Thông tư liên tịch 87/2016/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn việc thẩm định dự thảo bảng giá đất của Hội đồng thẩm định bảng giá đất, thẩm định phương án giá đất của Hội đồng thẩm định giá đất
Số hiệu: 87/2016/TTLT-BTC-BTNMT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Trần Văn Hiếu, Nguyễn Thị Phương Hoa
Ngày ban hành: 22/06/2016 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 06/08/2016 Số công báo: Từ số 843 đến số 844
Lĩnh vực: Đất đai, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ TÀI CHÍNH - BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 87/2016/TTLT-BTC-BTNMT

Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2016

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN VIỆC THẨM ĐỊNH DỰ THẢO BẢNG GIÁ ĐẤT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH BẢNG GIÁ ĐẤT, THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN GIÁ ĐẤT CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH GIÁ ĐẤT

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đt;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch hướng dn việc thm định dự thảo bảng giá đất của Hội đồng thẩm định bảng giá đất, thẩm định phương án giá đất của Hội đồng thẩm định giá đất.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh

1. Thông tư này hướng dẫn việc thẩm định dự thảo bảng giá đất, dự thảo bảng giá đất Điều chỉnh (sau đây gọi chung là dự thảo bảng giá đất) của Hội đồng thẩm định bảng giá đất; việc thẩm định phương án giá đất, phương án hệ số Điều chỉnh giá đất để xác định giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi chung là phương án giá đất) của Hội đng thm định giá đất quy định tại Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất (sau đây gọi là Nghị định số 44/2014/NĐ-CP).

2. Trường hợp xác định giá đt cụ th bng phương pháp hệ sĐiều chỉnh giá đất quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP không áp dụng Thông tư này.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan có chức năng xây dựng, Điều chỉnh bảng gđất, định giá đất cụ thể; tổ chức, cá nhân tham gia Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất.

2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động thẩm định dự thảo bảng giá đất của Hội đồng thẩm định bảng giá đất, thẩm định phương án giá đất của Hội đồng thm định giá đất.

Điều 3. Trách nhiệm của Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất

1. Tuân thủ trình tự thẩm định quy định tại Thông tư này;

2. Bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ; tính trung thực, khách quan trong quá trình thẩm định dự thảo bảng giá đất, phương án giá đất và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định tại văn bản thẩm định bảng giá đất, phương án giá đất;

3. Bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Trách nhiệm của Chủ tịch, Thường trực và các thành viên trong Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất

1. Chủ tịch Hội đồng:

a) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phtrực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) về hoạt động của Hội đồng;

b) Ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng; quyết định thành lập Tgiúp việc của Hội đồng (nếu cần thiết);

c) Chỉ đạo chung hoạt động của Hội đồng, Thường trực Hội đng và Tgiúp việc của Hội đồng (nếu có); Điều hành, phân công nhiệm vụ cho thường trực và các thành viên Hội đồng; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao;

d) Triệu tập và Điều hành hoặc ủy quyền cho Thường trực Hội đng triệu tập và Điều hành các cuộc họp của Hội đồng, chỉ đạo thành viên Hội đng chun bị nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận tại cuộc họp Hội đồng; ký văn bản thm định dự thảo bảng giá đất, phương án giá đất của Hội đng;

đ) Xử lý các đề xuất, kiến nghị của các thành viên Hội đng;

e) Thay mặt Hội đồng phát biu ý kiến thẩm định của Hội đồng về dự tho bảng giá đất, phương án giá đất khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu.

2. Thường trực Hội đồng:

a) Thực hiện và chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công;

b) Thay mặt Chủ tịch Hội đồng Điều hành và giải quyết các công việc thuộc quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;

c) Ký thừa ủy quyền văn bản thẩm định dự thảo bảng giá đất, phương án giá đất của Hội đồng khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;

d) Điều hành hoạt động của Tgiúp việc của Hội đồng (nếu có) theo phân công.

