Kế hoạch 118/KH-UBND năm 2019 về hành động tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và Giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2019-2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Số hiệu: 118/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Bùi Văn Cửu
Ngày ban hành: 25/06/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Y tế - dược, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 118/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 25 tháng 6 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG TIẾN TỚI LOẠI TRỪ HIV, VIÊM GAN B VÀ GIANG MAI LÂY TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON GIAI ĐOẠN 2019 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Căn cứ Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia Phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.

Căn cứ Quyết định số 7130/QĐ-BYT ngày 29/11/2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2018 - 2030;

Căn cứ Công văn số 1001/BYT-BM-TE ngày 28/2/2019 của Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em về việc Hướng dẫn triển khai Kế hoạch hành động quốc gia tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2018 - 2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hành động tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và Giang mai lây truyền từ mẹ sang con giai đoạn 2019 - 2030 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, như sau:

I. THỰC TRẠNG DỰ PHÒNG HIV, VIÊM GAN B VÀ GIANG MAI LÂY TRUYỀN TỪ MẸ SANG CON

1. Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

a) Tuyến tỉnh:

- Hiện tại có 01 phòng điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đặt tại khoa Sản Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình do dự án VAAC-US-CDC tài trợ từ năm 2008 đến năm 2014 đã dừng tài trợ vì thế hiện nay phòng điều trị chỉ dừng lại ở việc thực hiện thu thập số liệu về phụ nữ nhiễm HIV mang thai.

- Các khoa phòng chống HIV/AIDS và khoa sức khỏe sinh sản của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh đã phối hợp tốt trong việc quản lý, đào tạo tập huấn, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật tuyến cơ sở

b) Tuyến huyện: Các khoa sản của Trung tâm Y tế các huyện thành phố chỉ tư vấn xét nghiệm sàng lọc HIV chưa thực hiện điều trị phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Những trường hợp xét nghiệm sàng lọc dương tính với HIV được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định và chuyển lên Bệnh viện tỉnh để điều trị theo chương trình phòng lây truyền mẹ con.

Cán bộ tham gia chương trình Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được tập huấn, đào tạo và cấp chứng nhận đầy đủ, tuy nhiên trong năm 2018 một số cán bộ đã nghỉ hưu và chuyển công tác nên nhng cán bộ mới chưa kịp cập nhật kiến thức và kỹ năng của cán bộ y tế, đặc biệt là cán bộ trong hệ thống CSSKSS về DPLTMC còn hạn chế, đặc biệt là cán bộ tại tuyến cơ sở.

c) Tuyến xã: Khám thai và tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai theo quy trình. Tuy nhiên một số trường hợp phụ nữ mang thai có thói quen khám thai dịch vụ và siêu âm dịch vụ, dẫn đến bỏ sót nhiều trường hợp không được tư vấn xét nghiệm HIV và không biết tình trạng nhiễm HIV của mình để được tham gia chương trình điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

d) Thách thức

- Thông tin, giáo dục truyền thông về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con chưa được đẩy mạnh. Các thông tin về HIV/AIDS đặc biệt là thông tin về phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con chưa được phổ biến đến phụ nữ ở tui sinh sản nhất là phụ nữ mang thai; thông điệp truyền thông còn mang tính chung chung, chưa có nhiều tài liệu truyền thông đặc thù về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Về phối hợp tổ chức triển khai tại địa phương, chưa có sự phối hợp chặt chgiữa các đơn vị trong việc cung cấp dịch vụ chuyển gi, quản lý theo dõi tránh mất dấu bệnh nhân, thống kê và báo cáo.

- Cán bộ y tế, các bà mẹ nhiễm HIV thiếu kiến thức về cách nuôi con. Hệ thống chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho các bà mẹ nhiễm HIV và con của họ sau khi sinh hiện chưa có.

