Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2019-2025
Số hiệu: 02/KH-UBND Loại văn bản: Văn bản khác
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Thân Đức Hưởng
Ngày ban hành: 04/01/2019 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Lĩnh vực: Dân số, trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/KH-UBND

Cà Mau, ngày 04 tháng 01 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN HỖ TRỢ TRẺ EM KHUYẾT TẬT TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ BẢO VỆ, CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TẠI CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2025

Thực hiện Quyết định số 1438/QĐ-TTg ngày 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2025 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phấn đấu đến năm 2025, trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng để được hòa nhập cộng đồng và có cơ hội thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em khuyết tật.

2. Mục tiêu 2019 - 2020

- Phấn đấu 70% trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng.

- Phấn đấu 50% trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng phù hợp; 60% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng.

- Phấn đấu 70% cán bộ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, các tổ chức xã hội có liên quan đến trẻ em khuyết tật, cán bộ, cộng tác viên làm công tác trợ giúp trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật.

- Phấn đấu 50% các huyện, thành phố Cà Mau triển khai thiết lập mạng lưới liên kết các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật tại cộng đồng và thí điểm các mô hình dịch vụ hỗ trợ trẻ em khuyết tật.

3. Mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025

- Phấn đấu 90% trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng.

- Phấn đấu 70% trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng phù hợp; 80% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng.

- Phấn đấu 90% cán bộ tại các cơ sở cung cấp dịch vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, các tổ chức xã hội có liên quan đến trẻ em khuyết tật, cán bộ, cộng tác viên làm công tác trợ giúp trẻ em khuyết tật được cung cấp các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật.

- Phấn đấu 90% các huyện, thành phố Cà Mau triển khai thiết lập mạng lưới liên kết các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật tại cộng đồng và thí điểm các mô hình dịch vụ hỗ trợ trẻ em khuyết tật.

II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN

1. Đối tượng: Trẻ em khuyết tật trên địa bàn tỉnh; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2019 đến năm 2025.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Truyền thông, nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, cơ sở cung cấp dịch vụ, cha m, người chăm sóc trẻ em và cộng đồng các kiến thức, kỹ năng liên quan đến trẻ em khuyết tật

- Tổ chức các hoạt động truyền thông trên phương tiện phát thanh, truyền hình, tờ rơi, áp phích, pa nô, tọa đàm, hội thảo; xây dựng các chương trình, phóng sự, biên tập các tài liệu, sản phẩm truyền thông, khẩu hiệu tuyên truyền.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các kiến thức, kỹ năng về hỗ trợ trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng và phúc lợi xã hội.

2. Trợ giúp trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng

- Hoàn thiện mạng lưới dịch vụ và xây dựng mạng lưới kết nối dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật tại cộng đồng.

- Trợ giúp trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, phục hi chức năng, giáo dục nghề nghiệp, tư vấn tâm lý, bảo vệ trẻ em và hòa nhập cộng đồng.

- Thí điểm triển khai các mô hình hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng.

3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cn các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng

- Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành trong việc cung cấp, hỗ trợ toàn diện các dịch vụ về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật.

- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách nhằm hỗ trợ trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ tại cộng đồng. Tổ chức triển khai hệ thng theo dõi, giám sát, đánh giá hỗ trợ trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tại cộng đồng.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện kế hoạch được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các sở, ngành, địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước và kinh phí huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Lồng ghép từ nguồn kinh phí thực hiện một số chương trình, đề án có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. S Lao động - Thương binh và Xã hội

- Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm về việc triển khai thực hiện kế hoạch; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố Cà Mau triển khai thực hiện kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao năng lực về hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ tại cộng đồng.

- Xây dựng mạng lưới kết nối dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật.

- Tổ chức việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em và phúc lợi xã hội.

- Tổ chức thí điểm các mô hình hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật theo chức năng của ngành.

- Huy động sự hỗ trợ, hợp tác về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện kế hoạch.

- Theo dõi, giám sát, đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch; tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

2. S Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì triển khai cung cấp các dịch vụ giáo dục phù hợp với trẻ em khuyết tật; hướng dẫn các dịch vụ giáo dục phù hợp cho trẻ em khuyết tật; triển khai thí điểm mô hình giáo dục trẻ em khuyết tật tại cộng đồng theo chức năng của ngành.

3. Sở Y tế

Chủ trì triển khai hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật tại cộng đồng; hướng dẫn các dịch vụ tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho trẻ em khuyết tật và công tác phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ em khuyết tật; triển khai thí điểm mô hình chăm sóc sức khỏe cho trẻ em khuyết tật theo chức năng của ngành.

4. S Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì triển khai các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch cho trẻ em khuyết tật; hướng dẫn triển khai công tác văn hóa, thể thao và du lịch đảm bảo hòa nhập đối với trẻ em khuyết tật; lồng ghép nội dung trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng trong việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ hạnh phúc.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với các sở, ngành liên quan vận động các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho các chương trình, dự án về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em khuyết tật.

6. S Tài chính căn cứ khả năng ngân sách nhà nước trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch và lồng ghép với các chương trình, đề án hiện hành theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện kế hoạch.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cấp tỉnh, các đơn vị có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai kế hoạch.

8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tại địa phương, trong đó chú trọng đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong việc hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng; triển khai mô hình hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộng đồng; đánh giá, nhân rộng mô hình tại địa phương; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch này với các chương trình, đề án khác có liên quan tại địa phương; chủ động bố trí ngân sách để thực hiện kế hoạch theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; huy động nguồn lực triển khai kế hoạch tại địa phương; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch tại địa phương.

9. Chế độ báo cáo

- Các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau thực hiện chế độ báo cáo: Định kỳ 6 tháng (trước ngày 10/5), hàng năm (trước ngày 10/11) về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình, kết quả triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ LĐ-TB&XH (b/c);
- Phần V;
- Cổng TTĐT tỉnh;

- VXT02
- Lưu: VT, M.A02/1.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Thân Đức Hưởng