Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2017 phát triển xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020
Số hiệu: 119/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Phan Ngọc Thọ
Ngày ban hành: 19/05/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài chính, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 119/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 5 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2017-2020

Thực hiện Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến Lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030; Chương trình số 06-CTr/TU ngày 24 tháng 5 năm 2016 của Tỉnh ủy về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch Phát triển xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020, có nội dung chính như sau:

A. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2007-2016

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Trong thời gian qua, phát triển xuất khẩu đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xuất khẩu đã trở thành một trong những động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu.

- Về quy mô: Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu đạt 717 triệu USD, tăng 9,10% so với năm 2015 và tăng gấp 11,7 lần so với năm 2006.

- Về tốc độ tăng trưởng: Mức tăng trưởng cao, năm sau luôn cao hơn năm trước, bình quân tăng trưởng giai đoạn 2007-2016 đạt 29,34%/năm.

- Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng đã qua chế biến, giảm dần xuất khẩu hàng thô và gia công.

- Thị trường xuất khẩu: Đến nay hàng hóa xuất khẩu của tỉnh đã có mặt ở 45 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

- Chủ thể tham gia xuất khẩu: Tăng nhanh về số lượng, năm 2006 mới có 35 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thì đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 70 doanh nghiệp đang hoạt động xuất nhập khẩu.

II. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ

- Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý, về thực chất vẫn chuyển dịch theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu; chưa có nhiều mặt hàng xuất khẩu mới.

- Các doanh nghiệp dệt may thiếu nguồn lao động có tay nghề, có kỹ thuật và có sự cạnh tranh rất lớn về nguồn lao động giữa các doanh nghiệp.

- Do công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, tỷ lệ nhập khẩu nguyên phụ liệu còn lớn nên thường gặp bất lợi mỗi khi giá cả thế giới biến động tăng, làm tăng chi phí sản xuất trong nước, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

III. NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI, HẠN CHẾ

- Thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất xuất khẩu, nhất là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.

- Các doanh nghiệp mới chỉ mở rộng quy mô sản xuất, chưa có nhiều đầu tư theo chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu.

- Đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh cho sản xuất hàng xuất khẩu nhìn chung vẫn còn thấp. Chưa có nhiều dự án đầu tư quy mô lớn nhằm tập trung khai thác tiềm năng xuất khẩu của tỉnh, khiến cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chậm được đổi mới.

- Kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu còn yếu và thiếu đồng bộ.

B. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA GIAI ĐOẠN 2017-2020

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV.

- Tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh; đồng thời vừa chú trọng nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ, chất xám cao, các sản phẩm thân thiện với môi trường; mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng; phát triển nhiều doanh nghiệp xuất khẩu mạnh có quy mô lớn, có uy tín cao trên thị trường thế giới.

2. Mục tiêu cụ thể

- Quy mô và tốc độ tăng trưởng: Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 đạt 1,25 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017 - 2020 đạt 15%/năm (Phụ lục đính kèm).

- Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu: Nhóm hàng công nghiệp dệt may chiếm tỷ trọng 73,2%; nhóm nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng 20,0%; nhóm khoáng sản chiếm tỷ trọng 0,4% và nhóm các hàng hóa khác chiếm tỷ trọng 6,4% tổng kim ngạch xuất khẩu.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

1. Định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu, giai đoạn 2017-2020

Giai đoạn 2017-2020, giá trị xuất khẩu của nhóm hàng công nghiệp sẽ có xu hướng tăng mạnh, nhất là các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như dệt may do có nhiều dự án mới sẽ đi vào sản xuất; xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sẽ tăng do tận dụng được các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do như: Việt Nam - EU hay Việt Nam - Liên minh kinh tế Á - Âu.

a) Nhóm hàng công nghiệp

- Mặt hàng dệt may: đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 915 triệu USD, chiếm tỷ trọng 73,2%, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017-2020 đạt 12%/năm.

- Nhóm hàng khoáng sản: dự kiến đạt 5 triệu USD vào năm 2020, chiếm tỷ trọng 0,4%.

b) Nhóm hàng nông, lâm thủy sản

- Mặt hàng thủy sản: đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 81 triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,5%, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017-2020 đạt 15%/năm.

- Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ: đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 156 triệu USD, chiếm tỷ trọng 12,5%, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017-2020 đạt 19% năm.

- Mặt hàng cao su: đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 10 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,8%, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017-2020 đạt 35% năm.

- Mặt hàng nông sản: với sự tham gia hoạt động của Công ty cổ phần chế biến nông sản A Lưới dự kiến đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ đạt 2,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 0,2%.

c) Nhóm các mặt hàng khác: kim ngạch xuất khẩu đạt 80 triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,4%.

(Chi tiết tại Phụ Lục 1)

2. Định hướng thị trường xuất khẩu, giai đoạn 2017-2020

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại tại những thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; khai thác và tận dụng tối đa các thị trường mà Việt Nam đã tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do.

