Kế hoạch 09/KH-UBND năm 2017 phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghiệp đến năm 2020
Số hiệu: 09/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế Người ký: Phan Ngọc Thọ
Ngày ban hành: 16/01/2017 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Công nghiệp, Lao động, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 16 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Quyết định số 2458/QĐ-BCT ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công thương điều chỉnh quy hoạch phát triển nhân lực ngành Công thương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;

Căn cứ Quyết định số 2711/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011- 2020;

Căn cứ Quyết định s2853/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt đán điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch s195/KH-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 -2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghiệp đến năm 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

- Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển sản xuất của các doanh nghiệp cho lĩnh vực công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

- Ưu tiên phát triển nhân lực các ngành công nghiệp thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của tỉnh đến năm 2020: chế biến nông lâm thủy hải sản, thực phẩm và đồ uống; dệt may và công nghiệp hỗ trợ dệt may; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp điện, điện tử và tiểu thủ công nghiệp phục vụ tiêu dùng.

2. Mục tiêu cụ thể:

Tăng tỷ lệ nhân lực qua đào tạo các cấp trình độ trong lĩnh vực công nghiệp đến năm 2020 đạt trên 85,3%.

II. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIN NGUN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2010

Tổng nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp tăng từ mức 120.266 người năm 2015 lên 166.900 người vào năm 2020.

1. Ngành khai thác và chế biến khoáng sản:

Nhu cầu nhân lực để phục vụ cho ngành đến năm 2020 khoảng 4.680 người, tăng thêm 1.200 người, trong đó nhu cầu nhân lực tăng thêm có trình độ chuyên môn: Đại học và trên đại học: 200 người; Cao đẳng và cao đng chuyên nghiệp: 100 người; Trung cấp và trung cấp chuyên nghiệp: 300 người; Sơ cấp nghề và qua đào tạo: 600 người.

2. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo:

a) Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, thực phẩm, đung:

Nhu cầu nhân lực để phục vụ cho ngành đến năm 2020 khoảng 30.200 người, tăng thêm 9.100 người, trong đó nhu cầu nhân lực tăng thêm có trình độ chuyên môn: Đại học và trên đại học: 900 người; Cao đẳng và cao đẳng chuyên nghiệp: 1.600 người; Trung cấp và trung cấp chuyên nghiệp: 1.800 người; Sơ cấp nghề và qua đào tạo: 4.800 người.

b) Ngành dệt may và công nghiệp hỗ trợ dệt may:

Nhu cầu nhân lực để phục vụ cho ngành đến năm 2020 khoảng 48.000 người, tăng thêm 18.000 người, trong đó nhu cầu nhân lực tăng thêm có trình độ chuyên môn: Đại học và trên đại học: 1.500 người; Cao đẳng và cao đẳng chuyên nghiệp: 1.300 người; Trung cấp và trung cấp chuyên nghiệp: 4.400 người; Sơ cp nghề và qua đào tạo: 10.800 người.

c) Ngành Công nghệ cao, công nghệ thông tin và điện tử:

Nhu cầu nhân lực để phục vụ cho ngành đến năm 2020 khoảng 6.500 người, tăng thêm 2.900 người, trong đó nhu cầu nhân lực tăng thêm có trình độ chuyên môn: Đại học và trên đại học: 700 người; Cao đẳng và cao đẳng chuyên nghiệp: 500 người; Trung cấp và trung cấp chuyên nghiệp: 1.400 người; Sơ cấp nghề và qua đào tạo: 300 người.

d) Ngành Hóa chất và dưc phẩm:

Nhu cầu nhân lực để phục vụ cho ngành đến năm 2020 khoảng 5.000 người, tăng thêm 2.200 người, trong đó nhu cầu nhân lực tăng thêm có trình độ chuyên môn: Đại học và trên đại học: 500 người; Cao đẳng và cao đẳng chuyên nghiệp: 400 người; Trung cấp và trung cấp chuyên nghiệp: 1.200 người; Sơ cấp nghề và qua đào tạo: 100 người.

đ) Ngành Cơ khí và luyện kim:

Nhu cầu nhân lực để phục vụ cho ngành đến năm 2020 khoảng 10.500 người, tăng thêm 2.500 người, trong đó nhu cầu nhân lực tăng thêm có trình độ chuyên môn: Đại học và trên đại học: 300 người; Cao đẳng và cao đẳng chuyên nghiệp: 400 người; Trung cấp và trung cấp chuyên nghiệp: 800 người; Sơ cấp nghề và qua đào tạo: 1.000 người.

e) Ngành Sản xuất vật liệu xây dựng:

