Kế hoạch 11/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án số 19: "Đẩy mạnh cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện trong hệ thống chính trị tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020" Khối các cơ quan hành chính nhà nước
Số hiệu: | 11/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lào Cai | Người ký: | Đặng Xuân Phong |
Ngày ban hành: | 11/01/2016 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 11/KH-UBND |
Lào Cai, ngày 11 tháng 01 năm 2016 |
Thực hiện Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước 2011 - 2020 và Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 27/11/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về 4 chương trình công tác, 19 đề án trọng tâm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai khóa XV, nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong đó có Đề án số 19-ĐA/TU ngày 27/11/2015 về: "Đẩy mạnh cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện trong hệ thống chính trị tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020".
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án số 19-ĐA/TU ngày 27/11/2015 về: "Đẩy mạnh cải cách hành chính đồng bộ, toàn diện trong hệ thống chính trị tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2020" - Khối các cơ quan hành chính nhà nước, cụ thể như sau:
A/ MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Đến năm 2020, xây dựng bộ máy hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, đảm bảo quản lý thống nhất, thông suốt, có tính chuyên nghiệp cao, thực sự là nền hành chính phục vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Trọng tâm cải cách hành chính của tỉnh Lào Cai trong cả giai đoạn 2016 - 2020 là: Nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức, trong đó quan trọng nhất là hoàn thiện hệ thống quản lý công vụ, công chức theo hướng khoa học, lấy năng lực và kết quả công việc làm thước đo để tuyển dụng, sử dụng công chức; hình thành chính quyền điện tử và đảm bảo cung ứng ngày càng tốt hơn dịch vụ công có chất lượng cho tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
II. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
1. Thể chế hành chính được đảm bảo tính thống nhất với quy định của Trung ương và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
Bảo đảm 100% văn bản QPPL phải được ban hành đúng căn cứ pháp lý, đúng thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản.
2. Hệ thống thủ tục hành chính được đơn giản hóa, công khai và nâng cao chất lượng giải quyết trong tất cả các lĩnh vực. Bảo đảm 100 % văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, ổn định đời sống xã hội của nhân dân, vừa đáp ứng hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước, vừa thuận lợi cho tổ chức, công dân trong việc tiết kiệm hợp lý chi phí giải quyết thủ tục hành chính.
3. Cơ chế một cửa tiếp tục được duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ tại 100% cơ quan hành chính nhà nước cả 3 cấp; triển khai thực hiện cơ chế một cửa liên thông giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến thẩm quyền phối hợp của nhiều cơ quan hành chính nhà nước với nhau.
Lấy mức độ hài lòng của công dân, tổ chức làm thước đo về chất lượng phục vụ dịch vụ hành chính công của tỉnh.
4. Chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trong bộ máy hành chính được xác định phù hợp, tránh chồng chéo, trùng lắp, chuyển những việc không nhất thiết phải do cơ quan nhà nước thực hiện hoặc thực hiện không hiệu quả cho doanh nghiệp, tổ chức xã hội đảm nhận.
- Xây dựng các chỉ số và phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ công.
5. Cơ chế và quy trình, thủ tục hành chính trong quản lý ngân sách tiếp tục được cải cách và triển khai trên diện rộng, chất lượng dịch vụ công từng bước được nâng cao, nhất là trên các lĩnh vực giáo dục, y tế.
6. Đến năm 2020, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có số lượng, cơ cấu hợp lý, đạt chuẩn về trình độ và năng lực thi hành công vụ theo vị trí chức danh. Hệ thống quản lý công vụ của tỉnh được tổ chức theo nguyên tắc lấy năng lực và tính chuyên nghiệp cao làm nền tảng để phát triển. Có cơ chế phù hợp trong bố trí và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng; cơ chế đề bạt, bổ nhiệm cạnh tranh vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý; cơ chế trả thu nhập và khen thưởng theo kết quả hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, xây dựng cơ chế giám sát và xử lý nghiêm các hành vi trái pháp luật, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
7. Về hiện đại hóa và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đến năm 2020:
- 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, huyện có mạng LAN đạt chuẩn, nâng cao an toàn an ninh thông tin trong các cơ quan nhà nước và trung tâm thông tin của tỉnh, từng bước triển khai đến cấp xã.
- 100% cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh, huyện; 30% cấp xã sử dụng phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc và hệ thống thư điện tử của tỉnh.
