ký: Đàm Văn Bông
Ngày ban hành: 20/08/2013 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giao thông, vận tải, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 146/KH-UBND

Giang, ngày 20 tháng 08 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 30/NQ-CP NGÀY 01/3/2013 CỦA CHÍNH PHỦ, CHƯƠNG TRÌNH SỐ 74-CTR/TU NGÀY 20/6/2013 CA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 18-CT/TW NGÀY 04/9/2012 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XI) VỀ “TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ KHẮC PHỤC ÙN TẮC GIAO THÔNG"

Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật t, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tc giao thông”; Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính ph ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ th s 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy ni địa và khc phục ùn tc giao thông” và Chương trình số 74-Ctr/TU ngày 20/6/2013 ca Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chthị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI). Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành kế hoạch hành động cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Quán triệt, cụ th hóa các mục tiêu, yêu cầu và các giải pháp của Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đưng thy nội địa và khc phục ùn tắc giao thông, Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị s18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường st, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông" và Chương trình s74-CTr/TU ngày 20/6/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hin Chỉ thsố 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI).

2. Xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài nhằm kiềm chế, giảm dn tai nạn giao thông. Hàng năm phấn đấu giảm tối thiểu 5% svụ, sngười chết và sngười bị thương vì tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh;

II. YÊU CU

1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các cấp, các tchức hội đoàn th, tchức nghiên cứu, quán triệt thực hin nghiêm túc Chỉ thị 18-CT/TW, Nghị quyết 30/NQ-CP và Chương trình 74-CTr/TU nhm nâng cao nhn thc của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và mọi tng lp nhân dân đi với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Xây dựng kế hoạch của cơ quan đơn vị mình gửi về Sở Giao thông vận tải (cơ quan thường trực ban ATGT tỉnh) trước ngày 15/9/2013 để tổng hp báo cáo UBND tỉnh.

2. Phải coi công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan trọng; Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục và toàn diện của các cp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến xã, phường, thị trn đi với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

3. Rà soát, bsung, xây dựng mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm phục vụ nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh. Từng bước bảo đảm các điu kiện vtài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 18-CT/TW, Nghị quyết 30/NQ-CP và Chương trình 74-CTr/TU;

4. Xây dựng lực lượng, làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong sạch, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Gn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và các địa phương đi với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, trường học và các địa phương phải chỉ đạo xây dựng kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông của cơ quan, đơn vị và địa phương mình. Kế hoạch bảo đảm trật tự an toàn giao thông phải sát với tình hình thực tế thực hiện nhiệm vụ được giao của từng cơ quan, đơn vị và địa phương; đng thi phải có kế hoạch tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu thực hiện, tích cực vận động gia đình và người thân chp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bên cạnh đó phải tích cực tham gia đấu tranh phê phán các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trường học và các địa phương phải tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch trong năm; trong đó phải nêu rõ slượng cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật vtrật tự an toàn giao thông và hình thức xử lý của cơ quan, đơn vị và địa phương mình gửi vBan An toàn giao thông tỉnh tổng hp báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20 tháng 12.

Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, trường học và các địa phương phải đưa việc chp hành pháp luật vtrật tự an toàn giao thông là một tiêu chuẩn để đánh giá kết quả công tác hàng năm của cơ quan và của cán bộ, công chức, viên chức; trong đó không xem xét khen thường đối với cá nhân vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. UBND tỉnh không xem xét khen thưởng đối với cơ quan, đơn vị và địa phương không có kế hoạch và tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông hàng năm hoặc có tình hình tai nạn tăng.

2. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, huy động các cơ quan thông tin truyn thông, các tchức chính trị xã hội, các cơ quan, đơn vị tích cực tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông; tuyên truyền sâu rộng từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn và đến thôn, bản. Phát huy hiệu quả truyền thông qua hệ thng đài truyền thanh xã, phường, thị trấn.