- Kinh phí của chương trình Quốc gia hàng năm dành cho chương trình phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con còn hạn chế. Chủ yếu dựa vào kinh phí chương trình mục tiêu Y tế dân sbên cạnh đó còn chưa huy động được nguồn lực của các tổ chức xã hội, các ban ngành đoàn thể khác cho chương trình DPLTMC.

2. Dự phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con

Tại Hòa Bình tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở các nhóm tuổi nói chung và nhóm phụ nữ mang thai nói riêng còn khá cao nên việc phòng chống lây nhiễm vi rút viêm gan B từ mẹ sang con là rất quan trọng.

Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã bắt đầu triển khai tiêm vắc xin viêm gan B từ năm 1997, đến năm 2003 được bao phủ cho trẻ em <1 tuổi trên toàn quốc (khoảng 1,5 triệu trẻ hàng năm) ở Hòa Bình có khoảng 14.000 trẻ sơ sinh hàng năm và từ năm 2006 áp dụng lịch tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh trong vòng 24 giờ. Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh Hòa Bình đã đạt được 92,9% vào năm 2018. Đmở rộng độ bao phủ liều vắc xin viêm gan B sau sinh, Sở Y tế đã chỉ đạo yêu cầu các cơ sở có phòng đẻ thực hiện tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ đầu sau sinh. Tư vấn cũng được lng ghép với các nội dung chăm sóc sức khỏe trước sinh cho phụ nữ mang thai. Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã triển khai tiêm vắc xin viêm gan B và liều vắc xin cho trẻ sơ sinh trên toàn tỉnh ở 11 huyện, thành phố.

Thách thức:

- Tỷ lệ tiêm chủng vắc xin viêm gan B trong 24h sau sinh không đng đều ở các địa bàn trong tỉnh. Tỷ lệ tiêm cao chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố và trung tâm huyện.

- Tiêm kháng huyết thanh viêm gan B cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm vi rút viêm gan B và điều trị thuốc kháng vi rút cho phụ nữ có tải lượng vi rút viêm gan B là can thiệp hiệu qu nhưng chưa được đưa vào Hướng dẫn quốc gia về điều trị viêm gan B tại các cơ sở y tế. Hơn nữa, hiện nay giá thành của huyết thanh còn cao, vượt quá khả năng chi trả của người bệnh.

- Xét nghiệm vi rút viêm gan B cho phụ nữ trước sinh đã được triển khai tại các bệnh viện tuyến tỉnh và các trung tâm y tế tuyến huyện. Tuy nhiên việc xét nghiệm sàng lọc vi rút viêm gan B cho phụ nữ mang thai chưa được coi là xét nghiệm thường quy trong gói chăm sóc trước sinh cũng như chưa có những hướng dẫn của Bộ Y tế về việc kiểm soát nhiễm vi rút viêm gan B cho phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Việc khám sàng lọc viêm gan cho phụ nữ mang thai hầu hết chưa được thực hiện tại y tế cơ sở.

- Các hoạt động phòng chống bệnh viêm gan vi rút B tại địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, cũng như chưa có sự điều phối tng thể để lng ghép các hoạt động.

3. Dự phòng lây truyền giang mai từ mẹ sang con

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị nhiễm bệnh giang mai nếu không điều trị kịp thời sẽ lây truyền cho thai nhi qua đường máu, ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như tính mạng của thai nhi. Sức đề kháng và các bộ phận của thai nhi chưa phát triển toàn diện nên đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh giang mai bẩm sinh của trẻ.

Thách thức:

- Can thiệp quan trọng nhất trong phòng bệnh là phụ nữ mang thai phải được xét nghiệm sàng lọc khi có thai càng sớm càng tốt để được tiếp cận điều trị sớm, giảm thiểu lây truyền cho con. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ phụ nữ có thai được xét nghiệm sàng lọc sớm giang mai rất ít. Từ trước tới nay việc xét nghiệm sàng lọc giang mai chưa trở thành Thường quy trong khám thai và cũng chưa có hướng dẫn chuyên môn cụ thể cho các cơ sở sản khoa. Từ năm 2016, Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản đã đưa việc xét nghiệm sàng lọc giang mai vào là một trong những nội dung của việc khám thai. Tuy nhiên vẫn chưa có hướng dẫn chuyên môn cụ thể về việc phát hiện, chuyển tuyến hoặc phối hợp điều trị cho các cơ sở sản khoa.