2.1. Thị trường Châu Á

- Thị trường ASEAN: Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường Sin-ga-pore, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin và các thị trường còn nhiều tiềm năng xuất khẩu như Lào, Mi-an-ma, Cam-Pu-Chia. Mặt hàng tăng cường xuất khẩu gồm: dệt may, bao bì xi măng, Clinke, dăm gỗ, phân bón, v.v...

- Thị trường Đông Bắc Á: Tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc và Nhật Bản. Mặt hàng tăng cường xuất khẩu gồm: dệt may, khoáng sản, dăm gỗ, thủy sản, v.v..,

- Thị trường Tây Á, Nam Á: Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ, Thổ Nhỉ Kỳ, Israel, Ả Rập Saudic .... Mặt hàng tăng cường xuất khẩu gồm: dệt may.

- Thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan: Tăng cường xuất khẩu sang thị trường rộng lớn này nhằm giảm dần nhập siêu, giảm xuất khẩu nguyên liệu thô. Mặt hàng tăng cường xuất khẩu gồm: dệt may, dăm gỗ, khoáng sản, thủy sản, nhan và bột nhan v.v...

2.2. Thị trường Châu Đại Dương

Tận dụng tối đa các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết với Ô-xtrây-lia và Niu-Di-Lân để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường này. Mặt hàng tăng cường xuất khẩu gồm: Bàn ghế sợi nhựa, thủy sản, dệt may, v.v...

2.3. Thị trường Châu Âu

Châu Âu là thị trường xuất khẩu hàng hóa chủ lực và đã ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, do đó cần đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Mặt hàng tăng cường xuất khẩu gồm: Dệt may, Thủy sản, sản phẩm gỗ, v,v...

2.4. Thị trường Châu Mỹ

Cng cố và phát triển xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Canada, Mê-Hi-Cô, Pê-ru, Cô-Lôm-Bi-A, Bra-xin, Ê-Cua-A-Đo, v,v... Mặt hàng tăng cường xuất khẩu gồm: Dệt may, Thủy sản, v.v...

2.5. Thị trường Châu Phi

Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Ai-Cập, Ma-Roc, Ni-Giê-Ri-a, Ma-Ni. Mặt hàng tăng cường xuất khẩu gồm: Nhan và bột nhan, dệt may, dược phẩm.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.1. Về sản xuất công nghiệp

- Triển khai thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ. Thành lập và triển khai thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp đặc biệt chuyên ngành với quy mô 650 ha tại Khu công nghiệp hỗ trợ dệt may Phong Điền.

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế”.

- Triển khai rà soát, đánh giá toàn bộ công nghệ sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Xây dựng một số chính sách đặc thù, thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng, hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng, giá trị nội địa trong sản phẩm xuất khẩu.

- Tái cơ cấu các ngành công nghiệp, tăng nhanh các ngành có hàm lượng công nghệ cao. Rà soát các sản phẩm công nghiệp chủ lực, mũi nhọn để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu.

- Có chính sách thích hợp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công tác quản lý môi trường và đầu tư các sản phẩm thân thiện với môi trường. Kiểm tra, rà soát tình hình chấp hành, tuân thủ cam kết về môi trường của chủ đầu tư và doanh nghiệp sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp tập trung, đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.

1.2. Về sản xuất nông nghiệp

- Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhằm thúc đẩy liên kết trong sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị và phục vụ xuất khẩu.

- Hỗ trợ xây dựng phát triển các vùng nguyên liệu tập trung đối với các loại cây công nghiệp như sắn, cao su, lạc nhân,...; các vùng nguyên liệu nuôi trồng thủy sản, vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng nhằm tạo nguồn nguyên liệu hàng hóa tập trung có năng suất và chất lượng cao.

- Xây dựng các nhà máy chế biến gắn với vùng nguyên liệu, đồng thời tạo sự phát triển bền vững vùng nguyên liệu, gắn nâng cao hiệu quả kinh tế với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp tạo ra bước đột phá về chất lượng sản phẩm hàng hóa.

2. Tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu.

- Đẩy mạnh công tác thu thập, phân tích, dự báo tình hình thị trường hàng hóa trong nước và thế giới; thông tin tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng những cam kết ưu đãi.

- Xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại đối với từng mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác hiệu quả các tiện ích của công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất xuất khẩu.

- Nghiên cứu và thực hiện các biện pháp hỗ trợ xuất khẩu. Ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm quảng bá hình ảnh sản phẩm đến thị trường thế giới, qua đó đẩy mạnh xuất khẩu.

- Khảo sát, đánh giá kết cấu hạ tầng thương mại tại khu vực các cửa khẩu biên giới và có cơ chế, chính sách nhằm hoàn thiện, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực này. Xây dựng các hoạt động xúc tiến đầu tư và xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu A Đớt, Hồng Vân và xây dựng chính sách thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu tại cảng Chân Mây.