Tập trung tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao vi phạm trật tự an toàn giao thông là thanh, thiếu niên. Xây dựng mô hình điểm, thông báo công khai danh tính người vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông, tăng cường tuyên truyền trực quan, sdụng thông điệp, pa nô, áp phích, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu, triển lãm tranh ảnh, các hội thi. Hàng năm, tchức các chiến dịch tuyên truyền theo những chủ đề như: Quy tắc giao thông đường bộ, phòng chống uống rượu bia đối với lái xe, đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn; quy tắc an toàn giao thông, hành lang an toàn giao thông; điu kiện bảo đảm an toàn phương tiện thủy chở khách; vận đng ngưi đi đò mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cá nhân...

3. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Tiếp tục thực hiện Chương trình hành đng của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "xây dựng hệ thống kết cu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bn tr thành nước công nghiệp theo hướng hin đại vào năm 2020". Thực hiện Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt tại Quyết định s 1304/QĐ-UBND ngày 04/7/2013 của Ủy ban dân dân tỉnh Hà Giang. Trước mt ưu tiên hoàn thành các công trình đang triển khai thi công như: Quốc lộ 279; 34; 4C; Bắc Quang - Xín Mn, đường nối tHà Giang đến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai. Ưu tiên nguồn vốn cải tạo ngay các “điểm đen” mất an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ.

Tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng xây dựng kết cu hạ tầng giao thông.

Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hệ thống báo hiệu đường bộ, đường thủy nội địa bảo đảm đúng quy định, đặt tại nơi dễ thấy để người tham gia giao thông có điều kiện chấp hành; đồng thời giúp cho việc xử lý của các lực lượng chức năng đối với các trường hợp vi phạm hành chính hoặc khi xảy ra tai nạn giao thông được thuận lợi.

4. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông.

Rà soát, bổ sung, sửa đổi hoặc kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương bổ sung, sửa đổi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vtrật tự an toàn giao thông bảo đảm yêu cầu cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý cht chẽ cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới. Huy động tối đa các nguồn lực cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Tăng cường công tác cưng chế các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, tập trung các li là nguyên nhân tăng tai nạn giao thông như: vi phạm tốc độ; vi phạm nng độ cn; đi sai phần đường làn đường; không đội mũ bảo hiểm; dừng đ xe trái quy định; tập trung vào đối tượng lái xe khách, xe chở quá tải, phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng an toàn kỹ thuật, không đăng ký, không đăng kim, thiếu dụng cụ cứu sinh, các bến khách ngang sông hoạt động trái phép. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, sát hạch, cấp Giấy phép lái xe, đăng kiểm phương tiện giao thông, hoạt động vận tải; kiên quyết đình chỉ các cơ sở, các doanh nghiệp vi phạm quy định, quy trình hoạt động. Tiếp tục thực hiện các Đán, quy hoạch quản lý vận tải nhằm nâng cao chất lượng phục vụ. Điu tra, xử lý nghiêm các vụ tai nạn giao thông, nhất là các hành vi trực tiếp gây ra tai nạn giao thông.

Tăng cường quản lý quy hoạch, giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ, tăng cường các giải pháp quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng và hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu UBND cp huyện, cp xã với công tác quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, đường thủy nội địa.

Kiện toàn theo hướng gọn nhẹ, quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ và nâng cao hiu quả hoạt động của Ban An toàn giao thông tỉnh và cơ quan chuyên môn Thường trực giúp việc Ban An toàn giao thông tỉnh và Ban An toàn giao thông cp huyện đthực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

5. Xây dng lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong sạch, đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho lực lượng làm nhiệm vụ bo đm trật tự an toàn giao thông gn với việc học tập làm theo tấm gương đạo đc HChí Minh. Thường xuyên đào tạo, bi dưỡng lực lượng Cảnh sát giao thông và Thanh tra giao thông có đủ năng lực, phẩm chất, nắm vững pháp luật, có trình đnghiệp vụ, khoa học kỹ thuật, có tinh thn trách nhiệm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Thường xuyên kim tra, chn chỉnh việc chấp hành các quy đnh, quy trình công tác, điu lệnh Công an nhân dân đi với cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ làm nhiệm vụ liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; bảo đảm tư thế, lễ tiết, tác phong, văn hóa ứng xử khi làm nhiệm vụ. Lực lượng Công an nhân dân tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12/CT-BCA ngày 28 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Công an về “tăng cường kiểm tra, thanh tra; ngăn chặn, chn chỉnh, xử lý vi phạm và các hiện tượng tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân”.

