Kế hoạch 03/KH-SVHTTDL tổng thể việc kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (giai đoạn 2013 - 2015)
Số hiệu: | 03/KH-SVHTTDL | Loại văn bản: | Văn bản khác |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cà Mau | Người ký: | Dương Huỳnh Khải |
Ngày ban hành: | 10/01/2013 | Ngày hiệu lực: | Đang cập nhật |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Văn hóa , thể thao, du lịch, | Tình trạng: | Đang cập nhập |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
UBND TỈNH CÀ MAU |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/KH-SVHTTDL |
Cà Mau, ngày 10 tháng 01 năm 2013 |
Thực hiện Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 1083/QĐ-UBND ngày 01 tháng 08 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng Kế hoạch tổng thể giai đoạn 2013 - 2015 với những nội dung sau:
Nhận diện, xác định giá trị, khả năng tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể trong đời sống cộng đồng dân cư, các dân tộc trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Trên cơ sở đó, xác định rõ số lượng và phân loại, xếp hạng, lập hồ sơ khoa học các loại hình di sản văn hóa phi vật thể hiện có để có chính sách quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị, góp phần phát triển văn hóa, du lịch và các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Công tác kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể thực hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009, theo đúng qui trình qui định và được tiến hành từ năm 2012 đến 2015;
- Công tác kiểm kê đòi hỏi phải thu thập thông tin thật cụ thể, đầy đủ, phải đảm bảo tính xác thực, cập nhật, toàn diện, khách quan, bao gồm các yếu tố phản ánh hình thức, đặc điểm và giá trị di sản, các vấn đề về khả năng tồn tại, mức độ phổ biến, sức sống, cần lưu ý đến các di sản bị đe dọa, chịu nhiều áp lực, có nguy cơ mai một cần bảo vệ khẩn cấp;
- Công tác kiểm kê cần có sự tham gia, phối hợp đồng bộ và tạo điều kiện thuận lợi của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức, cá nhân, trong đó ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch giữ vai trò chủ trì.
II. THỜI GIAN, PHẠM VI, THÀNH PHẦN THAM GIA
1. Thời gian: chia làm 02 giai đoạn
- Giai đoạn từ năm 2013 đến 2014;
- Giai đoạn năm 2015.
2. Phạm vi thực hiện: Công tác kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể được thực hiện trên địa bàn 101 xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện và thành phố Cà Mau trong tỉnh.
- Ban Kiểm kê (do UBND tỉnh thành lập), Tiểu ban kiểm kê (do UBND các huyện, thành phố Cà Mau thành lập), Tổ kiểm kê (cán bộ chuyên môn trực tiếp thực hiện);
- Phòng nghiệp vụ Văn hóa; Bảo tàng tỉnh thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố Cà Mau;
- Chi hội di sản văn hóa tỉnh Cà Mau;
- Chủ thể văn hóa ở địa phương, người thực hành, gìn giữ di sản.
III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Là di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại trong cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh, chủ yếu 3 dân tộc: Kinh, Kh’mer, Hoa; bao gồm 7 loại hình (theo Thông tư 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch):
1.1. Tiếng nói, chữ viết, những thuật ngữ, phương ngữ, nghệ thuật thư pháp;
1.2. Ngữ văn dân gian như: sử thi, ca dao, dân ca, hát ru, tục ngữ, hò, vè, câu đố, nói thơ, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, giai thoại;
1.3. Nghệ thuật trình diễn dân gian như: âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức diễn xướng, trình diễn dân gian khác;
1.4. Tập quán xã hội như: luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi lễ (trong thờ cúng, tang ma, cưới gả, chúc thọ, đầy tháng, thôi nôi, xem ngày chọn giờ...) và các phong tục, tập quán khác;
1.5. Lễ hội truyền thống (Tết Nguyên Đán; Tết nguyên tiêu; rằm tháng giêng; Lễ hội Nghinh Ông; Vía Bà Thiên Hậu; Lễ hội Kỳ Yên; Tết (Tiết) Thanh Minh; Tết Trung Thu; Giổ tổ Hùng Vương (thờ cúng Vua Hùng); Tết Chôlchnămthmây; Lễ hội Sen-Đôlta; Lễ hội Óoc - Om - Bóc; Lễ Kết - Giới - Sây - Ma; Lễ dân y cà sa và các Lễ hội truyền thống được tổ chức định kỳ khác);
1.6. Nghề thủ công truyền thống (đan đát; dệt chiếu; dệt vải; làm mắm; làm khô; nghề mộc; nghề rèn; làm bánh; làm nước mắm; đánh bắt hải sản; bốc thuốc; điêu khắc, vẽ tranh...)