3. Hoàn thiện chính sách thương mại, tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu.

- Sửa đổi, ban hành quy định một số chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động đầu tư phát triển và bảo lãnh tín dụng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ của Quỹ Đầu tư phát triển và Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho doanh nghiệp kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Tập trung nguồn vốn tín dụng cho lĩnh vực sản xuất, nhất là các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ (cho vay nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao) và các chương trình tín dụng trọng điểm theo quy định. Nâng cao hiệu quả Chương trình kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp, bám sát doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, hỗ trợ tín dụng và an sinh xã hội.

- Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ xuất khẩu như: chính sách khuyến công, chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp.

4. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa

- Ưu tiên nguồn lực để đầu tư nhanh, đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, kho tàng bên bãi tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, cụm công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu kinh tế cửa khẩu A Đớt sớm đi vào hoạt động.

- Phối hợp với Bộ, ngành Trung ương và các cơ quan chức năng của nước CHDCND Lào xúc tiến nâng cấp tuyến đường bộ phía nước bạn Lào đến các cửa khẩu biên giới để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông phương tiện, thông thương hàng hóa nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tuyến biên giới.

- Xúc tiến xây dựng khu công nghệ cao tại các khu công nghiệp, khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô nhằm thu hút các doanh nghiệp có công nghệ kỹ thuật hiện đại, hỗ trợ quá trình đổi mới công nghệ của Tỉnh và vùng miền Trung.

- Sớm hình thành tuyến vận tải container qua cảng Chân Mây. Triển khai thực hiện quy hoạch 01 trung tâm logistics hạng II, diện tích khoảng 20 ha tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

- Hoàn thiện các cơ sở hạ tầng xã hội cho Khu Kinh tế và các Khu công nghiệp như: nhà ở công nhân, nhà trẻ, trường học, trường dạy nghề, khu vui chơi giải trí nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.

5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

- Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp. Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu định hướng của cộng đồng doanh nghiệp và quá trình hội nhập khu vực, quốc tế.

- Xúc tiến xây dựng trường Trung cấp nghề Chân Mây; ưu tiên xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng các trường đào tạo, các trung tâm huấn luyện và chuyển giao công nghệ.

6. Kiểm soát nhập khẩu

- Ưu tiên các dự án đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu.

- Thường xuyên rà soát, cập nhật, đề xuất sửa đổi, bổ sung danh mục các máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản xuất được để báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư bổ sung, sửa đổi kịp thời nhằm giảm nhập khẩu các mặt hàng này.

- Tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp các cam kết quốc tế, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ sản phẩm hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường trong nước. Nghiên cứu xây dựng danh mục hàng hóa cần tăng cường kiểm tra thực tế, kiểm tra sau thông quan, chống gian lận thương mại.

- Thường xuyên theo dõi, thống kê các mặt hàng tiêu dùng, nông sản, thực phẩm, phân bón, sắt thép,... nhập khu có biến động lớn về kim ngạch để phân tích, đánh giá tình hình nhập khẩu; có cơ sở kiểm soát, quản lý kịp thời.

- Kiểm soát chủ quyền an ninh biên giới, tăng cường thực thi, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Xây dựng kế hoạch kiểm soát biên giới bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

7. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đảm bảo được sức cạnh tranh đối với lao động khu vực và quốc tế.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp; bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng tiếp cận nguồn lực và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại nhằm góp phần hỗ trợ công tác phát triển thị trường của các doanh nghiệp. Phối hợp với các Thương vụ ở nước ngoài nhằm chủ động tìm kiếm, phát triển các thị trường mới.

- Phát huy vai trò của Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nhân trẻ trong việc liên kết các doanh nghiệp và hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Kinh phí thực hiện Kế hoạch được huy động từ các nguồn vốn: ngân sách trung ương hỗ trợ; ngân sách địa phương; vốn viện trợ quốc tế; vốn huy động xã hội, cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Kinh phí hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước: Hằng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, các đơn vị xây dựng kế hoạch gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

Xây dựng chương trình tuyên truyền, phổ biến các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhằm giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các ưu đãi từ các hiệp định này; xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Chương trình xúc tiến thương mại; hỗ trợ các doanh nghiệp theo Chương trình khuyến công quốc gia và địa phương trong đầu tư máy móc, thiết bị mở rộng sản xuất, xuất khẩu; phát triển mạng lưới điện phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.

Phối hợp với các đơn vị của Bộ Công Thương các Thương vụ, Tham tán Thương mại Việt Nam tại các nước để tiếp nhận thông tin về tình hình thị trường, áp dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại... phổ biến kịp thời đến các doanh nghiệp để ứng phó và hạn chế rủi ro, tổn thất; tăng cường gặp gỡ, đối thoại với các các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để nắm tình hình, kịp thời giải quyết hoặc đề xuất UBND tỉnh giải quyết khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp.

Hỗ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để tăng cường quảng bá sản phẩm, giảm chi phí trong giao dịch, hạ giá thành sản phẩm.