- Trên 50 % các cuộc họp của tỉnh, các sở, ngành với các huyện, thành phố được tổ chức dưới hình thức họp trực tuyến.
- 100% cơ quan nhà nước từ tỉnh đến huyện, từng bước đến cấp xã sử dụng chữ ký số phục vụ giao dịch, trao đổi, gửi nhận văn bản điện tử. Hầu hết văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi dưới dạng điện tử. Tăng cường xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành trọng điểm phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng như ứng dụng CNTT trong quản lý giao thông, hạ tầng đô thị, điện, nước, y tế, giáo dục...
- Triển khai ứng dụng phần mềm dùng chung cho bộ phận một cửa hiện đại tới tất cả các sở, ngành và UBND các huyện thành phố; 20% các xã, phường, thị trấn được ứng dụng phần mềm.
- Nâng cấp và phát triển Hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh, 15% các xã, phường, thị trấn có cổng thông tin giao tiếp với người dân.
- Chú trọng đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, 5% dịch vụ công cơ bản, thiết yếu được cung cấp trực tuyến mức 3, mức 4 phục vụ người dân, doanh nghiệp.
- Cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT, nâng cao kiến thức kỹ năng về an toàn an ninh thông tin. 100% cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện có cán bộ chuyên trách về CNTT.
- Từng bước xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành dùng chung: dân cư, kinh tế - xã hội, giáo dục - đào tạo, lao động việc làm, doanh nghiệp, thông tin địa lý… để làm nền tảng phục vụ công tác quản lý nhà nước và cung cấp thông tin lên cổng thông tin điện tử của tỉnh.
B. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
I. Cải cách thể chế hành chính
1. Tiếp tục tổ chức rà soát, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý hành chính của tỉnh đảm bảo tính thống nhất với các chủ trương, chính sách, pháp luật của Trung ương, thông suốt trên địa bàn toàn tỉnh và phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Triển khai các hoạt động: Nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) tại các sở, ban, ngành; các huyện, thành phố và cấp xã.
2. Hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL thuộc thẩm quyền của địa phương nhằm tăng cường công tác quản lý và khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút lao động, giải quyết việc làm, thực hiện chính sách xã hội...góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ban hành và triển khai các cơ chế, chính sách bảo đảm thực hiện có hiệu quả ngay từ đầu nhiệm kỳ.
3. Xây dựng quy định về việc lấy ý kiến của nhân dân đối với các chủ trương, chính sách quan trọng và thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan nhà nước.
4. Triển khai, phổ biến kịp thời các văn bản QPPL đến cán bộ, nhân dân biết và thực hiện đúng pháp luật. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
5. Thực hiện các quy trình ban hành văn bản QPPL, Nghị quyết của HĐND tỉnh, văn bản thỏa thuận và các văn bản khác của Thường trực HĐND, các ban HĐND tỉnh. Giám sát văn bản QPPL do UBND tỉnh, HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã ban hành. Chuẩn hóa quy trình tiếp thu ý kiến và yêu cầu các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời ý kiến của cử tri trước, trong, sau kỳ họp HĐND.
II. Cải cách thủ tục hành chính
1. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) theo kế hoạch và theo quy định của Chính phủ trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, trọng tâm là những thủ tục hành chính còn phiền hà, liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, bao gồm: Đầu tư; đất đai; xây dựng; thuế; y tế; giáo dục; hộ khẩu; việc làm; khen thưởng… và các lĩnh vực khác theo yêu cầu thực tiễn.
- Triển khai các hoạt động:
+ Tiếp tục thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính giai đoạn 2016 - 2020.
+ Khảo sát mức độ hài lòng của người dân và Doanh nghiệp về TTHC.
2. Xây dựng chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh Lào Cai theo 3 cấp.
3. Cải cách TTHC trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị và giữa các cấp với nhau.
4. Xây dựng phương pháp đánh giá tác động của TTHC đến chi phí xã hội, chi phí quản lý hành chính nhà nước.
5. Công khai minh bạch tất cả TTHC dưới các hình thức thiết thực và thích hợp.
6. Đổi mới phương thức cung ứng dịch vụ hành chính công theo hướng đơn giản, liên thông, liên kết, hiện đại và trực tuyến; cải thiện rõ nét văn hóa phục vụ, giao tiếp của công chức trong quá trình thực hiện các giao dịch hành chính.
7. Xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công, trong đó có cơ chế huy động sự tham gia của công dân, tổ chức và các phương tiện thông tin truyền thông vào theo dõi, đánh giá chất lượng dịch vụ hành chính công.
8. Tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông; đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện liên thông giữa các cơ quan trong cùng cấp và các cấp hành chính nhằm nâng cao tính công khai, minh bạch và giải quyết tốt công việc cho nhân dân, doanh nghiệp.
9. Triển khai áp dụng cơ chế một cửa liên thông, một cửa hiện đại tại UBND các huyện, thành phố Lào Cai và thực hiện thí điểm tại các phường, thị trấn.
10. Triển khai thực hiện các dự án:
- Dự án: Áp dụng cơ chế một cửa liên thông điện tử tại các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.
- Dự án: Áp dụng cơ chế một cửa liên thông điện tử tại các đơn vị hành chính cấp huyện.
- Dự án: Triển khai áp dụng cơ chế một cửa liên thông điện tử tại 10 phường, xã thuộc thành phố Lào Cai và các xã, thị trấn có tần suất giao dịch nhiều thuộc các huyện: Bảo Yên,Văn Bàn, Mường Khương, Bảo Thắng, Bát Xát, Bắc Hà, Si Ma Cai.
- Xây dựng Đề án chuẩn hóa bộ TTHC tỉnh Lào Cai theo 3 cấp.
1. Tổ chức rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế hiện có của các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Trên cơ sở đó, phân định chức năng quản lý nhà nước và sự nghiệp công; xóa bỏ chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ; điều chỉnh, bổ sung những nhiệm vụ mới cho phù hợp với yêu cầu quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; khuyến khích và tạo điều kiện hình thành và phát triển các đơn vị sự nghiệp theo hướng hoạt động tự chủ, đặc biệt là các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao, môi trường…
- Triển khai các hoạt động: Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy giai đoạn 2016 -2020.
2. Tiếp tục thực hiện phân cấp hợp lý về quản lý cán bộ, quản lý đầu tư, ngân sách theo hướng: Đẩy mạnh phân cấp quản lý giữa UBND tỉnh với các sở, ngành, huyện, thành phố và giữa huyện, thành phố với xã, phường, thị trấn, bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm, đồng bộ với nguồn lực tài chính, phù hợp với năng lực của cán bộ, công chức và các điều kiện cần thiết khác; đồng thời, loại bỏ tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các ngành, các cấp.
3. Tiến hành việc trưng cầu ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của công dân, tổ chức đối với hoạt động của cơ quan hành chính các cấp. Xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ công của các đơn vị sự nghiệp, có so sánh với chất lượng của các đơn vị do khu vực tư đảm nhiệm.
4. Nâng cao năng lực và hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở.
5. Tổ chức thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ các ban HĐND; xây dựng và thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Thường trực HĐND với Ban Thường trực Ủy ban Mạt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.
6. Thực hiện việc rà soát, chuyển đổi mô hình hoạt động đơn vị sự nghiệp theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Triển khai hoạt động: Tổ chức rà soát, chuyển đổi mô hình hoạt động đơn vị sự nghiệp theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP (tự chủ và chuyển mô hình doanh nghiệp).
7. Xây dựng, triển khai thực hiện theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về chính sách tinh giản biên chế giai đoạn 2016 - 2020.
- Triển khai hoạt động: Thực hiện chính sách tinh giản biên chế các cơ quan hành chính sự nghiệp giai đoạn 2016 - 2020
8. Xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính giai đoạn 2016 - 2020.
- Triển khai hoạt động: Xây dựng điều chỉnh vị trí việc làm và số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập.
9. Xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp.
IV. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hợp lý về cơ cấu gắn với vị trí việc làm trên cơ sở xác định rõ về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị.
2. Xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
3. Từng bước xây dựng hệ thống vị trí chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, công chức, viên chức kể cả cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý.
4. Hoàn thiện chế độ tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực và phẩm chất của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp sở và tương đương trở xuống.
5. Hoàn chỉnh cơ chế đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo kết quả công việc; xây dựng cơ chế trả thu nhập và khen thưởng theo kết quả hoàn thành công việc; vinh danh cán bộ, công chức, viên chức tiêu biểu.
6. Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng theo các hình thức: bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm việc theo vị trí chức danh và chuyên ngành dành cho các đối tượng công chức.
7. Xây dựng chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên gia trên các lĩnh vực.
8. Có giải pháp thiết thực nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng chế tài đối với việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
9. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đại biểu HĐND các cấp; xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đại biểu HĐND chuyên trách đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của các ban HĐND các cấp.
10. Triển khai các Đề án, dự án:
- Đề án: Vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan hành chính.
- Đề án: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
1. Tiếp tục cải tiến quy trình, thủ tục hành chính trong quản lý ngân sách.
2. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý chi tiêu công, tập trung cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp địa phương.
3. Đổi mới cơ chế phân bổ và sử dụng ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước; nghiên cứu hình thành quỹ tiền lương nhằm tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.
4. Thực hiện phân cấp quản lý ngân sách phù hợp và tăng quyền chủ động trong huy động nguồn thu, thực hiện nhiệm vụ chi, kịp thời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội cho các chính quyền. Thực hiện phân cấp quản lý tài chính phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của từng cơ quan hành chính, sự nghiệp.
5. Tiếp tục đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động, tổ chức bộ máy, con người, tài chính... của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch; chuyển dần các hoạt động sự nghiệp sang cơ chế có thu tự trang trải hoặc tiến hành xã hội hóa để các thành phần kinh tế khác tham gia; từng bước xã hội hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ công. Nghiên cứu triển khai giao quyền tự chủ về tài chính cho cấp xã.
6. Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí chi cho hoạt động sự nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp.
7. Đẩy mạnh và hoàn thiện các cơ chế tài chính. Hàng năm, tổ chức đánh giá mức độ tác động của cơ chế tự chủ tài chính và khoán kinh phí hành chính cho các cơ quan HCNN và các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh.
1. Xây dựng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện đồng bộ, hiện đại, an toàn, an ninh thông tin, từng bước mở rộng đến cấp xã, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin của toàn tỉnh, phát triển chính quyền điện tử. Nâng cao năng lực trung tâm mạng thông tin của tỉnh. Triển khai các biện pháp nâng cao an toàn thông tin cho trung tâm mạng thông tin của tỉnh và các cơ quan nhà nước của tỉnh. Tiếp tục xây dựng, triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến từ cấp huyện đến xã.
- Triển khai các hoạt động:
+ Tổ chức kiểm tra đánh giá công tác ứng dụng CNTT, hiện đại hóa hành chính.
+ Tổ chức đánh giá xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT thúc đẩy CCHC.
2. Phát triển, triển khai đồng bộ trên diện rộng các phần mềm dùng chung, triển khai ứng dụng chữ ký số, các phần mềm phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành, cải cách hành chính từ tỉnh đến huyện, từng bước đến cấp xã khi có đủ điều kiện.
3. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan hành chính trong bộ máy chính quyền của tỉnh.
- Triển khai các hoạt động:
+ Tổ chức kiểm tra việc duy trì, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
+ Tổ chức tập huấn kiến thức Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn 9001:2008 cho 51 cơ quan HCNN của tỉnh đã xây dựng và duy trì Hệ thống quản lý chất lượng.
+ Cử đi đào tạo chuyên gia đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO cho cán bộ thực hiện việc kiểm tra của Sở Khoa học - Công nghệ và một số ngành.
4. Tăng cường đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở các cơ quan hành chính, nhất là ở cấp xã, bảo đảm có đủ diện tích làm việc, phương tiện, trang thiết bị hiện đại cần thiết nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước và phục vụ tốt nhân dân, doanh nghiệp.
5. Cải tiến, mở rộng và phát triển hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh, các cổng thành viên. Xây dựng hệ thống Cổng thông tin điện tử đến cấp xã đảm bảo điều kiện nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
- Triển khai các hoạt động:
+ Tiếp tục triển khai thực hiện xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 (đạt tối thiểu 5 % các cơ quan nhà nước đến năm 2020).
+ Phát triển hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh 4 cấp (15 % cấp xã đảm bảo điều kiện hạ tầng)...
6. Triển khai hệ thống một cửa liên thông điện tử cho các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, từng bước đến cấp xã giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cơ quan nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp.