4. Hệ thống y tế và mạng lưới CSSKSS/SKBMTE đáp ứng với việc loại trừ 3 bệnh

Mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ CSSKBMTE nói riêng ở Hòa Bình được bao phủ rộng khắp. Mặc dù Các cơ sở y tế cũng như mạng lưới cung cấp dịch vụ CSSKBMTE được thiết lập từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã và thôn bản. Tuy nhiên, mạng lưới hoạt động chưa đủ đáp ứng với việc loại trừ 3 bệnh này.

Thách thức:

- Mô hình tổ chức về CSSKBMTE có nhiều biến động. Việc tổ chức lại mô hình y tế tuyến huyện thành bệnh viện huyện, TTYT dự phòng, phòng y tế cùng với việc phân công lại nhiệm vụ giám sát hoạt động của TYT đã phần nào tạo ra sự mt ổn định, xáo trộn về nhân lực và năng lực cung cấp dịch vụ ở các tuyến và chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa các tuyến; còn tách biệt giữa phòng bệnh và khám, chữa bệnh.

- Năng lực của hệ thống y tế trong công tác dự phòng lây nhiễm HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con còn hạn chế. Các hướng dẫn quy trình chuyên môn về dự phòng lây truyền 3 bệnh còn chưa đầy đủ và chưa cập nhật thường xuyên.

+ Xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B và giang mai mới chủ yếu được tiến hành ở các bệnh viện tuyến tnh, và các trung tâm y tế huyện nhưng chủ yếu là xét nghiệm HIV hàng loạt cho phụ nữ đến sinh, việc quản lý thai vẫn chủ yếu ở tại trạm y tế xã/phường/thị trấn, do đó phụ nữ mang thai khó tiếp cận được với dịch vụ này.

+ Cán bộ y tế trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em còn thiếu kiến thức về dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con. Công tác đào tạo cho cán bộ y tế trong hệ thống CSSKSS về các nội dung phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con phần lớn mới chỉ dừng ở mức đào tạo cho cho cán bộ tuyến tỉnh mà chưa phủ khp các huyện, xã. Cán bộ y tế còn thiếu kỹ năng tư vấn về xét nghiệm, điều trị dự phòng. Nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, đào tạo lại hàng năm còn nhiều hạn chế.

+ Thuốc điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con mới chỉ được cung cấp chủ yếu tại tuyến tnh mà chưa phủ khắp tuyến huyện. Vì số phụ nữ nhiễm HIV mang thai hàng năm không nhiều ( 02-03 sản phụ/năm), cán bộ y tế tuyến huyện thành phố có khi trong nhiều năm không có một ca điều trị nào về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho nên chưa có kinh nghiệm điều trị và lập dự trù, đặt cơ số thuốc ARV tại tuyến huyện thành phố dẫn đến cơ sở còn tồn đọng, không sử dụng đến làm quá hạn và gây lãng phí.

5. Hệ thống thông tin, thống kê y tế

Trong những năm gần đây, hệ thống thông tin, thống kê y tế đã được củng cvà ngày một hoàn thiện. Phần mềm thống kê, báo cáo thuộc lĩnh vực CSSKSS đã được triển khai ứng dụng rộng rãi trong phạm vi cả nước. Hệ thống thng kê báo cáo từ xã lên huyện, tỉnh và trung ương đã cung cấp số liệu tương đối hoàn chỉnh, với các chỉ số ngày càng toàn diện hơn. Số liệu báo cáo về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đã được tích hp vào hệ thống báo cáo sức khỏe sinh sản.

