Thông tư liên tịch 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC Hướng dẫn chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Công An - Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Công An, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Phạm Minh Huân, Đỗ Hoàng Anh Tuấn, Bùi Văn Nam
Ngày ban hành: 10/12/2015 Ngày hiệu lực: Đang cập nhật
Ngày công báo: 20/01/2016 Số công báo: Từ số 85 đến số 86
Lĩnh vực: Trật tự an toàn xã hội, Cán bộ, công chức, viên chức, Tình trạng: Đang cập nhập
Ngày hết hiệu lực: Đang cập nhật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ CÔNG AN - BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2015

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC ĐIỀU ĐỘNG, HUY ĐỘNG TRỰC TIẾP CHỮA CHÁY, PHỤC VỤ CHỮA CHÁY VÀ CÁN BỘ, ĐỘI VIÊN ĐỘI DÂN PHÒNG, ĐỘI PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ, CHUYÊN NGÀNH THAM GIA HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 106/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đi, bổ sung một sđiều của Luật phòng cháy và chữa cháy;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dn chế độ đối với người được điều động, huy đng trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư liên tịch này hướng dẫn chế đthanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh, trợ cấp, xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh khi bị thương, xét công nhận liệt sỹ khi bị chết đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy; tiền lương, bồi dưỡng, trợ cấp và chế độ bảo hiểm xã hội khi bị thương, bị chết đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại điểm d, đ, e Khoản 1, Khoản 4 và Khoản 5 Điều 35 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 07 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy (sau đây gọi là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP).

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

2. Cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành.

3. Người có thẩm quyền điều động, huy động người trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy.

4. Người có thẩm quyền điều động, huy động cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

5. Cơ quan, đơn vị, tổ chức chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy, cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành (sau đây gọi là đơn vị quản lý trực tiếp).

6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thực hiện các quy định tại Thông tư liên tịch này.

Chương II

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐƯỢC ĐIỀU ĐỘNG, HUY ĐỘNG TRỰC TIẾP CHỮA CHÁY VÀ PHỤC VỤ CHỮA CHÁY BỊ THƯƠNG, BỊ CHẾT

Điều 3. Chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy bị thương

1. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh

a) Người có tham gia bảo hiểm y tế bị thương được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; được đơn vị quản lý trực tiếp thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí y tế không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả;

b) Người không tham gia bảo hiểm y tế bị thương được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

2. Chế độ trợ cấp

a) Người đang tham gia bảo hiểm xã hội bị thương được cơ quan bảo him xã hội chi trtrợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng tính theo mức suy giảm khả năng lao động và số năm đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo him xã hội.

b) Người chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả trợ cấp một lần (trừ khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội) nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% hoặc trợ cấp hàng tháng (trừ khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội) nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

Mức trợ cấp bằng mức trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Điều 4. Chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy bị chết

1. Người đang tham gia bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bị chết do chữa cháy, phục vụ chữa cháy hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn khi chữa cháy, phục vụ chữa cháy thì thân nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần; cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Người chưa tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần bị chết do chữa cháy, phục vụ chữa cháy hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn khi chữa cháy, phục vụ chữa cháy thì đơn vị quản lý trực tiếp chi trả các chế độ như sau:

a) Trợ cấp tuất một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở hoặc trợ cấp tuất hàng tháng cho thân nhân của người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy bị chết.

Điều kiện hưởng trợ cấp tuất một lần, điều kiện hưởng và mức trợ cấp tuất hàng tháng được thực hiện như quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

b) Trợ cấp mai táng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng; mức trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở;

c) Mức lương cơ sở quy định tại điểm a, b Khoản 2 Điều này là mức lương cơ sở tại tháng người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy chết.

Điều 5. Xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh

1. Người trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy bị thương có đủ điều kiện xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được cơ quan có thẩm quyền xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh.

2. Đơn vị quản lý trực tiếp có trách nhiệm lập hồ sơ, làm thủ tục đề nghị xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy bị thương.

Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh được thực hiện như quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng đối với trường hợp xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.

Điều 6. Xét công nhận là liệt sỹ

1. Người trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy bị chết có đủ điều kiện công nhận là liệt sỹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng được cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận là liệt sỹ.

2. Đơn vị quản lý trực tiếp có trách nhiệm lập hồ sơ, làm thủ tục đề nghị xét công nhận là liệt sỹ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy bị chết.