Rút ngắn thời gian cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) nhằm giúp các sản phẩm xuất khẩu hưởng ưu đãi thuế quan của các nước đã ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, cân đối, bổ sung kế hoạch vốn đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ xuất khẩu, khu quy hoạch sản xuất, xuất khẩu; đồng thời triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ của các bộ, ngành Trung ương.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan bố trí dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ các chương trình xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, quảng bá về ngành hàng, tuyên truyền, phổ biến cam kết cắt giảm thuế quan từ các Hiệp định thương mại tự do, tham gia hội chợ nước ngoài, ứng dụng thương mại điện tử...

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng phát triển các vùng nguyên liệu tập trung đối với các loại cây công nghiệp như sắn, cao su, lạc nhân,...và các vùng nguyên liệu nuôi trồng thủy sản, vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng nhằm tạo nguồn nguyên liệu hàng hóa tập trung có năng suất và chất lượng cao; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chất lượng, an toàn vệ sinh trong nông nghiệp từ khâu nguyên liệu - bảo quản - tiêu thụ; tuyên truyền cho nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp hiểu rõ giá trị việc thực hiện sản xuất đúng quy trình nông nghiệp sạch, phù hợp quy chuẩn quốc tế; đồng thời có chế tài nhằm kiên quyết ngăn chặn tình trạng lạm dụng các hóa chất dẫn đến vượt quá mức quy định tồn dư trong sản phẩm xuất khẩu.

5. Sở Khoa học và công nghệ

Tham mưu, đề xuất Hội đồng khoa học và Công nghệ của tỉnh xem xét ưu tiên thực hiện các đề tài, dự án khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản các mặt hàng thủy sản xuất khẩu; đầu tư đổi mới hoàn thiện công nghệ, cải tiến dây chuyền sản xuất nhằm đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm công nghiệp, thủ công mỹ nghệ đẩy mạnh xuất khẩu; hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Xây dựng và hướng dẫn thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với yêu cầu phát triển của thị trường lao động, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp; đẩy mạnh các chương trình tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế độ BHXH, BHYT, an toàn lao động, vệ sinh lao động... theo quy định của pháp luật.

7. Ban quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh

Tham mưu đẩy mạnh việc đầu tư kết cu hạ tầng các khu công nghiệp; tham mưu xây dựng chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp, đặc biệt là các dự án đầu tư công nghiệp hỗ trợ phối hợp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

8. Cục Hải quan tỉnh

Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện đơn giản hóa các thủ tục xuất, nhập khẩu và giảm bớt thời gian thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; Triển khai thực hiện tốt thủ tục hải quan điện tử trên hệ thống thông quan tự động Vnaccs/Vcis qua mạng internet đối với các loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu, đảm bảo 24/24 giờ doanh nghiệp đều có thể kê khai và truyền đến cơ quan Hải quan; bố trí đủ nhân lực thực hiện thủ tục hải quan nhanh chóng, thuận tiện, chính xác.

9. Cục thuế tỉnh

Đẩy mạnh thực hiện đơn giản hóa các thủ tục hành chính thuế, tập trung vào thủ tục đăng ký thuế và thủ tục kê khai thuế; nộp thuế qua mạng internet; tham mưu, triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách của Trung ương và địa phương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu (như các biện pháp hoàn, miễn, giảm, gia hạn nộp thuế...)

Trên đây là Kế hoạch phát triển xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2017 - 2020. Giao Sở Công Thương là cơ quan thường trực, giúp UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc thực hiện Kế hoạch, thường xuyên tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (b/c);
- TVTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các cơ quan thực hiện;
- UBND các huyện, TX, TP Huế;
- VP: CVP và các PCVP;
- Lưu: VT, CT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

PHỤ LỤC I

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẶT HÀNG XUẤT KHẨU, GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh)

STT

Mặt hàng xuất khẩu

Đánh giá năng lực phát triển

Định hướng phát triển đến năm 2020

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

Tỷ trọng (%)

Tốc độ tăng trưởng bình quân (%/năm)

1

Mặt hàng dệt may

Một số dự án dệt may mới như Nhà máy sản xuất hàng may mặc và khẩu trang y tế Kim Sora - Chi nhánh II tại Nam Đông của Công ty TNHH Kim Sora với 7 chuyền, công suất sản xuất 1,8 triệu sản phẩm/năm; Dự án Nhà máy may tại KCN Phú Đa của Công ty cổ phần dệt may Hương Phú với 16 chuyền, công suất 5 triệu Sp/năm; Dự án Nhà máy may tại KCN Phú Đa của Công ty CP Vương Thy với công suất 2 Triệu SP/năm; Dự án Nhà máy may tại KCN Phú Đa của Công ty cổ phần dệt may Huế với công suất 4,8 Triệu sản phẩm/năm; Dự án nhà máy may Sơn Hà của Công ty TNHH MTV Sơn Hà với công suất 15 Triệu SP/năm; Dự án nhà máy may xuất khẩu tại Sịa, Quảng Điền của Công ty cổ phần May mặc Triệu Phú với 12 chuyền, công suất 292.000 sản phẩm/năm; Dự án nhà máy may mặc Hanex của Công ty TNHH Hanex (Hàn Quốc) với công suất 1,92 triệu sản phẩm/năm; và các dự án đầu tư mở rộng sản xuất như: Dự án Nhà máy may thứ ba của Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam Huế (HB1) với công suất 39,9 Triệu sản phẩm/năm, Công ty cổ phần Sợi Phú Anh; Công ty cổ phần Sợi Phú Việt; nhà máy may của Công ty TNHH MSV đi vào hoạt động.