Thách thức:

- Cơ sở pháp lý để thu thập thông tin ở cơ sở y tế ngoài công lập chưa rõ ràng và chưa có chế tài để đảm bảo được thực thi đầy đủ. Thiếu một số quy định về phối hợp, phân công trách nhiệm thu thập, xử lý, cung cấp và chia sẻ thông tin trong nội bộ Ngành Y tế và giữa Ngành Y tế với các ngành có liên quan. Chưa có cơ chế giám sát, chế tài nhằm bảo đảm các đơn vị thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ thống kê y tế.

- Mặc dù đã có quy định báo cáo về DPLTMC lồng ghép trong báo cáo CSSKSS nhưng việc phối hợp giữa TTCSSKSS và các BVĐK tỉnh, huyện trong việc thu thập báo cáo rất khó khăn. Hệ thống y tế tư nhân chưa thực hiện báo cáo theo quy định, số liệu báo cáo không khp giữa hệ thống CSSKSS và PC HIV/AIDS. Chất lượng số liệu khó sử dụng để phân tích, lập kế hoạch.

- Báo cáo về viêm gan B và giang mai chưa có trong hệ thống báo cáo y tế chung và báo cáo về sức khỏe sinh sản. Chưa có quy định ssách ghi chép số liệu về 3 bệnh cho các cơ sở khám chữa bệnh sản nhi. Hệ thống ghi chép, báo cáo số liệu về tình hình giang mai đối với phụ nữ mang thai cũng chưa được thống nhất và triển khai trong cơ sở sản khoa. Do vậy số liệu chính xác về số trẻ em bị nhiễm giang mai bẩm sinh lây truyền từ mẹ nhiễm giang mai hiện vẫn chưa được thống kê đầy đủ.

II. CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH

1. Tăng cường tính sẵn có và chất lượng của mạng lưới cung cấp dịch vụ y tế hiện có đi đôi với tăng cường mức độ sử dụng dịch vụ của người dân thông qua truyền thông, giáo dục sức khỏe, hỗ trợ người dân tiếp cận dịch vụ dự phòng lây truyền 3 bệnh được liên tục và thuận tiện.

2. Đảm bảo tính liên tục và lồng ghép các can thiệp về dự phòng HIV, giang mai và viêm gan B lây truyền từ mẹ sang con vào việc cung cấp các dịch vụ trong cơ sở y tế thuộc hệ thống chăm sóc sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS, da liễu và truyền nhiễm.

3. Lồng ghép việc xét nghiệm sàng lọc sớm HIV, viêm gan B và giang mai cho phụ nữ mang thai trong công tác quản lý thai tại tuyến y tế cơ sở để tăng tỷ lệ phụ nữ mang thai được sàng lọc sớm trong giai đoạn mang thai, tăng hiệu quả của việc dự phòng.

4. Vận hành hiệu quả cơ chế phối hợp và chuyển gửi giữa các đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ để đảm bảo cung cấp các dịch vụ dự phòng lây truyền 3 bệnh liên tục, giảm tình trạng mất dấu phụ nữ mang thai và cặp mẹ con mắc bệnh.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu chung

Tiến tới loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con vào năm 2030.

2. Mc tiêu cthể đến năm 2030

a) Mục tiêu cụ thể 1: Đẩy mạnh sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân thực hiện công tác dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con.

- 100% các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương hàng năm có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoặc kế hoạch thực hiện các chính sách về chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- 90% các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoặc kế hoạch thực hiện các chính sách về CSSK nhân dân của các cấp ủy Đảng, chính quyền có nội dung chỉ đạo về công tác dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con.

- 90% các tổ chức xã hội, đoàn thể liên quan hàng m có kế hoạch phối hợp hoạt động thực hiện dphòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con cộng đng.

b) Mục tiêu cụ thể 2: Đảm bảo người dân, đặc biệt là phụ nữ mang thai, bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em được tiếp cận với các dịch vụ, can thiệp loại trừ lây truyền HIV, giang mai và viêm gan B từ mẹ sang con một cách liên tục và có chất lượng.

c) Mục tiêu cụ thể 3: Tăng cường nhận thức của các đối tượng can thiệp về dự phòng lây truyền ba bệnh từ mẹ sang con

- Tài liệu truyền thông cho các đối tượng về nguy cơ, các nguyên tắc dự phòng lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con, lợi ích của dự phòng và tuân thủ điều trị được xây dựng và sử dụng.