Hồ sơ, thủ tục đề nghị xét công nhận là liệt sỹ được thực hiện theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Chương III

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, ĐỘI VIÊN ĐỘI DÂN PHÒNG, ĐỘI PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ, CHUYÊN NGÀNH KHI THAM GIA HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 7. Trợ cấp trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

Cán bộ, đội viên đội dân phòng được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả trợ cấp một khoản tiền bằng 1,5 ngày lương cơ sở cho một ngày huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

Ngày lương cơ sở được xác định bằng mức lương cơ sở (theo tháng) do Chính phủ quy định chia cho 22 ngày.

Điều 8. Tiền lương, tiền bồi dưỡng trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

Cán bộ, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả tiền lương, tiền bồi dưỡng trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy như sau:

1. Tiền lương (bao gồm mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác nếu có) trong những ngày tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy. Tiền lương để tính trả trong những ngày tham gia huấn luyện, bi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiền lương và quy chế trả lương của đơn vị quản lý trực tiếp.

2. Tiền bồi dưỡng bằng 0,5 tiền lương ngày cho mỗi ngày tham gia huấn luyện, bi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

Tiền lương ngày để tính trả bồi dưỡng được xác định như sau:

a) Đối với đơn vị quản lý trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bằng hệ số lương, phụ cấp (nếu có) hiện hưởng trong thang, bảng lương ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân với mức lương cơ sở chia cho 22 ngày;

b) Đối với đơn vị quản lý trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định là tiền lương ngày hiện hưởng của người lao động theo quy định của pháp luật lao động về tiền lương.

Điều 9. Chế độ đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành bị tai nạn trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

1. Người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị tai nạn, tổn hại sức khỏe được cơ quan bảo him chi trả chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về bảo him xã hội.

2. Người chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo him xã hội hàng tháng, người đã hưởng bảo him xã hội một lần tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị thương được đơn vị quản lý trực tiếp thực hiện các chế độ sau:

a) Giám định mức suy giảm khả năng lao động;

b) Trợ cấp một lần theo mức độ suy giảm khả năng lao động đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%. Mức trợ cấp được tính như sau: suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

c) Trợ cấp hàng tháng theo mức độ suy giảm khả năng lao động đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên. Mức trợ cấp được tính như sau: suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

d) Cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật;

đ) Trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần;

e) Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị ổn định thương tật mà sức khỏe chưa phục hồi từ 05 đến 10 ngày. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung.

3. Thời điểm hưởng trợ cấp theo quy định tại điểm b, c và đ Khoản 2 Điều này được tính từ tháng người bị tai nạn điều trị xong, ra viện. Trường hợp vết thương tái phát, được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

Điều 10. Chế độ đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy bị chết

1. Người đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chết do tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy thì thân nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp tuất hằng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần; cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Người chưa tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần chết do tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả các chế độ như sau:

a) Trợ cấp một lần khi chết bằng 36 lần mức lương cơ sở;

b) Trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hàng tháng, trợ cấp mai táng như quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch này.

Chương IV

KINH PHÍ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ

Điều 11. Nguồn từ Quỹ bảo hiểm y tế, Quỹ bảo hiểm xã hội

1. Quỹ bảo hiểm y tế chi trả phần chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch này.

2. Quỹ bảo hiểm xã hội chi trả chế độ quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 3, Khoản 1 Điều 4, Khoản 1 Điều 9 và Khoản 1 Điều 10 Thông tư liên tịch này.

Điều 12. Nguồn từ ngân sách Nhà nước

Ngân sách Trung ương đảm bảo bố trí trong dự toán hàng năm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy bị thương, bị chết đủ điều kiện xét hưởng chính sách thương binh, như thương binh quy định tại Điều 5 hoặc được công nhận là liệt sỹ quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch này.

Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước đối với người có công với cách mạng.

Điều 13. Nguồn từ đơn vị quản lý trực tiếp

1. Đơn vị quản lý trực tiếp chi trả các chế độ tại Thông tư liên tịch này như sau:

a) Chi phí đồng chi trả và các khoản chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả quy định điểm a Khoản 1 Điều 3; chi phí khám bệnh, chữa bệnh quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 3;

b) Trợ cấp quy định tại điểm b Khoản 2 Điều 3; Khoản 2 Điều 4; Điều 7;

c) Tiền lương và tiền bồi dưng quy định tại Điều 8;

d) Các chế độ quy định tại Khoản 2 Điều 9; Khoản 2 Điều 10.

