Kế hoạch 13/KH-UBND 2019 thực hiện Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai
Số hiệu: | 13/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kiên Giang | Người ký: | Mai Anh Nhịn |
Ngày ban hành: | 28/01/2019 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Môi trường, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/KH-UBND |
Kiên Giang, ngày 28 tháng 01 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 160/2018/NĐ-CP NGÀY 29/11/2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG.
Thực hiện Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;
Căn cứ Công văn số 203/TWPCTT ngày 21/12/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai về việc xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị định số 160/2018/NĐ-CP của Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện Nghị định 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ đảm bảo tính thống nhất, kịp thời, hiệu quả, đáp ứng tình hình thực tế do thiên tai trên địa bàn tỉnh;
- Phân công trách nhiệm truyền tin thiên tai, xây dựng mạng lưới thông tin, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai;
- Phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó rủi ro thiên tai;
- Huy động, quyên góp và phân bổ nguồn lực cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.
2. Yêu cầu
- Xác định cụ thể nội dung công việc và trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện Nghị định;
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
II. NỘI DUNG
- Tổ chức kiện toàn, nâng cao năng lực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn các cấp;
- Xây dựng, triển khai thực hiện Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai các cấp; trong đó, xác định rõ trách nhiệm cụ thể của cấp thẩm quyền, các ngành chức năng trong việc ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng, triển khai Kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp theo chu kỳ kế hoạch 05 năm tương ứng với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được điều chỉnh hàng năm;
- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt việc thu Quỹ Phòng, chống thiên tai; huy động các nguồn lực khác, phân bổ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh kịp thời và hiệu quả;
- Đầu tư trang thiết bị, trang bị mạng lưới thông tin các cấp, trang thiết bị phục vụ hoạt động chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện Nghị định số 160/2018/NĐ-CP của Chính phủ đến các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các địa phương và nhân dân để quán triệt và tổ chức thực hiện;
- Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Trưởng ban phụ trách công tác phòng, chống thiên tai (quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 20 Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018);
- Là cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn tỉnh; tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc thành lập bộ phận chuyên trách thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm nhiệm vụ Văn phòng thường trực của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn tỉnh;
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn tỉnh; tổ chức kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn tỉnh; phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó thiên tai.
- Kết nối trực tuyến với cơ quan phòng, chống thiên tai Trung ương và các cấp ở địa phương phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy điều hành phòng, chống thiên tai.
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh:
+ Kiểm tra, đôn đốc các cấp, các ngành tổ chức kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn; phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên, gắn với trách nhiệm người đứng đầu các ngành, các cấp, được quy định tại Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018;
+ Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp báo cáo việc thống kê, đánh giá thiệt hại, xác định nhu cầu hỗ trợ, triển khai công tác khắc phục hậu quả và phục hồi tái thiết sau thiên tai;
- Tổ chức thực hiện tốt các nội dung về Quỹ Phòng, chống thiên tai theo quy định. Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và địa phương thực hiện tốt công tác cứu trợ, hỗ trợ thiên tai;
- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai;
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và các huyện, thành phố trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
- Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm Phó Trưởng ban phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn trên đất liền;
- Hàng năm, tổ chức kiện toàn Ban Chỉ huy trong công tác cứu hộ, cứu nạn trên đất liền tại đơn vị. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình hoạt động trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn.
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
- Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh làm Phó Trưởng ban phụ trách công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển và biên giới;
- Là cơ quan thường trực tìm kiếm, cứu nạn của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn tỉnh;
- Hàng năm, tổ chức chức kiện toàn Ban Chỉ huy trong công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển và biên giới tại đơn vị. Phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai trong phạm vi quản lý; trong đó, xác định rõ vai trò, trách nhiệm cụ thể của ngành ứng với từng cấp độ rủi ro thiên tai có thể ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh;
- Tổ chức huấn luyện, đào tạo, diễn tập, tập huấn cho các lực lượng tham gia hoạt động, phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài chính
- Tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh bố trí kinh phí, đầu tư trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cho Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy điều hành phòng, chống thiên tai;
- Hàng năm, cân đối nguồn ngân sách; kinh phí Quỹ Phòng, chống thiên tai; các nguồn kinh phí hợp pháp khác để kịp thời hỗ trợ khắc phục thiên tai theo quy định;
- Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình. Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định sử dụng dự phòng ngân sách địa phương và các nguồn lực khác của địa phương để khắc phục kịp thời hậu quả thiên tai trên địa bàn.
5. Sở Thông tin và Truyền thông.
Chỉ đạo các cơ quan báo, đài tỉnh; cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang thông tin điện tử các sở, ngành, huyện, thành phố; đài truyền thanh các huyện, thành phố:
- Tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo ứng phó thiên tai của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn và các văn bản chỉ đạo của tỉnh; tăng cường thông tin, tuyên truyền Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Đưa tin đầy đủ nội dung, tần suất phát các bản tin chỉ đạo ứng phó thiên tai của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn và chỉ đạo của tỉnh;
- Thời lượng phát tin chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai bao gồm thời gian phát đầy đủ nội dung văn bản chỉ đạo, chỉ huy ứng phó thiên tai của cơ quan có thẩm quyền, bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai, nêu rõ sự thay đổi của nội dung văn bản chỉ đạo, chỉ huy, cập nhật tình hình diễn biến thiên tai, các hoạt động ứng phó thiên tai, phù hợp với diễn biến thiên tai và ứng phó của địa phương;
- Phối hợp cùng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn các cấp hướng dẫn cụ thể nội dung và tần suất, thời lượng phát tin chỉ huy ứng phó thiên tai trên các hệ thống thông tin trên địa bàn. Những nơi không có phát thanh, truyền thanh, truyền hình sử dụng các phương tiện, dụng cụ, hiệu lệnh truyền thống theo quy ước của địa phương để thông báo tới các hộ gia đình thuộc diện bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
6. Đài Khí tượng - Thủy văn Kiên Giang
Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan có liên quan tổ chức phổ biến kịp thời và chính xác các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn; Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn cấp trên và cùng cấp trên địa bàn được cảnh báo.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Thực hiện công tác tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn cấp huyện, được quy định tại Điều 21 Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác tổ chức, nhiệm vụ của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn cấp xã, được quy định tại Điều 22 Nghị định số 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018;
- Chỉ đạo Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn cấp huyện phổ biến, hướng dẫn Nghị định này đến các ban, ngành, đơn vị và các địa phương thuộc cấp huyện để tổ chức thực hiện.
Căn cứ Nghị định số 160/2018/NĐ-CP của Chính phủ và nội dung Kế hoạch này, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của ngành, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Định kỳ, đột xuất tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện của ngành, đơn vị, địa phương về UBND tỉnh (qua Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn tỉnh - Sở Nông nghiệp và PTNT).
Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc; đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, để được xem xét, giải quyết kịp thời./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Nghị định 160/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống thiên tai Ban hành: 29/11/2018 | Cập nhật: 01/12/2018