3. Thành viên Hội đồng:

a) Làm việc theo Quy chế hoạt động của Hội đồng;

b) Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng;

c) Nghiên cứu, đóng góp ý kiến về những vấn đề đưa ra thảo luận trong phiên họp Hội đng; trong trường hợp vng mặt có trách nhiệm góp ý kiến bằng văn bản;

d) Chịu trách nhiệm cá nhân đi với các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đng phân công và tuân thủ các quy định về thẩm định tại Thông tư này;

đ) Đxuất các hoạt động của Hội đồng khi cần thiết.

Điều 5. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất

1. Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất làm việc theo nguyên tắc tập th. Thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

2. Phiên họp Hội đồng chỉ được tiến hành khi có ít nht 2/3 thành viên của Hội đng tham dự. Trước khi tiến hành phiên họp, những thành viên vng mặt phải có văn bản gửi tới Chủ tịch Hội đng nêu rõ lý do vng mặt.

3. Hội đồng kết luận theo ý kiến của đa số thành viên Hội đồng có mặt đã biu quyết và thông qua tại phiên họp. Trong trường hợp có ý kiến ngang nhau thì bên có biu quyết của Chủ tịch Hội đồng hoặc thường trực Hội đng (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng ủy quyền cho thường trực Hội đồng Điều hành phiên họp) là ý kiến quyết định. Thành viên của Hội đồng có quyền bảo lưu ý kiến nếu không đồng ý với kết luận do Hội đồng quyết định.

4. Nội dung phiên họp Hội đồng phải được lập thành Biên bản cuộc họp thẩm định, gồm những nội dung cơ bản sau: Căn cứ pháp lý thành lập Hội đồng; thành phn dự họp của các thành viên Hội đng; nội dung cuộc họp, ý kiến của thành viên Hội đồng; kết quả biểu quyết của Hội đồng gồm: kết quả thm định, ý kiến bảo lưu của thành viên Hội đồng (nếu có), kiến nghị của Hội đng; họ tên, chữ ký của các thành viên Hội đồng.

5. Hội đồng được sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

6. Hội đồng chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành nhiệm vụ quy định tại quyết định thành lập Hội đồng.

Điều 6. Lưu trữ hồ sơ thẩm định dự thảo bảng giá đất, phương án giá đất

1. Tài liệu đưa vào lưu trữ đối với thẩm định dự thảo bảng giá đất gồm:

a) Hồ sơ đề nghị thẩm định dự thảo bảng giá đất theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này;

b) Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định bảng giá đất; quyết định Điều chỉnh, bổ sung thành viên Hội đồng thẩm định bảng giá đt (nếu có);

c) Biên bản cuộc họp thẩm định của Hội đồng thẩm định bảng giá đất; văn bản thẩm định dự thảo bảng giá đất;

d) Các tài liệu khác có liên quan đến việc thẩm định dự thảo bảng giá đất.

2. Tài liệu đưa vào lưu trữ đi với thẩm định phương án định giá đất gồm:

a) Hồ đề nghị thẩm định phương án giá đất theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này;

b) Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất; quyết định Điều chỉnh, bổ sung thành viên Hội đồng thẩm định giá đất (nếu có);

c) Biên bản cuộc họp thẩm định của Hội đồng thẩm định giá đất; văn bản thẩm định phương án giá đất;

d) Các tài liệu khác có liên quan đến việc thm định phương án giá đất (nếu ).

3. Sở Tài chính có trách nhiệm lưu trữ các hồ sơ thẩm định theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Điều 7. Kinh phí thẩm định dự thảo bảng giá đất, phương án giá đất

1. Kinh phí phục vụ cho hoạt động của Hội đng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đt và Tổ giúp việc của Hội đồng (nếu có) do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành; được b trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Sở Tài chính và được sử dụng theo quy định của pháp luật.

2. Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định chi Tiết các nội dung chi và mức chi cho hoạt động thẩm định dự thảo bảng giá đất của Hội đồng thẩm định bảng giá đất, phương án giá đất của Hội đng thm định giá đất và Tổ giúp việc của các Hội đồng (nếu có). Đối với những nội dung chi, mức chi đã có quy định của cơ quan có thẩm quyền thì Sở Tài chính căn cứ quy định hiện hành và thực tế để tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với những nội dung chi, mức chi mà pháp luật hiện hành chưa có quy định thì Sở Tài chính căn cứ thực tế hoạt động để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định bảo đảm nguyên tắc Tiết kiệm, hiệu quả.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Mục 1. THẨM ĐỊNH DỰ THẢO BẢNG GIÁ ĐẤT

Điều 8. Hội đồng thẩm định bảng giá đất

1. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định bảng giá đất theo hình thức Hội đng cố định hoặc Hội đồng theo vụ việc để thẩm định, dự thảo bảng giá đất tại địa phương.

2. Thành phần Hội đồng thẩm định bảng giá đất theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP. Đại diện tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất tham gia Hội đồng là người đủ Điều kiện hành nghề tư vn xác định giá đất theo quy định và không thuộc tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất được thuê để xây dựng bảng giá đất. Chuyên gia về giá đất tham gia Hội đng là người có tối thiu 05 năm kinh nghiệm làm việc một trong các lĩnh vực tài chính đất đai, quản lý giá, quản lý đất đai, thẩm định giá.

3. Chủ tịch Hội đồng thẩm định bảng giá đất quyết định thành lập Tgiúp việc của Hội đồng (nếu cần thiết). Thành phần Tổ giúp việc của Hội đồng bao gồm lãnh đạo cấp Phòng và chuyên viên của Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế, các cơ quan có liên quan và do đại diện của Sở Tài chính làm Tổ trưởng.

Điều 9. Hồ sơ đề nghị thẩm định dự thảo bảng giá đất

S Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi Hồ sơ đnghị thm định dự thảo bảng giá đất đến Thường trực Hội đồng thẩm định bảng giá đất. Hồ sơ đnghị thm định dự thảo bảng giá đất bao gm:

1. Văn bản đnghị thm định dự thảo bảng giá đất;

2. T trình về việc ban hành bảng giá đất; dự thảo bảng giá đất và báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 20 Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi Tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, Điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vn xác định giá đất (sau đây gọi là Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT);

3. Văn bản tng hp ý kiến tham gia của các Sở, ngành, cơ quan liên quan;

4. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Điều 10. Thẩm định dự thảo bảng giá đất

1. Hội đồng thẩm định bảng giá đất tiến hành tổ chức các phiên họp theo các nội dung sau:

a) Thm định việc xác định loại xã, loại đô thị; xác định khu vực, vị trí đất trong xây dựng bảng giá đất;

b) Thm định việc áp dụng nguyên tắc định giá đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 của Luật Đất đai trong xây dựng bảng giá đất;

c) Thm định việc áp dụng các phương pháp định giá đất theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP trong xây dựng bảng giá đất;

d) Thẩm định sự phù hợp của dự thảo bảng giá đất so với khung giá đất do Chính phủ quy định, kết quả Điều tra giá đất thị trường, chênh lệch giá đất tại khu vực giáp ranh quy định tại Khoản 2 Điều 13 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ;

đ) Thẩm định nội dung đánh giá tác động của dự thảo bảng giá đất đến tình hình kinh tế - xã hội, môi trường đầu tư, việc thực hiện chính sách tài chính về đất đai và thu nhập, đời sống của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất.

2. Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất được thuê đthực hiện việc Điều tra giá đất thị trường, xây dựng bảng giá đất (nếu có) có trách nhiệm giải trình trước Hội đồng về các nội dung của dự thảo bảng giá đất khi được yêu cầu.

3. Căn cứ Biên bản cuộc họp thm định, Chủ tịch Hội đồng ký hoặc Thường trực Hội đồng thẩm định bảng giá đất ký thừa ủy quyền văn bản thẩm định bảng giá đất theo hình thức thông báo kết quả thẩm định bảng giá đất gửi Sở Tài nguyên và Môi trường đhoàn thiện hồ sơ xây dựng bảng giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

4. Thời hạn thm định và ban hành văn bản thm định bảng giá đất tối đa không quá 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ Hồ sơ đề nghị thẩm định dự thảo bảng giá đất. Trường hợp cần thiết kéo dài thời gian thẩm định thì thời hạn kéo dài thêm tối đa không quá 05 ngày làm việc.

