Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Chỉ thị 45/CT-TTg
Số hiệu: | 05/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế | Người ký: | Nguyễn Văn Phương |
Ngày ban hành: | 16/01/2018 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Nông nghiệp, nông thôn, Ngoại giao, điều ước quốc tế, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 16 tháng 01 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 45/CT-TTG NGÀY 13/12/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Căn cứ Quyết định số 4840/QĐ-BNN-TCTS ngày 23/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Kế hoạch thực hiện một số giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định với các nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU.
1. Mục tiêu chung:
Tỉnh Thừa Thiên Huế phấn đấu không có trường hợp tàu cá hoạt động hải sản vi phạm khai thác IUU do Ủy ban Châu Âu cảnh báo thẻ vàng, góp phần giữ uy tín thương hiệu thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, thủy sản Việt Nam nói chung, nhằm sớm tháo gỡ cảnh báo; đồng thời gắn với quản lý, phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả đối với ngành khai thác hải sản hoạt động vùng biển xa bờ và giữ gìn an ninh chủ quyền quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giám sát chặt chẽ, phòng ngừa và không để tình trạng tàu cá xa bờ và ngư dân tỉnh Thừa Thiên Huế xâm phạm vùng biển nước ngoài để đánh bắt hải sản, bị nước ngoài bắt giữ và xử lý theo Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 28/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
- Kiểm soát chặt chẽ, không cho đăng ký tàu cá đối với tàu cá đóng mới hoạt động các nghề khai thác hủy diệt: lưới kéo, nghề lặn hoặc các nghề cấm khác.
- Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện ghi nhật ký khai thác, báo cáo khai thác thủy sản đối với chủ tàu/thuyền trưởng vận hành tàu cá khai thác hải sản trên các vùng biển xa bờ, biển xa.
- Tuyên truyền, tập huấn về công tác thực hiện một số giải pháp cấp bách, để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác IUU, trong đó tập trung đối tượng là ngư dân khai thác hải sản.
- Vận động, hướng dẫn 100% tàu cá xa bờ hoạt động vùng biển khơi và biển xa lắp các trang thiết bị để hỗ trợ giám sát việc hành trình của tàu cá trên biển.
II. CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU.
1. Tổ chức thực hiện phòng tránh, ngăn chặn tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài: Thực hiện nghiêm Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 28/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Thừa Thiên Huế vi phạm khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
2. Tăng cường hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra xử lý, điều tra các hành vi vi phạm khai thác IUU: Phối hợp với Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh, tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát; tổ chức thanh tra, kiểm tra tàu cá lên cá tại các cảng cá theo quy định của Ủy ban Châu Âu; thu nhật ký khai thác, báo cáo khai thác thủy sản; xác nhận, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác xuất khẩu vào Việt Nam.
3. Tổ chức lại bộ máy quản lý của các cảng cá đảm bảo đủ năng lực kiểm soát tàu cá ra vào cảng, thu nhật ký khai thác, báo cáo khai thác hải sản và xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản theo quy định.
4. Kiểm tra, kiểm soát không để phát sinh tàu cá ven bờ, tàu cá hành nghề lưới kéo đóng mới và vận động chuyển dần sang các nghề khai thác thủy sản thân thiện môi trường.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU.
1. Về cơ chế, chính sách: Nghiên cứu, xây dựng cơ chế và huy động chính sách khuyến khích, hỗ trợ trong việc chuyển đổi sinh kế cho ngư dân, đặc biệt là ngư dân đang sống chủ yếu dựa vào khai thác nguồn lợi vùng ven bờ; đang sử dụng nghề lưới kéo.
2. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm đội ngũ thuyền trưởng, chủ tàu vận hành tàu cá:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về mục đích công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản; nhất là trách nhiệm tổ chức định hướng tàu cá xa bờ hoạt động khai thác trên các vùng biển; tổ chức ghi và báo cáo khai thác thủy sản theo quy định của Ủy ban Châu Âu.
- Vận động, hướng dẫn và khuyến khích ngư dân chuyển đổi nghề khai thác hải sản ven bờ, nghề cấm sang các nghề thân thiện môi trường.
- Sử dụng nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp với tập quán, với điều kiện và đối tượng của từng địa phương như: Xây dựng phim truyền hình, tiểu phẩm, ấn phẩm; phát thanh, truyền hình trên báo, đài của địa phương.
