Kế hoạch 140/KH-UBND về lưu chuyển, tiêu thụ rau, củ, quả an toàn vào nội thành Thành phố Hà Nội
Số hiệu: 140/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Văn Sửu
Ngày ban hành: 02/11/2012 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 140/KH-UBND

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

LƯU CHUYỂN, TIÊU THỤ RAU, CỦ, QUẢ AN TOÀN VÀO NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

Hiện nay dân số toàn Thành phố Hà Nội có hơn 7 triệu người, nhu cầu tiêu thụ rau xanh là rất lớn, khoảng 2.600 tấn/ngày, 950.000 tấn/năm. Trên địa bàn Thành phố hiện có 12.041 ha canh tác rau với sản lượng gần 600.000 tấn/năm đáp ứng khoảng 60% nhu cầu rau xanh của người dân Thủ đô (trong đó lượng RAT mới đáp ứng được 25-30% trên tổng nhu cầu) còn lại 40% lượng rau từ các địa phương khác đưa về (Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Lào Cai...) và một lượng rau đưa từ phía Nam.

Việc quản lý chất lượng rau đang trở thành vấn đề cần thiết và bức xúc đối với nhân dân Thủ đô. Việc tuân thủ các quy trình sản xuất rau an toàn, kiểm soát chất lượng rau lưu thông trên thị trường từ các vùng lân cận cung ứng cho Hà Nội chưa được thực hiện chặt chẽ nên chất lượng rau chưa đảm bảo, đc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xu đến sức khỏe, giảm sút niềm tin của người tiêu dùng. Mặt khác, mạng lưới kinh doanh rau an toàn hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân. Nhất là khu vực trung tâm Thành phố.

Đtừng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, tiêu thụ rau an toàn phục vụ nhân dân Hà Nội, trước mắt là khu vực trung tâm Thành phố, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch lưu chuyển tiêu thụ rau, củ, quả an toàn các loại (gọi tắt là: RAT) vào nội thành như sau:

I. Mục đích, yêu cầu:

1. Mục đích:

- Góp phần phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng ca nhân dân khu vực trung tâm Thành phố tại địa bàn các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng mặt hàng RAT, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phm, tiến tới mrộng ra địa bàn các quận khác và trên toàn địa bàn Thành phố nhằm đẩy mạnh việc sản xuất và tiêu thụ RAT cho Thành phố.

- Tạo tiền đề trong việc kết nối chặt chẽ giữa cơ sở sản xuất với cơ skinh doanh thu mua cung ứng rau, đảm bảo nguồn hàng, chất lượng rau tiến tới hình thành chuỗi kinh doanh rau, thực phẩm an toàn.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và UBND các quận, huyện trong việc nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý Nhà nước về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, kinh doanh, tiêu dùng các loại RAT.

2. Yêu cầu:

- Đảm bảo thường xuyên mặt hàng RAT có nguồn gốc, xuất xứ, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả ổn định tại các địa điểm bán RAT trên địa bàn 04 quận nội thành. Duy trì các điểm đang bán RAT và mở thêm các điểm bán mới cố định hoặc lưu động.

- Tăng cường công tác tuyên truyền về sản xuất, sơ chế, vận chuyển, kinh doanh RAT đáp ứng nhu cầu tiêu dùng RAT của nhân dân Thành phố.

II. Nội dung thực hiện:

1- Tổ chức các điểm kinh doanh RAT trên địa bàn các quận:

1.1. Đối với các địa điểm đang kinh doanh phân phối RAT thuộc các doanh nghiệp:

- Yêu cầu các doanh nghiệp sắp xếp để tăng quầy, diện tích bán RAT. Riêng đối với Tổng công ty Thương mại Hà Nội phải tăng quầy và diện tích đảm bảo tối thiểu thêm là 50% diện tích và quầy hiện có.

Hiện trên địa bàn Thành phố có 122 điểm bán RAT, trong đó tập trung tại các quận nội thành như: Ba Đình (10 điểm), Hoàn Kiếm (15 điểm), Đống Đa (14 điểm), Hai Bà Trưng (11 điểm), tổng số các điểm bán rau an toàn tại 04 quận chiếm 46% (50 điểm) toàn Thành phố. Các điểm bán rau chủ yếu ở trong các siêu thị, tại chợ dân sinh và cửa hàng đường phố, tuy nhiên phần lớn các điểm này lượng rau ít, chủng loại đơn điệu và tiêu thụ khó khăn.

1.2. Tiếp tục đầu tư mới các siêu thị, cửa hàng:

- Đầu tư mới các siêu thị, cửa hàng tại 04 quận nội thành Hà Nội, dự kiến bình quân là 10 siêu thị, cửa hàng cho mỗi quận.

- Căn cứ vào dự án đầu tư, UBND Thành phố sẽ hỗ trợ ti đa theo quy định của Nhà nước để các doanh nghiệp có điều kiện thực hiện.

