Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2019 về triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội
Số hiệu: | 05/KH-UBND | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Nguyễn Văn Sửu |
Ngày ban hành: | 03/01/2019 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Y tế - dược, Khiếu nại, tố cáo, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2019 |
TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM THANH TRA CHUYÊN NGÀNH AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 23/3/2018 của Chính phủ về việc thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã và xã, phường, thị trấn của 07 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Thực hiện Quyết định số 47/2018/QĐ-TTg ngày 26/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã và xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của chính quyền tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn tạo ra sự chuyển biến nhanh, tích cực về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, để các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm có ý thức tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm.
- Kiểm soát tốt hơn về nguồn gốc thực phẩm và quá trình lưu thông trên thị trường. Bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, các làng nghề... trên địa bàn quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra tuyến quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật. Phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng thẩm quyền, góp phần tích cực đưa hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm vào ổn định, giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.
2. Yêu cầu
- Các cấp, các ngành xây dựng triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm.
- Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra chuyên ngành cho các cán bộ được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Các Sở xây dựng Kế hoạch triển khai kiểm tra, giám sát và định kỳ hướng dẫn, hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ cho quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
- UBND cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành xác định đây là một nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi sự chỉ đạo quyết liệt và thường xuyên của UBND các cấp. Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành trong tổ chức triển khai thí điểm.
II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI
1. Thời gian
- Giai đoạn 1: Từ 10/01/2019 đến 09/7/2019, giai đoạn triển khai các công tác chuẩn bị.
- Giai đoạn 2: Từ 10/7/2019 đến 10/7/2020, giai đoạn triển khai mở rộng thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
2. Địa điểm: Tại 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn.
1. Công tác chỉ đạo điều hành
- Xây dựng, triển khai Kế hoạch thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố.
- Tổ chức Hội nghị triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố.
- Ban hành Quyết định thành lập các tổ công tác thực hiện hướng dẫn, giám sát việc thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn ban hành quyết định giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP cho công chức, viên chức (sau đây gọi chung là cán bộ) đủ điều kiện đúng quy định.
2. Công tác thông tin truyền thông
- Tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, thời gian và kết quả triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
- Tuyên truyền qua Hội nghị triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, qua báo, đài theo nội dung phối hợp của công tác y tế - dân số; tuyên truyền tại các quận, huyện, xã, phường, các đoàn thể và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Công tác đào tạo
- Tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ thanh tra chuyên ngành, chứng chỉ lấy mẫu thực phẩm cho cán bộ được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm của các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ đã được cấp chứng chỉ thanh tra chuyên ngành.
4. Công tác thanh tra chuyên ngành
- Hoạt động thanh tra chuyên ngành của quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Xây dựng Kế hoạch năm về thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm của cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Tiến hành các cuộc thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật về thanh tra và xử phạt vi phạm về an toàn thực phẩm.
5. Công tác kiểm tra, giám sát
- Lập các tổ kiểm tra, giám sát hướng dẫn thường xuyên việc thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Tổ công tác tổ chức kiểm tra, giao ban quận, huyện theo quý để kịp thời hướng dẫn, rút kinh nghiệm trong công tác triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành.
6. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, tổ chức đánh giá 06 tháng, 01 năm triển khai mở rộng thanh tra chuyên ngành trên địa bàn Thành phố.
1. Sở Y tế
- Là cơ quan đầu mối có trách nhiệm tham mưu Kế hoạch triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố. Phối hợp với Sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND Thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trên 30 quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn.
- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định thành lập tổ công tác về thí điểm thanh tra chuyên ngành. Tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện của các quận, huyện, thị xã.
- Đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã có Kế hoạch triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với các Sở phê duyệt Kế hoạch thanh tra chuyên ngành ATTP năm 2019 của quận, huyện, thị xã.
- Chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế và đơn vị trực thuộc hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra và các quy định an toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế quản lý cho cán bộ được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch và tổ chức các lớp: đào tạo cấp chứng chỉ thanh tra chuyên ngành; chứng chỉ lấy mẫu thực phẩm; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, các quy định an toàn thực phẩm cho cán bộ được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
- Cử cán bộ tham gia tổ công tác thực hiện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thanh tra chuyên ngành tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Tổng hợp báo cáo định kỳ; Chuẩn bị công tác sơ kết 06 tháng, tổng kết 01 năm và thực hiện báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
- Cử cán bộ tham gia tổ công tác thực hiện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thanh tra chuyên ngành tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Chỉ đạo Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc cử cán bộ làm giảng viên hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra và các quy định an toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý cho cán bộ được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành ATTP cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
3. Sở Công Thương
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
- Cử cán bộ tham gia tổ công tác thực hiện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thanh tra chuyên ngành tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Chỉ đạo Thanh tra Sở và các đơn vị trực thuộc cử cán bộ làm giảng viên hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra và các quy định an toàn thực phẩm thuộc Bộ Công thương quản lý cho cán bộ được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
4. Sở Nội vụ
- Phối hợp tham gia kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch của các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Cử cán bộ tham gia tổ công tác thực hiện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thanh tra chuyên ngành tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Phối hợp Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố thành lập tổ công tác về thí điểm thanh tra chuyên ngành, tổng kết đánh giá sau 01 năm mở rộng triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, trình UBND Thành phố khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong tổ chức thực hiện và đề xuất tổ chức hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm ở cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
5. Thanh tra Thành phố
- Chỉ đạo Thanh tra các Sở Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, thanh tra các quận, huyện, thị xã hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành.