- Các hoạt động truyền thông về nguyên tắc dự phòng lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con, lợi ích của dự phòng và tuân thủ điều trđược triển khai, có sự tham gia của các đối tượng can thiệp bao gồm cả các nhóm bị ảnh hưởng.

d) Mục tiêu cụ thể 4: Xây dựng mạng lưới triển khai và cơ chế theo dõi, đánh giá hiệu qu can thiệp.

- Mạng lưới triển khai và cơ chế theo dõi, đánh giá các can thiệp loại trừ 3 bệnh từ mẹ sang con được xây dựng và phê duyệt.

- Thông tin về lây truyền 3 bệnh từ mẹ sang con trở thành nội dung báo cáo thường quy và được lồng ghép vào trong hệ thống thông tin y tế sẵn có.

3. Chỉ tiêu

a) Chỉ tiêu giai đoạn 2019-2020

- Đảm bảo tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai (ít nhất 3 lần trong thời kỳ mang thai) >95%.

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc HIV trong thời kỳ mang thai 90%.

- Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ARV > 90%.

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc viêm gan B trong thời kỳ mang thai 60%.

- Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc viêm gan B được điều trị 30%.

- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu > 85%.

- Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đủ 3 mũi vắc xin viêm gan B ít nhất 90%.

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc giang mai trong thời kỳ mang thai 10%.

- Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc giang mai được điều trị 70%.

b) Chỉ tiêu giai đoạn 2021-2025

- Đảm bảo tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai (ít nhất 3 lần trong thời kỳ mang thai) > 95%.

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc HIV trong thời kỳ mang thai 95%.

- Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ARV 90%.

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc viêm gan B trong thời kỳ mang thai 60%.

- Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc viêm gan B được điều trị 50%.

- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu đạt ít nhất 95%.

- Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đủ 3 mũi vắc xin viêm gan B ít nhất 95%.

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc giang mai trong thời kỳ mang thai 20%.

- Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc giang mai được điều trị 80%.

c) Chỉ tiêu giai đoạn 2026-2030

- Duy trì tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai (ít nhất 3 lần trong thời kỳ mang thai ) > 95%.

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc HIV trong thời gian mang thai 95%.

- Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị ARV > 90%.

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc viêm gan B trong thời kỳ mang thai 70%.

- Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc viêm gan B được điều trị 60%.

- Tỷ lệ trẻ sơ sinh được tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu đạt ít nhất 98%.

- Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đủ 3 mũi vắc xin viêm gan B ít nhất 98%.

- Tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc giang mai trong thời kỳ mang thai 30%.

- Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc giang mai được điều trị 90%.

d) Các chỉ tiêu tác động

- Giảm còn 50 ca nhiễm mới HIV ở trẻ sơ sinh trên 100.000 trẻ sinh sống.

- Khống chế tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con < 5% ở trẻ bú mẹ hoặc < 2% ở trẻ không bú mẹ.

4. Đối tượng can thiệp

a) Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, bà mẹ trong thời gian mang thai, chuyển dạ, sau đẻ, bà mẹ cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ em.

b) Cán bộ y tế đang làm việc trong lĩnh vực CSSKBMTE/da liễu/truyền nhiễm/phòng chống HIV/AIDS tất cả các tuyến, ưu tiên cán bộ tuyến cơ sở.

c) Trẻ em sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV, viêm gan B và giang mai

d) Chng, bạn tình, các thành viên gia đình của phụ nữ và các nhóm bị ảnh hưởng trong cộng đng.

IV. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về chính sách và vận động xã hội

- Vận động sự cam kết và ủng hộ của chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể trong việc thực hiện chủ trương, chính sách về dự phòng và loại trừ 3 bệnh.