1.7. Tri thức dân gian về thiên nhiên, đời sống xã hội, trong lao động sản xuất, trong chữa trị bệnh, giữ gìn sức khỏe, trong ẩm thực, trang phục, nuôi trồng... và các tri thức dân gian có giá trị thực tiễn khác.
- Tên gọi: Xác định tên thường gọi và tên gọi khác (nếu có);
- Loại hình: Gồm 07 loại hình đã được xác định nêu trên. Trường hợp di sản văn hóa phi vật thể thuộc nhiều loại hình thì xác định đầy đủ các loại hình có liên quan;
- Địa điểm: Xác định địa danh nơi di sản văn hóa phi vật thể đang tồn tại. Trường hợp di sản văn hóa phi vật thể tồn tại ở nhiều địa điểm trong tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi cụ thể đến cấp phường, xã, thị trấn;
- Chủ thể văn hóa phi vật thể:
+ Trường hợp chủ thể là một cá nhân: Xác định rõ họ và tên, tuổi, dân tộc, nghề nghiệp, địa chỉ và những thông tin liên quan đến quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể;
+ Trường hợp chủ thể văn hóa là cộng đồng, nhóm người: Xác định tên thường gọi của cộng đồng, nhóm người và thông tin về những người đại diện cho cộng đồng, nhóm người đó. Thông tin về những người đại diện cần xác định như chủ thể là cá nhân.
- Miêu tả:
+ Quá trình ra đời, tồn tại của di sản văn hóa phi vật thể;
+ Hình thức biểu hiện, quy trình thực hành, công trình kiến trúc, hiện vật và không gian văn hóa liên quan cùng với các sản phẩm vật chất, tinh thần được tạo ra trong quá trình thực hành di sản văn hóa phi vật thể.
- Hiện trạng: Xác định khả năng duy trì, nguy cơ, nguyên nhân mai một của di sản văn hóa phi vật thể;
- Đánh giá giá trị: Xác định giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và vai trò của di sản văn hóa phi vật thể đối với đời sống cộng đồng hiện nay;
- Đề xuất biện pháp bảo vệ;
- Lập thư mục tài liệu có liên quan tới di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm các xuất bản phẩm, tư liệu khảo sát điền dã và tài liệu khác.
- Khảo sát điền dã, phỏng vấn, ghi chép, ghi âm, chụp ảnh, quay phim để thu thập thông tin và tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể;
- Phân tích, đối chiếu, so sánh, đánh giá, tổng hợp các tư liệu về di sản văn hóa phi vật thể.
- Nghiên cứu thu thập tư liệu, thông tin hiện có liên quan đến đối tượng kiểm kê;
- Tập huấn những người tham gia kiểm kê;
- Khảo sát điền dã, thu thập tư liệu, thông tin về đối tượng kiểm kê theo nội dung kiểm kê;
- Lập phiếu kiểm kê, danh mục kiểm kê (theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL);
- Tổng hợp, đánh giá, báo cáo kết quả kiểm kê sơ bộ và thông báo đến từng địa phương cơ sở;
- Lập hồ sơ kiểm kê.
Trong quá trình kiểm kê, khi phát hiện di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo, trình Ủy ban nhân dân tỉnh có biện pháp chỉ đạo bảo vệ kịp thời.
- Báo cáo kết quả kiểm kê: Trình bày thông tin cơ bản về quá trình kiểm kê, số lượng, tên gọi, loại hình, giá trị, hiện trạng, biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Báo cáo kiểm kê phải có chữ ký của người phụ trách kiểm kê;
- Phiếu kiểm kê;
- Danh mục kiểm kê;
- Băng ghi âm, ghi hình, ảnh, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ;
- Nhật ký khảo sát điền dã và các tài liệu khác có liên quan;
Hồ sơ kiểm kê được lưu giữ tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Phòng NV Văn hóa, Bảo tàng tỉnh và BQL di tích).
Tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để lập hồ sơ khoa học:
- Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương;
- Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế thừa qua nhiều thế hệ;
- Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài;
- Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
Trình tự, thủ tục lập hồ sơ và gửi đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo qui định tại Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTĐL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1. Thành lập các tổ chức phụ trách và tiến hành kiểm kê:
- Cấp tỉnh: do Ban Kiểm kê đảm trách việc chỉ đạo, điều hành và tổng hợp, báo cáo kết quả (được thành lập theo Quyết định của UBND tỉnh), trong đó Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với vai trò là Trưởng ban sẽ chủ trì, đầu mối trong triển khai kế hoạch kiểm kê;
- Cấp huyện, thành phố: Thành lập Tiểu ban kiểm kê do lãnh đạo UBND huyện làm Trưởng Tiểu ban, Phòng Văn hóa và Thông tin giữ vai trò Phó Trưởng Tiểu ban thường trực, chủ trì, đầu mối trong triển khai thực hiện công tác kiểm kê (thành phần Tiểu ban kiểm kê dựa vào Ban Kiểm kê của tỉnh để cơ cấu cho phù hợp);
- Cấp xã, phường, thị trấn: Không thành lập Tổ kiểm kê mà cơ cấu đại diện lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn, cán bộ phụ trách văn hóa - xã hội, phụ trách thống kê tham gia vào Tiểu ban kiểm kê của huyện, thành phố.
2. Tổ chức tập huấn công tác kiểm kê:
- Cấp tỉnh: Liên hệ Cục di sản văn hóa hoặc Viện Văn hóa nghệ thuật cử cán bộ chuyên môn triển khai, hướng dẫn việc kiểm kê. Thành phần dự tập huấn gồm: Ban kiểm kê của tỉnh; Tiểu ban kiểm kê cấp huyện; cán bộ chuyên môn các đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố.
Tùy theo điều kiện và tình hình thực tế có thể bố trí tập huấn chung hoặc phân ra tập huấn cấp tỉnh và cấp huyện.
Kinh phí do ngân sách tỉnh cấp, được phân bổ trong nguồn sự nghiệp văn hóa được giao hàng năm để phục vụ cho công tác kiểm kê, trên cơ sở dự toán đã được phê duyệt
Các khoản chi chủ yếu gồm: công tác tập huấn; văn phòng phẩm (in ấn biểu mẫu, sao chép tài liệu, pin, phim, ảnh...); công tác phí (khảo sát, điền dã, lưu trú, xăng xe...); tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo; chi thực hành kiểm kê; chi lập phiếu khảo sát, điều tra, thù lao phỏng vấn; lập hồ sơ khoa học...và các khoản chi khác phục vụ cho công tác kiểm kê.
- Từ tháng 02/2013 đến tháng 8/2013: Tiến hành các công việc chuẩn bị tổ chức kiểm kê (thành lập các Tiểu ban kiểm kê; xây dựng kế hoạch phân kỳ và dự toán kinh phí; tổ chức tập huấn, biên soạn biểu mẫu...). Triển khai tập trung kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn 02 đơn vị: thành phố Cà Mau và huyện Trần Văn Thời;
- Từ tháng 9/2013 đến tháng 6/2014: Tập trung kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn các huyện: Thới Bình, U Minh, Cái Nước, Đầm Dơi. Tổ chức sơ kết và tổng hợp bước 1.
- Từ tháng 7/2014 đến tháng 6/2015: Tập trung kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn các huyện: Phú Tân; Năm Căn, Ngọc Hiển;
- Từ tháng 7/2015 đến tháng 10/2015: Tổng hợp, lập danh mục phân loại di sản văn hóa phi vật thể (danh mục đưa vào di sản quốc gia, danh mục do tỉnh quản lý); hoàn tất hồ sơ và tổng kết công tác kiểm kê.
5. Phối hợp và phân công triển khai thực hiện:
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Căn cứ vào Kế hoạch tổng thể đã được phê duyệt tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm kê cụ thể theo từng phân kỳ và lập dự toán kinh phí để trình phê duyệt, triển khai thực hiện. Tổ chức tập huấn và hướng dẫn về mặt chuyên môn, cung cấp biểu mẫu, phiếu điều tra cho lực lượng tham gia kiểm kê. Thực hiện tổng hợp và lập hồ sơ khoa học các di sản văn hóa phi vật thể đưa vào danh mục danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Thực hiện công tác báo cáo định kỳ theo qui định.
- UBND các huyện, thành phố chỉ đạo và quyết định thành lập Tiểu ban kiểm kê; xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm kê trên địa bàn. Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tập huấn cho lực lượng tham gia kiểm kê. Chỉ đạo thực hiện báo cáo định kỳ vào ngày 20/10 hàng năm.
- Các sở, ngành, đơn vị liên quan, thành viên ban Kiểm kê của tỉnh theo chức năng nhiệm vụ cùng phối hợp triển khai, tổ chức thực hiện công tác kiểm kê theo Kế hoạch đã được phê duyệt đạt hiệu quả.
Trên đây là Kế hoạch tổng thể Kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau từ năm 2012 đến năm 2015./.
|
GIÁM ĐỐC |