Kế hoạch 103/KH-UBND năm 2020 về thực hiện dự án “Thúc đẩy quá trình công nhận Khu bảo tồn biển Cô Tô, tăng cường mạng lưới khu bảo tồn biển ở Việt Nam"
Số hiệu: 103/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Đặng Huy Hậu
Ngày ban hành: 08/06/2020 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Thương mại, đầu tư, chứng khoán, Văn hóa , thể thao, du lịch, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 103/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 08 tháng 06 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN “THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CÔNG NHẬN KHU BẢO TỒN BIỂN CÔ TÔ, TĂNG CƯỜNG MẠNG LƯỚI KHU BẢO TỒN BIỂN Ở VIỆT NAM”

Căn cứ Quyết định số 1614/QĐ-UBND ngày 19/5/2020 của UBND Tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo Trần, tỉnh Quảng Ninh;

Căn cứ Quyết định số 435/QĐ-LHHVN ngày 26/4/2019 của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam về việc phê duyệt tiếp nhận nguồn viện trợ nước ngoài của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng;

Căn cứ Quyết định số 1224/QĐ-LHHVN ngày 02/12/2019 của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam phê duyệt về việc gia hạn thời gian thực hiện dự án cho Trung tâm MCD;

Căn cứ Công văn số 411/UBND-NLN1 ngày 22/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phối hợp triển khai thực hiện dự án: Thúc đẩy quá trình công nhận Khu bảo tồn biển quần đảo Cô Tô, tăng cường mạng lưới KBTB ở Việt Nam do Trung tâm MCD đề xuất.

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện dự án “Thúc đẩy quá trình công nhận Khu bảo tồn biển quần đảo Cô Tô, tăng cường mạng lưới khu bảo tồn biển ở Việt Nam”, với những nội dung sau:

I. THÔNG TIN DỰ ÁN

1. Tên dự án: Thúc đẩy quá trình công nhận Khu bảo tồn biển quần đảo Cô Tô, tăng cường mạng lưới khu bảo tồn biển (KBTB) ở Việt Nam.

2. Thời gian thực hiện: Trong năm 2020.

3. Nhà tài trợ, cơ quan chủ trì, cơ quan chủ quản

- Nhà tài trợ: Tổ chức cố vấn các nhà từ thiện quỹ Rockerfeller (RPA) qua chương trình Ocean 5.

- Cơ quan chủ quản: Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)

- Cơ quan chủ dự án: Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (Trung tâm MCD)

Địa chỉ: Phòng 3104, Tòa nhà 34T, Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 0204.22212923 - Fax: 0204.22212924

4. Cơ quan đầu mối tại địa phương

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh và UBND huyện Cô Tô (theo Công văn số 411/UBND-NLN1 ngày 22/01/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh).

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Thúc đẩy quá trình KBTB Cô Tô, Đảo Trần sớm được công nhận trong hệ thống 16 KBTB của Việt Nam. Tăng cường kết nối mạng lưới khu bảo tồn ở Việt Nam. Tăng cường công tác truyền thông về tiến trình thành lập KBTB Cô Tô, Đảo Trần được thực hiện thông qua các kênh truyền thông, nhằm thúc đẩy sự tham gia tích cực của các đơn vị liên quan và cộng đồng địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể

- Thúc đẩy quá trình thành lập KBTB Cô Tô - Đảo Trần theo quy định; các bên và cộng đồng, công chúng được tham gia ý kiến và thông tin đầy đủ.

- Thúc đẩy quá trình xây dựng và thực hiện quy chế quản lý và vận hành KBTB Cô Tô, Đảo Trần theo các quy định pháp luật.

- Các tổ chức, cá nhân ở địa phương cùng tham gia quản lý, bảo vệ và khai thác, phát triển các giá trị của KBTB. Tạo công cụ quản lý tổng hợp KBTB trên cơ sở phát huy tinh thần hợp tác tích cực và duy trì tính bền vững của cơ chế hợp tác đó.

- Nâng cao nhận thức xã hội và sự quan tâm, nhìn nhận của các cơ quan quản lý nhà nước và người dân về vai trò và sự hợp tác của các bên liên quan, đặc biệt là từ các tổ chức ngoài nhà nước và cộng đồng trong việc bảo vệ và phát triển bền vững KBTB.

- Kết quả và bài học dự án được tài liệu hóa và chia sẻ tới mạng lưới các KBTB Việt Nam.

- Quá trình thực hiện Kế hoạch tổng thể dự án cần thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính Phủ về “Quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Nội dung 1: Quản lý và giám sát thực hiện dự án.

