Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2010 về thực hiện tiểu đề án 1 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 - 2012
Số hiệu: | 102/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Đào Văn Bình |
Ngày ban hành: | 20/07/2010 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Lao động, Xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 102/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2010 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN TIỂU ĐỀ ÁN 1 VỀ TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
Căn cứ Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ 2009 - 2012;
Căn cứ công văn số 1848/LĐTBXH-PC ngày 02/6/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn triển khai Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 đến năm 2012 ban hành kèm theo Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Tiểu Đề án 1 về tuyên truyền, phổ biển pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước từ năm 2010 đến năm 2012 trẽn địa bàn Thành phố như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật lao động cho người sử dụng lao động và người lao động. Giúp người lao động và người sử dụng lao động hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình khi tham gia quan hệ lao động nhằm thúc đẩy việc xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp nhà nước.
- Góp phần nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ và đề cao trách nhiệm của Ban chấp hành công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp trong việc thực hiện vai trò là người đại diện cho tập thể người lao động.
- Tăng cường mối quan hệ và sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động, góp phần hạn chế việc vi phạm pháp luật lao động và các vi phạm pháp luật khác.
2. Yêu cầu:
- Các hoạt động đề ra phải bám sát các nội dung của Đề án tuyên tuyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp từ năm 2009 đến năm 2012 ban hành kèm theo Quyết định số 31/2009/QĐ-TTg ngày 24/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt chú trọng tới nội dung chi tiết của Tiểu Đề án 1 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước.
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành Lao động Thương binh và Xã hội với Liên đoàn lao động Thành phổ và các ngành Tư pháp, Văn hoá Thể thao Du lịch, Tài chính thuộc Thành phố.
- Triển khai đồng bộ từ Thành phố đến quận, huyện, phường, xã và các doanh nghiệp.
3. Các chỉ tiêu cần đạt:
- Phấn đấu đến hết năm 2012, đạt 100% doanh nghiệp nhà nuớc được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các pháp luật khác liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ công dân của người lao động. Trong đó, đạt 95% người sử dụng lao động, 75% người lao động và 100% lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và các quy định pháp luật liên quan tới quyền và nghĩa vụ của công dân và người lao động.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Phạm vi tuyên truyền: Người sử dụng lao động và người lao động trong các loại hình doanh nghiệp:
- Công ty nhà nước;
- Công ty TNHH một thành viên Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ;
- Công ty cổ phần Nhà nước giữ cổ phần chi phối trên 51 % vốn điều lệ.
- Các Công ty được cấp Giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn Thành phố.
2. Tài liệu phục vụ tuyên truyền:
- Tài liệu giới thiệu, tóm tắt nội dung, hướng dẫn, giải đáp các văn bản pháp luật lao động và pháp luật khác có liên quan tới nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động, người sử dụng lao động;
- Tài liệu hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, tuyên truyền pháp luật cho cán bộ tuyên truyền viên.
- Tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, trong đó có giải quyết tranh chấp về lao động, các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ của công dân cho người lao động và người sử dụng lao động trong doanh nghiệp nhà nước và cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
3. Phân cấp hoạt động và các phương thức tuyên truyền
3.1. Đào tạo, tuyên truyền ở cấp Thành phổ:
a. Trách nhiệm tuyên truyền: Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Sở Văn hoá Thể thao Du lịch, Liên đoàn lao động Thành phố.
b. Đối tượng được tuyên truyền:
Lãnh đạo phòng Lao động Thương binh và Xã hội, lãnh đạo phòng Tư pháp, lãnh đạo Liên đoàn lao động các quận, huyện.
Cán bộ nòng cốt và các tuyên truyền viên quận, huyện (gồm: Cán bộ phòng Lao động Thương binh và Xã hội, phòng Tư pháp, Liên đoàn lao động quận, huyện được phân công trực tiếp chỉ đạo và làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho các doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn).
Hòa giải viên lao động quận, huyện.
c. Phương thức tuyên truyền:
Tổ chức các lợp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật lao động cho lãnh đạo các phòng, ngành, Đoàn thể và tuyên truyền viên, hoà giải viên lao động các quận, huyện.
Biên soạn và phát hành các tài liệu: Hỏi, đáp về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia quan hệ lao động, khi xảy ra tranh chấp lao động, các tài liệu về giải quyết tranh chấp lao động, hướng dẫn kỹ năng hoà giải cho hoà giải viên cấp quận, huyện và Hội đồng hoà giải cơ sở.
Hợp đồng với Đài truyền hình, báo chí tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
Phát hành tờ rơi tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội và các Sàn giao dịch việc làm vệ tinh.