Xây dựng và công khai quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa để nhân dân biết và giám sát.

Thành lập đường dây nóng của cơ quan Thường trực Ban An toàn giao thông tnh đ tiếp nhận các thông tin liên quan đến công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh và tiếp nhận phản ánh của nhân dân về các hành vi vi phm quy đnh, quy trình công tác, vi phạm điều lệnh Công an nhân dân của các lc lưng tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông để có bin pháp chn chnh kịp thời.

IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh.

1.1. Hàng năm tham mưu cho Ban An toàn giao thông tỉnh xây dựng kế hoạch và tchức tổng kết công tác bảo đm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tnh. Trong quá trình thực hiện có trách nhiệm chđạo, đôn đc, kiểm tra các cp, các ngành thực hiện đúng kế hoạch đt ra. Trường hợp có khó khăn vướng mc vượt quá thm quyn phải báo cáo UBND tnh xem xét, chỉ đạo giải quyết.

1.2. Tham mưu cho UBND tnh văn bản Quy định trách nhim của người đứng đu cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác bảo đảm trt t an toàn giao thông.

1.3. Tham mưu cho UBND tỉnh công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với các tchức, cá nhân trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

1.4. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị và các đa phương tổ chức kiểm tra thường xuyên, kim tra đột xuất công tác bảo đảm trật t an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

1.5. Phối hợp với các hội đoàn thể tăng cường đổi mới công tác tuyên truyn pháp luật về trật tự an toàn giao thông sát với chức năng nhiệm vụ ca tng cơ quan, đơn vị và hội đoàn thể.

1.6. Phối hợp vi các Sở, ngành liên quan và các địa phương trong việc giải ta hành lang an toàn giao thông và hoàn thiện hệ thống báo hiệu đưng bộ.

1.7. Cùng với công an tnh và SGiao thông vận tải xây dựng và công khai quy trình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, công bố trên Cng thông tin điện tử ca tỉnh. Thành lập đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh và phản ánh của nhân dân vcác vi phạm quy định, quy trình công tác, vi phạm điu lệnh Công an nhân dân của các lực lượng tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông, văn bn yêu cu Thủ trưng các cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ Công an nhân dân kiểm tra và có biện pháp chấn chỉnh kịp thi.

Thường trực Ban ATGT tỉnh phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Giang có biên bn ghi nhớ đ duy trì chuyên mục "an toàn giao thông" trên sóng ca Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và trên báo viết ca Báo Hà Giang với nội dung, thời lượng phù hợp vi yêu cầu nhiệm vụ bảo đm trật tự an toàn giao thông trong tình hình mới và phối hợp với Ban An toàn giao thông thành phố Hà Giang rà soát, điều chỉnh hoàn thiện hệ thống báo hiệu đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Giang.

1.8. Thống kê, phân tích làm rõ nguyên nhân các vụ tai nn giao thông trong 6 tháng đầu năm 2013 để đưa ra các gii pháp khc phc.

