Kế hoạch 120/KH-UBND năm 2017 thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”
Số hiệu: 120/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Phạm Văn Thủy
Ngày ban hành: 03/07/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Giáo dục, đào tạo, Dân tộc, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 120/KH-UBND

Sơn La, ngày 03 tháng 07 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ EM MẦM NON, HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2017 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025”

Căn cứ Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu sgiai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2005”; Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiu học vùng dân tộc thiu sgiai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”.

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiu học vùng dân tộc thiu stỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Sơn La cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án nhằm nâng cao chất lượng tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non (MN), học sinh tiu học (TH) vùng dân tộc thiểu số (DTTS), góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ MN người DTTS đến trường Tiu học đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông vùng DTTS trên địa bàn tỉnh.

2. Việc triển khai thực hiện Đề án trong phạm vi tỉnh đảm bảo hiệu quả thiết thực, đúng tiến độ và huy động được nhiều nguồn lực cùng tham gia.

3. Đối tượng và phạm vi áp dụng: gồm các cơ sở GDMN, TH có trẻ em, học sinh người DTTS trên địa bàn tỉnh; trẻ em trong độ tuổi MN, học sinh TH (sau đây gọi chung là trẻ em) người DTTS thuộc các huyện, thành phố trong tỉnh.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS, đảm bảo cho các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt đhoàn thành Chương trình giáo dục mầm non (GDMN), Chương trình giáo dục tiểu học (GDTH); tạo tiền đề để học tập và lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sng và phát triển bền vững các DTTS, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của tỉnh nói riêng và đất nước nói chung.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2020

- Có ít nhất 35% trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp; trong đó, đảm bảo 100% trẻ em DTTS trong các cơ sở GDMN được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tui.

- 100% học sinh DTTS trong các cơ sở GDTH được tiếp tục tăng cường tiếng Việt.

2.2. Đến năm 2025

- Có ít nhất 50% trẻ em người DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo được huy động ra lớp; trong đó, đảm bảo 100% trẻ em DTTS trong các cơ sở GDMN được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.

- 100% học sinh DTTS trong các cơ sở GDTH tiếp tục được tăng cường tiếng Việt.

III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác truyền thông

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt mục đích, ý nghĩa và sự cn thiết của Kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tiếng Việt tới các cấp ủy, chính quyền, cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục các cấp, giáo viên mầm non (GVMN), giáo viên tiểu học (GVTH), các bậc cha mẹ, học sinh và cộng đồng vùng DTTS của tỉnh.

- Xây dựng các phóng sự và các trang tin, chuyên mục, chuyên đề về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS trên hệ thống báo, đài phát thanh truyền hình của các địa phương trong tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các cp, các ngành, các tổ chức xã hội, các bậc cha mẹ và cộng đồng cùng tham gia có hiệu quả việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS.

- Tuyên truyền, hỗ trợ, bồi dưỡng cho các bậc cha mẹ là người DTTS về việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em đxây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng nhằm giúp trẻ em thói quen giao tiếp bằng tiếng Việt chủ động, tự tin.

- Vận động các gia đình người DTTS tạo điều kiện cho trẻ em đến trường, lớp và được học 2 bui/ngày đcó nhiều cơ hội giao lưu bng tiếng Việt tích cực, hiệu quả và đảm bảo tính chuyên cần.

- Đưa chỉ tiêu tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS vào chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương đchỉ đạo và thực hiện; kết quả tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS là một trong các tiêu chí đbình xét, đánh giá, xếp loại các tổ chức, đoàn th, đơn vị văn hóa và gia đình văn hóa theo định kỳ hằng năm.

2. Đầu tư học liu, đồ dùng, đồ chơi và xây dựng môi trường tiếng Việt cho trẻ em

a) Đầu tư học liệu, đồ dùng, đồ chơi

- Tổ chức rà soát thực trạng học liệu, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ em trong các cơ sở GDMN, GDTH thuộc vùng DTTS của tỉnh.