- Cập nhật liên tục thường xuyên các văn bản, hướng dẫn, quy trình chuyên môn kỹ thuật về dự phòng 3 bệnh để triển khai áp dụng trong các cơ sở y tế.

- Xây dựng, ban hành các quy định về chuyển tuyến chuyên môn, kỹ thuật bảo đảm nguyên tắc phù hợp với năng lực chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tạo điều kiện thuận lợi để người dân được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc liên tục.

- Xây dựng và kiện toàn cơ chế phối hợp giữa các đơn vị, các chương trình liên quan trong việc triển khai các can thiệp loại trừ 3 bệnh.

- Tạo môi trường thuận lợi, phát huy tối đa vai trò và sự tham gia của cộng đng trong dự phòng, kiểm soát lây truyền HIV, giang mai và viêm gan B từ mẹ sang con.

2. Giải pháp về thông tin, giáo dục và truyền thông

- Đẩy mạnh truyền thông, tuyên truyền, vận động cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo. Huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan truyền thông đại chúng tham gia vào vận động chính sách, tạo nguồn lực và môi trường xã hội thuận lợi.

- Thông tin giáo dục truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng và cán bộ y tế về nguy cơ của việc mắc 3 bệnh, các biện pháp dự phòng, lợi ích của việc khám thai sớm để được phát hiện sớm/điều trị kịp thời và tuân thủ điều trị. Lồng ghép việc tuyên truyền và tư vấn dự phòng 3 bệnh với tư vấn và tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em và tư vấn trước sinh.

- Phối hợp và phát triển các hình thức truyền thông, tài liệu truyền thông thích hợp. Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để cải tiến nội dung, đa dạng hóa các hình thức và hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Nâng cao năng lực truyền thông trực tiếp cho đội ngũ người cung cấp dịch vụ ở các tuyến và truyền thông viên tại cộng đồng. Kết hợp giữa truyền thông tại cộng đồng và truyền thông tại các cơ sở cung cấp dịch vụ.

- Phối hợp với các ban/ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội, nhằm đa dạng hóa các loại hình truyền thông đến các nhóm đối tượng ưu tiên.

3. Giải pháp về đảm bảo tài chính cho việc loại trừ 3 bệnh

- Huy động nguồn lực nhằm tăng cường đầu tư cho công tác dự phòng lây truyền 3 bệnh từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dự phòng 3 bệnh.

- Tăng cường tính chủ động của các địa phương trong việc xây dựng kế hoạch và phân bổ kinh phí thực hiện dự phòng lây truyền 3 bệnh.

- Tăng cường vận động đảm bảo nguồn tài chính cho việc xét nghiệm sàng lọc 3 bệnh ở phụ nữ mang thai.

4. Giải pháp về chuyên môn, kỹ thuật

- Nâng cấp, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở y tế đáp ứng nhu cầu công tác dự phòng và kiểm soát 3 bệnh.

- Đảm bảo các cơ sở sản khoa hoặc trạm y tế xã có đđẻ có sẵn vắc xin viêm gan B để thực hiện tốt việc tư vấn và tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, đảm bảo tính sẵn có của ARV điều trị cho bà mẹ và trẻ nhiễm HIV ngay khi sinh. Đảm bảo thực hiện đúng quy trình bảo quản vắc xin viêm gan B cho trẻ tại các cơ sở y tế.

- Mở rộng triển khai dịch vụ tư vấn xét nghiệm sàng lọc 3 bệnh tại trạm y tế xã nơi có cung cấp dịch vụ quản lý thai nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của phụ nữ mang thai.

- Thực hiện đúng quy trình khám thai bao gồm tư vấn, xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B và giang mai cho phụ nữ mang thai để phát hiện và dự phòng kịp thời.

- Đẩy mạnh thực hiện liên kết các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản với phòng chống, điều trị và chuyển tuyến đối với HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm từ cha mẹ sang con, các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

- Cập nhật kiến thức cho cán bộ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em ở các tuyến về tư vấn, xét nghiệm sàng lọc, chuyển gửi, điều trị dự phòng, tiêm chủng.