1.3. Phát triển các điểm phân phối RAT tại các khu dân cư, khu tập thể, các cơ quan bng hình thức bán hàng lưu động hoặc bán hàng qua sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội:

- Số lượng các điểm phân phối RAT dự kiến tại 04 quận nội thành Hà Nội là:

+ Bán hàng lưu động: 15 điểm/quận năm 2012 và phát triển thêm 10 điểm/quận năm 2013. (Hiện nay đang có 40 điểm bán hàng trên địa bàn các quận);

+ Bán hàng qua Sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội, tại các khu dân cư, khu tập thể, các cơ quan: 15 điểm/quận năm 2012 và phát triển thêm 40 điểm/4 quận năm 2013.

- Đối với các quận khác tùy thuộc vào khả năng của các nhà phân phối và khả năng bố trí địa điểm của địa phương để phát triển các điểm bán RAT.

* UBND Thành phố sẽ xây dựng chính sách hỗ trợ cụ thể cho việc phát triển các siêu thị, cửa hàng, điểm kinh doanh RAT.

* Các điểm bán và xe ô tô vận chuyển RAT phải treo, đặt biển hiệu nhận diện RAT theo mẫu được UBND Thành phố phê duyệt.

2- Tổ chức liên kết giữa cơ sở sản xuất với cơ sở kinh doanh rau an toàn:

Các huyện đang triển khai vùng sản xuất RAT là: Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, Chương Mỹ, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thường Tín thông tin về các địa điểm sản xuất RAT, làm đầu mối trong việc tổ chức liên kết tiêu thụ RAT giữa các cơ sở sản xuất rau với các doanh nghiệp kinh doanh RAT.

3- Tổ chức vận chuyển RAT:

- RAT vận chuyển từ các cơ sở trồng rau tại các huyện vào bán tại các đim thuộc các quận phải có tem, nhãn nhận diện nguồn gốc xuất xứ của các cơ sở sản xuất, sơ chế RAT đã được cơ quan có thẩm quyền của Thành phố xác nhận.

- Phương tiện vận chuyển phải bằng ô tô được phép lưu hành 24/24h vào các điểm bán RAT tại các quận nội thành, được treo biển nhận diện theo quy định của Thành phố.

4- Công tác tuyên truyền:

Tổ chức tuyên truyền thông tin sản xuất và kinh doanh RAT theo các hình thức sau:

- Tuyên truyền trên hệ thống báo chí, Đài truyền hình Trung ương và Hà Nội.

- Tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của các phường, xã nơi sản xuất và kinh doanh rau an toàn.

- Tuyên truyền trực tiếp tại các điểm bán RAT.

5- Thời gian thực hiện:

Bắt đầu từ ngày 15/11/2012, các doanh nghiệp tchức bán RAT tại các địa đim đã lựa chọn. Thời gian bán hàng tùy theo từng vị trí, địa đim và cách thức bán hàng, có thể bán hàng cả ngày nếu địa điểm là các quầy hàng, kiốt cố định hoặc bán từ đu giờ sáng và cuối giờ chiều nếu là hình thức bán hàng lưu động.

III. Tổ chức thực hiện:

1. S Công Thương triển khai các nhiệm vụ sau:

- Chủ trì, phối hp với các cơ quan có liên quan trin khai thực hiện kế hoạch đến các cơ sở sản xuất RAT, các doanh nghiệp kinh doanh RAT.

- Chủ trì, phi hợp với Sở Tài chính đề xuất kinh phí hỗ trợ tổng thể: hỗ trợ kinh phí điểm bán RAT, kinh phí biển nhận diện RAT, kinh phí công tác tuyên truyn trình UBND Thành phố phê duyệt.

- Xây dựng biển nhận diện tại các điểm bán hàng và xe vận chuyn RAT trình UBND Thành phố phê duyệt.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp tổ chức thu mua RAT tại các địa đim các huyện đã đăng ký, cung ứng rau tại các địa điểm các quận đã đăng ký; kim tra, đôn đc trin khai thực hiện kế hoạch.

- Cơ quan thường trực báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch.

2- Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn:

- Làm việc với các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ cá thể sản xut RAT có năng lực và nhu cầu tham gia trực tiếp lưu chuyn và tiêu thụ RAT tại địa đim do Thành phgiao theo Đề án.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, giám sát về nguồn gốc, chất lượng, kiểm soát vi sinh vật, hóa chất tồn dư trong sản xuất và kinh doanh RAT.

- Chủ động và phối hp với các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kim tra, hậu kiểm vùng sản xut RAT, các cửa hàng kinh doanh rau đảm bảo ATTP.

- Tổ chức thiết kế, in ấn, quản lý, phát hành, gắn nhãn, tem nhận diện nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm RAT cho sn phẩm rau của các cơ sở sản xuất, sơ chế RAT giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết, tìm hiểu, lựa chọn.

3- Sở Thông tin - Truyền thông:

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan thông tn tuyên truyền về việc thực hiện bán RAT tại 04 quận nội thành, cung cấp nội dung tuyên truyền cho các quận, huyện, xã, phường nơi sản xuất, kinh doanh RAT để mọi người dân biết, lựa chọn trong việc sử dụng RAT.

