Kế hoạch 122/KH-UBND về thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2018 và năm 2019
Số hiệu: | 122/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lạng Sơn | Người ký: | Hồ Tiến Thiệu |
Ngày ban hành: | 20/08/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Giáo dục, đào tạo, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 122/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 20 tháng 8 năm 2018 |
Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020;
Quyết định số 2080/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;
Công văn số 343/BGDĐT-ĐANN ngày 26/01/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đề xuất kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025;
Công văn số 3258/BGDĐT-ĐANN ngày 02/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hoàn thiện Kế hoạch giai đoạn 2017 - 2025 và hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 và năm 2019 của Đề án NNQG;
Thông tư liên tịch số 98/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 18/6/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung và mức chi thực hiện Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”.
Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, tiếp tục triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc, giao tiếp, hội nhập; tăng cường năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập quốc tế, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước; tạo nền tảng phổ cập ngoại ngữ cho giáo dục phổ thông vào năm 2025.
1. Nhiệm vụ 1: Triển khai chương trình, sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế, phù hợp với đặc thù của Việt Nam
1.1. Nội dung 1: Triển khai chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ bậc mầm non
a) Mục tiêu: Từng bước tiếp cận và chuẩn bị các điều kiện cho việc triển khai chương trình làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mầm non ở một số cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh.
b) Hoạt động:
- Rà soát, nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện triển khai chương trình làm quen với ngoại ngữ ở một số cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng điều kiện dạy học ngoại ngữ và phù hợp nhu cầu xã hội.
- UBND các huyện, thành phố chỉ đạo việc rà soát, theo dõi và tổng hợp số liệu triển khai dạy học ngoại ngữ ở bậc mầm non.
c) Sản phẩm dự kiến: Kết quả rà soát các điều kiện để chuẩn bị cho triển khai chương trình làm quen với ngoại ngữ cho trẻ mầm non.
d) Thời gian thực hiện: Từ tháng 9/2018 đến tháng 9/2019
đ) Đơn vị chủ trì/phối hợp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thành phố.
e) Kinh phí: Nguồn xã hội hóa.
1.2. Nội dung 2: Triển khai chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ các trường phổ thông
a) Mục tiêu: Chuẩn bị điều kiện cho việc triển khai chương trình môn ngoại ngữ tự chọn lớp 1 và lớp 2; phấn đấu 100% trường tiểu học (TH), 60% số trường trung học cơ sở (THCS), 40% số trường trung học phổ thông (THPT) tổ chức dạy học chương trình 10 năm (từ lớp 3 đến lớp 12). Triển khai dạy học tiếng Trung Quốc ở cấp THCS và THPT là ngoại ngữ 2, tiếng Anh là ngoại ngữ 1 (và ngược lại) ở những nơi đáp ứng yêu cầu.
b) Hoạt động:
- Đẩy mạnh triển khai dạy tiếng Anh chương trình 10 năm từ lớp 3 đến lớp 5 đạt 100% trường TH vào năm học 2019 - 2020.
- Thực hiện việc rà soát điều kiện triển khai Chương trình làm quen tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 hoàn thành vào tháng 9/2019; tổ chức thực hiện ở những nơi có điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu. Việc tổ chức dạy học ngoại ngữ tùy thuộc vào điều kiện từng trường để bố trí thời lượng dạy học hợp lý.
- Mở rộng việc triển khai dạy tiếng Anh chương trình 10 năm ở cấp THCS và cấp THPT. Chuẩn bị các điều kiện tổ chức dạy học; chủ động xây dựng và triển khai các chương trình bổ trợ môn tiếng Anh phù hợp với điều kiện thực tế dạy học, bao gồm cả chương trình bổ trợ ôn thi THPT quốc gia năm 2019.
- Tiếp tục triển khai dạy học tiếng Trung Quốc ở cấp THCS và cấp THPT là ngoại ngữ 2, tiếng Anh là ngoại ngữ 1 và ngược lại.
- Tiếp tục tổ chức dạy một số môn học bằng tiếng Anh ở cấp THCS, THPT.
c) Sản phẩm dự kiến: Kết quả rà soát điều kiện triển khai Chương trình làm quen tiếng Anh lớp 1 và lớp 2; kết quả triển khai chương trình Tiếng Anh 10 năm; kết quả thực hiện chương trình bổ trợ môn Tiếng Anh cấp THPT; dạy học một số môn bằng tiếng Anh; dạy học tiếng Trung Quốc ở trường phổ thông.
d) Thời gian: Tháng 9/2018 - 9/2019.
đ) Đơn vị chủ trì/phối hợp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông.
e) Kinh phí: 600.000.000 đồng.