915 triệu USD

73,2%

12%

2.

Mặt hàng thủy sản

Đây là mặt hàng thế mạnh của tỉnh, với việc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam nhà máy đông lạnh Huế đã tạo được uy tín trên thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường Châu Âu và Hoa kỳ; đồng thời môi trường hiện đã ổn định nên một phần giải quyết được nguồn cung cho hoạt động xuất khẩu (mực)...

81 triệu USD

6,5 %

15 %

3.

Mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ

Một số dự án mới như: Nhà máy sản xuất hàng mộc mỹ nghệ cao cấp xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Huy Nguyễn với công suất 40 tấn/tháng (20 tấn dũa, 10 tấn tăm tre, 10 tấn xiên); Nhà máy sản xuất hàng mộc mỹ nghệ cao cấp xuất khẩu của Công ty TNHH MTV Dũng Thịnh với công suất Gỗ nguyên liệu: 500m3/năm, bàn ghế, giường, tủ 155 bộ sản phẩm/năm, tượng gỗ điêu khắc: 1.500 cái/năm; Dự án sản xuất và gia công các loại sản phẩm gỗ của Công ty TNHH Lee&Park Wood Complex (Hàn Quốc) sẽ đi vào hoạt động.

156 triệu USD

12,5%

19%

4.

Mặt hàng cao su

Công ty TNHH MTV Cao su Huy Anh Phong Điền tiếp tục mở rộng sản xuất nâng công suất từ 2.000 tấn mủ cao su/năm lên 6.000 tấn mủ cao su/năm nên

10 triệu USD

0,8 %

35 %

5.

Mặt hàng nông sản

Công ty cổ phần chế biến nông sản A Lưới

2,5 triệu USD

0,2%

 

6.

Nhóm hàng khoáng sản

Một số dự án mới như Dự án xây dựng công trình khai thác cát trắng xã Phong Hiền, Phong Điền của Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Phương với công suất giai đoạn 1 (2017-2021): 519.320 tấn/năm; giai đoạn 2 (2022-): 1.038.642 tấn/năm; Dây chuyền tuyển rửa cát trắng Xã Phong Hòa, Phong Điền của Công ty TNHH An Viên với công suất 250.000 tấn/năm, dự kiến hoàn thành trong quý II/2017; Dự án xây dựng công trình mỏ cát trắng Phong Điền Khu B, KCN Phong Điền của Công ty Cổ phần Prime Thiên Phúc với công suất 120.000 tấn/năm, dự kiến hoàn thành vào quý I/2018 sẽ đưa kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.

5 triệu USD

0,4 %

 

7.

Nhóm các mặt hàng khác

Với việc tạo được uy tín trên thị trường xuất khẩu, cũng như mrộng đầu tư sản xuất xuất khẩu của các Công ty TNHH TM carlsberg Việt Nam, Công ty TNHH sản xuất thương mại nhang Thái Hưng; Dự án đầu tư mở rộng Nhà máy sản xuất hàng đan lát xuất khẩu của Công ty cổ phần Phước Hiệp Thành với công suất 63.500 bộ bàn ghế/năm... sẽ đưa các mặt hàng như bia, rượu, bàn ghế bằng sợi nhựa, hương và bột hương, hàng thủ công mỹ nghệ, dược phẩm, phân bón, clinke....

Ngoài ra sẽ có nhiều dự án đi vào hoạt động sản xuất xuất khẩu trong thời gian đến như: Nhà máy sản xuất viên nén năng lượng tái tạo Thiên Phú của Công ty cổ phần Viên nén tái tạo Vingo Huế với công suất 48.000sp/năm; Dự án nhà máy sản xuất frit công suất 65.000 tấn/năm của Công ty cổ phần Frit Huế; Dự án sản xuất dụng cụ y tế nha khoa của Công ty TNHH Gapadent (Hàn Quốc) sẽ đưa kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh tăng trưởng trong thời gian đến.