7. Xây dựng chuyên mục Cải cách thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh Lào Cai để tuyên truyền các văn bản chỉ đạo điều hành về công tác cải cách hành chính và tiến độ thực hiện trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
8. Triển khai thực hiện các dự án:
- Dự án: Nâng cao năng lực, phát triển nguồn nhân lực CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- Dự án: Tiếp tục triển khai phần mềm QLVB & HSCV, thư điện tử cho các đơn vị sự nghiệp công lập, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thành phố.
C. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
(Có bảng chi tiết kèm theo).
II. Kinh phí và các giải pháp thực hiện
1. Kinh phí
Kinh phí thực hiện từ các nguồn: Trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương, nguồn hỗ trợ, tài trợ khác (nếu có); sử dụng lồng ghép các nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu, ngân sách địa phương (chi hành chính, chi sự nghiệp…) để thực hiện Kế hoạch. Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tiếp nhận kinh phí hỗ trợ triển khai thực hiện các Chương trình, Dự án cải cách hành chính của Bộ, ngành Trung ương. Khuyến khích huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách để triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính.
2. Giải pháp thực hiện
2.1. Tăng cường công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính từ Chủ tịch UBND tỉnh đối với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và nhân dân về công tác cải cách hành chính. Xác định công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành. Vì thế phải xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể, phân công trách nhiệm rõ ràng và tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc trong quá trình thực hiện của cơ quan, đơn vị.
2.2. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm cá nhân về mặt chỉ đạo, đôn đốc triển khai các nội dung cách cách hành chính thuộc phạm vi quản lý của ngành và địa phương mình.
2.3. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu về cải cách hành chính. Bên cạnh đó, có chế độ chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chuyên trách về cải cách hành chính các cấp.
2.4. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức phù hợp và hiệu quả để nâng cao năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ, công chức. Tăng cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệm của hoạt động công vụ.
2.5. Thường xuyên kiểm tra đánh giá việc triển khai và kết quả cải cách hành chính để có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính.
2.6. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện hàng năm công tác đánh giá, xếp hạng cải cách hành chính ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
2.7. Xây dựng hệ thống giám sát, đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ công của các đơn vị sự nghiệp công.
2.8. Kết quả triển khai cải cách hành chính là tiêu chí để đánh giá công nhận các danh hiệu thi đua, khen thưởng và đánh giá kết quả chỉ đạo, điều hành của công tác lãnh đạo, quản lý.
2.9. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức sâu, rộng... để cán bộ và nhân dân nhận thức đúng đắn về cải cách hành chính và thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
2.10. Bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện Chương trình cải cách hành chính.
1. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thủ trưởng các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố:
- Căn cứ Kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2016 - 2020 của UBND tỉnh, xây dựng kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của cơ quan, đơn vị. Đồng thời, dự toán kinh phí thực hiện kế hoạch cải cách hành chính cùng với việc xây dựng dự toán ngân sách năm và tổng hợp vào dự toán theo quy định của Luật Ngân sách, gửi Sở Nội vụ, Sở Tài chính thẩm định, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh;
- Báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
Các cơ quan chủ trì các Đề án hỗ trợ cải cách hành chính quy định tại Phụ lục đính kèm có trách nhiệm xây dựng Đề án, gửi Sở Nội vụ thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt nội dung, kinh phí và tổ chức triển khai thực hiện.
2. Sở Nội vụ
- Chủ trì tham mưu điều phối tổ chức triển khai thực hiện các nội dung thuộc Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 tại tỉnh Lào Cai;
- Chủ trì hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp việc triển khai nội dung cải cách tổ chức bộ máy hành chính và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; Cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông;
- Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định các giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo và kiểm tra thực hiện cải cách hành chính;
- Hướng dẫn các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính hàng năm;
- Hoàn thiện triển khai hệ thống theo dõi, đánh giá và xếp hạng cải cách hành chính tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh;
- Hoàn thiện và hướng dẫn việc thực hiện phương pháp đánh giá nhiệm vụ cán bộ công chức qua phần mềm; xây dựng và thực hiện phương pháp đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ hành chính do cơ quan hành chính nhà nước thực hiện;
- Phối hợp với Bộ Nội vụ Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức chuyên trách trách công tác cải cách hành chính của các cơ quan, đơn vị;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai công tác tuyên truyền cải cách hành chính;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thẩm định đánh giá chỉ số cải cách hành chính hằng năm của các đơn vị và báo cáo kết quả chỉ số CCHC của tỉnh về Bộ Nội vụ.