Nhu cầu nhân lực để phục vụ cho ngành đến năm 2020 khoảng 9.600 người, tăng thêm 2.000 người, trong đó nhu cầu nhân lực tăng thêm có trình độ chuyên môn: Đại học và trên đại học: 300 người; Cao đẳng và cao đẳng chuyên nghiệp: 300 người; Trung cấp và trung cấp chuyên nghiệp: 600 người; Sơ cấp nghề và qua đào tạo: 800 người.

g) Ngành tiểu thủ công nghiệp:

Nhu cầu nhân lực để phục vụ cho ngành đến năm 2020 khoảng 43.500 người, tăng thêm 7.200 người, trong đó nhu cầu nhân lực tăng thêm có trình độ chuyên môn: Đại học và trên đại học: 1.000 người; Cao đẳng và cao đẳng chuyên nghiệp: 400 người; Trung cấp và trung cấp chuyên nghiệp: 2.200 người; Sơ cấp nghề và qua đào tạo: 3.600 người.

3. Ngành sản xut và phân phi điện, khí đốt, nước nóng, hơi nưc và điều hòa không khí:

Nhu cầu nhân lực để phục vụ cho ngành đến năm 2020 khoảng 3.100 người, tăng thêm 1.100 người, trong đó nhu cầu nhân lực tăng thêm có trình độ chuyên môn: Đại học và trên đại học: 200 người; Cao đẳng và cao đẳng chuyên nghiệp: 100 người; Trung cấp và trung cấp chuyên nghiệp: 400 người; Sơ cấp nghề và qua đào tạo: 400 người.

4. Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải:

Nhu cầu nhân lực để phục vụ cho ngành đến năm 2020 khoảng 2.600 người, tăng thêm 700 người, trong đó nhu cầu nhân lực tăng thêm có trình độ chuyên môn: Đại học và trên đại học: 100 người; Cao đẳng và cao đẳng chuyên nghiệp: 100 người; Trung cấp và trung cấp chuyên nghiệp: 100 người; Sơ cấp nghề và qua đào tạo: 400 người.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực:

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư lớn trên địa bàn đến năm 2020; hình thành và phát triển khu công nghiệp hỗ trợ dệt may và các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng, có mức thu nhập cao để thu hút lao động qua đào tạo, lao động tay nghề cao.

- Kết nối các doanh nghiệp công nghiệp có nhu cầu với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh nhằm cung cấp nguồn lao động đáp ng yêu cầu doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH-HĐH, giảm dần tình trạng mất cân đi cơ cấu lao động trong lĩnh vực công nghiệp.

- Nâng cao nhận thức của người lao động về định hướng ngành, nghề, lựa chọn khu vực lao động, thúc đẩy phát triển thị trường lao động; phát trin nguồn nhân lực chất lượng cao.

2. Đa dạng hóa hình thức đào tạo và bồi dưng nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân lao động trong ngành công nghiệp:

Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức đào tạo lao động tại chỗ (đặc biệt là lao động có kthuật cao). Trong đó khai thác tốt và htrợ tối đa Trung tâm Đào tạo May HBI- HuelC; Tập đoàn Scavi,...

Tiếp nhận học sinh học nghề thực tập tại doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các học viên làm quen với môi trường sản xuất, với các loại trang thiết bị mà các cơ sở đào tạo chưa có đủ điều kiện để trang bị.

3. Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển các ngành có thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của tỉnh:

Các doanh nghiệp cần chủ động liên hệ các cơ sở đào tạo để tìm kiếm những sinh viên xuất sắc, tài trợ học bổng và tiếp nhận những sinh viên này về làm việc tại doanh nghiệp mình. Liên kết với các trường Đại học tại các thành phố lớn về đào tạo chuyên ngành như dệt may, công nghiệp hỗ trợ nhằm đáp ng nhu cầu nguồn lực.

4. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động.

Htrợ kinh phí đào tạo đối với doanh nghiệp tuyển dụng lao động là người dân trên địa bàn tỉnh để phục vụ các dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh thường xuyên sử dụng 200 lao động trở lên.

Hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân.

Xây dựng cơ chế thu hút nguồn nhân lực cht lượng cao trong và ngoài tỉnh, chú trọng chính sách tiền lương, môi trường làm việc và hỗ trợ về nhà ở, đất ở cho lao động kỹ thuật cao (chuyên gia kỹ thuật).

IV. T CHỨC THỰC HIỆN

1. S Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hp với Sở Công Thương và các ban ngành liên quan đề xuất chính sách nhằm thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao lĩnh vực công nghiệp.

2. Sở Công Thương:

Chủ trì phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch hằng năm về phát triển nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực Ngành quản lý phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế. Phối hợp với các Sở ban ngành nghiên cứu đề xuất chính sách kêu gọi đầu tư, chính sách thu hút nguồn nhân lực và hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo dạy nghề ngoài công lập.