Tư vấn và hỏi đáp về pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động trên Website vieclamhanoi.net
3.2. Đào tạo, tuyên truyền cấp quận, huyện
a. Trách nhiệm tuyên truyền: Là cán bộ nòng cốt, lãnh đạo và tuyên truyền viên đã được đào tạo và tuyên truyền ở cấp thành phố.
b. Đối tượng được tuyên truyền:
Hội đồng hoà giải cơ sở, Giám đốc, Chủ tịch công đoàn, Đại diện tập thể người lao động (đối với nơi chưa có tổ chức công đoàn ), Trưởng phòng tổ chức và cán bộ làm công tác nhân sự của các doanh nghịêp trên địa bàn thuộc phạm vi nêu tại mục II, khoản 1 trên.
c. Phương thức tuyên truyền:
Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật lao động.
Cung cấp tài liệu để người được tuyên truyền nghiên cứu và tổ chức tuyên truyền cho người lao động.
Tuyên truyền tại các phiên giao dịch việc làm lưu động, Sàn giao dịch việc làm vệ tinh dưới hình thức tư vấn trực tiếp cho người lao động và phát hành tờ rơi hướng dẫn pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp lao động.
3.3. Đào tạo, tuyên truyền tại cơ sở: doanh nghiệp, xã, phường
a. Trách nhiệm tuyên truyền: Tuyên truyền viên cấp quận, huyện và đối tượng của doanh nghiệp đã được tuyên truyền ở cấp quận, huyện.
b. Đối tượng được tuyên truyền:
Người lao động đang tham gia quan hệ lao động tạì các doanh nghiệp.
Người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động
c. Phương thức tuyên truyền:
Tổ chức các lớp tập huấn, Hội thảo, tư vấn, trao đổi để phổ biến kiến thức về pháp luật lao động, hướng dẫn qui trình đình công, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể, tranh chấp lao động cá nhân, qui trình giải quyết các cuộc đình công không đúng qui định của pháp luật lao động trên địa bàn thành phố và pháp luật khác có liên quan tới người lao động trong doanh nghiệp.
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật lao động và Luật Công đoàn cho người lao động.
Cung cấp tờ rơi, tài liệu.
Tuyên truyền qua Hệ thống loa truyền thanh của doanh nghiệp, phường, xã, phấn đấu 100% người lao động của doanh nghiệp được phổ cập pháp luật lao động và Luật Công đoàn, 100% người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động được học tập, phổ biến Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và các chính sách hỗ trợ của Thành phố cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động.
III. THỜI GIAN,TIẾN ĐỘ, KINH PHÍ THỤC HIỆN:
1. Thời gian:
Bắt đầu triển khai từ quí 4 năm 2010 đến hết năm 2012.
- Trước tháng 7/2010: Quán triệt, triển khai Kế hoạch trong các Ngành, Đoàn thể của thành phố và quận, huyện. Trong năm 2010 phải triển khai xong Kế hoạch ở 3 cấp.
- Từ 01/10/2010 đến 31/12/2010: Biên soạn tài liệu và các nội dung tuyên truyền.
- Từ 01/01/2011 đến 30/3/2011: Tổ chức tuyên truyền ở cấp thành phố, phát hành tờ rơi tại Sàn giao dịch việc làm và các Sàn giao dịch việc làm vệ tinh, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Từ 01/4/2011 đến 30/6/2011: Tổ chức tuyên tuyền ở cấp quận, huyện.
- Từ 01/7/2011 đến 30/6/2012: Tổ chức tuyên truyền tại doanh nghiệp, phường, xã dưới hình thức thi tìm hiểu pháp luật lao động và phát thanh trên Hệ thống loa, đài tại các doanh nghiệp, phường, xã để người lao động biết và thực hiện đúng qui định của pháp luật lao động.
- Từ 30/6/2010 đến 31/12/2012: Tổ chức khảo sát, kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động và tổng kết 3 năm thực hiện Tiểu Đề án 1 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hàng năm, ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động trên địa bàn thành phố theo tiến độ "Kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 1 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Thành phổ giai đoạn 2010 - 2012” đã được phê duyệt trên cơ sở dự toán và đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
Năm 2010 Thành phố cấp bổ sung kinh phí để biên soạn nội dung tài liệu phục vụ tuyên truyền theo dự toán đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
Hàng năm, các quận, huyện trích ngân sách hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật lao động tại quận, huyện và các doanh nghiệp, phường, xã trên địa bàn theo đề nghị của phòng Lao động Thương binh và Xă hội.
IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Sở lao động Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì phối hợp với Liên đoàn lao động Thành phố, Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 1 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2010-2012, tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo, tuyên truyền cấp thành phố.
