Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình 12-CTr/TU thực hiện Kết luận 05-KL/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW
Số hiệu: 130/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Võ Thành Thống
Ngày ban hành: 28/11/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 130/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 28 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 12-CTR/TU NGÀY 30 THÁNG 9 NĂM 2016 CỦA THÀNH ỦY CẦN THƠ VỀ THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 05-KL/TW CỦA BAN BÍ THƯ VỀ VIỆC TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 48-CT/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

Thực hiện Chương trình số 12-CTr/TU ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Thành ủy Cần Thơ về việc thực hiện Kết luận số 05-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới (viết tắt là Chương trình số 12-CTr/TU), Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn thành phố với các yêu cầu và nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra trong Chương trình số 12-CTr/TU, tập trung nâng cao hiệu quả phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm; tạo chuyển biến rõ rệt về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường lành mạnh, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

2. Xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp, phân công trách nhiệm cụ thể và cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa sở, ban ngành, đoàn thể trong việc thực hiện Chương trình  số 12-CTr/TU.

3. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống tội phạm, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia công tác phòng, chống tội phạm.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao vai trò của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị, xã hội trong công tác phòng, chống tội phạm

a) Tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm; đồng thời, cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch thực hiện tại địa phương, đơn vị;

b) Cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm, xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, lâu dài gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đưa công tác phòng, chống tội phạm vào chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện; tăng cường đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, kịp thời giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện công tác phòng, chống tội phạm;

c) Tiếp tục thực hiện nghiêm Quy định số 181-QĐ/TW ngày 30 tháng 3 năm 2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Tất cả cán bộ, đảng viên phải phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong phòng, chống tội phạm ngay từ trong gia đình, địa bàn nơi cư trú và tại cơ quan, đơn vị công tác. Kết quả thực hiện công tác phòng, chống tội phạm là một trong những tiêu chí để bình xét, phân loại đối với mỗi tổ chức đảng và đảng viên. Chú trọng phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý kiên quyết những cán bộ, đảng viên bao che, dung túng tội phạm hoặc có biểu hiện tiêu cực trong công tác này;

d) Thực hiện nghiêm Quy định số 101-QĐ/TW ngày 07 tháng 6 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp; Quy định số 03-QĐ/TU ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền phải chịu trách nhiệm trước hết về tình hình an ninh trật tự tại địa phương, đơn vị; phải thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tội phạm; chỉ đạo thực hiện tốt công tác nắm tình hình, chủ động xây dựng và thực hiện các phương án, kế hoạch phòng ngừa giải quyết các vấn đề bức xúc về an ninh, trật tự ngay từ cơ sở. Tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo an sinh xã hội, phòng ngừa tội phạm; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

2. Nâng cao chất lượng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng thế trận an ninh nhân dân rộng khắp, hiệu quả

a) Thực hiện có hiệu quả Chthị số 09-CT/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới. Tập trung xây dựng và củng cố phong trào ở các địa bàn trọng điểm, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo, địa bàn phức tạp về an ninh trật tự; xây dựng và nhân rộng các mô hình có hiệu quả về phòng, chống tội phạm theo hướng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh trật tự từ cơ sở;

b) Thực hiện tốt công tác quản lý địa bàn, nắm tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân; phát huy vai trò những người có uy tín trong đồng bào dân tộc, tôn giáo, vận động đồng bào chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Kịp thời khen thưng, động viên những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc;

c) Quan tâm công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho những người lầm lỗi đã cải tạo tốt trở về địa phương để họ sớm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập với cộng đồng. Thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; củng cố và duy trì hoạt động của các tổ hòa giải, các hòm thư tố giác tội phạm; kịp thời giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ nhân dân ngay từ cơ sở, không để kéo dài, hình thành “điểm nóng”, gây phức tạp về an ninh trật tự;

d) Tăng cường công tác nắm, dự báo tình hình để xác định rõ, chỉ đạo đột phá trong phòng, chống tội phạm, nhất là các loại tội phạm nghiêm trọng nổi lên trong thời gian qua. Thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội; đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, nhất là các trường hợp gây bức xúc trong dư luận để truy tố, xét xử công minh, chọn những vụ án điểm xét xử công khai để giáo dục, răn đe, phòng ngừa chung.

3. Củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm

a) Thường xuyên củng cố, kiện toàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc các cấp. Chú trọng nâng cao năng lực của lực lượng trực tiếp phòng, chống tội phạm từ thành phố đến cơ sở theo hướng tập trung, chuyên sâu, phân định rõ trách nhiệm, có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;

b) Tăng cường phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các tổ chức quần chúng và nhân dân trong việc tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp phòng, chống tội phạm, nhất là giữa Công an, Quân sự, Hải quan, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên. Phối hợp chặt chẽ có hiệu quả hơn công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, nhằm phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng quy định mọi hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm và không oan, sai;

c) Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, nâng cao năng lực, trình độ, ý thức trách nhiệm “vì nhân dân phục vụ” cho đội ngũ cán bộ các cơ quan thực thi pháp luật, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy, vững chắc của nhân dân; chú trọng các đơn vị trực tiếp chiến đấu với các loại tội phạm nghiêm trọng, nguy hiểm, như: Băng nhóm tội phạm hoạt động có tổ chức, ma túy, sử dụng công nghệ cao, tội phạm mua bán người, tội phạm tham nhũng, tội phạm về môi trường,... Nghiên cứu áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào công tác phòng, chống tội phạm. Tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật chuyên dùng cho các lực lượng đấu tranh, phòng chống tội phạm.

4. Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền về phòng, chống tội phạm

a) Tiếp tục củng cố, nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức thực hiện tốt hơn nữa Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của toàn thể cán bộ và nhân dân, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh;

b) Tích cực đổi mới, đa dạng các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, đơn vị. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống, về pháp luật phòng, chống tội phạm với nhiều hình thức phong phú, thiết thực, hướng mạnh về cơ sở, chú trọng các địa bàn trọng điểm, phức tạp, vùng nông thôn thường xảy ra tệ nạn xã hội, đặc biệt là nhóm đối tượng học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên, công nhân...;

c) Huy động mọi lực lượng, nguồn lực phục vụ công tác tuyên truyền từ cơ quan thông tin đại chúng đến các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội, những người có uy tín, chức sắc trong tôn giáo, dân tộc và hình thành mạng lưới tuyên truyền rộng khắp đến mọi nhà, mọi người trong cộng đồng dân cư. Nội dung tuyên truyền phải tập trung phản ánh các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật, các loại tội phạm, thủ đoạn phạm tội phổ biến; biểu dương những tấm gương, các điển hình tiên tiến trong tích cực phòng, chống tội phạm; phê phán những hành vi tiêu cực, tham nhũng, vô trách nhiệm trong công tác này.

5. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể quần chúng trong công tác phòng, chống tội phạm

a) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quy chế, chương trình phối hợp hành động, kế hoạch liên ngành về phòng, chống tội phạm giữa Mt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể quần chúng với các ngành chức năng. Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá mặt làm được, chưa làm được, nguyên nhân, giải pháp và rút kinh nghiệm; bổ sung, ký kết văn bản phối hợp mới nhằm góp phần hoàn thành cơ chế phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong công tác này;

b) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh công tác vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia tích cực phong trào phòng, chống tội phạm tại địa phương, đơn vị; phối hợp triển khai có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới với nhiều nội dung, hình thức phong phú, thiết thực, phù hợp từng địa bàn, đối tượng, tạo điều kiện để quần chúng nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương người tốt, việc tốt và các điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống tội phạm; chú trọng phát huy hiệu quả mô hình “Dân vận khéo” và củng cố, nâng cao chất lượng các tổ chức quần chúng tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Nhiệm vụ chung

Thủ trưởng sở, ban ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, trin khai thực hiện đng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chng vi phạm pháp luật và tội phạm, tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong tổ chức thực hiện, triển khai các giải pháp phòng, chống tội phạm, nhất là giữa Công an với Quân sự, Công an với Hải quan, Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên. Bảo đảm mọi hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm phải được phát hiện, xử lý kịp thời, đúng quy định của pháp luật, có tác dụng trừng trị tội phạm, giáo dục ý thức pháp luật trong nhân dân.