2. Đối với đơn vị quản lý trực tiếp do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động thì kinh phí chi trả các chế độ quy định tại Khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp bố trí trong dự toán hàng năm của đơn vị. Việc lập dự toán, chấp hành và quyết toán kinh phí được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

3. Đối với đơn vị quản lý trực tiếp không do ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoạt động thì kinh phí chi trả các chế độ quy định tại Khoản 1 Điều này được hạch toán vào chi phí hợp lý của đơn vị.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 01 năm 2016.

2. Các chế độ quy định tại Khoản 1 Điều 3; Điều 4; Điều 7; Điều 8; giám định mức suy giảm khả năng lao động, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe đối với cán bộ đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 9; Điều 10 Thông tư liên tịch này được áp dụng từ ngày Nghị định số 79/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.

Điều 15. Trách nhiệm thi hành

1. Người có thẩm quyền điều động, huy động có trách nhiệm khai báo, điều tra, báo cáo thống kê tai nạn, xác nhận đối với trường hợp bị tai nạn, bị thương, bị chết; phối hợp với đơn vị quản lý trực tiếp và các cơ quan liên quan lập hồ sơ, tiến hành các thủ tục thực hiện các chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy và cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Thông tư liên tịch này.

2. Đơn vị quản lý trực tiếp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan lập hồ sơ đề nghị xét hưởng các chế độ; đảm bảo nguồn kinh phí và thực hiện chi trả chế độ thuộc trách nhiệm của đơn vị.

3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam hướng dẫn đơn vị quản lý trực tiếp, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan lập hồ sơ, quy trình, thủ tục hưởng các chế độ; thực hiện chi trả các chế độ thuộc trách nhiệm của Cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định tại Thông tư liên tịch này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Tài chính để bổ sung, hướng dẫn kịp thời./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG






Đỗ Hoàng Anh Tuấn

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ CÔNG AN
THỨ TRƯỞNG






Thượng tướng Bùi Văn Nam

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG




Phạm Minh Huân

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- VP Chủ tịch nước;
- VP Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra v
ăn bản/ Bộ tư pháp;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc BLĐTB&XH;
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính;
- Các Tổng cục, đơn vị trực thuộc Bộ Công an;
- Cổng TTĐT Chính phủ, Công báo;
- Wesbsite: BLĐTB&XH, BCA, BTC;
- Lưu VT: BLĐTB&XH, BCA, BTC
.

 

Điều 35. Chế độ, chính sách đối với người tham gia chữa cháy và đối với cán bộ, đội viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành

1. Người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy và phục vụ chữa cháy theo lệnh triệu tập, huy động của người có thẩm quyền thì được hưởng chế độ như sau:
...

d) Trường hợp bị tai nạn, bị thương được thanh toán tiền khám bệnh, chữa bệnh; bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa thì được xét trợ cấp tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động; bị chết thì được hưởng trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí. Những khoản chi chế độ nêu trên do tổ chức bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế chi trả theo quy định; nếu người đó chưa tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.

đ) Trường hợp bị thương thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét hưởng chính sách thương binh hoặc như thương binh.

e) Trường hợp bị chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng thì được xét công nhận là liệt sỹ.
...

4. Cán bộ, đội viên đội dân phòng khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, mỗi ngày được hưởng trợ cấp một khoản tiền bằng 1,5 ngày lương cơ sở; cán bộ, đội viên đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành trong thời gian tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có) và mỗi ngày được hưởng một khoản tiền bồi dưỡng bằng 0,5 ngày lương.

5. Đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều này khi tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy nếu bị tai nạn, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết thì được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì do ngân sách địa phương hoặc cơ quan, tổ chức quản lý bảo đảm.

Xem nội dung VB
Điều 27. Điều kiện xác nhận

1. Người bị thương thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là thương binh):

a) Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

b) Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;

c) Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

d) Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ.

Trường hợp bị thương trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là thương binh;

đ) Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;

e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai;

h) Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

i) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao.

Xem nội dung VB
Điều 17. Điều kiện xác nhận liệt sĩ

1. Người hy sinh thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là liệt sĩ:

a) Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

b) Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các trường hợp đảm bảo chiến đấu;

c) Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương, bị bệnh phải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị.

Trường hợp bị chết trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là liệt sĩ;

d) Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;

đ) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh;

e) Dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

g) Do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

h) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

i) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương tái phát (không áp dụng đối với thương binh loại B) trong các trường hợp sau:

Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát có xác nhận của cơ sở y tế.

Suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết thương tái phát tại bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;

k) Mất tin, mất tích quy định tại Điểm 1 Khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi, đào ngũ;

l) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công; chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu thảm họa thiên tai.

Xem nội dung VB