1.3. Nội dung 3: Bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức
a) Mục tiêu: Tăng cường năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
b) Hoạt động:
- Nghiên cứu triển khai việc xây dựng hoặc chỉnh sửa, bổ sung chương trình chi tiết trình độ bậc 2 và bậc 3 tiếng Anh, tiếng Trung Quốc cho cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh công tác bồi dưỡng thường xuyên theo hướng đổi mới hình thức tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả, thiết thực, nhằm phát triển năng lực của giáo viên.
- Triển khai dạy học ngoại ngữ, chú trọng môn Tiếng Anh ở các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, bảo đảm 100% học viên các lớp bổ túc THPT được học ngoại ngữ.
- Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng sư phạm ngoại ngữ; khuyến khích triển khai các chương trình đào tạo giáo viên bằng ngoại ngữ; thực hiện chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường; xây dựng các chương trình bồi dưỡng phù hợp với năng lực giáo viên.
- Các ngành đào tạo chuyên ngoại ngữ triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo; các ngành khác triển khai chương trình ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra và ngành đào tạo; triển khai một số chương trình đào tạo giáo viên bằng ngoại ngữ.
- Đảm bảo 100% sinh viên sư phạm tốt nghiệp đạt yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên và khung năng lực giáo viên ngoại ngữ theo các cấp học và trình độ đào tạo.
- Tăng cường tổ chức liên kết đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ với các tổ hức, cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước.
c) Sản phẩm dự kiến: Chương trình tiếng Trung Quốc bậc 2 và bậc 3; kết qủa triển khai dạy học tiếng Anh ở trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; đào tạo sinh viên, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ; triển khai chương trình tiếng Anh tăng cường cho sinh viên; kết quả liên kết đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
d) Thời gian: Tháng 9/2018 đến tháng 12/2019
đ) Đơn vị chủ trì/phối hợp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Cao đẳng Sư phạm, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ - tin học, Trường cao đẳng nghề Lạng Sơn.
e) Kinh phí: 70.000.000 đồng (Dành cho xây dựng chương trình tiếng Trung Quốc) kết hợp các nguồn kinh phí khác, trong đó có nguồn kinh phí xã hội hóa.
2. Nhiệm vụ 2: Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học ngoại ngữ
a) Mục tiêu: Đổi mới kiểm tra, đánh giá về ngoại ngữ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và từng bước triển khai định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá ngoại ngữ ở các cấp học phổ thông.
b) Hoạt động:
- Từng bước triển khai, bổ sung ngân hàng câu hỏi về kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ.
- Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về ngoại ngữ và khảo thí ngoại ngữ, tăng cường tập huấn cho giáo viên về công tác kiểm tra, đánh giá.
- Hợp tác với các cơ sở tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ độc lập trong tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực giáo viên theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế.
- Áp dụng kiểm tra đánh giá năng lực ngoại ngữ của giáo viên, học sinh trên máy tính và trực tuyến.
c) Sản phẩm dự kiến: Kết quả triển khai định hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; kết quả bồi dưỡng giáo viên về kiểm tra, đánh giá; kết quả hợp tác đánh giá giáo viên theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế; triển khai định hướng đánh giá năng lực ngoại ngữ của giáo viên, học sinh trên máy tính và trực tuyến.
d) Thời gian: Tháng 8/2018 đến tháng 12/2019
đ) Đơn vị chủ trì/phối hợp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Cao đẳng Sư phạm, các trường phổ thông.
e) Kinh phí: 600.000.000 đồng.
3. Nhiệm vụ 3: Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ đủ về số lượng và bảo đảm chất lượng
a) Mục tiêu: Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy ngoại ngữ phổ thông. Phấn đấu đến hết năm 2019 có 50% số giáo viên dạy tiếng Anh cấp TH, 65% giáo viên dạy tiếng Anh cấp THCS đạt năng lực bậc 4; phấn đấu 45% giáo viên dạy tiếng Anh cấp THPT, cao đẳng đạt bậc 5 về ngoại ngữ.
b) Hoạt động:
- Tuyển dụng giáo viên, giảng viên ngoại ngữ bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để triển khai dạy học ngoại ngữ theo các cấp học và trình độ đào tạo, bảo đảm phù hợp với các quy định hiện hành.
- Củng cố và phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ; giáo viên, giảng viên dạy các môn khoa học và chuyên ngành bằng ngoại ngữ. Tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ cho 150 giáo viên phổ thông; bồi dưỡng năng lực sư phạm cho 150 giáo viên phổ thông.