2. Công an tỉnh.

2.1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông gắn với việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Chthị số 03-CT/TW ngày 14 tháng 5 năm 2011 ca B Cnh tr. Thường xuyên đào tạo, bi dưỡng lực lượng Cảnh sát giao thông có đủ năng lực, phm cht, nm vững pháp luật, có trình độ nghiệp vụ, khoa học kthuật, có tinh thn trách nhiệm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

2.2. Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh việc chấp hành các quy trình công tác, điu lệnh Công an nhân dân đối với chiến sỹ làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông, bảo đảm tư thế, lễ tiết, tác phong, văn hóa ứng xử khi làm nhiệm vụ. Có biện pháp phòng ngừa, chống các biểu hiện tiêu cực, chống tùy tiện dừng xe, phương tiện thủy không đúng quy định; dừng xe, dừng phương tiện nhưng không kim soát. Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 12/CT-BCA ngày 28 tháng 9 năm 2011 của Bộ trưng Bộ Công an về “tăng cường kiểm tra, thanh tra; ngăn chặn, chn chỉnh, xử lý vi phạm và các hiện tượng tiêu cực trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân”.

2.3. Thường xuyên huy động lực lượng, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ tăng cường kim tra xử lý nghiêm các vi phạm trật tự an toàn giao thông; mở các đợt cao đim tun tra, kim soát vào dịp Tết, Lễ hội sau Tết, ngày 30 tháng 4, ny Quc tế lao động 01 tháng 5, ngày Quốc khánh 02 tháng 9, các tháng cuối năm. Tập trung tun tra kim soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường có lưu lượng phương tiện lớn như Quốc lộ 2, Quốc lộ 34, Quốc lộ 4C, và các tuyến đưng tnh trọng đim qua trung tâm các huyện, thị xã, thành phố. Tiếp tục duy trì việc thông báo vnơi cư trú người có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông theo Thông tư số 38/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 của Bộ Công an.

2.4. Chđạo Công an các địa phương phi hợp với UBND các cấp thực hiện giải tỏa hành lang an toàn giao thông, tăng cường các giải pháp quản lý, bảo vệ kết cu hạ tng và hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh.

2.5. Đi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông đi với người tham gia giao thông thông qua hoạt động tuần tra kiểm soát. Thực hiện tt việc hướng dn giao thông tại các đu mối giao thông, các vị trí cu đường hẹp.

2.6. Phối hợp với các lực lượng khác trong đấu tranh, phòng, chống tội phạm, buôn lậu, đua xe trái phép; Kiên quyết đình chỉ những phương tiện không đm bảo kỹ thuật, hết niên hạn sử dụng.

2.7. Phi hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các kế hoạch kiểm tra và tuyên truyn công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

2.8. Tiếp tục thực hiện tt việc thng kê, phân tích, báo cáo số liệu tai nạn giao thông theo quy định.

3. Sở Giao thông vận tải.

3.1. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông gắn với việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất, nắm vững pháp luật, có trình độ nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật, có tinh thần trách nhiệm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

3.2. Thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh việc chấp hành các quy định, quy trình công tác của cán bộ, công chức, viên chức khi làm nhiệm vụ. Có biện pháp phòng ngừa, chống các biểu hiện tiêu cực trong đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe, đăng kiểm, đăng ký phương tiện, vận tải, quản lý giao thông, kiểm tra xử lý vi phạm.

3.3. Tăng cường quản lý Nhà nước, xây dựng kết cấu hạ tng giao thông đồng bộ, an toàn. Tiếp tục thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ theo Quyết định số 1856/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

3.4. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực vận tải. Tổ chức xây dựng, mở rộng các bến xe, lập quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng giai đoạn 2013 - 2020.

3.5. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần phục vụ, tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc cấp, đổi, học và thi sát hạch cấp Giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, đăng ký, đăng kiểm phương tiện.

3.6. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các kế hoạch kiểm tra và tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Thông tin và Truyền thông.