Nội dung 1.1. Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện dự án tại tỉnh Quảng Ninh và thỏa thuận hợp tác các bên.

- Tổ chức 01 Hội nghị khởi động dự án giới thiệu tổng quan về dự án “Thúc đẩy quá trình công nhận KBTB quần đảo Cô Tô, tăng cường mạng lưới KBTB ở Việt Nam” và kế hoạch triển khai dự án thời gian 01-02 ngày; Thảo luận và thống nhất phân công, phối hợp tổ chức thực hiện dự án. 01 bản kế hoạch thực hiện dự án được phê duyệt và 01 bản thỏa thuận hợp tác giữa các bên liên quan được thống nhất.

- Thành phần: Khoảng 20 người gồm Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Hội Giáo dục và Bảo vệ môi trường Hạ Long, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Chi cục Biển và Hải đảo, Chi cục Thủy sản, UBND huyện Cô Tô, Huyện đoàn Cô Tô và Trung tâm MCD.

- Thời gian: Quý II - Quý IV năm 2020.

- Địa điểm: Thành phố Hạ Long

Nội dung 1.2. Rà soát, cập nhật tiến trình thành lập KBTB để thực hiện các hoạt động hỗ trợ

- Trao đổi, rà soát thông tin về tiến trình thành lập KBTB Cô Tô - Đảo Trần được theo dõi và cập nhật thường xuyên từ đó đưa ra các điều chỉnh hoặc giải pháp phù hợp thực tế hỗ trợ hiệu quả thông qua các cuộc họp.

Quản lý, giám sát thực hiện dự án, đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ, các cơ quan quản lý: Quá trình thực hiện dự án được quản lý, thúc đẩy, giám sát và báo cáo đầy đủ theo yêu cầu nhà tài trợ và các cơ quan quản lý và địa phương.

- Thời gian thực hiện: Toàn dự án

- Địa điểm thực hiện: Thành phố Hạ Long, huyện Cô Tô

2. Nội dung 2: Hỗ trợ kỹ thuật và cơ sở khoa học cho thành lập KBTB

Nội dung 2.1. Tổ chức 01 hội thảo khoa học tham vấn về KBTB Cô Tô, Đảo Trần

- Tham vấn các bên liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học về bảo tồn nói chung và bảo tồn biển nói riêng; Tham gia chia sẻ phương án quản lý và quy chế quản lý KBTB để hoàn thiện hồ sơ thành lập KBTB và huy động sự đồng thuận của các tổ chức, cá nhân liên quan

- Thành phần: Khoảng 50 đại biểu gồm các chuyên gia, các nhà làm chính sách liên quan cấp trung ương, tỉnh, huyện, đại diện các Khu bảo tồn trong và ngoài tỉnh đã triển khai thành công, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Cô Tô và Trung tâm MCD. Tổ chức trong 01 ngày.

- Thời gian thực hiện: Quý II - Quý IV năm 2020.

* Địa điểm: Thành phố Hạ Long.

Nội dung 2.2. Tổ chức 01 chuyến tham quan học tập tại khu KBTB đã vận hành và thành công

- Tham gia, học tập kinh nghiệm về quản lý và hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng cho các đơn vị tham gia dự án và tổ cộng đồng khoảng 03 -05 ngày.

- Thành phần: Dự kiến 12 đại biểu bao gồm Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Cô Tô, tổ cộng đồng nòng cốt và Trung tâm MCD

- Thời gian thực hiện: Quý II - Quý IV năm 2020.

- Địa điểm: 01 KBTB đã triển khai thành công trong hệ thống 16 KBTB tại Việt Nam.

3. Nội dung 3: Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ KBTB và thúc đẩy quá trình thẩm định, phê duyệt

Nội dung 3.1. Hỗ trợ biên soạn tài liệu chuyên khảo về đa dạng sinh học, tiềm năng bảo tồn và định hướng quy hoạch, quản lý tổng hợp Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần, tỉnh Quảng Ninh.

- Biên soạn tài liệu chuyên khảo về đa dạng sinh học, tiềm năng bảo tồn và định hướng quy hoạch, quản lý tổng hợp Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần, tỉnh Quảng Ninh.

-Thời gian: Quý II - Quý IV năm 2020.

- Địa điểm: Thành phố Hạ Long

Nội dung 3.2. Tham vấn hoàn thiện hồ sơ dự án thành lập KBTB Cô Tô Đảo Trần

- Họp nhóm xây dựng và hoàn thiện tài liệu dự án thành lập KBTB; Thành phần: 10-15 người gồm các Chuyên gia và cơ quan chuyên môn liên quan, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND huyện Cô Tô và Trung tâm MCD.