2. Nhiệm vụ cụ thể

a) Công an thành phố:

- Chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành, địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố triển khai, thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy Cần Thơ về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, cải cách tư pháp theo quy định; xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025, định hướng đến năm 2030. Triển khai đề án nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Công an thành phố trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu về phòng ngừa nghiệp vụ, phát hiện, điều tra tội phạm, truy bắt, vận động đối tượng truy nã ra đầu thú, thi hành án hình sự;

- Chỉ đạo Công an các cấp tăng cường công tác nắm tình hình tội phạm, công tác nghiệp vụ cơ bản, chủ động, phát hiện xử lý kịp thời các loại tội phạm, tích cực điều tra, nâng cao tỷ lệ phá án, các vụ án hình sự; tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; kịp thời phát hiện, điều tra án tham nhũng; chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về giữ, bắt, tạm giữ, tạm giam, tránh oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm; tiếp tục triển khai có hiệu quả các biện pháp chống bức cung, nhục hình; tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư tham gia các vụ án theo quy định của pháp luật; phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân các cấp trong công tác điều tra, truy tố, xét xử;

- Phối hợp với sở, ban ngành chức năng hướng dẫn, triển khai, thi hành có hiệu quả các luật, bộ luật đã được Quốc hội thông qua liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an. Triển khai, thực hiện có hiệu quả Đề án thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh trong hoạt động điều tra và bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho cơ quan điều tra các cấp theo quy định. Tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trách nhiệm công vụ cho đội ngũ Điều tra viên; kiên quyết loại bỏ khỏi bộ máy những cán bộ yếu kém về đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ; xem xét, điều chuyển biên chế phù hợp cho các địa phương xảy ra nhiều án, tránh áp lực quá nhiều công việc dẫn đến oan, sai, bỏ lọt tội phạm.

b) Sở Tư pháp:

Chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành, địa phương nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi, đôn đốc việc triển khai thi hành các luật, bộ luật đã được Quốc hội thông qua và các văn bản quy phạm pháp luật khác theo quy định; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với các quy định mới. Tăng cường kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý khi có sai phạm.

c) Thanh tra thành phố:

Tăng cường thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm, bảo đảm 100% các vụ việc khi thanh tra phát hiện có dấu hiệu tội phạm đều được chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền xem xét việc khởi tố, điều tra theo quy định. Tập trung thanh tra các ngành, lĩnh vực, chương trình, dự án trọng điểm dễ phát sinh tội phạm. Kiên quyết kiến nghị xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tham nhũng thông qua công tác thanh tra. Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các cơ quan thông tin truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

d) Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành tham mưu bảo đảm kinh phí phục vụ công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án, giữ gìn an ninh, trật tự trong kế hoạch ngân sách hằng năm, trong đó ưu tiên nguồn vốn xây dựng, cải tạo Trại tạm giam, các Nhà tạm giữ, kho vật chứng; bố trí kinh phí, có lộ trình thực hiện việc ghi âm, ghi hình có âm thanh và bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết khác theo quy định. Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, ngăn ngừa và xử lý tình trạng gian lận thương mại, trốn thuế, nợ thuế, hoàn thuế sai, chuyển giá. Chịu trách nhiệm thực hiện mục tiêu giảm các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính.

đ) Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Cần Thơ chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành tăng cường công tác quản lý các hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; thực hiện mục tiêu giảm các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý. Trong giải quyết, xử lý tội phạm, tích cực đôn đốc các tổ chức tín dụng trên địa bàn kịp thời áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của các đối tượng phạm tội khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chống tẩu tán tài sản, bảo đảm việc thu hồi theo đúng quy định của pháp luật.

e) Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố:

Chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành, địa phương tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án hình sự và thực hiện các mục tiêu đề ra tại Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình thực hiện nghị quyết của Quốc hội về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án năm 2016 và các năm tiếp theo và Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ.

g) Sở Công Thương:

Chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành, địa phương thực hiện mục tiêu giảm các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp; rà soát, siết chặt việc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

h) Sở Giao thông vận tải:

Chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành, địa phương thực hiện mục tiêu giảm các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải.

i) Sở Giáo dục và Đào tạo:

Chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành, địa phương chịu trách nhiệm tăng cường quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chú trọng giáo dục đạo đức trong nhà trường; chịu trách nhiệm thực hiện mục tiêu giảm các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

k) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành, địa phương thực hiện mục tiêu giảm các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư công, đấu thầu.

l) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

Chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành, địa phương tập trung thực hiện có hiệu quả công tác quản lý lao động, người nghiện ma túy và đổi mới công tác cai nghiện ma túy, phòng, chống tệ nạn xã hội; dạy nghề, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho người đã chấp hành xong hình phạt tù, nạn nhân bị mua bán trở về, người sau cai nghiện, đặc biệt là đối với người chưa thành niên. Chủ trì tham mưu xây dựng văn bản hướng dẫn về dạy nghề, dịch vụ việc làm, tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng trên.

m) Sở Nội vụ:

Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố kiện toàn tổ chức, bộ máy, phân bổ biên chế cho cơ quan chuyên trách về đấu tranh phòng, chống tội phạm thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố trên cơ sở vị trí việc làm và số lượng biên chế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phối hợp triển khai các văn bản hướng dẫn về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm.

n) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành, địa phương thực hiện mục tiêu giảm các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn; kiểm soát chặt chẽ chất lượng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi.

o) Sở Xây dựng:

Chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành, địa phương thực hiện mục tiêu giảm các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng. Chủ động phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực trong xây dựng cơ bản, quy hoạch phát triển đô thị; kịp thời xử lý nghiêm khắc các sai phạm trong lĩnh vực quản lý.

p) Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành, địa phương thực hiện mục tiêu giảm các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, môi trường.

q) Sở Thông tin và Truyền thông:

Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao trong lĩnh vực thông tin và truyền thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm thuộc quản lý của ngành trên địa bàn thành phố nhằm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi và kịp thời xử lý nghiêm việc cung cấp những thông tin không lành mạnh, văn hóa phẩm độc hại ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục, đạo đức, lối sống, trật tự, an toàn xã hội. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến nhân dân, vận động, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, khích lệ tinh thần đấu tranh chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong nhân dân.

r) Sở Y tế:

Chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; chịu trách nhiệm thực hiện mục tiêu giảm các vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực y tế, nhất là an toàn vệ sinh thực phẩm.

s) Ủy ban nhân dân quận, huyện:

Chỉ đạo, triển khai thực hiện toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chng vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác thi hành án; chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu đề ra tại Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ Kế hoạch này, trong đó trọng tâm là: kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, làm giảm các loại tội phạm nguy hiểm, số vụ phát hiện, khám phá các loại tội phạm về kinh tế, chức vụ và tham nhũng, ma túy, môi trường và tệ nạn xã hội; triệt xóa các tụ điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác thi hành án; có trách nhiệm b trí kinh phí thực hiện Quyết định số 1379/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ; chủ động phi hp với sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện các hoạt động của Kế hoạch này.

t) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các tổ chức thành viên, Tòa án nhân dân thành phố, Viện kiểm sát nhân dân thành phố phối hợp với Công an thành phố sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động của mình.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ nội dung Kế hoạch này, sở, ban ngành thành phốỦy ban nhân dân quận, huyện xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung đã đề ra.

2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành. Sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện chủ động bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước được giao hằng năm để triển khai, thực hiện. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân quận, huyện và cơ quan có liên quan tạo điều kiện về ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các cơ quan, lực lượng trực tiếp đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, lực lượng thi hành án thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ.

3. Công an thành phố chủ trì, phối hợp với sở, ban ngành có liên quan giúp Ủy ban nhân dân thành phố theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện Kế hoạch này; định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết đúng quy định.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình số 12-CTr/TU ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Thành ủy Cần Thơ về thực hiện Kết luận số 05-KL/TW của Ban Bí thư về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ Chính trị của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Thành Thống