- Tổ chức bồi dưỡng năng lực ngoại ngữ, năng lực sư phạm, đặc biệt là năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học ngoại ngữ cho giáo viên, giảng viên ngoại ngữ, giáo viên, giảng viên dạy các môn khoa học và chuyên ngành bằng ngoại ngữ; ưu tiên việc bồi dưỡng đối với giảng viên sư phạm ngoại ngữ, giáo viên tiếng Anh cấp TH, giáo viên tại các khu vực khó khăn.
c) Sản phẩm dự kiến: Bố trí hợp lý giáo viên dạy ngoại ngữ; bảo đảm giáo viên đạt chuẩn bậc 4 cấp TH, THCS và bậc 5 cấp THPT; nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giảng viên ngoại ngữ.
d) Thời gian: Tháng 8/2018 đến tháng 12/2019.
đ) Đơn vị chủ trì/phối hợp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường Cao đẳng Sư phạm, các trường phổ thông, các trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ bồi dưỡng, khảo thí ngoại ngữ.
e) Kinh phí: 8.880.000.000 đồng.
4. Nhiệm vụ 4: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), tăng cường điều kiện dạy và học ngoại ngữ
a) Mục tiêu: Tăng cường ứng dụng CNTT và các điều kiện dạy học ngoại ngữ
b) Hoạt động:
- Xây dựng hệ thống học liệu trực tuyến mở về ngoại ngữ ở các cấp học phổ thông; tập huấn giáo viên về khả năng truy cập, khai thác nguồn học liệu mở một cách hiệu quả.
- Tăng cường trang thiết bị cần thiết đáp ứng được yêu cầu ứng dụng CNTT trong dạy và học ngoại ngữ, ưu tiên các khu vực khó khăn.
- Tham gia chương trình bồi dưỡng, tăng cường năng lực quản lý CNTT của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc triển khai hoạt động dạy và học ngoại ngữ.
c) Sản phẩm dự kiến: Bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học ngoại ngữ; tiếp cận và khai thác hệ thống học liệu mở của Bộ Giáo dục và Đào tạo; nâng cao năng lực quản lý CNTT trong dạy học ngoại ngữ.
d) Thời gian: Tháng 9/2018 đến tháng 12/2019.
đ) Đơn vị chủ trì/phối hợp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo (chủ trì), các sở, ngành của tỉnh, các trường phổ thông liên quan.
e) Kinh phí: 5.800.000.000 đồng.
5. Nhiệm vụ 5: Đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, xây dựng môi trường dạy và học ngoại ngữ
a) Mục tiêu: Tăng cường công tác truyền trông giáo dục, chú trọng công tác dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh.
b) Hoạt động:
- Cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành Giáo dục và Đào tạo và các ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức; cung cấp thông tin kịp thời đến toàn xã hội, đặc biệt là giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên và cán bộ quản lý giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức xã hội, nhất là đối với học sinh, sinh viên, cán bộ, công chức, viên chức về lợi ích của việc dạy và học ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu hội nhập; thu hút sự quan tâm, đóng góp của cộng đồng cho công tác dạy và học ngoại ngữ.
- Khuyến khích các cơ sở giáo dục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các cá nhân, tổ chức quốc tế phù hợp với điều kiện dạy và học ngoại ngữ của tỉnh.
- Phát triển và nhân rộng mô hình tự học, tự nâng cao trình độ ngoại ngữ; tăng cường xây dựng môi trường sử dụng ngoại ngữ, ưu tiên các hoạt động theo định hướng nghề nghiệp, phục vụ nhu cầu công việc và hỗ trợ kết nối việc làm; phát động các phong trào học và sử dụng ngoại ngữ (giáo viên và học sinh cùng học ngoại ngữ, Câu lạc bộ ngoại ngữ, Olympic ngoại ngữ...); xây dựng các chương trình ngoại ngữ, các hoạt động sử dụng ngoại ngữ, dạy ngoại ngữ trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng, tạo cơ hội tiếp cận ngoại ngữ cho nhiều đối tượng khác nhau.
c) Sản phẩm dự kiến: Các bài báo, chương trình truyền thông về dạy học ngoại ngữ, chương trình dạy ngoại ngữ trên truyền hình. Kết quả phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện công tác truyền thông trong dạy học ngoại ngữ; kết quả tổ chức các hoạt động các Câu lạc bộ ngoại ngữ, xây dựng môi trường, phong trào học ngoại ngữ.
d) Thời gian: Tháng 9/2018 đến tháng 12/2019.
đ) Đơn vị chủ trì/phối hợp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành, cơ quan báo chí, các trường phổ thông.
e) Kinh phí: 120.000.000 đồng.
6. Nhiệm vụ 6: Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy và học ngoại ngữ
a) Mục tiêu: Tăng cường công tác xã hội hóa trong dạy học ngoại ngữ.
b) Hoạt động:
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hỗ trợ, hợp tác, đầu tư, cung cấp các dịch vụ dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là các chương trình dạy và học ngoại ngữ theo hướng ứng dụng CNTT.
- Khuyến khích và phát huy cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục và đào tạo trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ.