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn, các trang thông tin điện tử, tạp chí, đặc san, bản tin nội bộ của các Sở, ban, ngành và các trang thông tin điện tử UBND cấp huyện đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa giao thông, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông, biểu dương gương người tốt, việc tốt đi đôi với phê phán các hành vi cố tình vi phạm trật tự an toàn giao thông nhằm xây dựng môi trường giao thông an toàn và thân thiện. Vận động nhân dân tích cực đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực của các lực lượng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

- Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh mở chuyên mục "An toàn giao thông" trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh để tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông và đưa các tin, bài về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường Trung học phthông và Trung học cơ sở trin khai họp vi phụ huynh học sinh để tuyên truyền nhắc nhở, ký cam kết việc không giao xe máy, xe mô tô hai bánh cho học sinh khi chưa có Giấy phép lái xe và cam kết đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe máy, xe mô tô hai bánh, xe đạp điện khi tham gia giao thông. Hiệu trưởng các trường có quy định cụ thể việc x lý, kỷ luật học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông phù hợp với những trường hợp cụ th đrăn đe, giáo dục học sinh đồng thời thông báo cho phụ huynh học sinh biết đthực hiện. Các Trường giao cho giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở có hình thức kim tra giám sát thường xuyên đối với học sinh trong việc chấp hành các quy định van toàn giao thông và chịu trách nhiệm về kết quả giám sát đó.

- Tổ chức đưa giáo dục an toàn giao thông vào chương trình giảng dạy chính khóa tại các cp học. Đưa việc chp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông là một tiêu chí đánh giá thi đua của các cơ sở giáo dục, đào tạo và là một tiêu chun xét đạo đức, hạnh kiểm cuối năm của học sinh, sinh viên.

- Phi hp với Ban An toàn giao thông tỉnh tập huấn pháp luật trật tự an toàn giao thông cho đội ngũ giáo viên giảng dạy an toàn giao thông.

6. Sở Y tế.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế tchức và củng cố hệ thống cấp cứu đủ khả năng đáp ứng với cp cứu tai nạn giao thông để giảm tỷ lệ tử vong, giảm di chứng đi với nạn nhân tai nạn giao thông.

- Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh và Sở Giao thông vận tải kiểm tra việc khám và cp Giy chứng nhận sức khỏe đi với người lái xe tại các cơ sở y tế.

7. Sở Tài chính.

- Hàng năm, phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh phân bố kịp thời ngun thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt và đường thy ni địa cho nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh bố trí bổ sung nguồn vốn từ ngân sách Nhà nưc và có cơ chế để huy động nguồn vốn khác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh.

- Phi hợp với Công an tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh htrợ đi với lực lượng công an cấp xã huy động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đkhép kín địa bàn.

8. Đài Phát thanh và Truyền hình tnh, Báo Hà Giang.

- Phi hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh thng nhất nội dung tiếp tục duy tchuyên mục “An toàn giao thông” đtuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đm trật tự an toàn giao thông, văn hóa giao thông và các quy định xử phạt vi phạm hành chính đi với các hành vi vi phạm thường gặp.

- Phát hiện và phản ánh kịp thời những điểm còn tồn tại, những hành vi xâm hại đến kết cấu hạ tng giao thông làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

- Đưa tin biểu dương kịp thời gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến trong việc chấp hành các quy trình, quy chế công tác, chấp hành điều lệnh Công an nhân dân; đng thời phản ánh kịp thời hành vi tiêu cực, các hành vi vi phạm quy trình, quy chế công tác và vi phạm điu lệnh công an nhân dân của lực lượng thực thi công vụ khi làm nhiệm vụ.

9. Các Sở, ban, ngành của tỉnh.

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nâng cao nhận thức, gương mẫu chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đm trật tan toàn giao thông, đưa tiêu chí chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông vào bình xét các danh hiệu thi đua hàng năm của cá nhân, tập thể và của toàn đơn vị.

- Phối hợp chặt chẽ với Ban An toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan, đơn vị và các địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, kiềm chế và giảm dần tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.

10. Đnghị Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các hội, đoàn thể.

- Chủ động đẩy mạnh việc phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trt t an toàn giao thông bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng với ni dung phù hợp. Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông vào sinh hoạt định kỳ, là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức, đoàn thể và việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông là tiêu chí bình xét thi đua trong các tổ chức, đoàn thể.