Kết ni với các doanh nghiệp có nhu cầu với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh nhằm cung cấp nguồn lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp thuộc Ngành quản lý.

Hỗ trợ đào tạo nghề cho các đơn vị công nghiệp nông thôn theo chương trình khuyến công.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với sở Công Thương, các địa phương và các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh nắm bt, tổng hợp nhu cầu của các doanh nghiệp về nhân lực; Làm đầu mối liên hệ với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, hợp tác quốc tế đáp ứng nhu cu của các doanh nghiệp trên địa bàn.

4. Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Chủ trì xây dựng kế hoạch tuyển dụng sử dụng nguồn nhân lực hàng năm theo ngành nghề, giới tính, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong Khu kinh tế, công nghiệp thuộc Ban quản lý.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế

Các địa phương căn cứ vào dự báo nhu cầu nguồn nhân lực lĩnh vực công nghiệp của tỉnh để xây dựng thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể về nguồn nhân lực tại địa phương trong kế hoạch hàng năm về phát triển kinh tế xã hội để triển khai thực hiện theo kế hoạch.

Trên đây là Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghiệp đến năm 2020. Yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phcăn cứ vào chức năng nhiệm vụ để triển khai thực hiện Kế hoạch./.

 


Nơi nhận:
- CT và các PCT UBND tnh;
- Các S: KHĐT, CT, LĐ TB & XH;
- BQL Khu kinh tế, công nghiệp tnh;
- UBND các huyện, thị xã và TP Huế;
- VP: CVP, PCVP, CV: XDKH;
- Lưu: VT, CT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Ngọc Thọ

 

PHỤ LỤC

NHU CẦU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Kế hoạch 09/KH-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2017 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: người

STT

Nhân lực ngành công nghiệp phân theo ngành

Năm 2015

Kế hoạch đến năm 2020

Nhu cầu tăng thêm giai đoạn 2016 - 2020

Tổng

Nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật

Nhân lực chưa qua đào tạo nghề

Tổng

Nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật

Nhân lực chưa qua đào tạo nghề

Tổng

Nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật

Đại học và trên đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp

Đại học và trên đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp

Đại học và trên đại học

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp

 

Tổng nhân lực

120,266

9,645

9,333

18,699

56,901

25,689

166,900

15,300

14,600

31,900

79,400

22,500

46,700

5,700

5,300

13,200

22,500

I

Ngành khai thác và chế biến khoáng sản

3,513

394

224

468

1,256

1,171

4,680

570

340

750

1,820

1,200

1,200

200

100

300

600

II

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

113,248

8,627

8,689

17,608

54,765

23,560

156,500

13,840

13,579

30,021

75,861

20,000

43,600

5,200

4,900

12,400

21,100

1

Ngành chế biến nông lâm, thủy sản, thực phẩm đồ uống

19,695

2,570

2,578

3,730

8,250

2,567

30,200

3,500

4,200

5,500

13,000

4,000

9,100

900

1,600

1,800

4,800

2

Ngành dệt may và công nghiệp hỗ trợ dệt may

30,467

1,499

1,158

3,570

19,250

4,990

48,000

3,000

2,500

8,000

30,000

4,500

18,000

1,500

1,300

4,400

10,800

3

Ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin và điện tử

3,620

1,035

186

1,102

1,248

50

6,500

1,700

700

2,500

1,500

100

2,900

700

500

1,400

300

4

Ngành hóa chất và dược phẩm

3,020

538

517

1,068

597

299

5,000

1,040

889

2,221

661

200

2,200

500

400

1,200

100

5

Ngành cơ khí và luyện kim

6,260

790

850

1,175

2,220

1,225

10,500

1,100

1,290

2,000

3,200

2,900

2,500

300

400

800

1,000

6

Ngành sản xuất vật liệu xây dựng

7,657

694

750

1,174

2,750

2,289

9,600

1,000

1,000

1,800

3,500

2,300

2,000

300

300

600

800

7

Ngành tiểu thủ công nghiệp

42,530

1,500

2,650

5,790

20,450

12,140

43,500

2,500

3,000

8,000

24,000

6,000

7,200

1,000

400

2,200

3,600

III

Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí.

1,764

350

210

370

550

284

3,100

550

310

770

950

520

1,100

200

100

400

400

IV

Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

1,741

275

210

252

330

674

2,600

390

350

320

750

820

700

100

100

100

400

Nguồn: Tổng hợp số liệu và dự báo từ: Niên giám thống kê 2015; Phiếu khảo sát tình hình lao động của doanh nghiệp/cơ sở; Sở Công Thương; Sở Lao động Thương binh & Xã hội; Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh; Trung tâm phát triển cụm CN An Hòa và Phòng KT-HT các huyện, thị xã, thành phố Huế.