- Mua sắm bổ sung, thay thế và cung cấp học liệu, tranh ảnh, trang thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với từng độ tui của trẻ em đxây môi trường tiếng Việt tại tất cả các nhóm, lớp, điểm trường MN, TH thuộc các xã khó khăn (KK) và đặc biệt khó khăn (ĐBKK) nhằm thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS đạt hiệu quả cao.

- Phát động phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tới toàn thể đội ngũ CBQL, GVMN, GVTH, khuyến khích các bậc cha mẹ và cộng đồng cùng sưu tầm nguyên vật liệu đsáng tạo đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học nhằm bổ sung thêm trang thiết bị cho các nhóm, lớp MN, TH thuộc vùng DTTS để hỗ trợ quá trình tăng cường tiếng Việt cho trẻ em có hiệu quả thiết thực.

b) Xây dựng và duy trì tốt môi trường tiếng Việt trong các cơ sở GDMN, GDTH vùng DTTS của tỉnh

- Phối hợp tạo môi trường giao tiếp bng tiếng Việt ngay trong gia đình, tuyên truyền vận động các bậc cha mẹ thường xuyên nói chuyện, kchuyện, giao tiếp, kèm cặp trẻ em đọc, phát âm chữ cái bằng tiếng Việt tại gia đình. Khuyến khích mọi người trong cộng đồng nơi trẻ sinh sống tích cực nói tiếng Việt đhình thành ở trẻ em thói quen sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày.

- Xây dựng “Góc tiếng Việt” tại trường, lớp MN hoặc “Thư viện xanh” tại trường TH nhằm tạo môi trường tiếng Việt phong phú đtrẻ em được khám phá và trải nghiệm và trau dồi vốn tiếng Việt; tận dụng các điều kiện cơ sở vật chất sẵn có tại trường, lớp để giao nhiệm vụ cho trẻ em, khuyến khích trẻ em giao tiếp, tương tác bằng tiếng Việt theo các chủ đề “Tiếng Việt của chúng em”, “Câu lạc bộ nói, viết bằng tiếng Việt” nhằm giúp cho trẻ em tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Việt, đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn tiếng Việt ở trường TH.

- Xây dựng mô hình điểm về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS phù hợp với điều kiện thực tiễn của từng địa phương để tạo cơ hội cho CBQL, GVMN, GVTH tham quan, học tập, nhân rộng mô hình, trong đó chú trọng hình thành ở trẻ em MN kỹ năng nghe, nói bng tiếng Việt để tiếp tục hình thành kỹ năng đọc, viết đối với học sinh TH nhằm đảm bảo mục tiêu của kế hoạch thực hiện Đề án.

- Triển khai có hiệu quả phần mềm dạy học tiếng Việt phù hợp với các nhóm, lớp, điểm trường MN, TH thuộc xã KK, ĐBKK để phục vụ việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em, học sinh người DTTS. Tiếp tục sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị đã được đầu tư từ các Dự án SEQAP, VNEN đhỗ trợ các hoạt động tăng cường tiếng Việt cho học sinh tiểu học.

3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, GV trong các cơ sở GDMN, GDTH và đội ngũ cộng tác viên hỗ trngôn ngữ cho trẻ em người DTTS

- Tổ chức bồi dưỡng kịp thời cho đội ngũ CBQL, GVMN, GVTH trong tỉnh về công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho trẻ em người DTTS phù hợp với thực tiễn, trong đó chú trọng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lồng ghép, tích hợp chủ đề, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS nhm thực hiện có hiệu quả Chương trình GDMN, GDTH.

- Kết hợp lồng ghép với các lớp tập huấn mô đun nâng cao về Giáo dục phát triển ngôn ngữ” nhằm giúp GV có hiu biết đầy đủ hơn về phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm trong giáo dục phát triển ngôn ngữ và chuẩn bị tiếng Việt nhằm hình thành kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt cho trẻ em trong quá trình chuyn tiếp từ MN lên TH.

- Tchức bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em người DTTS tại vùng DTTS.