5. T giúp việc của Hội đồng thẩm định bảng giá đất (nếu có) chịu trách nhiệm chun bị các nội dung theo phân công đđề xuất, báo cáo Hội đồng thẩm định bảng giá đất xem xét tại phiên họp thm định dự thảo bảng giá đất.

Điều 11. Thẩm định dự thảo bảng giá đất Điều chỉnh

1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi Hồ sơ đề nghị thm định dự thảo bảng giá đất Điều chỉnh đến Thường trực Hội đồng thẩm định bảng giá đất. Hồ sơ đề nghị thẩm định theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này; đng thời phù hợp với nội dung đnghị thm định.

2. Việc thẩm định dự thảo bảng giá đất Điều chỉnh thực hiện theo quy định về thm định dự thảo bảng giá đất. Căn cứ thực tế Điều chỉnh bảng giá đất, Hội đồng thm định bảng giá đất tiến hành thẩm định một hoặc tất cả các nội dung thm định quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Thông tư này.

3. Thời hạn thẩm định và ban hành văn bản thẩm định bảng giá đất Điều chỉnh một phần tối đa không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày Hội đồng thẩm định bảng giá đất nhận đủ Hồ sơ đề nghị thẩm định dự thảo bảng giá đất Điều chỉnh.

Riêng trường hợp Điều chỉnh toàn bộ bảng giá đất thì thời hạn thm định và ban hành văn bản thẩm định bảng giá đất Điều chỉnh thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 của Thông tư này.

Mục 2. THẨM ĐỊNH PHƯƠNG ÁN GIÁ ĐẤT

Điều 12. Hội đồng thẩm định giá đất

1. Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất theo hình thức Hội đng cđịnh hoặc Hội đồng theo vụ việc để thẩm định dự thảo phương án giá đất tại địa phương.

2. Thành phần Hội đồng thẩm định giá đất theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP. Đại diện tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất tham gia Hội đồng là người đủ Điều kiện hành nghề tư vấn xác định giá đất theo quy định và không thuộc tổ chức có chức năng tư vn xác định gđất được thuê đđịnh giá đất cụ thể. Chuyên gia về giá đất tham gia Hội đồng phải là người có ti thiu 05 năm kinh nghiệm làm việc một trong các lĩnh vực tài chính đất đai, quản lý giá, quản lý đất đai, thm định giá.

3. Chủ tịch Hội đng thẩm định giá đất quyết định thành lập Tgiúp việc của Hội đồng (nếu cần thiết). Thành phần Tổ giúp việc của Hội đồng bao gồm lãnh đạo cấp Phòng và chuyên viên của Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế, các cơ quan có liên quan và do đại diện của Sở Tài chính làm Ttrưởng.

Điều 13. Hồ sơ đề nghị thẩm định phương án giá đất

Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi Hồ sơ đề nghị thẩm định phương án giá đất đến Thường trực Hội đồng thẩm định giá đất. Hồ đề nghị thm định phương án giá đất bao gm:

1. Văn bản đề nghị thẩm định phương án giá đất.

2. T trình về phương án giá đất; dự thảo phương án giá đất và báo cáo thuyết minh xây dựng phương án giá đất theo quy định tại Khoản 3 Điều 30 của Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ;

3. Văn bản tng hp ý kiến tham gia của các Sở, ngành, cơ quan liên quan (nếu có);

4. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Điều 14. Thẩm định phương án giá đất

1. Hội đồng thẩm định giá đất tiến hành tổ chức các phiên họp đthẩm định phương án giá đất theo các nội dung sau:

a) Thẩm định việc áp dụng nguyên tắc định giá đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 112 của Luật Đất đai trong xây dựng phương án giá đất;

b) Thẩm định việc áp dụng các phương pháp định giá đất theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP trong phương án giá đất; thẩm định việc áp dụng phương pháp định giá đất theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP trong phương án hệ số Điều chỉnh giá đất đxác định giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hi đất;

c) Thẩm định sự phù hợp của các thông tin thu thập được về thửa đất khảo sát; của phương án giá đất đề xuất so với giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai.

2. Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường, tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất được thuê đthực hiện việc xác định giá đất của thửa đất cần định giá (nếu có) có trách nhiệm giải trình trước Hội đồng về phương án giá đất và kết quả xác định giá đất khi được yêu cầu.

3. Căn cứ Biên bản cuộc họp thm định, Chủ tịch Hội đồng ký hoặc Thường trực Hội đồng thẩm định giá đất ký thừa ủy quyền văn bản thẩm định phương án giá đất theo hình thức thông báo kết quả thẩm định phương án giá đất. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Sở Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện phương án giá đất trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

4. Thời hạn thẩm định và ban hành văn bản thẩm định phương án giá đất tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ Hồ sơ đề nghị thẩm định phương án giá đất. Trường hợp hồ sơ phức tạp cần thiết kéo dài thời gian thẩm định thì thời gian kéo dài thêm tối đa không quá 05 ngày làm việc.

5. T giúp việc của Hội đồng thẩm định giá đất (nếu có) chịu trách nhiệm chun bị các nội dung theo phân công đđề xuất, báo cáo Hội đng thm định giá đất xem xét tại phiên họp thm định phương án giá đất.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành ktừ ngày 08 tháng 8 năm 2016.

Điều 16. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư này.

2. Cục Quản lý giá chủ trì, phối hợp với Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Thông tư này.

3. Sở Tài chính chủ trì tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Danh sách thành viên Hội đồng thẩm định bảng giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất và Tổ giúp việc của Hội đồng (nếu có) theo quy định của pháp luật.

4. Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành là thành viên Hội đồng có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện Thông tư này tại địa phương.

5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn, giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Phương Hoa

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó TTg CP;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- T
òa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- C
ơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- S
TC, S TNMT các tnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TC, Bộ TNMT;
- Công báo;
Cổng thông tin điện tChính phủ;
- Cổng thông tin điện t
Bộ TC, Bộ TNMT;
- Lưu: VT Bộ TC, VT Bộ TNMT, QLG, TCQLĐĐ.

 

Điều 18. Xác định giá đất cụ thể theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất
...

2. Giá đất cụ thể được xác định bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Khoản 5 Điều 4 của Nghị định này được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều 114, Khoản 2 Điều 172 và Khoản 3 Điều 189 của Luật Đất đai mà thửa đất hoặc khu đất của dự án có giá trị (tính theo giá đất trong bảng giá đất) dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương; dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 tỷ đồng đối với các tỉnh còn lại; đối với trường hợp thuê đất thu tiền hàng năm mà phải xác định lại đơn giá thuê đất để điều chỉnh cho chu kỳ tiếp theo; giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm;

Xem nội dung VB
Điều 12. Trình tự, thủ tục xây dựng bảng giá đất
...

4. Việc thẩm định bảng giá đất do Hội đồng thẩm định bảng giá đất thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định bảng giá đất bao gồm các thành phần sau:

a) Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng;

b) Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng; đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện); tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất hoặc chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Xem nội dung VB
Điều 20. Thẩm định dự thảo bảng giá đất

1. Sở Tài nguyên và Môi trường gửi Hội đồng thẩm định bảng giá đất hồ sơ thẩm định dự thảo bảng giá đất trước ngày 15 tháng 10 của năm xây dựng bảng giá đất. Hồ sơ gồm có:
...

c) Báo cáo thuyết minh xây dựng bảng giá đất (bao gồm Mẫu số 12 đến Mẫu số 14 của Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư này).

Xem nội dung VB
Điều 112. Nguyên tắc, phương pháp định giá đất

1. Việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá;

b) Theo thời hạn sử dụng đất;

c) Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất;

d) Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.