- Biên soạn, in ấn tài liệu hỏi đáp, tờ rơi hướng dẫn, tìm hiểu về pháp luật lao động phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động.
- Phối hợp với Sở Văn hoá Thể thao Du lịch, Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội xây dựng Chương trình truyền hình phổ biến pháp luật lao động, pháp luật giải quyết tranh chấp lao động trên các báo, đài, phương tiện thông tin đại chúng.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội. Trung tâm giới thiệu việc làm số 2 Hà Nội tuyên truyền pháp luật lao động qua hoạt động Sàn giao dịch việc làm và thực hiện tư vấn pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động qua Website vieclamhanoi.net và Tổng đài 1088, nhánh 3, nhánh 5.
- Định kỳ vào 15/1 hàng năm báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch thực hiện Tiểu Đề án 1 về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động với Uỷ ban nhân dân Thành phố, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
- Tổ chức thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động và kiểm tra việc tuyên truyền pháp luật lao động tại các doanh nghiệp.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Tiểu Đề án 1 trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp với sở Lao động Thương binh và Xã hội chuẩn bị nội dung tài liệu, tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho các đối tượng được đào tạo, tuyên truyền cấp thành phố.
- Chỉ đạo, hướng dẫn phòng Tư pháp phối hợp với Liên đoàn lao động và phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận, huyện tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền pháp luật cho đối tượng hoà giải viên lao động quận, huyện và Hội đồng hoà giải cơ sở.
3. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch:
- Định hướng các nội dung thông tin, tuyên truyền cho các cơ quan báo chí, Đài Truyền hình, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức thông tin tuyên truyền pháp luật lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Chỉ đạo, hướng dẫn phòng Văn hoá Thể thao Du lịch phối hợp với Liên đoàn lao động, phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận, huyện trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động tại các quận, huyện và trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Hệ thống Thông tin Văn hoá ở cơ sở tham gia vào việc tuyên truyền pháp luật lao động, Luật Công đoàn và Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
- Hàng năm đề xuất và bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch của Thành phố về tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn Thành phổ theo dự toán của Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
- Hướng dẫn việc sử dụng và thanh quyết toán kinh phí đảm bảo đúng qui định.
5. Đề nghị Liên đoàn Lao động Thành phố:
- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng cơ chế phối hợp giữa Liên đoàn lao động quận, huyện và phòng Lao động Thương binh và Xã hội trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giải quyết tranh chấp lao động tại doanh nghiệp.
- Chuẩn bị tài liệu, tổ chức tuyên truyền pháp luật Công đoàn cho người lao động và người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp.
6. Uỷ ban nhân dân các quận, huyện
- Hàng năm bố trí kinh phí địa phương hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trên địa bàn.
- Chỉ đạo phòng Lao động Thương binh và Xã hội, phòng Tư pháp, phòng Văn hoá Thể thao Du lịch phối hợp với Liên đoàn lao động quận, huyện thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, Luật Công đoàn cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn theo Kế hoạch của UBND Thành phố.
- Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các phường, xã và các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn phổ biến, tuyên truyền Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho người lao động có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.
- Chỉ đạo phòng Lao động Thương binh và Xã hội định kỳ vào ngày 31/12 hàng năm tổng hợp, báo cáo kết quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trên địa bàn cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo theo qui định.
7. Trách nhiệm của giám đốc doanh nghiệp
- Chủ trì phối hợp với Chủ tịch công đoàn hoặc đại diện tập thể người lao động (đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn) lập kế hoạch tuyên truyền pháp luật lao động và các pháp luật khác có liên quan tới người lao động trong doanh nghiệp theo hình thức tổ chức các đợt tập huấn, tổ chức cho công nhân lao động thi tìm hiểu pháp luật lao động, Luật Công đoàn, thường xuyên cập nhật và thông tin cho người lao động các qui định mới về chính sách pháp luật lao động trên hệ thống loa truyền thanh của doanh nghiệp.
- Chủ động bố trí thời gian và tạo điều kiện thuận lợi để 100% người lao động của doanh nghiệp được phổ biến, học tập về pháp luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động, nội qui lao động và các qui chế của doanh nghiệp nhất là các nội dung có liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của người lao động.
Căn cứ nhiệm vụ được phân công, các Sở, ngành, quận, huyện và doanh nghiệp xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai thực hiện đảm bảo được mục đích và yêu câu của Kế hoạch ./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
Quyết định 31/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2009 – 2012 Ban hành: 24/02/2009 | Cập nhật: 04/03/2009