- Lấy ý kiến của các chuyên gia, Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã liên quan đối với dự án thành lập KBTB cấp tỉnh, thông qua các cuộc họp tham vấn; Thành phần: Các chuyên gia, Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã.

- Thời gian: Quý II - Quý IV năm 2020.

- Địa điểm: Thành phố Hạ Long

Nội dung 3.3. Khảo sát ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu bảo tồn, đối với dự án thành lập KBTB cấp tỉnh

- Tổng hợp ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu bảo tồn, đối với dự án thành lập KBTB cấp tỉnh, thông qua 1-2 cuộc đối thoại cộng đồng.

- Thành phần: UBND huyện Cô Tô, Sở Nông nghiệp và PTNT và người dân sống hợp pháp trong và xung quanh khu bảo tồn.

- Thời gian: Quý II - Quý IV năm 2020.

- Địa điểm: Huyện Cô Tô

Nội dung 3.4. Họp hội đồng thẩm định cấp tỉnh về dự án thành lập KBTB Cô Tô - Đảo Trần

- Tổ chức 02 cuộc họp hội đồng thẩm định cấp tỉnh về dự án thành lập KBTB Cô Tô - Đảo Trần

- Thành phần: UBND Tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND huyện Cô Tô, các Sở, ban ngành liên quan.

- Thời gian: Quý III - Quý IV năm 2020

- Địa điểm: Thành phố Hạ Long

Nội dung 3.5. Hỗ trợ chuyên môn về việc thẩm định, thuyết minh thành lập KBTB Cô Tô - Đảo Trần để thúc đẩy công tác thẩm định dự án hiệu quả và kịp thời

- Đối thoại bàn tròn thuyết minh dự án thành lập KBT hỗ trợ chuyên môn về việc thẩm định, thuyết minh thành lập KBTB Cô Tô - Đảo Trần để thúc đẩy công tác thẩm định dự án hiệu quả và kịp thời.

- Thành phần: Khoảng 30 đại biểu là Chuyên gia của Bộ NN và PTNT, Đại diện tổ công tác xây dựng dự án KBTB, UBND huyện Cô Tô, MCD và cơ quan liên quan.

- Thời gian: Quý II - Quý IV năm 2020.

- Địa điểm: Thành phố Hà Nội hoặc thành phố Hạ Long.

Nội dung 3.6. Hội thảo mạng lưới KBTB Việt Nam

- Tổ chức 01 Hội thảo chia sẻ về tiến trình, bài học từ thành lập KBTB Cô Tô - Đảo Trần và học tập từ các KBTB khác trong hệ thống KBTB Việt Nam.

- Thành phần: khoảng 50 đại biểu các KBTB Việt Nam và cơ quan liên quan.

- Thời gian: Quý III - Quý IV năm 2020.

- Địa điểm: Thành phố Hà Nội hoặc thành phố Hạ Long.

4. Nội dung 4: Hoạt động hỗ trợ phục hồi hệ sinh thái và chia sẻ lợi ích

Nội dung 4.1. Theo dõi, tư vấn tái tạo san hô tại Cô Tô

- Phối hợp hoạt động với dự án tái tạo san hô nhân tạo do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, hỗ trợ chuyên gia tư vấn hỗ trợ và tổ chức cộng đồng dân cư theo dõi, giám sát và bảo vệ hệ sinh thái san hô.

- Thành phần: Sở Nông nghiệp và PTNT, các chuyên gia, UBND huyện Cô Tô và Trung tâm MCD.

- Thời gian: Năm 2020.

- Địa điểm: Huyện Cô Tô.

Nội dung 4.2. Thúc đẩy tiếp cận đồng quản lý trong phục hồi hệ sinh thái rạn san hô và sinh kế bền vững cho người dân địa phương.

- Thúc đẩy khởi động mô hình đồng quản lý, quản lý tổng hợp vùng bờ (ICZM), quan tâm chia sẻ lợi ích trong hoạt động sinh kế và bảo vệ san hô với mục đích tăng cường năng lực đồng quản lý, thành lập tổ nhóm thực hiện mô hình, xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích, hướng dẫn việc triển khai và giám sát.

Thúc đẩy khởi động mô hình đồng quản lý, quản lý tổng hợp vùng bờ (ICZM), quan tâm chia sẻ lợi ích trong hoạt động sinh kế (du lịch, thủy sản) và bảo vệ san hô.

- Thời gian: Quý II đến quý IV năm 2020.

- Địa điểm: Thành phố Hạ Long, Huyện Cô Tô.