- Phát huy vai trò của các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh, tăng cường kiểm soát chất lượng dạy học của các trung tâm ngoại ngữ.
c) Sản phẩm dự kiến: Kết quả của việc xã hội hóa trong dạy học ngoại ngữ (số học sinh tham gia học các chương trình ngoại ngữ bổ trợ; việc tự chủ của các trung tâm ngoại ngữ).
d) Thời gian: Từ tháng 8/2018 đến tháng 12/2019.
đ) Đơn vị chủ trì/phối hợp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ - tin học.
e) Kinh phí: Nguồn kinh phí xã hội hóa.
7. Nhiệm vụ 7: Nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án
a) Mục tiêu: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Đề án.
b) Hoạt động:
- Bồi dưỡng cán bộ quản lý về xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án.
- Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo kết quả thực hiện Đề án.
c) Sản phẩm dự kiến: Kết quả kiểm tra việc dạy học ngoại ngữ tại các đơn vị trường học, các trung tâm ngoại ngữ - tin học; kiểm tra dạy thêm học thêm ngoại ngữ; báo cáo kết quả thực hiện Đề án thường xuyên, định kỳ.
d) Thời gian: Từ tháng 8/2018 đến tháng 12/2019.
đ) Đơn vị chủ trì/phối hợp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo, các phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường phổ thông, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên, ngoại ngữ - tin học.
e) Kinh phí: 20.000.000 đồng.
1. Tổng kinh phí
Tổng kinh phí giai đoạn 2018 - 2019 là 17.490.000.000,đ (Mười bảy tỷ bốn trăm chín mươi triệu đồng), trong đó:
- Kinh phí Chương trình, tài liệu dạy và học ngoại ngữ: 670 triệu đồng (Sáu trăm bảy mươi triệu đồng);
- Kinh phí cho kiểm tra, đánh giá trong dạy và học ngoại ngữ: 600 triệu đồng (Sáu trăm triệu đồng);
- Kinh phí cho phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên: 7.800 triệu đồng (Bảy tỷ tám trăm triệu đồng).
- Kinh phí cho các hoạt động bổ trợ dạy và học ngoại ngữ: 2.480 triệu đồng (Hai tỷ bốn trăm tám mươi triệu đồng).
- Kinh phí cho truyền thông, hợp tác quốc tế, thiết bị dạy và học ngoại ngữ: 5.920 triệu đồng (Năm tỷ chín trăm hai mươi triệu đồng).
- Kinh phí quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện Đề án: 20 triệu đồng (Hai mươi triệu đồng).
2. Nguồn kinh phí
- Nguồn kinh phí đề nghị cấp từ Trung ương: 8.870 triệu đồng (Tám tỷ tám trăm bảy mươi triệu đồng);
- Nguồn kinh phí của địa phương: 6.210 triệu đồng (Sáu tỷ hai trăm mười triệu đồng);
- Nguồn thu của các cơ sở giáo dục và đào tạo, nguồn tài trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa khác: 2.410 triệu đồng (Hai tỷ bốn trăm mười triệu đồng).
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế, xã hội rất khó khăn, việc triển khai Đề án ngoại ngữ, đặc biệt là kinh phí và đội ngũ giáo viên có nhiều hạn chế. Do vậy tỉnh Lạng Sơn trân trọng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo dành nhiều quan tâm hơn đối tỉnh Lạng Sơn trong triển khai Đề án, cụ thể là:
- Phân bổ kinh phí hỗ trợ cho việc triển khai các hoạt động với tổng kinh phí đề xuất là 8.870 triệu đồng (Tám tỷ tám trăm bảy mươi triệu đồng).
- Hỗ trợ chuyên gia trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
- Bổ sung trang thiết bị, tài liệu tham khảo phục vụ việc dạy học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này.
(Kèm theo Kế hoạch là Phụ lục kinh phí cho các hoạt động năm 2018 và năm 2019)./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Công văn 3258/BGDĐT-ĐANN về hoàn thiện Kế hoạch giai đoạn 2017-2025 và hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 và năm 2019 của Đề án ngoại ngữ quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Ban hành: 02/08/2018 | Cập nhật: 14/11/2018
Quyết định 2080/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025 Ban hành: 22/12/2017 | Cập nhật: 27/12/2017
Quyết định 1400/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Ban hành: 18/08/2015 | Cập nhật: 19/08/2015
Quyết định 1400/QĐ-TTg năm 2008 về việc phê duyệt đề án "dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" Ban hành: 30/09/2008 | Cập nhật: 04/10/2008
Quyết định 1400/QĐ-TTg năm 2007 về việc tặng thưởng bằng khen của Thủ tướng chính phủ Ban hành: 15/10/2007 | Cập nhật: 18/10/2007