Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2015 Đề án "Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2013-2016" trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Số hiệu: | 104/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Lê Hồng Sơn |
Ngày ban hành: | 24/04/2015 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 104/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2015 |
KẾ HOẠCH
TriỂn khai ĐỀ án “Tăng cưỜng phỔ biẾn, giáo dỤc pháp luẬt tẠi mỘt sỐ đỊa bàn trỌng điỂm vỀ vi phẠM pháp luẬt giai ĐOẠN 2013 - 2016” trên đỊa bàn Thành phỐ
Thực hiện Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện các Đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI); UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2013-2016” cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI CỦA KẾ HOẠCH
1. Mục tiêu
- Nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chấp hành pháp luật, từng bước giảm số vụ việc và người vi phạm pháp luật, góp phần giữ vững an ninh trật tự, phát triển kinh tế xã hội ở địa bàn trọng điểm; Tăng cường, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức thuộc hệ thống chính quyền, đoàn thể cơ sở và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở ở các địa bàn trọng điểm nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Phấn đấu đến năm 2016, đạt tỷ lệ 70 % nhân dân tại địa bàn trọng điểm được phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy định pháp luật gắn trực tiếp đến cuộc sống của người dân, tập trung những nội dung pháp luật liên quan đến tình hình vi phạm pháp luật, phù hợp với đặc thù ở từng địa bàn;
- Phấn đấu 95% cán bộ, công chức thuộc hệ thống chính quyền, đoàn thể và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở ở các địa bàn trọng điểm được trang bị kiến thức pháp luật và kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực pháp luật liên quan.
- Phấn đấu kiềm chế và giảm từ 10% đến 15% số người vi phạm pháp luật và số vụ việc vi phạm pháp luật trên địa bàn trọng điểm.
- Xây dựng mô hình chỉ đạo điểm về tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật, hạn chế vi phạm pháp luật tại các xã có nhiều vi phạm pháp luật để rút kinh nghiệm, nhân rộng mô hình.
2. Phạm vi, đối tượng
a) Phạm vi:
- Địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật là đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn.
- Các lĩnh vực pháp luật xác định tập trung thực hiện phổ biến, giáo dục tại địa bàn trọng điểm gồm: Quản lý, sử dụng đất đai; môi trường, an toàn thực phẩm; hình sự, ma túy và các tệ nạn xã hội khác; trật tự, an toàn giao thông.
b) Đối tượng:
- Nhân dân tại địa bàn trọng điểm;
- Các đối tượng đã có tiền án, tiền sự hoặc có nguy cơ phạm tội cao, trọng tâm là các đối tượng nằm trong diện quản lý của lực lượng Công an; đối tượng có trình độ nhận thức, văn hóa hạn chế; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn trọng điểm;
- Cán bộ, công chức thuộc hệ thống chính quyền, đoàn thể cơ sở và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở ở các địa bàn trọng điểm.
1. Tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân ở các địa bàn trọng điểm:
a) Tổ chức hội nghị tuyên truyền các văn bản pháp luật mới phù hợp với nhu cầu của nhân dân tại các địa bàn trọng điểm, các văn bản pháp luật theo lĩnh vực cần thiết đối với cán bộ, nhân dân tại địa bàn trọng điểm của Thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2015 - 2016.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Công an Thành phố, các sở: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn được chọn là địa bàn trọng điểm;
b) Lồng ghép nội dung pháp luật vào sinh hoạt văn hóa, lễ hội dân tộc và các hoạt động khác phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương;
- Thời gian thực hiện: Năm 2015 - 2016.
- Cơ quan chủ trì: UBND quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn lựa chọn là địa bàn trọng điểm.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở: Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Lao động, Thương binh và Xã hội, Công an Thành phố
c) Xây dựng chuyên trang, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật trên các Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài truyền thanh cơ sở;
- Thời gian thực hiện: Năm 2015 - 2016
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, UBND quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn lựa chọn là địa bàn trọng điểm.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, các Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
d) Tổ chức các chiến dịch, Tuần lễ pháp luật, Tháng hành động pháp luật, phong trào ra quân thực hiện pháp luật;
- Thời gian thực hiện: Năm 2015 - 2016.
- Cơ quan chủ trì: UBND quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn được xác định là trọng điểm vi phạm pháp luật.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Công an Thành phố, các Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
e) Phát hiện, biểu dương, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến trong việc chấp hành và thực hiện pháp luật tại địa bàn dân cư nơi cư trú;
- Thời gian thực hiện: Năm 2015 - 2016.
- Cơ quan chủ trì: UBND quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn là địa bàn trọng điểm.