5. Nội dung 5: Truyền thông nâng cao nhận thức, sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng dân cư về KBTB

Nội dung 5.1. Xây dựng, chia sẻ việc sử dụng công cụ, tài liệu truyền thông về quá trình thành lập KBTB Cô Tô - Đảo Trần.

- Kết nối truyền thông đại chúng để nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của các bên liên quan và công chúng qua phóng sự, báo chí về KBTB Cô Tô, Đảo Trần. Phóng sự, báo chí về KBTB Cô Tô bao gồm: hiện trạng, quá trình và thành lập KBTB Cô Tô - Đảo Trần. Chia sẻ tài liệu truyền thông (phóng sự, báo chí) tới các cơ quan truyền thông và các cơ quan tổ chức liên quan.

- Thời gian: Quý II đến IV năm 2020

- Địa điểm: Huyện Cô Tô

Nội dung 5.2. Truyền thông cộng đồng nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tham gia các hoạt động đối với thành lập và vận hành KBTB Cô Tô - Đảo Trần:

- Xây dựng và sản xuất tài liệu truyền thông, giáo dục nhận thức cộng đồng về KBTB, về phương thức quản lý tổng hợp (ICZM) trong quản lý tài nguyên và môi trường biển và hải đảo

- Tổ chức 03 sự kiện truyền thông cộng đồng với các chủ đề: KBTB Cô Tô - Đảo Trần; Hệ sinh thái san hô; Sinh kế bền vững và chia sẻ lợi ích. Mỗi sự kiện dự kiến 100 cộng đồng địa phương tham gia

- Thời gian: Quý II đến IV năm 2020

- Địa điểm: Thành phố Hạ Long và huyện Cô Tô.

6. Nội dung 6: Tổ chức thực hiện dự án từ MCD và các cơ quan trung ương, nhà tài trợ

Nội dung này được Trung tâm MCD và các cơ quan trung ương, nhà tài trợ thực hiện trong toàn dự án, cụ thể:

- Thực hiện các hoạt động dự án từ MCD và kết nối với các cơ quan trung ương, nhà tài trợ. Thiết kế hoạt động, tổ chức tham vấn với nhà tài trợ và cấp TƯ, kết nối kinh nghiệm quốc gia và quốc tế, dịch tài liệu chuyên môn, tài liệu quản trị.

- Quản lý, giám sát & đánh giá thực hiện dự án (M&E) theo hệ thống, đáp ứng yêu cầu nhà tài trợ và các cơ quan quản lý. Quá trình thực hiện dự án được quản lý, thúc đẩy, giám sát đánh giá và báo cáo đầy đủ theo yêu cầu nhà tài trợ và các cơ quan quản lý.

- Nhân sự kỹ thuật, chuyên môn, hành chính, quản trị, truyền thông MCD Đảm bảo nhân sự trình độ, chuyên môn và thời gian phù hợp để làm việc cho các nội dung dự án.

- Đảm bảo các dịch vụ văn phòng, hành chính, liên lạc, thông tin, trang thiết bị phù hợp để thực hiện dự án.

- Kiểm toán dự án đảm bảo phù hợp với quy định của nhà nước, nhà tài trợ.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về cơ chế hợp tác giữa các bên liên quan

- Hình thành và thúc đẩy cơ chế hợp tác các bên liên quan, qua đó tăng cường nhận thức chung về hài hòa trách nhiệm và lợi ích giữa các bên trong quản lý, bảo vệ và khai thác sử dụng tài nguyên biển đảo huyện Cô Tô.

- KBTB Cô Tô - đảo Trần có diện tích tương đối lớn và trải dài, đồng thời lại là khu vực biên giới, hải đảo. Bên cạnh chức năng bảo vệ, bảo tồn các giá trị tự nhiên thì nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng an ninh cũng hết sức quan trọng. Vì vậy, cần có sự phối kết hợp liên ngành của các lực lượng như: Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự Tỉnh, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, Chính quyền địa phương và người dân. Cần phải có Quy chế phối hợp hoạt động hiệu quả và phù hợp với tình hình địa phương.

2. Giải pháp về chế độ chính sách, quản lý

Việc xây dựng và quản lý các KBTB Cô Tô - Đảo Trần là nhu cầu cấp thiết và chính đáng đối với các cơ quan chức năng cũng như người dân địa phương. Do đó cần có sự học hỏi các bài học thành công từ các KBTB khác ở trong và ngoài nước sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương, đồng thời có các điều chỉnh thích hợp.

KBTB Cô Tô, Đảo Trần được thành lập sẽ có những thay đổi nhất định về chủ trương bảo tồn, phát triển sinh kế tại địa phương. Vì vậy, cần chủ động xây dựng những chế độ chính sách, quản lý phù hợp đảm bảo vận hành KBTB hiệu quả nhất.