80 triệu USD

6,4 %

 

 

PHỤ LỤC II

KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NĂM 2016, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh)

ĐVT: 1.000 USD

TT

Tên doanh nghiệp

TH 2016

Tăng trưởng (%) giai đoạn 2017-2020

KH 2017

KH 2018

KH 2019

KH 2020

I

Dệt may

582,593

 

634,864

711,604

793,503

914,584

1

Công ty CP Dệt May Huế

77,000

12

83,000

95,000

100,000

110,000

2

Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài

27,105

12

30,358

34,001

38,081

42,650

3

Cty Cổ phần May xuất khẩu Huế

7,188

12

8,051

9,017

10,099

11,311

4

Cty CP Dệt may Thiên An Phát

34,425

12

38,556

43,182

48,364

54,168

5

Cty TNHH Hanesbrands VN- CN Huế

227,267

12

234,139

262,236

293,704

357,541

6

Cty Cổ phần XNK & ĐT TT-Huế

1,788

12

2,003

2,243

2,512

2,813

7

Công ty Cổ phần Sợi Phú Thnh

8,838

12

9,899

11,087

12,417

13,907

8

Công ty Cphần Sợi Phú Nam

8,159

12

9,138

10,234

11,462

12,838

9

Công ty Scavi

71,193

12

74,736

79,133

88,269

94,902

10

Công ty TNHH dệt kim và may mặc Huế

11,584

12

12,974

14,531

16,325

18,228

11

Công ty CP Sợi Phú Việt

7,446

12

8,340

9,340

10,461

11,716

12

Cty CP Dệt may Phú Hòa An

15,563

12

17,430

19,522

21,864

24,488

13

Cty CP May XK Đại Việt

810

12

907

1,016

1,138

1,275

14

Công ty TNHH MSV

19,249

12

21,559

24,146

27,043

30,289

15

Công ty CP Sợi Phú Mai

12,528

12

14,031

15,715

17,601

19,713

16

Công ty CP Sợi Phú Bài 2

8,959

12

10,034

11,238

12,587

14,097

17

Công ty CP Sợi Phú Anh

5,913

12

6,623

7,417

8,307

9,304

18

Công ty CP Sợi Phú An

5,007

12

5,608

6,281

7,034

7,878

19

Công ty CP Sợi Phú Gia

0

12

4,000

4,480

5,018

5,620

20

Nhà máy Sợi Phú Hưng

12,837

12

14,377

16,103

18,035

20,199

21

Công ty CP Dệt may Thiên An Thịnh

4,466

12

5,002

5,602

6,274

7,027

22

Công ty CP May Xuất khẩu Ngọc Châu

1,145

12

1,282

1,436

1,609

1,802

23

Công ty CP Đầu tư Dệt may Thiên An Phú

2,821

12

3,160

3,539

3,963

4,439

24

Công ty TNHH 1 TV Takson Huế

10,067

12

11,275

12,628

14,143

15,841

25

Công ty TNHH xuất nhập khẩu Việt - Nhật

323

12

362

405

454

508

26

Công ty CP may mặc Triệu Phú

913

12

1,023

1,145

1,283

1,437

27

Công ty TNHH may xuất khẩu Kim Hằng

0

12

400

448

502

562

28

Công ty TNHH Một Thành Viên Gia Công ý Tưởng Việt

0

12

100

200

300

400

29

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Hanex Huế

0

12

3,500

3,920

4,390

4,917

30

Công ty CP Sợi Phú Quang

0

12

3,000

3,360

3,763

4,215

31

Nhà máy sản xuất hàng may mặc và khẩu trang y tế Kim Sora CN II

0

12

0

1,000

2,000

3,500

32

Công ty CP Vương Thy

0

12

0

300

500

1,000

33

Công ty TNHH MTV Sơn Hà

0

12

0

1,000

3,000

4,000

34

Công ty CP dệt may Hương Phú

 

 

 

700

1,000

2,000

II

Gỗ và sản phẩm gỗ

73,830

 

85,761

106,651

128,654

156,355

1

Cty CP Chế biến Gỗ Thừa Thiên Huế

1,646

19

1,959

2,331

2,774

3,301

2

Công ty CP CBLSXK Pisico

24,023

19

27,587

34,019

40,483

48,174

3

Cty LD Trồng và CB Cây NL Giấy XK Huế

6,907

19

8,219

9,781

11,639

13,851

4

Cty TNHH Shaiyo AA Việt nam

18,005

19

21,426

25,497

30,341

36,106

5

Cty CP CB Lâm sản Hương Giang

284

19

338

402

479

570

6

Công ty TNHH Hào Hưng Huế

17,027

19

20,262

24,112

28,693

34,145

7

Công ty TNHH MTV Dũng Thịnh

0

0

0

1,000

1,500

2,000

8

Công ty TNHH Chế biến gỗ xuất khẩu Phúc Thịnh

0

0

0

2,000

3,000

3,800

9

Công ty TNHH Lee&Park Wood Complex

0

0

500

1,000

2,000

2,500

10

Công ty CP Phước Hiệp Thành

4,596

19

5,469

6,508

7,745

9,217

11

Công ty TNHH MTV Thương mại Phú Quý Nhân

1,342

19

1,597

1,900

2,261

2,691

III

Khoáng sản

1,109

 

1,000

2,780

3,938

5,000

1

Cty TNHH NN 1 Thành viên Khoáng sản

1,109

28

1,000

1,280

1,638

2,000

2

Công ty TNHH An Viên

0

 

0

500

800

1,000

3

Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Phương

 

 

 