- Phối hợp chặt chẽ với Ban An toàn giao thông tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải và các cơ quan, đơn vị và các địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, kiềm chế và giảm dần tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.

11. UBND, Ban An toàn giao thông cấp huyện, thành phố.

11.1. Tiếp tục kiện toàn, nâng cao hiệu quả của Ban An toàn giao thông cấp huyện theo hướng gọn nhẹ, phân công trách nhim cụ thể cho các thành viên, thường xuyên hàng tháng có kiểm điểm kết quả đạt được và đặt ra nhiệm vụ tháng kế tiếp.

11.2. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vc bảo đảm trật tự an toàn giao thông; đặc biệt là trong quản lý các bến khách ngang sông. Tổ chức giải tỏa hành lang an toàn giao thông trên địa bàn quản lý.

11.3. Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền pháp luật về trật tự an toàn giao thông phù hợp với điều kiện cụ thể của từng huyện, thành phố; phát huy hiệu quả tuyên truyền của hệ thống truyền thanh ở cơ sở.

11.4. Rà soát, xử lý các điểm mất an toàn giao thông trên hệ thống đường huyện. Chỉ đạo UBND cấp xã rà soát, xử lý các điểm mất an toàn giao thông trên đường xã và đường thôn, bản, đường xóm, đường ra đồng, ra rừng; có biển báo hiệu và phương pháp phòng tránh và hướng khắc phục cụ thể để tránh xảy ra tai nạn giao thông.

11.5. Thực hiện tốt việc thống kê, báo cáo theo quy định.

11.6. Ban An toàn giao thông thành phố Hà Giang phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh và Sở Giao thông vận tải thường xuyên rà soát, điều chỉnh hoàn thiện hệ thống báo hiệu đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Giang.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban An toàn giao thông tỉnh, các Sở, ngành thuộc tỉnh và UBND các cấp tiếp tục quán triệt các mục tiêu, yêu cầu và các giải pháp của Chỉ thị 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết 30/NQ-CP của Chính Phủ và Chương trình s 74-CTr/TU ngày 20/6/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của ngành, địa phương mình để triển khai thực hin. Kế hoạch của cơ quan đơn vị gửi về Sở Giao thông vận tải (cơ quan thưng trực Ban ATGT tỉnh) trước ngày 15/9/2013 đ tng hợp báo cáo UBND tỉnh, đồng thời, tiếp tục thực hiện nghiêm chế độ báo cáo như sau:

- Các cơ quan thành viên Ban An toàn giao thông tnh và Ban An toàn giao thông cp huyện: Hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và hết năm phải có báo cáo kết quthực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của ngành, đơn v và địa phương mình gi vBan An toàn giao thông tỉnh để tổng hp báo cáo Ủy ban An toàn giao thông Quc gia và UBND tỉnh.

- Khi xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm chết tại chỗ từ 03 ngưi trở lên, Ban An toàn giao thông cấp huyện phải báo cáo ngay thông tin ban đu bng điện thoại v Ban An toàn giao thông tnh để báo cáo Ủy ban An toàn giao thông Quc gia và UBND tỉnh.

2. Đề nghị các cấp ủy đảng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức đoàn thể tích cực tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên gương mẫu chp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

3. Giao Ban An toàn giao thông tỉnh chủ trì phối hp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải giúp UBND tỉnh kiểm tra, đôn đc việc tổ chức thực hiện; Định kỳ hàng năm xây dựng Kế hoạch, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Các Bộ: Công an, Giao thông vận tải;
- Thường trực Tnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT
UBND tỉnh;
- UBMTTQ tnh, các đoàn thể nhân dân;
-
Các Ban của Đảng;
- Các Sở, cơ quan thuộc
UBND tỉnh;
- UBND các huyện thành phố;
- Các thành viên Ban ATGT tnh;
- Văn phòng Ban ATGT tỉnh;
- Báo Hà Giang; Đài PT-TH tnh;
- Chánh văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, CV.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Đàm Văn Bông