3. Tăng cường kết nối mạng lưới KBTB

KBTB Cô Tô, Đảo Trần nằm trong danh sách 16 KBTB của Việt Nam. Trên cơ sở các khu bảo tồn đã vận hành và thành công trong công tác quản lý, các KBTB kết nối mạng lưới, chia sẻ trao đổi thông tin chung. Từ đó, các KBTB có thể trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và kết hợp một số nội dung phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển. Việc tăng cường kết nối mạng lưới KBTB là rất quan trọng, nâng cao vai trò và vị thế của hệ thống KBTB Việt Nam.

4. Giải pháp về thông tin tuyên truyền nâng cao trách nhiệm về bảo vệ và phát triển KBTB

Đa dạng hình thức tuyên truyền thông tin quy hoạch, đa dạng sinh học của KBTB đến với các cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân bằng các hình thức hội thảo, sách chuyên khảo, đối thoại trực tiếp, tham quan học tập kinh nghiệm từ các KBTB đã vận hành và thành công trong công tác quản lý. Mở rộng đối tượng được tiếp cận các thông tin về KBTB: cơ quan Nhà nước, các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, người dân,...

5. Huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo tồn biển

Thực tiễn về công tác bảo tồn cho thấy bất kỳ mô hình bảo tồn nào muốn đạt tới sự thành công về các mục tiêu bảo tồn để ra thì yếu tố then chốt vẫn là sự ủng hộ của người dân và chính quyền địa phương. Để đạt được sự ủng hộ của người dân, trước hết cần phải tuyên truyền cho họ lợi ích lâu dài mà họ sẽ được hưởng lợi từ việc gìn giữ các giá trị của KBTB.

Tăng cường hỗ trợ người dân tham gia vào các hoạt động quản lý Khu bảo tồn. Các loại hình truyền thông rất đa dạng: có thể thông qua việc phát các tờ rơi, phối hợp làm các chương trình tuyên truyền về môi trường trên hệ thống đài truyền hình quốc gia, phổ biến thông tin trên các website, các buổi họp với cộng đồng dân cư.

V. NGUỒN VỐN, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Tổng nguồn vốn thực hiện: 3.417.000.000 đồng;

Bằng chữ: Ba tỷ bốn trăm mười bảy triệu đồng chẵn.

2. Nguồn vốn

- Vốn viện trợ Phi chính phủ nước ngoài không hoàn lại: 150.000 USD tương đương khoảng 3.417.000.000 đồng

- Kinh phí dự án do Trung tâm MCD phân bổ và quản lý. Các đơn vị điều phối và đơn vị phối hợp tổ chức hoạt động tại địa phương xây dựng đề cương và dự toán chi tiết các nội dung phù hợp theo quy định tài chính của Nhà tài trợ để triển khai thực hiện dự án.

(Chi tiết tại Phụ lục đính kèm)

3. Thời gian thực hiện: Trong năm 2020.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh

- Là đơn vị đầu mối tại tỉnh, có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh theo dõi tiến độ thực hiện dự án, tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ, đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và các Bộ, ngành liên quan theo quy định;

- Phối hợp với Trung tâm MCD và Ủy ban nhân dân huyện Cô Tô trong việc xây dựng và thống nhất Kế hoạch tổng thể triển khai dự án;

- Chủ trì rà soát, xin ý kiến của các bên liên quan trong tỉnh về Kế hoạch tổng thể triển khai dự án để thống nhất đưa vào thực hiện;

- Điều phối chung tại tỉnh, chủ trì và phối hợp với Trung tâm MCD và các bên liên quan thực hiện những nhiệm vụ, hoạt động được phân công theo kế hoạch được thống nhất;

2. Ủy ban Nhân dân huyện Cô Tô

- Phối hợp cùng Trung tâm MCD và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc xây dựng và thống nhất Kế hoạch tổng thể triển khai dự án;

- Chủ trì và phối hợp với các bên liên quan thực hiện những nhiệm vụ, hoạt động được phân công theo kế hoạch được thống nhất;

- Tổng hợp và cáo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định và theo yêu cầu của dự án,

3. Bộ chỉ huy Quân sự Tỉnh và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh

- Phối hợp cùng với các cơ quan, đơn vị liên quan tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch, thẩm định,... nội dung liên quan, đảm bảo quốc phòng an ninh trong quá trình triển khai dự án theo đúng quy định của Pháp luật

- Tổng hợp và cáo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định về nội dung quốc phòng an ninh và trật tự xã hội liên quan đến dự án

4. Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)

- Chủ trì dự án, xác định lộ trình thực hiện dự án, thúc đẩy các bên tham gia triển khai dự án, đảm bảo yêu cầu của nhà tài trợ;

- Xây dựng thỏa thuận hợp tác giữa các bên trong quá trình phối hợp thực hiện dự án;

- Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND huyện Cô Tô trong việc xây dựng và thống nhất Kế hoạch tổng thể triển khai dự án;

- Quản lý nguồn tài trợ và phối hợp với địa phương sử dụng nguồn tài trợ theo đúng yêu cầu của nhà tài trợ và quy định của pháp luật;

- Chủ trì và phối hợp với các bên thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động được phân công theo kế hoạch được phê duyệt;

- Tổng hợp và cáo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định và yêu cầu của dự án.

5. Trách nhiệm của doanh nghiệp, người dân tại cộng đồng địa phương huyện Cô Tô

- Thực hiện các nội dung liên quan của dự án theo kế hoạch thống nhất; khuyến khích tham gia mô hình đồng quản lý bảo tồn và phát triển KBTB.

- Tích cực tham gia công tác tuyên truyền về KBTB cho cộng đồng dân cư tại địa phương.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh đề nghị các đơn vị gửi ý kiến về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp và báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Tỉnh theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: KHĐT, NN & PTNT, KHCN, TNMT, TTTT, Ngoại vụ;
- CA Tỉnh; BCH Quân sự tỉnh; BCH Biên phòng tỉnh;
- UBND huyện Cô Tô
- TT truyền thông Tỉnh;
- Trung tâm MCD;
- V0, V2, TM1, TH4;
- Lưu: VT, NLN1 (15b-KH16)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Huy Hậu

 

PHỤ LỤC: KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC TRIỂN KHAI DỰ ÁN

“THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CÔNG NHẬN KBTB QUẦN ĐẢO CÔ TÔ, TĂNG CƯỜNG MẠNG LƯỚI KBTB Ở VIỆT NAM”

(Kèm theo kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 08/6/2020 của UBND tỉnh Quảng Ninh)

ĐVT: đồng

Mã HĐ

Nội dung

Nội dung công việc và kết quả dự kiến

Đơn vị chủ trì thực hiện dự án

Đơn vị điều phối, tổ chức hoạt động tại địa phương

Đơn vị phối hợp

Thời gian

Địa điểm thực hiện

Kinh phí dự án phân bổ và do MCD quản lý

Nội dung 1: Quản lý, giám sát và đánh giá thực hiện dự án tại địa phương

 

 

1.1

Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện dự án tại tỉnh Quảng Ninh và thỏa thuận hợp tác các bên.

- 01 Hội nghị khởi động dự án

- 01 Bản kế hoạch thực hiện dự án

- 01 Bản thỏa thuận hợp tác giữa các bên liên quan.

Trung tâm MCD

Trung tâm MCD

Sở NN&PTNT, UBND huyện Cô Tô BCH Biên phòng Tỉnh; BCH Quân sự Tỉnh.

Quý II-IV năm 2020

Hạ Long

40.000.000

1.2

Rà soát, cập nhật tiến trình thành lập KBTB để thực hiện các hoạt động hỗ trợ

Thông tin về tiến trình thành lập KBTB Cô Tô - Đảo Trần được theo dõi và cập nhật thường xuyên từ đó đưa ra các điều chỉnh hoặc giải pháp phù hợp thực tế hỗ trợ hiệu quả

Trung tâm MCD

Trung tâm MCD

Sở NN&PTNT, UBND huyện Cô Tô

Toàn dự án

Hạ Long

120.000.000

Nội dung 2: Hỗ trợ kỹ thuật & cơ sở khoa học cho thành lập KBTB

 

 

2.1

Hội thảo khoa học tham vấn về KBTB Cô Tô - Đảo Trần

01 Hội thảo tham vấn các bên liên quan: Thành phần: dự kiến 50 đại biểu

Trung tâm MCD

Sở NNPTNT

UBND huyện Cô Tô

Quý II-IV năm 2020

Hạ Long

130.000.000

2.2

Tham quan học tập mô hình KBTB đã vận hành và có thành công về quản lý KBTB và hỗ trợ sinh kế cộng đồng

01 chuyến tham quan học tập tại một KBTB đã vận hành và có các thành công về quản lý và sinh kế.