1,000

1,500

2,000

IV

Nông, Thủy sản

46,890

 

58,010

65,128

75,650

93,750

1

Cty CP Thủy sản TT-Huế (hiện là Công ty CP Thủy sản Phú Thuận An)

365

28

467

598

766

850

2

Cty CP Phát triển Thủy sản Huế

4,162

28

5,327

6,018

7,528

8,134

4

Công ty CP Chăn nuôi CP - CN  Đông lạnh TT Huế

42,363

28

47,216

51,512

57,356

72,266

5

Công ty TNHH MTV Cao su Huy Anh Phong Điền

 

28

5,000

6,000

8,000

10,000

6

Công ty CP Chế biến nông sản A Lưới

0

 

0

1,000

2,000

2,500

V

Mặt hàng khác

12,578

 

20,453

32,813

53,613

80,497

1

Cty CP Dược TW Medipharco

318

43

455

650

930

1,330

3

Cty TNHH MTV Thực phẩm Huế

296

43

423

605

866

1,238

4

Cty TNHH TM Carlsberg Việt Nam (Bia Huế)

5,880

43

8,134

11,632

17,194

24,588

5

Cty TNHH SX-TM Nhang Thái Hưng

972

43

1,000

1,000

1,000

1,500

7

Xí nghiệp Hồng Phát

104

43

149

213

304

435

8

Cty TNHH TM& DV Đông Kinh

521

43

745

1,065

1,524

2,179

9

Cty TNHH MTV Quế Lâm Miền Trung

120

43

172

245

351

502

10

Cty CP Vật tư Nông nghiệp TT Huế

0

43

330

472

675

965

11

Công ty CP Liên Minh

3,134

43

4,282

6,409

9,164

13,105

12

Công ty TNHH Thạch cao Miền Trung

1,233

43

1,763

2,521

3,606

5,156

13

Công ty CP Viên nén tái tạo Vingo Huế

0

0

0

2000

4000

6500

14

Công ty CP viên nén năng lượng Thừa Thiên Huế

0

0

0

1,000

3,000

5,000

15

Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Long Phụng

0

0

0

0

2,000

4,000

16

Công ty TNHH MTV Huy Nguyễn

0

0

0

0

2,000

4,000

17

Các doanh nghiệp nhỏ lẻ khác

0

0

3000

5,000

7,000

10,000

 

PHỤ LỤC III

ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU, GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh)

TT

Tên doanh nghiệp

Thị trường xuất khẩu năm 2016

Thị trường xuất khẩu mục tiêu đến năm 2020

I

Dệt may

 

 

1

Công ty CP Dệt May Huế

Hoa Kỳ, ThNhĩ Kỳ, EU, Đài Loan, Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Mê hi cô, Canada, các tiểu vương quốc Ả Rập

Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, ASEAN, ThNhĩ Kỳ các nước châu Mỹ, các nước châu Phi, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan

2

Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài

Hàn Quốc, ASEAN, ThNhĩ Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Ecuado, Braxin, Cô lôm bi a, EU, Ma rốc, Srilanka, Peru

Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, ThNhĩ Kỳ, Trung Quốc, Ecuado, Braxin, Ma rốc, Peru

3

Cty Cổ phần May xuất khẩu Huế

EU

EU

4

Cty CP Dệt may Thiên An Phát

Hoa Kỳ, Canada, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Trung Quốc, Mehico, Israel, Panama, Mehico

Hoa Kỳ, EU, Canada, Nhật Bản, Austrlia, các nước Mỹ la tinh, các nước châu Phi, Trung Quốc

5

Cty TNHH Hanesbrands VN- CN Huế

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada, EU, Đài Loan, Trung Quốc, ASEAN, Australia, Hồng Kông

Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, ASEAN, Austrlia, Canada, Hồng Kông, Đài Loan

6

Cty Cổ phần XNK & ĐT TT-Huế

Nhật Bản

Nhật Bản

7

Công ty Cổ phần Sợi Phú Thạnh

Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN, EU, ThNhĩ Kỳ, Đài Loan, Ai Cập, Ecuado, Hoa Kỳ

Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Hoa Kỳ, Ai Cập, Đài Loan, EU

8

Công ty Cổ phần Sợi Phú Nam

ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan

ASEAN, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản

9

Công ty Scavi

Hoa Kỳ, EU, Canada, Ma rốc, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, ASEAN, ThNhĩ Kỳ, Braxin

Hoa Kỳ, EU, Nga, Ấn Độ, Canada, Braxin, Trung Quốc, ASEAN, Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Mỹ la tinh, các nước châu Phi

10

Công ty TNHH dệt kim và may mặc Huế

EU

EU

11

Công ty CP Sợi Phú Việt

Hàn Quốc, ASEAN, ThNhĩ Kỳ, Nhật Bản

Hàn Quốc, ASEAN, ThNhĩ Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc

12

Cty CP Dệt may Phú Hòa An

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU

13

Cty CP May XK Đại Việt

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ, EU

14

Công ty TNHH MSV

Nhật Bản

Nhật Bản

15

Công ty CP Sợi Phú Mai

Hàn Quốc, ThNhĩ Kỳ, ASEAN, Cộng hòa Goa-tê-ma-la

Hàn Quốc, ASEAN, ThNhĩ Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước châu Mỹ