- Tăng cường năng lực cho mạng lưới chăm sóc sức khỏe sinh sản về lập kế hoạch, triển khai thực hiện, theo dõi, giám sát và đánh giá can thiệp dự phòng 3 bệnh lồng ghép trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ nhỏ tại các tuyến;

- Tăng cường giám sát hỗ trợ, kiểm tra việc tuân thủ các quy trình, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về dự phòng 3 bệnh tại các cơ sở y tế, bao gồm cả các cơ sở y tế tư nhân, y tế ngành;

5. Giải pháp về nâng cao năng lực báo cáo thống kê, giám sát, theo dõi và đánh giá

- Hoàn thiện hệ thống ghi chép, thống kê và báo cáo về dự phòng lây truyền 3 bệnh tại các tuyến.

- Cải thiện và phối hợp hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá tiến độ triển khai các can thiệp về dự phòng 3 bệnh.

V. NGUỒN KINH PHÍ

- Ngân sách Trung ương (từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia cấp hàng năm cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS).

- Ngân sách địa phương.

- Nguồn huy động từ các tổ chức trong nước và quốc tế.

- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, hướng dẫn, đôn đốc các Sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện kế hoạch hành động tiến tới loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con giai đoạn 2019-2030.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hòa Bình, Đài Phát thanh Truyền hình tnh, các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương thường trú tại tỉnh thực hiện hoạt động truyền thông tiến tới loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con.

- Ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế chuẩn bị và tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con hàng năm và trong Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế kết quả hoạt động hàng năm, báo cáo hoạt động Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hàng năm.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông của tỉnh, Phòng Văn hóa-Thông tin, Trung tâm Văn hóa, thể thao và Truyền thông các huyện, thành phố thực hiện công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về dự phòng lây truyền HIV viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con hàng năm và đặc biệt trong Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hàng năm theo kế hoạch.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ban hành văn bản chỉ đạo phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thành phố tăng cường các hoạt động tuyên truyền, cổ động tại cộng đồng thực hiện kế hoạch hành động dự phòng lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con tại các địa phương.

4. Sở Tài chính

- Hàng năm, căn cứ vào nội dung hoạt động và nhu cu kinh phí thực hiện Kế hoạch, phối hợp với Sở Y tế thẩm định, tổng hợp kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất tình hình sử dụng kinh phí đảm bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ, sử dụng có hiệu quả kinh phí và thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Ban hành Kế hoạch hành động tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai tmẹ sang con phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị.

- Huy động nguồn kinh phí của địa phương và từ các nguồn hợp pháp khác cho các hoạt động truyền thông thực hiện kế hoạch hành động tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con đạt kết quả cao.

- Theo dõi, giám sát, tng hp báo cáo các hoạt động thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của các đơn vị trên địa bàn huyện, thành phố và gửi về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Sở Y tế trước ngày 15/12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh.

6. Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh, các đoàn thể tỉnh

- Tuyên truyền phbiến và tổ chức thực hiện chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc tổ chức các hoạt động thiết thực, phù hợp với chức năng nhiệm vụ nhằm thực hiện tốt kế hoạch hành động tiến tới loại trừ lây truyền HIV, viêm gan B và giang mai từ mẹ sang con giai đoạn 2019-2030.

- Giám sát và phản biện xã hội trong việc tổ chức triển khai thực hiện của cơ quan, đơn vị.

Yêu cầu các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị, địa phương có văn bản gửi về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Cục phòng, chống HIV/AIDS;
- Vụ Sức khỏe BMTE;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
-
y ban MTTQ tỉnh;
- Các Sở: Y tế, Tài chính, LĐTB&XH, VHTT&DL, TT&TT;
- Báo HB, Đài PT&TH t
nh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, Phó Ch
ánh VPUBND tỉnh Phạm Anh Quý;
- Lưu: VT, KGVX (24
b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Văn Cửu