- Chủ trì đánh giá kết quả thực hiện kết quả thực hiện các Đề án triển khai Chương trình theo giai đoạn 2016 - 2020.
3. Văn phòng UBND tỉnh
- Chủ trì hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp các nội dung liên quan đến việc nâng cao chất lượng điều hành của UBND các cấp.
- Theo dõi việc triển khai thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh theo tiến độ, thời gian quy định.
4. Sở Tư pháp
- Chủ trì hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp việc triển khai các nhiệm vụ cải cách thể chế hành chính; rà soát TTHC; quy trình, chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Báo cáo về tiến độ triển khai, thực hiện các lĩnh vực phụ trách theo quy định.
5. Sở Tài chính
- Chủ trì hướng dẫn, theo dõi, tổng hợp việc triển khai các nội dung về cải cách tài chính công;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định kinh phí dự toán thực hiện cải cách hành chính hàng năm của các cơ quan, đơn vị; tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Bố trí đủ kinh phí từ ngân sách của tỉnh đối với các Đề án ban hành kèm theo Kế hoạch này; kinh phí triển khai các dự án có liên quan về cải cách hành chính; kinh phí thực hiện kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh.
- Báo cáo về tiến độ triển khai, thực hiện các lĩnh vực phụ trách theo quy định.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trình cấp có thẩm quyền quyết định việc phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách địa phương và quy định hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách tỉnh.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, thành phố (DCI) và duy trì chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
- Báo cáo về tiến độ triển khai, thực hiện các lĩnh vực phụ trách theo quy định.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì việc triển khai nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước theo Kế hoạch này và các đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Nội vụ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện Chính phủ điện tử; Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 của Chính phủ, Bộ Thông tin và truyền thông.
- Phối hợp cùng các cấp, các ngành liên quan đẩy mạnh thực hiện Chương trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính.
- Báo cáo về tiến độ triển khai, thực hiện các lĩnh vực phụ trách theo quy định.
8. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh tiếp tục thực hiện việc ứng dụng và theo dõi kết quả đã thực hiện Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2008 trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
- Chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp trực thuộc hoạt động theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức sự nghiệp khoa học công lập.
- Báo cáo về tiến độ triển khai, thực hiện các lĩnh vực phụ trách theo quy định.
9. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức các hình thức tuyên truyền về công tác cải cách hành chính như: Sáng tác tranh cổ động; in đĩa VCD phát xuống các xã, thị trấn; xây dựng kế hoạch tuyên truyền lưu động xuống đến tận các thôn, bản, tổ dân phố.
- Báo cáo về tiến độ triển khai, thực hiện các lĩnh vực phụ trách theo quy định.
10. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, tham mưu giúp UBND tỉnh đấy mạnh việc xã hội hoá về Giáo dục Đào tạo.
- Báo cáo về tiến độ triển khai, thực hiện các lĩnh vực phụ trách theo quy định.
11. Sở Y tế
- Chủ trì, tham mưu giúp UBND tỉnh đấy mạnh việc xã hội hoá về y tế. Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan nghiên cứu, triển khai đánh giá việc thực hiện Quy định về y đức theo Quyết định số: 2088/BYT-QĐ ngày 06/11/1996 của Bộ Y tế.
- Báo cáo về tiến độ triển khai, thực hiện các lĩnh vực phụ trách theo quy định.
12. Đài Phát thanh và Truyền hình Lào Cai
- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả chuyên mục cải cách hành chính để tăng cường tuyên truyền các nội dung về cải cách hành chính nhà nước trên sóng phát thanh, truyền hình; phản ảnh ý kiến của người dân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội về cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hành chính hàng năm giai đoạn 2016 - 2020, các cơ quan, đơn vị có khó khăn, vướng mắc...kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để kịp thời chỉ đạo, giải quyết./.
Nơi nhận: |
TM ỦY BAN NHÂN DÂN |
Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập Ban hành: 14/02/2015 | Cập nhật: 27/02/2015
Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế Ban hành: 20/11/2014 | Cập nhật: 21/11/2014
Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập Ban hành: 05/09/2005 | Cập nhật: 20/05/2006
Quyết định 2088/BYT-QĐ năm 1996 ban hành "Quy định về Y đức" của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Ban hành: 06/11/1996 | Cập nhật: 07/12/2010