- Tham gia đoàn kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thanh tra chuyên ngành tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
6. Sở Tài chính
- Bố trí kinh phí kiểm tra, giám sát; Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng dự toán, bố trí kinh phí hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, hướng dẫn sử dụng nguồn thu xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm ở cấp huyện, cấp xã theo quy định hiện hành.
- Cử cán bộ tham gia tổ công tác thực hiện kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thanh tra chuyên ngành tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội
Tiếp tục thực hiện các nội dung của Kế hoạch liên tịch số 148/KHLT/UBND-UBMTTQ ngày 01/8/2016 của UBND Thành phố và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Đồng thời căn cứ chức năng, nhiệm vụ tăng cường phối hợp công tác kiểm tra, tuyên truyền bảo đảm an toàn thực phẩm, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Tham gia giám sát cộng đồng, phát hiện, thông báo cho cơ quan chức năng các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh hàng thực phẩm kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm để có biện pháp xử lý kịp thời.
8. UBND các quận, huyện, thị xã
- Xây dựng Kế hoạch và triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Ban hành Quyết định giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cho công chức, viên chức đủ điều kiện theo quy định thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo xã, phường, thị trấn xây dựng thực hiện Kế hoạch triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Phê duyệt kế hoạch thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm của cấp xã, phường, thị trấn.
- Tiến hành thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm và xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đúng quy định hiện hành.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, giao ban, hướng dẫn thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại xã, phường, thị trấn.
- Đảm bảo trang phục (theo hướng dẫn của Bộ Y tế) và chế độ cho cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
- Quản lý và sử dụng đúng quy định tiền xử phạt hành chính cơ sở vi phạm quy định an toàn thực phẩm.
- Định kỳ giao ban công tác thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm hàng quý; Tổng hợp và gửi báo cáo theo quy định. Tổ chức đánh giá 6 tháng, đánh giá 1 năm sau thời gian thực hiện.
9. UBND các xã, phường, thị trấn
- Xây dựng và triển khai kế hoạch thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Ban hành quyết định giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm cho công chức, viên chức đủ điều kiện theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Tiến hành thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm và xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo đúng quy định hiện hành.
- Đảm bảo trang phục (theo hướng dẫn của Bộ Y tế) và chế độ cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
- Quản lý và sử dụng đúng quy định tiền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
- Định kỳ giao ban công tác thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm hàng quý; Tổng hợp và gửi báo cáo theo quy định.
1. Giai đoạn chuẩn bị: Từ 10/01/2019 đến 09/7/2019
- UBND Thành phố ban hành Kế hoạch, tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 47/2018/QĐ-TTg ngày 26/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành Quyết định tổ công tác thực hiện triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện tuyên truyền về thí điểm thanh tra chuyên ngành cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.
- Các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch thí điểm thanh tra chuyên ngành, quyết định giao nhiệm vụ cho cán bộ thực hiện thanh tra chuyên ngành sau khi có kế hoạch của Thành phố.
- Tổ chức đào tạo chứng chỉ thanh tra chuyên ngành, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho cán bộ được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
- Tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ lấy mẫu cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn mở rộng thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
- 30 quận, huyện, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm năm 2019 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước 15/4/2019.
2. Giai đoạn thí điểm thanh tra chuyên ngành: Từ 10/7/2019 đến 10/7/2020
- Tiến hành thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm và xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đúng quy định hiện hành.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát, giao ban, hướng dẫn thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn.
- Tổ chức Hội nghị đánh giá 6 tháng, đánh giá 1 năm thực hiện thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố.
1. Đối với các Sở, ngành Thành phố
- Dự trù kinh phí từ nguồn ngân sách năm 2019 và 2020.
- Kinh phí đào tạo chứng chỉ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, chứng chỉ lấy mẫu, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành và kinh phí cho tổ công tác; giám sát từ chương trình y tế - dân số.
2. Đối với UBND các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn
- Trích từ nguồn ngân sách năm 2019, 2020 và nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
- Chịu trách nhiệm về kinh phí trang phục và bồi dưỡng cho cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm.
UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã theo nhiệm vụ được phân công tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo tiến độ và hiệu quả./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2020 về phê duyệt Bản ghi nhớ thành lập Trung tâm ASEAN-Trung Quốc giữa các thành viên ASEAN và Trung Hoa Ban hành: 28/02/2020 | Cập nhật: 04/03/2020
Quyết định 47/2018/QĐ-TTg về thí điểm triển khai thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố của 09 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Gia Lai Ban hành: 26/11/2018 | Cập nhật: 28/11/2018
Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2018 về thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại huyện, quận, thị xã và xã, phường, thị trấn của 07 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Ban hành: 23/03/2018 | Cập nhật: 26/03/2018
Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2015 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 - 2016 Ban hành: 12/03/2015 | Cập nhật: 13/03/2015
Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2014 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Ban hành: 18/03/2014 | Cập nhật: 19/03/2014
Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của tỉnh Bắc Giang Ban hành: 07/02/2013 | Cập nhật: 19/02/2013
Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2010 thành lập thành phố Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng Ban hành: 08/04/2010 | Cập nhật: 10/04/2010
Nghị quyết số 19/NQ-CP về việc xác lập địa giới hành chính xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai; các xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Thạch Thất; huyện Mê Linh thuộc thành phố Hà Nội; thành lập quận Hà Đông và các phường trực thuộc; chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây thuộc thành Hà Nội Ban hành: 08/05/2009 | Cập nhật: 12/05/2009
Nghị quyết 19/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2021 Ban hành: 10/02/2021 | Cập nhật: 11/02/2021