- Cơ quan phối hợp: Các Báo, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
Nội dung thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2015 - 2016
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: UBND quận, huyện, thị xã
- Thời gian thực hiện: Năm 2015 - 2016.
- Cơ quan chủ trì: UBND quận, huyện, thị xã
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp
4. Nhân rộng mô hình các địa bàn có đặc điểm, điều kiện và tình hình vi phạm pháp luật tương tự: Thị trấn Vân Đình - huyện Ứng Hòa, xã Ngọc Hòa - huyện Chương Mỹ, xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh, xã Tân Lập - huyện Đan Phượng, phường Yên Phụ - quận Tây Hồ.
- Thời gian thực hiện: Năm 2016.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Công an Thành phố, các sở: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án.
Tổ chức sơ kết thực hiện Đề án năm 2015 - năm 2016
- Thời gian thực hiện: Tháng 12/2015 và tháng 12/2016
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Công an Thành phố, các sở: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND quận, huyện, thị xã có địa bàn trọng điểm.
Tổ chức tổng kết thực hiện Đề án giai đoạn 2013 - 2016
- Thời gian thực hiện: Tháng 12/2016.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Công an thành phố, các sở: Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Lao động, Thương binh và Xã hội, UBND quận, huyện, thị xã có địa bàn trọng điểm và các đơn vị liên quan
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
- Biên soạn, in và phát hành các tài liệu phổ biến nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Đề án Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp với các cơ quan Báo của Hà Nội, Đài phát thanh và truyền hình Hà Nội tổ chức xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chương trình, tin bài phổ biến Luật các văn bản liên quan.
- Xây dựng chuyên mục trên trang thông tin điện tử của Thành phố.
- Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản và những quy định quan trọng của Đề án
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố và Bộ Tư pháp theo quy định.
Có trách nhiệm bố trí kinh phí giao Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này, hướng dẫn chế độ chi và thanh quyết toán theo đúng quy định.
3. Công an Thành phố:
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, hình sự, phòng, chống ma túy và tệ nạn xã hội cho các đối tượng đã có tiền án, tiền sự hoặc có nguy cơ phạm tội cao nằm trong diện quản lý của lực lượng Công an.
4. Các sở, ban, ngành Thành phố:
Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Giao thông vận tải, Lao động, Thương binh và Xã hội, Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức triển khai các hoạt động thực hiện Đề án tại phần II Kế hoạch này, tăng cường phổ biến pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của ngành mình như: Quản lý, sử dụng đất đai; môi trường; trật tự, an toàn giao thông; hình sự, ma túy và tệ nạn xã hội...
5. UBND các quận, huyện, thị xã:
- Phối hợp với Sở Tư pháp và các sở, ngành, đoàn thể Thành phố triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật, chỉ đạo điểm tại một số địa bàn trọng điểm.
- Tổ chức triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc các lĩnh vực: phòng, chống tội phạm và trật tự xã hội, đất đai, môi trường, giao thông... cho nhân dân, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, nghiện ma túy tại cộng đồng nhằm ngăn ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật.
6. Đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố:
Chỉ đạo các Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã xét xử lưu động các vụ án điểm tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật nhất là các vụ án gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép, cố ý gây thương tích, các vụ án về ma túy...được dư luận xã hội quan tâm.
7. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy:
Chỉ đạo Ban tuyên giáo các quận, huyện, thị xã và các cơ quan Báo của Hà Nội, tăng cường tuyên truyền về quản lý, sử dụng đất đai; môi trường; trật tự, an toàn giao thông; hình sự; ma túy và tệ nạn xã hội.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố:
Phối hợp với các tổ chức thành viên để phối hợp với Sở Tư pháp, UBND quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước trong dự toán kinh phí hàng năm của các cơ quan, đơn vị và các nguồn kinh phí khác thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Lập, sử dụng và quyết toán kinh phí
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan lập dự toán kinh phí cho việc Triển khai Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2013 - 2016” trên địa bàn Thành phố
UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ được giao./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 409/QĐ-TTg năm 2020 về thành lập Hội đồng thẩm định nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Ban hành: 24/03/2020 | Cập nhật: 25/03/2020
Quyết định 409/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành: 21/03/2014 | Cập nhật: 24/03/2014
Quyết định 1133/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án tại Quyết định 409/QĐ-TTg về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 04-KL/TW Ban hành: 15/07/2013 | Cập nhật: 17/07/2013
Quyết định 409/QĐ-TTg năm 2012 về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 04-KL/TW Ban hành: 09/04/2012 | Cập nhật: 12/04/2012
Quyết định 409/QĐ-TTg năm 2008 tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho 9 cá nhân đoạt Giải nhất Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2007 Ban hành: 21/04/2008 | Cập nhật: 24/04/2008