3. Về khoa học, công nghệ: Nghiên cứu, ứng dụng trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ vệ tinh viễn thám, định vị vệ tinh trong công tác quản lý, kiểm soát các hoạt động của tàu cá nhằm bảo vệ nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sinh trên các vùng biển.
4. Về cơ chế tài chính:
- Ngân sách Trung ương thực hiện các công việc: Đảm bảo kinh phí cho các chính sách khuyến khích phát triển thủy sản; xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát tàu cá hành trình trên biển; xây dựng hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu tàu cá cấp Trung ương.
- Ngân sách tỉnh cùng với hỗ trợ từ ngân sách trung ương thực hiện: Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động thanh kiểm tra, kiểm soát và xử lý các hành vi khai thác IUU; quản lý công tác ghi và báo cáo khai thác thủy sản,... theo Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
- Ngân sách cấp huyện cùng với hỗ trợ từ ngân sách cấp tỉnh thực hiện: Bảo đảm kinh phí cho các hoạt động của các dự án, nhiệm vụ thuộc Kế hoạch do cấp huyện thực hiện; phối hợp quản lý ngăn chặn hành vi khai thác IUU; triển khai công tác ghi và báo cáo khai thác thủy sản,...
- Các nguồn vốn huy động khác: Huy động và kêu gọi tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để triển khai các nội dung, dự án của Kế hoạch.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tùy theo tính chất có thể thành lập Ban Chỉ đạo triển khai kế hoạch thuộc Sở hoặc giao cho đơn vị làm đầu mối giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, phối hợp các đơn vị chức năng thuộc sở xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan, các địa phương trong toàn tỉnh, tổ chức thực hiện Kế hoạch kịp thời, đảm bảo hiệu quả, đáp ứng các nội dung Chỉ thị 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, phối hợp các đơn vị chức năng hướng dẫn các địa phương cấp huyện xây dựng các nội dung, công việc cụ thể, để thực hiện Kế hoạch hiệu quả nhất tại địa phương.
2. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Bố trí các lực lượng Biên phòng phối hợp với Thanh tra chuyên ngành thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên tại các cảng cá để tổ chức kiểm tra, kiểm soát tàu cá và thuyền viên ra vào cảng cá; chỉ đạo các lực lượng đồn Biên phòng tuyến biển tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý tàu cá khai thác IUU; phòng chống các tổ chức, cá nhân trên địa bàn đưa tàu cá hoạt động vi phạm vùng biển nước ngoài.
- Định kỳ ngày 15 hàng tháng, gửi kết quả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Thủy sản) số liệu về tình hình xử lý vi phạm hành chính đối với tàu cá vi phạm pháp luật khai thác IUU, để tổng hợp.
3. Các Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu kinh phí, cân đối kinh phí hàng năm trình UBND tỉnh phân bổ để các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch; kiến nghị các Bộ ngành Trung ương xem xét bổ sung danh mục chương trình hỗ trợ Ngành khai thác hải sản trong nguồn vốn phát triển mục tiêu quốc gia.
4. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chỉ đạo Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tấn báo chí địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục trên các kênh thông tin đại chúng, báo chí, nhấn mạnh thông tin quy định khai thác IUU do Ủy ban Châu Âu cảnh báo.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã ven biển và thành phố Huế:
Chỉ đạo chính quyền cấp cơ sở, các cơ quan chức năng của địa phương xây dựng, lập kế hoạch hoạt động cụ thể và triển khai Chỉ thị 45/CT-TTg ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ ở địa phương; phối hợp với các Sở, ngành thực hiện có hiệu quả các nội dung hoạt động của Kế hoạch.
Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định cho Ủy ban nhân dân tỉnh./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Chỉ thị 45/CT-TTg năm 2020 về tổ chức phong trào "Tết trồng cây" và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021 Ban hành: 31/12/2020 | Cập nhật: 01/01/2021
Chỉ thị 45/CT-TTg năm 2017 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định Ban hành: 13/12/2017 | Cập nhật: 18/12/2017
Công điện 732/CĐ-TTg năm 2017 ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ điện Ban hành: 28/05/2017 | Cập nhật: 30/05/2017
Công điện 732/CĐ-TTg về việc phòng, chống dịch tiêu chảy cấp và dịch cúm A(H1N1) Ban hành: 14/05/2009 | Cập nhật: 14/05/2009