Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2019 về thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch lịch sử từ các sổ hộ tịch cũ tại địa phương thuộc tỉnh Thái Bình, nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc
Số hiệu: | 102/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Bình | Người ký: | Nguyễn Khắc Thận |
Ngày ban hành: | 14/10/2019 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Bưu chính, viễn thông, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 102/KH-UBND |
Thái Bình, ngày 14 tháng 10 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN SỐ HÓA DỮ LIỆU HỘ TỊCH LỊCH SỬ TỪ CÁC SỔ HỘ TỊCH CŨ TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG THUỘC TỈNH THÁI BÌNH, NHẬP THÔNG TIN VÀO CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH ĐIỆN TỬ TOÀN QUỐC
Thực hiện Quyết định số 2173/QĐ-BTP ngày 11/12/2015 của Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” (gọi tắt là “Đề án”); Công văn số 1437/BTP-CNTT ngày 25/4/2019 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn số hóa Sổ hộ tịch của Bộ Tư pháp; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm từng bước xây dựng và tạo lập dữ liệu cho Cơ sở dữ liệu (CSDL) hộ tịch điện tử toàn quốc, bảo đảm triển khai áp dụng thống nhất, có kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch trên phạm vi toàn quốc và đồng bộ các thông tin cơ bản của cá nhân với CSDL quốc gia về dân cư theo yêu cầu của pháp luật về hộ tịch;
- Để bảo đảm việc số hóa và CSDL hộ tịch vào CSDL hộ tịch điện tử được thuận lợi, tận dụng được các thông tin công dân đã được tạo lập và thiết lập mối quan hệ nhân thân trong CSDL.
2. Yêu cầu
- Kế thừa nguồn lực, dữ liệu hộ tịch điện tử sẵn có tại địa phương, phù hợp với yêu cầu đăng ký và quản lý hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch, tránh lãng phí;
- Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong việc triển khai thực hiện. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp có liên quan trên địa bàn tỉnh; bảo đảm số hóa dữ liệu hộ tịch lịch sử từ các sổ hộ tịch cũ tại các địa phương thuộc tỉnh Thái Bình;
- Dữ liệu từ Sổ hộ tịch gốc được cập nhật đầy đủ và chính xác vào Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch, đồng thời được lưu chính thức trên CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc.
II. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN SỐ HÓA
Việc số hóa dữ liệu hộ tịch lịch sử được thực hiện với 5 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Số hóa các sổ hộ tịch đã được đăng ký theo quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành có hiệu lực từ ngày 01/01/2016;
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Đối tượng thực hiện: Đơn vị chịu trách nhiệm số hóa dữ liệu;
- Thời gian thực hiện:
+ Năm 2020: 4 huyện;
+ Năm 2021: 4 huyện còn lại.
3. Kiểm tra, phê duyệt và chính thức đưa dữ liệu vào Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch để xây dựng, tạo lập dữ liệu cho CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc.
- Nội dung: Đơn vị quản lý hộ tịch sử dụng Công cụ hỗ trợ cập nhật dữ liệu hộ tịch lịch sử, tiến hành kiểm tra, đối chiếu dữ liệu đã được đơn vị thực hiện số hóa bàn giao với nội dung đã đăng ký trong Sổ gốc và/hoặc file PDF tương ứng được đính kèm;
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Đối tượng thực hiện: Đơn vị quản lý hộ tịch;
- Thời gian thực hiện:
+ Năm 2020: 4 huyện;
+ Năm 2021: 4 huyện còn lại.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch được cấp từ nguồn ngân sách Nhà nước. Sở Tư pháp có trách nhiệm lập dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch gửi Sở Tài chính thẩm định, tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này;
- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định; nghiệm thu sản phẩm, thanh quyết toán kinh phí theo quy định;
- Ký hợp đồng thuê dịch vụ số hóa dữ liệu và nhập dữ liệu vào phần mềm; giám sát, kiểm tra; nghiệm thu sản phẩm, thanh lý hợp đồng, quyết toán kinh phí;
- Tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch báo cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Sở Tài chính: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn kinh phí, các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm thực hiện Kế hoạch.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn;
- Chỉ đạo Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã thu thập, phân loại các sổ hộ tịch theo nhóm sổ (đăng ký kết hôn; đăng ký khai sinh; đăng ký nhận cha, mẹ, con; đăng ký cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký khai tử; các sổ đăng ký hộ tịch còn lại, như: Đăng ký giám hộ, đăng ký chấm dứt giám hộ, ghi chú ly hôn, đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc...). Đánh giá hiện trạng dữ liệu hộ tịch đã được đăng ký trước ngày 30/6/2019. Báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp để kịp thời nắm bắt và có những chỉ đạo cần thiết;
- Phối hợp với Sở Tư pháp tiến hành kiểm tra, đối chiếu dữ liệu đã được đơn vị thực hiện số hóa bàn giao với nội dung đã đăng ký trong Sổ gốc và/hoặc file PDF tương ứng được đính kèm; phê duyệt các dữ liệu đã được chuẩn hóa và không có sai lệch thông tin để đưa vào danh sách sẵn sàng chuyển đổi sang Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch.
Nhận Kế hoạch này, yêu cầu các đơn vị thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
Công văn 1437/BTP-CNTT năm 2019 về hướng dẫn số hóa Sổ hộ tịch Ban hành: 25/04/2019 | Cập nhật: 29/04/2019
Quyết định 2173/QĐ-BTP năm 2015 phê duyệt Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” Ban hành: 11/12/2015 | Cập nhật: 30/06/2016