- Bồi dưỡng tiếng dân tộc ngắn hạn và cấp chứng chỉ cho GVMN, GVTH dạy tại vùng DTTS nhằm hỗ trợ giáo viên nâng cao chất lượng tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo GVMN, GVTH trong tỉnh (Trường Cao đng Sơn La, Trường Đại học Tây Bắc) đbổ sung nội dung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn cho GVMN, GVTH nhằm trang bị kịp thời kiến thức mới về công tác quản lý, phương pháp, kỹ năng, năng lực thực hành tăng cường tiếng Việt cho trẻ em đthực hiện có hiệu quả Chương trình GDMN, GDTH.

4. Triển khai thực hiện chính sách đặc thù đối với đội ngũ GVMN, GVTH tham gia tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS tại các cơ sGDMN, GDTH thuộc vùng DTTS

- Rà soát đội ngũ GVMN, GVTH đang giảng dạy tại các cơ sở GDMN, GDTH thuộc vùng DTTS trong tỉnh.

- Giải quyết đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách cho đội ngũ GVMN, GVTH theo đúng quy định của Chính phủ.

5. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục (XHHGD) nhằm huy động các nguồn lc trong, ngoài tỉnh để hỗ trtăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS trong các cơ sGDMN, GDTH thuộc vùng DTTS trên địa bàn tỉnh

- Huy động nguồn lực từ các tổ chức chính trị - xã hội; đoàn thể; các đơn vị, doanh nghiệp; các tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác đhỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS.

- Huy động cán bộ, chiến sỹ bộ đội Biên phòng trên địa bàn vùng DTTS tham gia dạy tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người DTTS; cán bộ hưu trí; hội viên, đoàn viên của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là Đoàn TNCSHCM; Hội Khuyến học, Hội liên hiệp phụ nữ các cấp kết hợp cùng tham gia hỗ trợ tăng cường tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em người DTTS.

- Khuyến khích, tạo điều kiện, huy động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí, sách giáo khoa, tài liệu, học liệu, đồ dùng, đồ chơi để hỗ trợ việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án do ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên cho giáo dục và các nguồn kinh phí huy động, tài trợ hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

Là cơ quan thường trực, giúp việc cho UBND tỉnh tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ MN, học sinh tiu học vùng DTTS giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh với các nhiệm vụ sau:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan triển khai kịp thời kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS.

- Chỉ đạo và tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho CBQL, GVMN, GVTH về nội dung, kỹ năng, phương pháp tăng cường tiếng Việt phù hợp với trẻ em vùng DTTS; tổ chức bồi dưỡng, tập huấn hướng dẫn sử dụng tài liệu dành cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ, hỗ trợ các bậc cha mẹ xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng; chỉ đạo việc bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người DTTS.

- Chỉ đạo xây dựng mô hình thí điểm, hỗ trợ về chuyên môn về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em trong các cơ sở GDMN, GDTH vùng DTTS.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo trong tỉnh tổ chức bồi dưỡng trình độ trên chuẩn cho GVMN, GVTH dạy tại các lớp ghép trong các cơ sở GDMN, GDTH thuộc vùng DTTS; bồi dưỡng tiếng dân tộc cho đội ngũ GVMN, GVTH và đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em tại vùng DTTS của tỉnh.

- Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện tăng cường tiếng Việt và chỉ đạo các địa phương sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS theo quy định.

2. Sở Tài chính: Thẩm định kinh phí trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các ngành có liên quan cân đi nguồn kinh phí đthực hiện Kế hoạch.

4. UBND huyện, thành phố

Chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS trên địa bàn, cụ thể như sau:

- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phù hợp với thực tiễn của địa phương.

- Bố trí kinh phí hợp lý, đồng bộ để triển khai kế hoạch đúng tiến độ, có hiệu quả. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn vốn hợp pháp để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu trong các cơ sở GDMN, GDTH, trong đó chú trọng các nhóm, lớp ghép, các điểm trường có trẻ em người DTTS đnâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN, GDTH.