4- Công an Thành ph, Sở Giao thông vận tải:

- Công an Thành phchủ trì phối hợp cùng Sở Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện cấp phép hoạt động 24/24h trên địa bàn Thành phố cho các xe ô tô vận chuyển RAT của các doanh nghiệp tham gia bán hàng.

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng trực thuộc tăng cường công tác giải tỏa các tụ điểm bán hàng ln chiếm lòng đường, vỉa hè gây mất vệ sinh, không đảm bảo an toàn trên địa bàn trung tâm Thành phố.

5- UBND các quận, huyện:

5.1. Ủy ban nhân dân các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng:

- Lựa chọn, khảo sát đăng ký các địa điểm có vị trí thuận tiện, đủ điều kiện để mở điểm bán RAT, làm việc với các đơn vị trực tiếp quản lý các địa điểm để giải quyết các thủ tục pháp lý bàn giao cho các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh RAT.

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chương trình trên hệ thống phát thanh phường; qua các cuộc họp, buổi sinh hoạt của Tổ dân phố, hội phụ n, người cao tuổi, cựu chiến binh để các tổ chức và nhân dân trên địa bàn hưng ứng, tham gia và mua hàng tại các điểm bán RAT.

- Đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường các địa điểm kinh doanh rau an toàn trên địa bàn quản lý. Xử lý các trường hp vi phạm theo thẩm quyền.

5.2. Ủy ban nhân dân các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, Thanh Trì, Chương Mỹ, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thường Tín:

- Đăng ký địa điểm sản xuất và sơ chế RAT, là đầu mối trong việc phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh RAT thực hiện bố trí ký kết hợp đồng tiêu thụ RAT giữa các cơ ssản xuất RAT với các doanh nghiệp.

- Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền về thực hiện các quy đnh trong sản xuất RAT và chủ trương của Thành phố vtiêu thụ RAT.

- Phối hợp với Sở NN&PTNT quản lý chất lượng sản xuất RAT trên địa bàn quản lý. Xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.

Để việc triển khai Kế hoạch đạt kết quả, từ ngày 13/11/2012, đề nghị UBND các quận, huyện chỉ đạo UBND các xã, phường, nơi tổ chức bán RAT phát thanh trên hệ thống truyền thanh của địa phương để mọi người dân biết, lựa chọn mua hàng.

6- Các doanh nghiệp kinh doanh rau an toàn:

- UBND Thành phgiao Tổng công ty Thương mại Hà Nội, các doanh nghiệp đang thực hiện Chương trình Bình ổn giá của Thành phố như: Công ty Intimex Việt Nam, Công ty CP Nhất Nam, Công ty CP sản xuất và thương mại An Việt, Sàn giao dịch rau quvà thực phẩm an toàn Hà Nội (thuộc Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu sản phẩm xanh Việt Nam) là những đơn vị chủ lực thực hiện việc cung cấp RAT cho Thành ph.

Vận động một số doanh nghiệp đang kinh doanh RAT, hợp tác xã sản xuất RAT có nhu cầu tham gia.

Các doanh nghiệp kinh doanh RAT có trách nhiệm:

- Chủ động phối hợp với UBND các huyện sản xuất RAT để thu mua RAT.

- Chủ động phi hợp với các quận tiếp nhận các địa điểm đủ điều kiện để bán RAT để triển khai tổ chức bán RAT theo giá do Sở Tài chính duyệt tại các điểm các quận đã đăng ký.

- Tổ chức treo biển hiệu nhận diện RAT theo mẫu do Thành phố phê duyệt tại các điểm bán và trên phương tiện vận chuyển RAT.

- Đăng ký xin cấp phép cho các phương tiện vận chuyển RAT được phép vào trung tâm Thành phố trong gicao điểm trình Thành phố quyết định.

- Báo cáo tiến độ thực hiện hàng tháng, quý về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.

Để thực hiện tốt kế hoạch, UBND Thành phố yêu cầu Sở Công Thương khn trương cùng các doanh nghiệp tìm địa điểm và lập dự án đu tư các trung tâm lưu chuyển, tiêu thụ rau, củ, quả an toàn vào nội thành Thành phố Hà Nội. Các Sở, Ban, Ngành, UBND các quận, huyện, các doanh nghiệp, HTX phối hợp chặt chẽ trong tchức thực hiện. Trong quá trình thực hiện kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mc và đề xuất các biện pháp để triển khai thực hiện đạt hiệu quả.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy HN;
- Thường trực UBND TP HN;
- Đ/c Nguyễn Thế Thảo - CT UBND TP (để b/c);
- Các đ/c PCT UBND TP (để b/c);
- VP Thành ủy HN; VP UBND TP (để b/c);
- Vụ KHCN-Bộ Công Thương;
- Các Sở: CT, NN&PTNT, TTTT, CATP (để t/h);
- UBND các quận, huyện (như trên) (để t/h);
- TCT TM HN (để t/h);
- Đài PTTH HN, báo HN mới, KTĐT
- Lưu VT, QLTM.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.