Xem nội dung VB
Điều 4. Phương pháp định giá đất

1. Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp định giá đất thông qua việc phân tích mức giá của các thửa đất trống tương tự về mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng, diện tích, hình thể, tính pháp lý về quyền sử dụng đất (sau đây gọi là thửa đất so sánh) đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất để so sánh, xác định giá của thửa đất cần định giá.

2. Phương pháp chiết trừ là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản (bao gồm giá trị đất và giá trị tài sản gắn liền với đất).

3. Phương pháp thu nhập là phương pháp định giá đất tính bằng thương số giữa mức thu nhập ròng thu được bình quân một năm trên một đơn vị diện tích đất so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân một năm tính đến thời điểm định giá đất của loại tiền gửi VNĐ kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng thương mại nhà nước có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất trên địa bàn cấp tỉnh.

4. Phương pháp thặng dư là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tiềm năng phát triển theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng đất để sử dụng cao nhất và tốt nhất bằng cách loại trừ tổng chi phí ước tính ra khỏi tổng doanh thu phát triển giả định của bất động sản.

Xem nội dung VB
Điều 13. Xử lý giá đất tại khu vực giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi xây dựng bảng giá đất
...

2. Đất tại khu vực giáp ranh có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự nhau thì quy định mức giá như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về các yếu tố nêu trên thì mức giá đất tại khu vực giáp ranh có thể chênh lệch nhưng chênh lệch tối đa không quá 30%.

Xem nội dung VB
Điều 16. Trình tự, thủ tục thực hiện xác định giá đất cụ thể
...

3. Việc thẩm định phương án giá đất do Hội đồng thẩm định giá đất thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giá đất bao gồm các thành phần sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng;

b) Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng; đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất; tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất hoặc chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Xem nội dung VB
Điều 30. Điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin về thửa đất, giá đất thị trường; áp dụng phương pháp định giá đất và xây dựng phương án giá đất
...

3. Xây dựng phương án giá đất kèm theo báo cáo thuyết minh xây dựng phương án giá đất theo các nội dung chủ yếu sau:
a) Mục đích định giá đất và các thông tin về thửa đất cần định giá;
b) Đánh giá tình hình và kết quả điều tra, tổng hợp thông tin về giá đất thị trường;
c) Việc áp dụng phương pháp định giá đất;
d) Kết quả xác định giá đất và đề xuất các phương án giá đất;
đ) Đánh giá tác động về kinh tế - xã hội của các phương án giá đất.

Xem nội dung VB
Điều 112. Nguyên tắc, phương pháp định giá đất

1. Việc định giá đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá;

b) Theo thời hạn sử dụng đất;

c) Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất;

d) Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.

Xem nội dung VB
Điều 4. Phương pháp định giá đất

1. Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp định giá đất thông qua việc phân tích mức giá của các thửa đất trống tương tự về mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng, diện tích, hình thể, tính pháp lý về quyền sử dụng đất (sau đây gọi là thửa đất so sánh) đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất để so sánh, xác định giá của thửa đất cần định giá.

2. Phương pháp chiết trừ là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản (bao gồm giá trị đất và giá trị tài sản gắn liền với đất).

3. Phương pháp thu nhập là phương pháp định giá đất tính bằng thương số giữa mức thu nhập ròng thu được bình quân một năm trên một đơn vị diện tích đất so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân một năm tính đến thời điểm định giá đất của loại tiền gửi VNĐ kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng thương mại nhà nước có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất trên địa bàn cấp tỉnh.

4. Phương pháp thặng dư là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tiềm năng phát triển theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng đất để sử dụng cao nhất và tốt nhất bằng cách loại trừ tổng chi phí ước tính ra khỏi tổng doanh thu phát triển giả định của bất động sản.

Xem nội dung VB
Điều 4. Phương pháp định giá đất
...

5. Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất là phương pháp định giá đất bằng cách sử dụng hệ số điều chỉnh giá đất nhân (x) với giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành.

Xem nội dung VB