Thành phần: Dự kiến 12 đại biểu bao gồm: Sở NN, UBND huyện Cô Tô, cộng đồng nòng cốt và MCD

Trung tâm MCD

Trung tâm MCD

Sở NN&PTNT UBND huyện Cô Tô

Quý II-IV năm 2020

1 KBTB ngoài tỉnh Quảng Ninh

120.000.000

Nội dung 3: Hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ KBTB và thúc đẩy quá trình thẩm định, phê duyệt

 

 

3.1

Hỗ trợ xây dựng tài liệu dự án thành lập KBTB Cô Tô - Đảo Trần (cấp tỉnh)

Biên soạn tài liệu chuyên khảo về đa dạng sinh học, tiềm năng bảo tồn và định hướng quy hoạch, quản lý tổng hợp Khu bảo tồn biển Cô Tô, Đảo Trần, tỉnh Quảng Ninh

Trung tâm MCD

Sở NNPTNT

UBND huyện Cô Tô

Quý II-IV năm 2020

TP Hạ Long

120.000.000

3.2

Tham vấn hoàn thiện hồ sơ dự án thành lập KBTB Cô Tô - Đảo Trần

1. Các hoạt động/họp/làm việc của nhóm xây dựng và hoàn thiện tài liệu dự án thành lập KBTB. Các cuộc họp nhỏ từ 10 - 15 người/cuộc chuyên gia và các cơ quan chuyên môn

2. Lấy ý kiến của các chuyên gia, Sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã liên quan đối với dự án thành lập KBTB cấp tỉnh, thông qua các cuộc họp tham vấn

Trung tâm MCD

Sở NNPTNT

UBND huyện Cô Tô

Quý II-IV năm 2020

TP Hạ Long

90.000.000

3.3

Khảo sát ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu vực dự kiến thành lập KBTB

Nhận được ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu bảo tồn, đối với dự án thành lập KBTB cấp tỉnh, thông qua 1-2 cuộc đối thoại cộng đồng

Trung tâm MCD

UBND huyện Cô Tô

Sở NN&PTNT BCH Biên phòng Tỉnh BCH Quân sự Tỉnh

Quý II-IV năm 2020

Khu dân cư tại huyện Cô Tô

60.000.000

3.4

Họp hội đồng thẩm định cấp tỉnh về dự án thành lập KBTB Cô Tô - Đảo Trần

02 cuộc họp của hội đồng thẩm định được hỗ trợ tổ chức

Trung tâm MCD

Sở NNPTNT

UBND huyện Cô Tô và các cơ quan liên quan.

Quý II-IV năm 2020

TP Hạ Long

80.000.000

3.5

Hỗ trợ chuyên môn về việc thẩm định, thuyết minh thành lập KBTB Cô Tô - Đảo Trần để thúc đẩy công tác thẩm định dự án hiệu quả & kịp thời

Đối thoại bàn tròn thuyết minh dự án thành lập KBT gồm: 30 đại biểu là Chuyên gia của Bộ NN và PTNT, Đại diện tổ công tác xây dựng hồ sơ dự án KBTB. UBND huyện Cô Tô, MCD và các bên liên quan

Trung tâm MCD

Sở NNPTNT

UBND huyện Cô Tô

Quý lI-IV năm 2020

Hà Nội hoặc Hạ Long

60.000.000

3.6

Hội thảo mạng lưới KBTB Việt Nam

01 Hội thảo chia sẻ về tiến trình, bài học từ thành lập KBTB Cô Tô - Đảo Trần và học tập từ các KBTB khác trong hệ thống KBTB Việt Nam với dự kiến 50 đại biểu đến từ các KBT Việt Nam và các cơ quan liên quan

Trung tâm MCD

Trung tâm MCD

Sở NN&PTNT

Quý III-IV năm 2020

Hà Nội hoặc Hạ Long

210.000.000

Nội dung 4: Các hoạt động hỗ trợ phục hồi hệ sinh thái và chia sẻ lợi ích

 

 

4.1

Theo dõi, tư vấn tái tạo san hô tại Cô Tô (Phối hợp hoạt động với dự án tái tạo san hô nhân tạo do Sở NN&PTNT chủ trì)

1. Cán bộ MCD và chuyên gia tư vấn hỗ trợ trong quá trình Sở NN&PTNT triển khai phục hồi rạn san hô

2. Tổ chức cộng đồng dân cư theo dõi, giám sát và bảo vệ hệ sinh thái san hô và san hô nhân tạo

Trung tâm MCD

Sở NNPTNT

UBND huyện Cô Tô BCH Biên phòng Tỉnh BCH Quân sự Tỉnh

Năm 2020

Khu vực trồng phục hồi san hô thuộc dự án tái san hô của Sở NN PTNT và khu dân cư

90.000.000

4.2

Thúc đẩy tiếp cận đồng quản lý trong phục hồi hệ sinh thái rạn san hô và sinh kế bền vững cho người dân địa phương

Thúc đẩy khởi động mô hình đồng quản lý, quản lý tổng hợp vùng bờ (ICZM), quan tâm chia sẻ lợi ích trong hoạt động sinh kế (du lịch, thủy sản) và bảo vệ san hô.