16

Công ty CP Sợi Phú Bài 2

Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc

Hàn Quốc, Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc

17

Công ty CP Sợi Phú Anh

Hàn Quốc, ASEAN, Slovakia, Ecuado, Srilanka, EU

Hàn Quốc, ASEAN, Slovakia, Ecuado, Srilanka, EU

18

Công ty CP Sợi Phú An

ASEAN, Hàn Quốc, Ecuado, ThNhĩ Kỳ, EU, Đài Loan

ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ecuado, ThNhĩ Kỳ, EU, Đài Loan

19

Công ty CP Sợi Phú Gia

Trung Quốc, Hàn Quốc

Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản

20

Chi nhánh Tập đoàn dệt may Việt Nam - Nhà máy Sợi Phú Hưng

ThNhĩ Kỳ, Đài Loan, EU, Ai Cập

EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ai cập, ThNhĩ Kỳ, Đài Loan

21

Công ty CP Dệt may Thiên An Thịnh

ThNhĩ Kỳ, Đài Loan, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN

ThNhĩ Kỳ, Đài Loan, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN

22

Công ty CP May Xuất khẩu Ngọc Châu

Hoa Kỳ, Hàn Quốc

Hoa Kỳ, Hàn Quốc, EU

23

Công ty CP Đầu tư Dệt may Thiên An Phú

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ

24

Công ty TNHH 1 TV Takson Huế

Hoa Kỳ, Hàn Quốc

Hoa Kỳ, Hàn Quốc

25

Công ty TNHH xuất nhập khẩu Việt - Nhật

Nhật Bản

Nhật Bản

26

Công ty CP may mặc Triệu Phú

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ

27

Công ty TNHH may xuất khẩu Kim Hằng

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc

Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc

28

Công Ty TNHH Một Thành Viên Gia Công ý Tưởng Việt

Nhật Bản

Nhật Bản

29

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Hanex Huế

Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản

Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản

II

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

 

1

Cty CP Chế biến Gỗ Thừa Thiên Huế

EU, Hàn Quốc, Hoa Kỳ

EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc

2

Công ty CP CBLSXK Pisico

Nhật Bản, ASEAN

Nhật Bản, ASEAN

3

Cty LD Trồng và CB Cây NL Giấy XK Huế

Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN

Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN

4

Cty TNHH Shaiyo AA Việt nam

Nhật Bản

Nhật Bản

5

Cty CP CB Lâm sản Hương Giang

EU

EU

6

Công ty TNHH Hào Hưng Huế

Trung Quốc, Hàn Quốc

Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản

III

Vật liệu khoáng sản

 

 

1

Cty TNHH NN 1 Thành viên Khoáng sản

Trung Quốc, Nhật Bản

Trung Quốc, Nhật Bản

2

Cty HH Luks Xi măng Việt Nam

ASEAN

ASEAN

3

Cty TNHH Trường An

ASEAN

ASEAN

IV

Nông, Thủy sản

 

 

1

Cty CP Thủy sản TT-Huế (hiện là Công ty CP Thủy sản Phú Thuận An)

Hàn Quốc

Hàn Quốc

2

Cty CP Phát triển Thủy sản Huế

Nhật Bản

Nhật Bản

3

Công ty CP Chăn nuôi CP - CN Đông lạnh TT Huế

EU, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, ASEAN

EU, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc, TQ, Hoa Kỳ, Đài Loan, ASEAN

4

Công ty TNHH MTV Cao su Huy Anh Phong Điền

Trung Quốc, Hoa Kỳ

Trung Quốc, Hoa Kỳ

V

Mặt hàng khác

 

 

1

Cty CP Dược TW Medipharco

Nigieria, ASEAN

Nigieria, ASEAN

3

Cty TNHH MTV Thực phẩm Huế

Nhật Bản

Nhật Bản

4

Cty TNHH TM Carlsberg Việt Nam (Bia Huế)

ASEAN

ASEAN, Hoa Kỳ

5

Cty TNHH SX-TM Nhang Thái Hưng

Ai Cập, Đài Loan

Ai Cập, Đài Loan

7

Xí nghiệp Hồng Phát

Nhật Bản

Nhật Bản

8

Cty TNHH TM& DV Đông Kinh

Nhật Bản

Nhật Bản

9

Công ty CP Phước Hiệp Thành

EU, Hoa Kỳ, Australia, Chi lê

EU, Hoa Kỳ, Australia, Chi lê

10

Cty TNHH MTV Quế Lâm Miền Trung

ASEAN

ASEAN

11

Cty CP Vật tư Nông nghiệp TT Huế

ASEAN

ASEAN

12

Công ty CP Liên Minh

EU, Austrlia

EU, Austrlia

13

Công ty TNHH Thạch cao Miền Trung

ASEAN

ASEAN