Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thành phố Hà Nội
Số hiệu: 104/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Đức Chung
Ngày ban hành: 25/04/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Tài nguyên, Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 104/KH-UBND

Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36-NQ/TW NGÀY 22/10/2018 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và chỉ đạo của Thường trực Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Góp phần phát triển kinh tế biển Việt Nam bền vững, trên cơ sở bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của các địa phương có biển với Thủ đô Hà Nội và các địa phương không có biển; tăng cường liên kết, cơ cấu lại các ngành, nghề, lĩnh vực theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát huy tiềm năng, lợi thế của các tỉnh có biển bằng việc tăng cường công tác quản lý, đầu tư khai, thác hợp lý, cung cấp các sản phẩm có nguồn gốc từ biển, đảm bảo an toàn thực phẩm cho thị trường Thủ đô.

2. Tăng cường công tác phối hợp giữa thành phố Hà Nội với các địa phương có biển, góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam trong tình hình mới. Tổ chức triển khai, thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Kiểm tra, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các ngành, nghề liên quan đến phát triển kinh tế biển.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Tăng cường công tác tuyên truyền

- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cụ thể: Tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về tầm quan trọng của biển; gắn phát triển kinh tế biển bền vững với phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô, góp phần bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên biển. Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đăng tải các bài viết tuyên truyền về biển Việt Nam trên các Báo của Hà Nội, các phóng sự về phát triển các ngành, nghề, lĩnh vực liên quan đến phát triển kinh tế biển, quảng cáo, tuyên truyền bằng tờ rơi, pano.. .để nhân dân biết, chủ động, tích cực tham gia, thực hiện.

- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh, vận chuyển, sơ chế, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm từ biển theo đúng quy định pháp luật; giới thiệu, quảng bá các địa danh, có những nét đẹp về văn hóa, con người vùng biển Việt Nam, để nhân dân Thủ đô tham gia, góp phần phát triển du lịch biển, gắn với hợp tác phát triển kinh tế vùng, kinh tế trọng điểm Bắc bộ và kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng.

2. Phát triển hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm biển

- Tổ chức liên doanh, liên kết, hợp tác sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm từ biển. Khuyến khích, tạo thuận lợi phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm từ biển trên địa bàn Thành phố.

- Khuyến khích hỗ trợ, trong đó ưu tiên hỗ trợ các cơ sở đầu tư ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ các sản phẩm từ biển trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Phối hợp các ngành, hiệp hội, doanh nghiệp vừa và nhỏ tổ chức, tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm biển tại các hội chợ nông nghiệp, thủy sản, thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định. Đổi mới phương thức hoạt động xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường tiêu thụ hải sản Việt Nam.

3. Cơ chế, chính sách

Kiểm tra, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tích cực tham gia đẩy mạnh phát triển cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm từ biển trên địa bàn Thủ đô.

4. Tăng cường hợp tác quốc tế

Tăng cường hợp tác các tổ chức quốc tế để đầu tư phát triển hệ thống liên kết hiệu quả trên các lĩnh vực sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm hải sản trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5. Sắp xếp, tái cơ cấu lại dịch vụ sản phẩm biển

Kiểm tra, rà soát, sắp xếp, tái cơ cấu lại các ngành dịch vụ sản phẩm hải sản biển theo hướng tích cực, bền vững, bảo vệ môi trường, phát triển các liên kết chuỗi giá trị, từ khâu sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phẩm theo quy định.

6. Phát triển ứng dụng công nghệ cao

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực đầu tư, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trên thế giới để xây dựng các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, tiêu thụ các sản phẩm từ biển.

7. Kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối các sản phẩm từ biển

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thực hiện các cuộc thanh, kiểm tra các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm từ biển trên địa bàn thành phố Hà Nội; giám sát chặt chẽ nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm biển, mở rộng phân tích mẫu phục vụ công tác quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm đối các sản phẩm từ biển lưu thông, tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định. Kiên quyết xử lý các trường trường hợp vi phạm theo đúng quy định pháp luật.

III. TCHỨC THỰC HIỆN

1. SNông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch của các đơn vị.

- Hàng năm, căn cứ tình hình triển khai thực hiện kế hoạch, lập dự toán chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định, trình duyệt theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Căn cứ chức năng nhiệm vụ đơn vị, chủ trì, phối hợp các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, các sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn các tổ chức, cá nhân triển khai, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, kinh doanh sản phẩm biển trên địa bàn Thành phố đúng quy định.

3. S Công thương

Căn cứ chức nhiệm vụ của đơn vị, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện Kế hoạch, phát triển bền vững thị trường tiêu thụ sản phẩm từ biển trên địa bàn Thành phố, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Kế hoạch tuyên truyền về phát triển kinh tế biển, tiêu thụ sản phẩm biển, bảo vệ môi trường biển và bảo vệ chủ quyền biển Việt Nam.

5. Sở Tài chính:

Căn cứ chức nhiệm vụ của đơn vị, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất đề xuất kinh phí thực hiện theo đúng quy định.

6. Các sở, ngành, đơn vị liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ đơn vị, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tổ chức thực hiện Kế hoạch được duyệt và báo cáo kết quả thực hiện đúng quy định.

7. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

Căn cứ chức năng nhiệm vụ và tình hình cụ thể của địa phương, chủ động xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch theo quy định. Trong đó, tập trung làm tt công tác quản lý nhà nước trên địa bàn và phối hợp các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Các sở, ban, ngành, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch. Trong quá trình triển khai thực hiện, có khó khăn; vướng mắc quá thẩm quyền, tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.

Ủy ban nhân dân Thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Kinh tế Trung ương;
- Các Bộ: NN&PTNT, KH&ĐT, TC;
- Đồng chí Bí thư Thành
y Hà Nội;
- Thường trực Thành ủy Hà Nội; (để báo cáo);
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- VP Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- Đ/c Bí thư các Quận, Huyện, Thị ủy;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP; KT, TH, TKBT, KG-VX, ĐT, TT TH&CB;
- Lưu: VT, KT (Túy 2b)-
10858.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chung

 

 





Hiện tại không có văn bản nào liên quan.