Trung tâm MCD

Sở NNPTNT

UBND huyện Cô Tô BCH Biên phòng Tỉnh BCH Quân sự Tỉnh

Quý lI-IV năm 2020

Hạ Long Thanh Lân, Đồng Tiến, Cô Tô

180.000.000

Nội dung 5: Truyền thông nâng cao nhận thức, sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng dân cư về KBTB

 

 

5.1

Xây dựng và sản xuất công cụ truyền thông về quá trình thành lập KBTB Cô Tô - Đảo Trần (làm phóng sự tài liệu)

Kết nối truyền thông đại chúng để nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của các bên liên quan và công chúng

Phóng sự, báo chí về KBTB Cô Tô bao gồm: hiện trạng, quá trình và thành lập KBTB Cô Tô - Đảo Trần

Chia sẻ phim phóng sự tới các cơ quan truyền thông và các cơ quan tổ chức liên quan để sử dụng trong các chương trình phù hợp

Trung tâm MCD

Sở NNPTNT

Cơ quan truyền thông

Quý II-IV năm 2020

Khu quy hoạch thành lập KBTB Cô Tô - Đảo Trần

150.000.000

5.2

Truyền thông cộng đồng nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tham gia các hoạt động đối với thành lập và vận hành KBTB Cô Tô - Đảo Trần

1, Xây dựng và sản xuất tài liệu truyền thông, giáo dục nhận thức cộng đồng về KBTB, về phương thức quản lý tổng hợp (ICZM) trong quản lý tài nguyên & môi trường biển và hải đảo

2, Tổ chức 03 sự kiện truyền thông cộng đồng. Mỗi sự kiện dự kiến 100 cộng đồng địa phương tham gia

Trung tâm MCD

UBND huyện Cô Tô

Sở NN&PTNT BCH Biên phòng Tỉnh BCH Quân sự Tỉnh

Quý II-IV năm 2020

Hạ Long

TT Cô Tô, xã Đồng Tiến, xã Thanh Lân, Cô Tô

150.000.000

Nội dung 6: Tổ chức thực hiện dự án từ MCD và các cơ quan trung ương, nhà tài trợ

 

 

6.1

Thực hiện các hoạt động dự án từ MCD và kết nối với các cơ quan trung ương, nhà tài trợ

Thiết kế hoạt động, tổ chức tham vấn với nhà tài trợ và cấp TƯ, kết nối kinh nghiệm quốc gia và quốc tế, dịch tài liệu chuyên môn, tài liệu quản trị

Trung tâm MCD

Trung tâm MCD

Nhà tài trợ và các đơn vị TƯ

Toàn dự án

Hà Nội, Mỹ

477.000.000

6.2

Quản lý, giám sát & đánh giá thực hiện dự án (M&E) theo hệ thống, đáp ứng yêu cầu nhà tài trợ và các cơ quan quản lý

Quá trình thực hiện dự án được quản lý, thúc đẩy, giám sát đánh giá và báo cáo đầy đủ theo yêu cầu nhà tài trợ và các cơ quan quản lý

Trung tâm MCD

Trung tâm MCD

Sở NN&PTNT, UBND huyện Cô Tô

Toàn dự án

Hà Nội Hạ Long

91.000.000

6.3

Nhân sự kỹ thuật, chuyên môn, hành chính, quản trị, truyền thông MCD

Đảm bảo nhân sự trình độ, chuyên môn và thời gian phù hợp để làm việc cho các nội dung dự án

Trung tâm MCD

Trung tâm MCD

 

Toàn dự án

Hà Nội, Mỹ

952.000.000

6.4

Chi phí văn phòng, hành chính quản trị

Đảm bảo các dịch vụ văn phòng, hành chính, liên lạc, thông tin, trang thiết bị để thực hiện dự án

Trung tâm MCD

Trung tâm MCD

 

 

 

238.000.000

6.5

Kiểm toán dự án

Ngân sách dự án được chi tiêu và kiểm soát đảm bảo phù hợp với quy định của nhà nước và nhà tài trợ

Trung tâm MCD

Trung tâm MCD

 

Toàn dự án

Hà Nội

59.000.000

TỔNG KINH PHÍ

3.417.000.000

Bằng chữ: Ba tỷ, bốn trăm mười bảy triệu đồng chẵn./.