- Tăng cường công tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ; tăng cường huy động trẻ em DTTS trong độ tuổi ra trường/lớp mầm non và tiu học. Tạo điều kiện cho GV dạy trẻ em người DTTS tham gia các lớp bồi dưỡng trên chuẩn, BDTX, bồi dưỡng tiếng dân tộc; bố trí, sắp xếp hợp lý đội ngũ GVMN, GVTH dạy vùng DTTS; tăng cường đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ GV thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS tại địa phương nhằm đảm bảo tiến độ của Đề án

- Định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, báo cáo kịp thời kết quả thực hiện tăng cường tiếng Việt cho trẻ em vùng DTTS theo phân cấp quản lý.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em MN, học sinh tiu học vùng DTTS tỉnh Sơn La giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh Sơn La. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ GD&ĐT;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Ch
tch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- Trung tâm Công báo

- Lưu: VT.KGVX.35b.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Thủy

 

LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ MẦM NON VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2017-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 120/KH-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2017 của UBND tỉnh)

PHỤ LỤC 2

STT

NHIỆM VỤ

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP

THỜI GIAN HOÀN THÀNH

GHI CHÚ

1

Xây dựng kế hoạch triển khai Đề án

UBND tỉnh

Sở GD&ĐT; sở, ban, ngành có liên quan

Quý II/2017

 

2

Tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án

Sở GD&ĐT

UBND các huyện, TP; các phòng GD&ĐT

Quý II/2017

 

3

Tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án

Các cơ quan báo, Đài PT-TH tỉnh, huyện/TP

Sở GD&ĐT; phòng GD&ĐT; các trường MN, TH

Từ 2017-2025

 

4

Xây dựng mô hình thí điểm về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS

Sở GD&ĐT

Các phòng GD&ĐT; các trường MN, TH vùng DTTS

Năm học 2017-2018

 

6

Bổ sung, thay thế, cung cấp thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phù hợp với các nhóm, lớp MN, TH vùng DTTS

Các phòng GD&ĐT

Các trường MN, TH vùng DTTS

Từ 2017-2025

 

7

Bồi dưỡng cho GV dạy vùng DTTS về phương pháp, k năng tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS

Sở GD&ĐT

Các Phòng GD&ĐT; các trường MN, TH vùng DTTS

Từ 2017-2025

 

8

Bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em DTTS

Sở GD&ĐT

Các Phòng GD&ĐT; các cng tác viên thuộc xã ĐBKK

Từ 2017-2025

 

9

Bồi dưỡng sử dụng phần mềm dạy tiếng Việt cho GV dạy vùng DTTS

Sở GD&ĐT

Các Phòng GD&ĐT; các trường MN, TH vùng DTTS

Từ 2017-2018

 

10

Hội thảo mô hình thí điểm về tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS

Sở GD&ĐT

Các Phòng GD&ĐT; các trường MN, TH vùng DTTS

Năm học 2019-2020

 

11

Bồi dưng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy trẻ người DTTS

Sở GD&ĐT

Phòng GD&ĐT; Trung tâm GDTX tỉnh, huyện

Từ 2017-2020

 

12

Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án

Sở GD&ĐT

UBND huyện, TP; các Phòng GD&ĐT; UBND xã vùng ĐBKK

Từ 2017-2025

 

14

Áp dụng nội dung chương trình tăng cường tiếng Việt cho trẻ MN và TH vùng DTTS vào Chương trình GDMN, GDTH

Trường Cao đng Sơn La; Đại học Tây Bắc

Sở GD&ĐT

Từ năm học 2017-2025

 

15

Huy động kinh phí, thiết bị, sách vở, tài liệu, đồ dùng, đồ chơi đtăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS

UBND huyện, TP; các Phòng GD&ĐT

Các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các đơn vị, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân

Từ 2017-2025

 

16

Tổ chức sơ kết quá trình triển khai tổ chức thực hiện Đ án

UBND tỉnh; UBND huyện

Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT; các trường MN, TH vùng DTTS

Năm 2020

 

17

Tổ chức tổng kết quá trình triển khai tổ chức thực hiện Đề án

UBND tỉnh; UBND huyện

Sở GD&ĐT; Phòng GD&ĐT; trường MN, TH tại vùng DTTS

Năm 2025